Sunday, April 28, 2024

The Sympathizer - Phim Cảm tình viên

 

Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nvv4q9jk9o Phim Cảm tình viên: Cảm nhận sau suất chiếu ra mắt bộ phim của HBO • Bùi Văn Phú • 4 tháng 4 2024 https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/51b4/live/625a6650-f1aa-11ee-a0d9-0bccfe78f605.jpg
Tối thứ Hai ngày 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên” – The Sympathizer – dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa tên tuổi của ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016. Năm 2021, hệ thống truyền hình HBO đã chọn tiểu thuyết gián điệp này để chuyển thể thành phim và sau ba năm thực hiện, bộ phim sẽ được chính thức tung ra chiếu vào ngày 14/4 tới đây. Khoảng 150 khách mời đã có mặt tại rạp AMC - Eastridge Mall, San Jose để xem tập đầu tiên, trong 7 tập, mỗi tập dài 60 phút. Buổi chiếu phim ra mắt do HBO và Gold House tổ chức, cùng sự hợp tác của A24, CapeUSA, Vietnamese American Roundtable và Diasporic Vietnamese Artists Network (Mạng lưới Nghệ sĩ Việt Nam Di cư). Nhiều khách đến sớm đã nhận được quà tặng là tác phẩm “The Sympathizer” ấn bản mới nhất. Ai đã đọc tác phẩm này thì biết cảm tình viên chính là điệp viên hai mang, một đại úy cảnh sát làm việc ngay trong văn phòng Tư lệnh Cảnh sát Đặc biệt do một ông tướng có tên Trưởng là cấp chỉ huy. “I am a spy, a sleeper, a spook, a man of two faces”, câu dẫn nhập vào tiểu thuyết đã mô tả nhân vật chính: một điệp viên, nằm vùng, quỉ quái, hai mặt.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/0042/live/78444b20-f1aa-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Cảnh phim cảm tình viên trong nhà tù cộng sản Phần giới thiệu của bộ phim đan xen hình ảnh cảm tình viên (diễn viên Hoa Xuande) tìm cách lấy thông tin mật từ văn phòng của ông tướng (Toan Le), những cảnh gặp gỡ, trao đổi với nhân viên CIA (Robert Downey Jr., vừa được trao giải nam diễn viên phụ xuất sắc của Oscar 2024), là cảnh nữ cán bộ giao liên cộng sản (Kayli Tran) bị bắt vì nhận tài liệu, bị tra tấn nhưng không chịu khai ra người đã chuyển tài liệu mật chính, là cảm tình viên đang ngồi trong phòng thẩm vấn cùng nhân viên CIA và an ninh của Việt Nam Cộng hòa. Không gian là Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 khi chiến tranh ngày càng lan gần đến thủ đô, với pháo kích vào thành phố, người dân tìm đường di tản, trong khi ông tướng vẫn tin vào Hoa Kỳ, tin vào Kissinger, còn người của CIA khuyên ông nên ra đi. Có lúc trong phim vang vang lời ca: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe… Từng vùng thịt xương có mẹ có em” của Trịnh Công Sơn, mà có người lính cho nhạc sĩ là cộng sản, có người chỉ coi ông là một nghệ sĩ phản chiến. Khi quyết định đem gia đình ra đi, xe của ông tướng chạy qua đường phố trong tiếng hùng ca: “Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia, đoàn thanh niên ta góp tài ba…” là một bi hài kịch Việt Nam mà Nguyễn Thanh Việt muốn nói lên xuyên suốt tác phẩm. Nhiều hình ảnh của Sài Gòn hiện lên, như quá khứ tháng Tư hiện về. Xe chạy qua trụ sở Hạ viện, nơi dưới chân bức tượng Thủy quân Lục chiến có một trung tá cảnh sát vừa dùng súng tự sát. Ông tướng và đoàn tùy tùng giơ tay chào tiễn biệt rồi chạy ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Nguồn hình ảnh, UGC https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/df93/live/bf298380-f1a9-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Bối cảnh Sài Gòn xưa được dựng tại phim trường Thái Lan, hình ảnh được chia sẻ trước khi phim hoàn thành Bốn là người lính Việt Nam Cộng hòa, nha sĩ Mẫn theo cộng sản và cảm tình viên, ba người cắt máu kết nghĩa với nhau. Khi cuộc chiến đến hồi kết thúc, Mẫn ở lại và cảm tình viên cũng muốn ở lại để chung tay xây dựng đất nước. Nhưng như biết trước rằng ông tướng khi qua Mỹ sẽ tiếp tục chống cộng, tổ gián điệp cộng sản muốn gài cảm tình viên đi theo ông, để tiếp tục theo dõi hoạt động của người Việt chống cộng ở Mỹ, như thế sẽ giúp cho tổ quốc nhiều hơn, vì cảm tình viên từng sống ở Mỹ, hiểu về văn hóa xã hội Hoa Kỳ. Gia đình Bốn và cảm tình viên vào được bên trong phi trường giữa cơn hỗn loạn và đạn pháo đã giết chết vợ và con của Bốn. Còn hai người lên được máy bay di tản. Phần cuối của tập một giới thiệu sơ qua về cuộc sống của cảm tình viên ở khu vực Little Saigon, California, về những ngày trong nhà tù cộng sản là chủ đề chính cho những tập kế tiếp trong bộ phim. Mở đầu phần thảo luận, giám đốc điều hành của Vietnamese American Roundtable là ông Philip Nguyễn và cũng là người điều hợp chương trình đã rót rượu Hennessy để mời nhà văn Nguyễn Thanh Việt, chúc mừng việc hoàn tất bộ phim, chào mừng tác giả trở lại San Jose, nơi ông đã lớn lên và để mừng thành phố này là nơi đầu tiên chiếu ra mắt giới thiệu “The Sympathizer”. Trong phần thảo luận với nhà văn, khán giả được biết là vì không được quay ở Việt Nam nên phim được thực hiện tại Bangkok. Qua tập phim đầu khán giả vừa được xem, khung cảnh tái dựng khá giống khung cảnh Sài Gòn năm 1975.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e4b9/live/3a1067d0-f23b-11ee-a9f7-4d961743aa47.jpg Chụp lại hình ảnh, Sài Gòn năm 1975: Nhiều người xếp hàng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ đón xe buýt tới sân bay Tân Sơn Nhất để sơ tán bằng đường hàng không (ảnh tư liệu) Phần còn lại của phim được quay tại vùng Los Angeles mà mọi người đang chờ đợi xem cảnh trí cùng những tình tiết về cuộc đời, về hoạt động của cảm tình viên giữa lòng cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ căng thẳng, hồi hộp như thế nào. Tuy là tiểu thuyết giả tưởng, nhưng tác giả cũng đã cấu trúc câu chuyện với nhiều nhân vật như một cựu tướng mở quán rượu; như nhà báo bị ám sát chết hay những cái chết vì chính trị hay vì tình, tiền là những nét đặc thù của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Về ảnh hưởng của tác phẩm đối với độc giả gốc Việt, theo nhà văn nó đã giúp cho họ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc chiến. Ông nhấn mạnh đến sự việc đây là một tác phẩm qua các góc nhìn của người Việt. Cũng như trong bộ phim, ông hãnh diện khi có đến 90% các vai trong phim đều là diễn viên người Việt từ các châu lục khác nhau như Hoa Xuande, Toan Le, Kayli Tran, Fred Nguyen Khan, Kiều Chinh, Kỳ Duyên, Vy Le, Alan Tong v.v… Chính vì thế mà tác phẩm Sympathizer, dù được trao giải Pulitzer 2016 của Hoa Kỳ, nhưng đã có những phê bình khen chê từ độc giả gốc Việt và trong nước đến nay vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt. Khi được hỏi làm sao người Việt trong nước có thể xem bộ phim này, Nguyễn Thanh Việt cho biết HBO không phát hình tại Việt Nam, nhưng chắc chắn không muộn lắm sau khi trình chiếu thì cả triệu người Việt trong nước sẽ được xem qua bản sao chép lậu. Nhà văn vừa nói vừa cười như cho thấy vấn đề kiểm duyệt và nạn vi phạm bản quyền trong nước là có thật.
Nguồn hình ảnh, Getty Images https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ba06/live/f1585890-f1a9-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg Chụp lại hình ảnh, Nhà làm phim Hàn Quốc Park Chan-wook đảm nhiệm vị trí đạo diễn cho 3 tập đầu của series phim Ba tập đầu của bộ phim với đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, một nghệ sĩ đã có những tác phẩm điện ảnh thu hút đông khán giả như “Oldboy”, “The Handmaiden”. Các tập sau là do Don McKellar đạo diễn. Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 49 năm vẫn còn là đề tài tranh luận giữa người Mỹ với nhau cũng như trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Chính tác giả Nguyễn Thanh Việt, qua những tác phẩm và bài viết liên quan đến chiến tranh và về cộng đồng người Việt, cũng là đề tài tranh cãi tại hải ngoại. Nguyễn Thanh Việt cũng nhận ra những điều đó và kể lại câu chuyện ông gặp một cô gái gốc Việt tuổi chừng đôi mươi đã nói với nhà văn rằng: “Trong gia đình tôi, ông là người bị ghét thứ nhì, người bị ghét nhiều nhất là Joe Biden.” Tiếc là ông Philip Nguyễn đã không có câu hỏi tiếp theo cho tác giả, là khi nghe cô gái nói thế, nhà văn đã có phản ứng ra sao. Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California. Related links: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3g03x2l5vzo
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx6lgew1qdo https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/ae89/live/783d3710-f97d-11ee-97f7-e98b193ef1b8.jpg
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan
Tài tử Hollywood Robert Downey Jr đăng ảnh chụp với dàn diễn viên gốc Việt lên Facebook cá nhân
Ảnh hậu trường khi quay phim The Sympathizer ở Thái Lan https://www.bbc.com/vietnamese/media-46634956 Nữ diễn viên Kiều Chinh kể chuyện từ Sài Gòn tới Hollywood 26 tháng 12 2018

Monday, October 30, 2023

Dawn Powell

 Her writing was admired by Hemingway. Then her books — and body — disappeared

5:01 AM ET


https://media.npr.org/assets/img/2023/10/25/dawn-powell-1914-main-image_custom-54f4b85b72ed82b0300d155cb4b0eb37272e1a46-s1200-c85.webp

Tim Page, the Estate of Dawn Powell

This is the third story in The Unmarked Graveyard: Stories from Hart Island series from Radio Diaries. You can listen to the next installment on All Things Considered next Monday, and read and listen to previous stories in the series here.

 

Dawn Powell infiltrated the writing world by hanging out in bars and taverns around New York's Greenwich Village in the 1920s, rubbing shoulders with the likes of Ernest Hemingway and Edmund Wilson.

"She came from nowhere, she was no one," writer Fran Lebowitz told Radio Diaries.

But Powell had a voice. She had style. And she rose from obscurity by turning her gaze on the city of New York itself and its cast of characters. Over the coming decades, Powell wrote novels, diaries and more than a dozen plays — earning her renown, and even a National Book Award nomination.

Then, in 1965, she died. What happened next didn't go according to script.

A voice lost to the world

Powell had been clear in her will: she wanted her body to be donated to the Weill Cornell Medical Center for research. Yet five years after her death, when Cornell asked her executor, Jacqueline Rice, what to do with her remains, Rice left the decision up to the center.

So, unbeknownst to her family and friends, Powell was buried on New York's Hart Island — America's largest public cemetery. Then, all of her work went out of print.

A generational talent of New York was buried in its heart, but lost to the world and those who knew her.

 

 

Powell circa 1930, and an entry in her diary circa 1914.


https://media.npr.org/assets/img/2023/10/25/dawn-powell-1930-2e369f4a75fb2275ca640d2c2484f4adbf39c27a-s1200-c85.webp

Tim Page, the Estate of Dawn Powell

Hart Island, located off the coast of the Bronx, has no headstones and no plaques. It's often seen as a place for those who went unrecognized in their lifetime — not for well-known writers.

Powell had been writing stories since she was a child. Growing up in Ohio, she endured considerable emotional abuse from her stepmother and often used writing as an escape. In 1918, she left Ohio for New York City, with dreams of being a writer.

"She knew that she was smart enough, good enough to be very good in New York, which is the most competitive place in the world," Lebowitz said.

Powell's humble beginnings in the bars of Greenwich Village turned into a career. In the coming years, she wrote witty pieces on New York life for magazines like The New Yorker and Esquire. Her career picked up steam when she began writing novels about New York: satirical, risque fiction about people who'd come to the city from a small town and indulged in its joys and vices. Her most well known novels include A Time to Be Born (1942) and The Wicked Pavilion (1954).

"She was a very smart, tough, sarcastic, woman who put all of that into her books," said Tim Page, a critic and author of Dawn Powell: A Biography. "She made fun of millionaires and communists. She basically thought human beings were silly and frivolous, but she loved them."

Powell's writing reflected her personal life. Her characters were often young people who ached for success and recognition, but rarely got it. Though her work was in the public eye (her last novel, The Golden Spur, was a finalist for the 1963 National Book Award), she did not reach the level of fame of other writers, male or female, in her era.

"Some critics thought she was mean," Page said. "All the very famous women writers were usually ending their stories with a man and a woman falling in love and living happily thereafter. Dawn had seen enough of life to realize, well, sometimes that's the case but it's not what usually happens in the world."

 

 

Powell's diary, December 1932.


https://media.npr.org/assets/img/2023/10/25/dawn-powell-1932-diary_custom-97b6805983f5b0de9003edf018e28d1f8ad56c72-s1200-c85.webp

Tim Page, the Estate of Dawn Powell

Powell struggled with money for much of her life. She and her husband, Joseph Gousha, had a disabled son who needed costly medical care. By the end of her life, she also needed medical care of her own. She developed intestinal cancer, which led to her death.

While her will was specific about her body going to the Weill Cornell Medical Center, it didn't specify what to do with her body after its donation. In addition to being Powell's general executor, Jacqueline Rice was also her literary co-executor, largely responsible for her literary estate. When her client died, Rice simply stopped responding to inquiries from publishers and filmmakers. It was some time before Rice told Powell's family about where she had ended up.

Years later, Powell's great-niece Vicki Johnson was told by her mother about the burial on Hart Island, also known as a Potter's Field.

"My mom told me it was a Potter's Field, and it was just a place where people are buried who didn't have any money or no family to take care of them," Johnson said. "My grandparents would have certainly found a better resting place for her than where she was buried."

The effort to bring Powell's work back

Powell isn't the only well-known person buried on Hart Island. There's former child actor Bobby Driscoll, who starred in some of the most iconic Disney films of the time, like Treasure Island and Peter Pan — and even won a Juvenile Oscar by the age of 13.

Driscol fell into a pattern of substance abuse and run-ins with the law in his teenage years, ranging from drug smuggling to assault. He was found dead in his Greenwich Village apartment at 31. When no one claimed his body, he ended up on Hart Island.

The cemetery is also home to Rachel Humphreys — the muse and lover to Lou Reed, and the inspiration for several songs on his album Coney Island Baby. Though her official cause of death remains unknown, Humphreys died at the age of 37 at St. Clare's hospital, known for housing AIDS patients. Hers was among the many bodies sent to Hart Island during the AIDS epidemic.

Johnson and others insist Powell wouldn't have minded being buried at Hart Island.

"I think she'd be a little amused by the fact that she's buried with a Disney star and a rock and roller," Page said. "She loved New York. She told the truth about New York and I'm not sure she'd want to be anywhere else."

Dawn Powell circa late 1940s, early 1950s.


https://media.npr.org/assets/img/2023/10/25/dawn-powell-1952_custom-24ee14fa4c6d1429ee643858983efd61a61af16b-s1200-c85.webp

Tim Page, the Estate of Dawn Powell

Though Powell's descendants have chosen not to remove her body from Hart Island, there has been a considerable effort to unbury her work. In 1987, her writer and friend, Gore Vidal, published an article in The New York Review of Books, praising Powell as one of American literature's lost greats. The article ignited interest in Powell in the writing world.

Steerforth Press also published a volume of Powell's diaries, edited by Page, in 1998. The Library of America put nine of her novels back in print in 2001.

These days, Powell has gained a cult-like following. Celebrities like Julia Roberts and Anjelica Huston have tried turning her books into films, and she's gotten a shout-out on the TV show Gilmore Girls.

"There will come a time when people will realize that she's one of America's greatest writers," Page said.


This story was produced by Mycah Hazel of Radio Diaries. It was edited by Deborah George, Ben Shapiro and Joe Richman. Thanks also to Nellie Gilles, Alissa Escarce, and Lena Engelstein of Radio Diaries.

This story is the third in a series called The Unmarked Graveyard: Stories from Hart Island. You can find other stories from Hart Island on the Radio Diaries Podcast.

 

Source:

https://www.npr.org/2023/10/30/1208533790/dawn-powell-writer-new-york-radio-diaries-hart-island