Saturday, April 18, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990 -- Chống Lại Truyền Thống: Thơ Truyền Thống và Robert Lowell

Các hình thái văn chương và tư tưởng truyền thống dường như không còn diễn tả được ý nghĩa của các nhà thơ Mỹ hậu bán thế kỷ 20. Những biến cố sau thế chiến thứ hai đã làm các tác giả nhận thấy lịch sử có những bước ngoặt của nó. Từng hành động, xúc cảm và thời khắc được xem là độc nhất vô nhị. Thi pháp và hình thái văn chương giờ đây có vẻ phù du, tạm bợ, phản ánh quá trình sáng tác và tự ý thức của chính tác giả. Người ta nghi ngờ cách phân loại quen thuộc về hình thái diễn đạt; tính độc đáo của riêng mỗi tác giả giờ đây trở thành một truyền thống mới cho thi ca.
Việc đánh đổ truyền thống bắt đầu với vụ kiện liên quan đến tính thô tục [trong thi ca] diễn ra năm 1957 với sự xuất hiện tập thơ Tiếng Hú/Howl của Allen Ginsberg. Khi văn phòng quan thuế San Francisco tịch thu quyển thơ, nhà xuất bản Ánh đèn Đô Thị/City Lights của Lawrence Ferlinghetti đưa đơn kiện. Tại phiên tòa gây nhiều tiếng vang đó, dựa trên cơ sở giá trị văn chương lớn của thi phẩm, các nhà phê bình nổi tiếng bênh vực cho Howl đã lên tiếng phê phán xã hội. Thắng lợi của thi phẩm Howl đối với những người kiểm duyệt đã ̃khiến các nhà thơ nổi loạn của nhóm thơ Beat trở nên nổi tiếng, nhất là Ginsberg và bạn của ông là Jack Kerouac và William Burroughs.


Tìm hiểu nguyên nhân lịch sử đưa đến ý thức bến nhạ̣y muốn tách ra khỏi văn chương truyền thống nói trên tại nước Mỹ cũng không khó. Thế chiến thứ hai, việc những kẻ vô danh tiểu tốt trỗi lên thành giàu có tiếng tăm, và khuynh hướng tiêu thụ của xã hội thị thành đông đúc, phong trào chống đối vào những năm 1960, phong trào phản đối chiến tranh Việt nam kéo dài cả thập niên, Chiến tranh Lạnh [giữa hai khối tư bản và cộng sản], vấn đề môi trường bị đe dọa – danh sách những cú sốc cho nền văn hóa Mỹ vừa dài vừa đa dạng. Tuy nhiên, cái thay đổi khiến xã hội My chuyển biến nhiều nhất chính là sự ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và văn hóa quần chúng [đối lại văn hóa kinh viện, học thuật]. Đầu tiên là sự xuất hiện của radio, rồi đến điện ảnh, và sau đó sự có mặt tràn lan mạnh mẽ của tivi đã chuyển biến đời sống Mỹ tận gốc rễ. Từ một nền văn hóa riêng tư kín đáo trong giới thượng lưu có học dựa vào sách vở và việc đọc sá́ch, nước Mỹ đã chuyển sang văn hóa truyền thông nhắm vào việc nghe radio, nghe nhạc qua băng dĩa cassette, xem xi nê và màn ảnh tivi.

Thơ ca Mỹ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những phương tiện truyền thông và kỹ thuật điện tử. Phim, băng video, băng thu giọng đọc thơ và phỏng vấn các nhà thơ đều có khắp nơi, và những phương pháp in ấn bằng hình chụp mới mẻ không tốn kém đã cho phép các nhà thơ trẻ tự xuất bản tác phẩm, cũng như cho phép các chủ bút trẻ ra những tạp chí văn học; tính đến năm 1990, số tạp chí đã lên đến 2000.

Cùng lúc đó, người Mỹ bắt đầu cảm thấy khó chịu khi nhận biết kỹ thuật, mặc dù là một công cụ hữu dụng, cũng có thể bị sử dụng nhằm gây ảnh hưởng đến văn hóa.


Đối với những người Mỹ muốn tìm các phong cách khác lạ, thơ có lẽ đã trở thành phù hợp hơn trước. Thơ đem lại cho con người phương cách diễn tả đời sống chủ quan; thơ nói rõ tác động của xã hội kỹ thuật và phương tiện truyền thông đại chúng lên cá nhân.
Một loạt các phong cách thơ mới đua nhau lôi cuốn sự chú ý của độc giả; một số mang đặc điểm địa phương, một số liên hệ với các trường phái thơ và các nhà thơ nổi tiếng; nền thi ca Mỹ sau thế chiến thứ hai không còn tập trung nữa, mà biến thể phong phú, và rất khó để tóm lược, khái quát. Tuy vậy, để dễ thảo luận, ta có thể sắp xếp chúng thành ba nhóm thơ chính với những nhóm xen kẽ –trước hết là thơ truyền thống, chặng giữa là thơ lập dị độc đáo, và sau hết là thơ thử nghiệm. Thơ truyền thống cố duy trì hoặc làm sống lại các truyền thống thơ đã có sẵn. Thơ lập dị sử dụng các thi pháp vừa truyền thống vừa sáng tạo mới lạ để nói lên những tiếng nói độc đáo. Thơ thử nghiệm chạy theo những phong cách văn hóa mới.
Thơ Truyền Thống
Các tác giả truyền thống gồm những nhà thơ được công nhận là bậc thầy về các thể thơ và ngôn từ theo truyền thống vốn có, họ sáng tác với thi pháp được mọi người nhận ra dễ dàng, và thường sử dụng vần điệu và khuôn mẫu âm vận thường thấy. Họ thường xuất phát từ miền đông hoặc miền nam nước Mỹ và dạy trong các trường đại học. Nhóm này gồm Richard Eberhart và Richard Wilbur; các nhà thơ phái Fugitive như John Crowe Ransom, Allen Tate, và Robert Penn Warren; những nhà thơ trẻ thành đạt như John Hollander, Richard Howard, và sau này có nhà thơ Robert Lowell.* Những năm sau đệ nhị thế chiến, địa vị của những nhà thơ nói trên trở nên vững vàng và thơ của họ thường được in trong các tuyển tập.
------
*https://www.poetryfoundation.org/poets/robert-lowell


Trong chương trước chúng ta đã bàn về nét tinh tế, lòng tôn trọng thiên nhiên và các giá trị rất bảo thủ của nhóm nhà thơ Fugitives. Những đặc điểm này đã nâng cao giá trị của rất nhiều bài thơ mang khuynh hướng thi ca truyền thống. Các nhà thơ truyền thống thường rất chính xác, hiện thực và dí dỏm; nhiều nhà thơ, như Richard Wilbur (1921- ), đã chịu ảnh hưởng của các nhà thơ siêu hình Anh đã được T.S. Eliot nâng lên tầm cao. Bài thơ nổi tiếng nhất của Wilbur, “Thế Giới Không Vật Thể Là Một Hư Vô Hợp Lý”/“A World Without Objects Is a Sensible Emptiness”** (1950) có tựa đề lấy từ bài thơ của Thomas Traherne, một nhà thơ siêu hình của Anh vào thế kỷ 17.
Đoạn mở đầu sống động của bài thơ đã minh chứng cho tính sáng sủa mà một vài nhà thơ tìm thấy ở sự đều đặn chân phương về âm vận và hình thức:
Những con lạc đà cao của phần hồn

đi về phía sa mạc, băng qua những hàng cây cuối cùng rên rỉ

tiếng rào rào như xưởng cưa của mấy con cào cào

chúng đi về phía ngọt ngào như mật ong của mặt trời khô cháy.
Chúng đi chầm chậm, vẻ kiêu hãnh…

Khác với những nhà thơ thử nghiệm không tin vào ngôn từ “đậm chất thơ,” những nhà thơ theo truyền thống đón nhận những dòng thơ đầy âm hưởng. Robert Penn Warren (1905-1989) đã kết thúc một bài thơ của ông với những chữ “Yêu thương quá thế giới này đến độ cuối cùng chúng ta cũng có thể tin vào Chúa.” Allen Tate (1899-1979) kết thúc với câu thơ “Người lính canh mộ đếm hết tất cả chúng ta!” Thỉnh thoảng các nhà thơ theo truyền thống cũng sử dụng những từ lạ lùng cổ xưa mang tính tu từ, dùng nhiều tính từ (th́i dụ “con chim cú u ám“/“sepulchral owl”) và đảo ngữ, tức là trật tự thường thấy trong văn nói tiếng Anh bị thay đổi một cách lạ lùng. Đôi khi ảnh hưởng câu thơ rất thanh cao, như trong câu thơ của Warren, nhưng cũng có khi làm thơ trở nên cứng ngắc và xa cách với cảm xuc thật như trong câu thơ của Tate: “Ngốc nghếch chạm vào gấu áo linh mục.”


------
**
https://voetica.com/voetica.php?collection=1&poet=44&poem=307
http://college.cengage.com/english/heath/syllabuild/iguide/wilbur.html
Câu trích dẫn được dùng làm tựa đề nói trên lấy từ bài Meditation 65 trong tác phẩm Thế Kỷ Thứ Hai của Thomas Traherne. Khẳng định rằng nếu con người không có người hay vật để yêu thương thì có lẽ tốt hơn người ấy "không hiện hữu." Traherne nói: "Đời không sự vật là hư không hợp lý, và điều đó còn khốn khổ hơn cả cái chết hoặc không có gì cả.
The quotation used as the title is from Meditation 65 in Thomas Traherne's Second Century. Asserting that one lacking someone or something to love would be better off having "no being," Traherne says: "Life without objects is a sensible emptiness, and that is a greater misery than death or nothing."
https://www.enotes.com/topics/world-without-objects-sensible-emptiness https://www.cliffsnotes.com/literature/a/american-poets-of-the-20th-century/the-poets/richard-wilbur-1921



Thỉnh thoảng, như trong trường hợp các nhà thơ Hollander, Howard, và James Merrill (1926-1995), cách dùng từ đầy cá tính được kết hợp với nét dí dỏm, chơi chữ, và ẩn dụ văn chương. Merrill, người có những phát kiến mới về chủ đề thành thị, thơ không vần, đề tài cá nhân riêng tư, giọng thơ nhẹ nhàng như đang nói chuyện, đã cùng chia sẻ thói quen dí dỏm với những nhà thơ truyền thống trong bài
“Tim Vỡ“/The Broken Heart” (1966), nói về một cuộc hôn nhân như một món rượu cocktail:
Lúc nào cũng thế vẫn câu chuyện cũ ấy—
Cha Thời gian và Mẹ Trái đất
Một cuộc hôn nhân trên nước đá.


Dòng thơ tuôn lai láng và ngôn ngữ diễn tả điêu luyện của một số nhà thơ, kể cả Merrill và John
Ashbery, đã giúp họ thành công theo kiểu thơ truyền thống, mặc dù họ đã minh định lại thơ ca một cách hoàn toàn độc đáo mới lạ. Phong thái mượt mà đã khiến một số nhà thơ mang đậm nét truyền thống dù họ không thực sự như thế, đó là các nhà thơ như Randall Jarrell (1914-1965) và A.R. Ammons (1926-2001). Ammons đã sáng tạo những đối thoại căng thẳng giữa con người và thiên nhiên; Jarrell đi vào vùng ý thức bị trói buộc của những kẻ không còn gì nữa –phụ nữ, trẻ em, những chiến binh bại trận— như trong bài thơ “Cái Chết Của Người Điều Khiển Pháo Đài Bay.”*
--- *Pháo đài bay là một pháo đài có dạng hình tròn gắn khẩu pháo đặt vừa vặn vào phi cơ chiến đấu do Mỹ chế tạo trong thế chiến thứ hai, do người điều khiển, khác với loại được diều khiển từ xa cũng đưa vào sử dụng trong cuộc chiến. Pháo đài ấy chứa người chiến sĩ diều khiển, hai khẩu súng máy to nặng, đạn dược, và tầm ngắm mục tiêu. Công ty chế tạo vũ khí Sperry đã thiết kế dạng pháo đài hình như cái bụng là loại phổ biến nhất, vì vậy từ "ball turret" thường được dùng để chỉ loại pháo đài này.

A ball turret was a spherical-shaped, altazimuth mount gun turret, fitted to some American-built aircraft during World War II. The name arose from the turret's spherical housing.
It was a manned turret, as distinct from remote-controlled turrets also in use. The turret held the gunner, two heavy machine guns, ammunition, and sights. The Sperry Corporation designed ventral versions that became the most common version; thus, the term "ball turret" generally indicates these versions. https://en.wikipedia.org/wiki/Ball_turret
“Cái Chết Của Người Điều Khiển Pháo Đài Bay” là bài thơ có năm câu của Randall Jarrell xuất bản năm 1945. Bài thơ nói về cái chết của một chiến binh điều khiển pháo đài bay Sperry trên máy bay oanh tạc Mỹ trong thế chiến thứ hai.
"The Death of the Ball Turret Gunner" is a five-line poem by Randall Jarrell published in 1945. It is about the death of a gunner in a Sperry ball turret on a World War II American bomber aircraft.

From my mother's sleep I fell into the State,
And I hunched in its belly till my wet fur froze.
Six miles from earth, loosed from its dream of life,
I woke to black flak and the nightmare fighters.
When I died they washed me out of the turret with a hose.

Jarrell, người từng phục vụ trong ngành không quân Mỹ, đã giải thích như sau:
Pháo đài bay là một lồng kính tròn gắn vào phần bụng của máy bay B-17 hoặc B-24, và chứa khẩu hai khẩu súng máy có nòng.50 và một chiến binh nhỏ con. Khi người chiến binh dùng súng máy của mình theo dõi và thấy được có một chiến đấu cơ sắp tấn công máy bay chiến đấu của mình từ bên dưới, anh ta sẽ quay khẩu súng, cuộn mình nằm sấp xuống trong buồng pháo nhỏ hẹp đó, và anh trông giống một phôi thai trong bào thai. Các chiến binh tấn công anh ta được trang bị pháo cao xạ. Ống nước trong bài thơ là vòi rồng xịt nước nóng. Jarell đã nhầm khi ông nói người chiến binh "cuộn mình úp xuống." Người chiến binh vẫn ngồi trong tư thế bình thường, tuy không thoải mái.

Jarrell, who served in the Army Air Forces, provided the following explanatory note:
A ball turret was a Plexiglas sphere set into the belly of a B-17 or B-24, and inhabited by two .50 caliber machine guns and one man, a short small man. When this gunner tracked with his machine guns a fighter attacking his bomber from below, he revolved with the turret; hunched upside-down in his little sphere, he looked like the fetus in the womb. The fighters which attacked him were armed with cannon firing explosive shells. The hose was a steam hose. Jarrell was mistaken to say that the ball turret gunner was "hunched upside-down". The gunner sat in a conventional - but very uncomfortable - position.
Nhà bình duyệt thơ Leven M. Dawson nói rằng "Chủ đề bài thơ 'Cái Chết Của Người Điều Khiển Pháo Đài Bay' của Randall Jarrell nói lên rằng bạo lực được định chế hóa, tức là chiến tranh, tạo ra một nghịch lý về đạo đức, một tình trạng theo đó những hành động đáng kinh tởm đối với nhân bản lại trở thành phù hợp." Đại đa số những nhà bình luận khác đều đồng ý, họ cho bài thơ là một lời lên án quyền lực phi nhân tính của "Nhà Nước," phơi bày qua hình ảnh sống động về bạo lực của chiến tranh.
Reviewer Leven M. Dawson says that "The theme of Randall Jarrell's 'The Death of the Ball Turret Gunner' is that institutionalized violence, or war, creates moral paradox, a condition in which acts repugnant to human nature become appropriate." Most commentators agree, calling the poem a condemnation of the dehumanizing powers of "the State", which are most graphically exhibited by the violence of war.



Từ trong giấc ngủ của mẹ tôi, tôi đi vào Nhà Nước
Và tôi cuộn mình trong bụng của nó cho đến khi lông tóc ướt đẫm của tôi đông cứng
Cách xa mặt đất sáu dặm, tôi được thả lỏng ra ngoài giấc mơ đời sống
Tôi tỉnh giấc với phi đạn bắn vào máy bay và những chiến sĩ trong cơn ác mộng
Khi tôi chết họ dùng ống nước rửa thây tôi ra khỏi pháo đài bay


--
*Bài thơ ngắn "Cái Chết Của Người Điều Khiển Pháo Đài Bay" của Randall Jarrell là lời ai điếu hậu hiện đại qua đó chính người phát ngôn là người thương tiếc mình đã qua đời. Ngoài ra, bài thơ còn phê phán chiến tranh tàn khốc. Để phơi bày cái kinh hoàng của chiến tranh, nhà thơ đã dùng hình ảnh phá thai và vẽ nên hình ảnh ẩn dụ tương đồng giữa pháo đài bay của phi cơ với tử cung của bà mẹ. Ông đối chiếu hình ảnh pháo đài tròn như bào thai với tử cung chứa con tự nhiên của bà mẹ. Bào thai của dân tộc dửng dưng với người lính, trong khi tử cung trời sanh trong lòng người mẹ lại nuôi dưỡng và nồng ấm. Vị trí của bào thai trong lòng mẹ và vị trí của người chiến sĩ cuộn mình bên trong pháo đài bay tạo nên nét tương đồng giữa hai hình ảnh.

This short poem 'The Death of the Ball Turret Gunner' by Randall Jarrell is the post modern elegy in which the speaker himself is a mourner of his death. Beside it, the poem is the criticism of devastating war. In order to expose the horror of war the poet employs imagery of abortion by drawing an analogy between the Ball Turret of the fighter plane and the womb of the mother. He contrasts the womb of the ball turret and natural womb of the mother. The womb of nation is indifferent to its soldier, whereas natural womb of the mother is nurturing and warm. The position of the fetus in the mother’s womb and the position of hunched soldiers inside the Ball Turret create a similarity between ball turret and womb of the mother.
Nhân vật trong bài thơ nói ông đã rơi vào dân tộc từ trong bào thai mẹ. Ông đã đi từ lòng mẹ vào lòng dân tộc. Đó là cuộc hành trình từ một vùng tăm tối này sang một vùng tăm tối khác. Anh ta không hề trải nghiệm được tự do con người. Anh cảm thấy như mình chưa hề chào đời. Bên trong lòng mẹ, lông tơ của đứa bé ướt đẫm, và trong lòng pháo đài bay, anh cũng ướt đẫm vì lo sợ và mồ hôi. Anh liên tục tấn công kẻ thù và ở độ cao sáu dặm trên mặt đất. Cuộc sống hiện đến với những ước mơ và mong mỏi. Nhưng anh chẳng bao giờ có thể nhìn thấy những giấc mơ này. Do vậy, anh chưa hề có một đời sống.
The speaker says that from his mother’s womb, he fell into a state. He passed from one womb to another womb. It is the journey from the darkness to darkness. He could never experience the freedom of human being. He feels that he was never born. Inside the mother’s belly fur was wet, and inside Ball Turret he was wet because of fear and sweat. He is continuously attacking enemies and he is six miles above the earth. The life had come up with dreams and expectations. But he could never see these dreams. Therefore, he never got a life.
Nhân vật trong bài thơ tưởng tượng tình huống sau khi mình qua đời. Anh ta nói đến hình ảnh phá thai; giống như một đứa bé không muốn có bị xóa bỏ và tử cung bà mẹ được rửa sạch. Sau cái chết của người lính trong cuộc chiến, anh trở thành đứa bé không ai muốn có đối với dân tộc, và thế là xác anh bị rửa sạch khỏi pháo đài bay với một ống xịt nước. Anh sẽ chẳng được ai vinh danh ca ngợi, thay vì thế người ta rửa sạch sẽ từng vết máu. Jarrell nhắc chúng ta nhớ đến tình cảnh thảm thương của các chiến binh trong cuộc chiến. Rồi nhân vật suy tưởng rằng chiến tranh là vô ích, và khi chiến sĩ chết, họ sẽ bị chìm vào quên lãng và không còn là đối tượng để người ta tưởng nhớ nữa. Jarrell có vẻ lên án chiến tranh, cho rằng nó hoàn toàn vô nghĩa.

The speaker imagines posthumous (after death) situation. He evokes the imagery of abortion; just as an unwanted baby is aborted and the womb of the mother is washed. After the death of a soldier in a war he, too, becomes an unwanted baby for the nation, thus he is washed from Ball Turret with the help of a hose. He will not be glorified instead they would wash every drop of blood. Jarrell reminds the deplorable situation of the soldiers in the war. Then the speaker imagines that war is of no use, and when soldiers die, they are simply forgotten and they do not become the subject of remembrance. Jarrell seems to denounce the war, stating that it is totally futile.
https://en.wikipedia.org/wiki/The_Death_of_the_Ball_Turret_Gunner

The poem is a denunciation of the insensitive, dehumanizing power of the political state where people are only termed as the soldiers. The mother gives birth, thus, a life, but the ball turret gunner led to the death. The awakening of the gunner in the bomber craft (after he has been shot down) is an ironical awakening because it is an awakening to the violence of the gunner on the ground and to instant death rather than birth: the bomber had not believed that he would be shot down; his awakening is an ironic awakening into a meaningless existence between his birth into the state and his death at the hands of the state. The basic rhetorical pattern of the poem is a paradoxical one of death that is represented in the jargon parodying birth.
This poem focuses on the literal data of war. In poems such as this, the reader does not need to be told that war is terrible, because the actual events of war will communicate the same message. This is called the technique of showing rather than telling. The poet skips the years of development between birth and adulthood of the soldier emphasizing how short the speaker's life has been. This in turn points out the horrific nature of war — how it takes away the lives of people who have barely had the chance to live. Jarrell implies that "placing sorrow" in postmodern war or rendering its grief into the pastoral or chivalric frameworks of the past is now impossible. His war elegies break radically and finally with the traditional pastoral elegies: they increase rather than shed complexity; they displace rather than "place" sorrow. Jarrell implies the difficulty of achieving mature recognition of one's condition amidst the accelerating cycles of postmodern life.
Sharma, Kedar N. "The Death of the Ball Turret Gunner by Randall Jarrell: Summary and Critical Analysis." BachelorandMaster, 16 Nov. 2013, bachelorandmaster.com/britishandamericanpoetry/death-of-the-ball-turret-gunner.html.

https://www.bachelorandmaster.com/britishandamericanpoetry/death-of-the-ball-turret-gunner.html]
-----


Mặc dù nhiều nhà thơ truyền thống sử dụng vần điệu, không phải tất cả những bài thơ có vần điệu đều là những bài thơ truyền thống về chủ đề và về thanh âm. Bên cạnh các bài viết của bà, nhà thơ Gwendolyn Brooks (1917-2000) viết về những khó khăn trong cuộc sống tại các khu ổ chuột nơi thành thị. Bài thơ “Tòa Nhà Như Nhà Bếp Nhỏ”/“Kitchenette Building” (1945) đặt câu hỏi làm thế nào:
một giấc mơ có thể bay lên theo hơi khói đầy mùi củ hành
màu trắng và màu tím của củ hành, đánh nhau với khoai tây chiên
và rác từ ngày hôm qua đã chín muồi trong hành lang…
Nhiều nhà thơ, gồm cả Brooks, Adrienne Rich, Richard Wilbur, Robert Lowell, và Robert Penn
Warren, bắt đầu viết theo phong cách truyền thống, sử dụng vần và âm tiết, nhưng đến những năm 1960 họ bỏ những thuật làm thơ ấy vì các biến cố xã hội và thi ca dần dần hướng về các dạng thức cởi mở.



Robert Lowell (1917-1977)
Nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này, Robert Lowell, thoạt đầu làm thơ theo khuynh hướng truyền thống, nhưng về sau ông chịu ảnh hưởng của trào lưu thơ thử nghiệm. Vì cuộc đời và tác phẩm của ông trải qua suốt thời kỳ giữa những bậc thầy lớn tuổi về thơ hiện đại như T.S. Eliot và những tác giả chống lại truyền thống mới xuất hiện gần đây, sự nghiệp của ông đã đưa khuynh hướng thơ thử nghiệm sau này vào một bối cảnh rộng lớn hơn.
Lowell phù hợp với khuôn mẫu của một tác giả thuộc giới học thuật: ông là người da trắng, từ nhỏ đã theo Protestant, học thức, và có liên hệ với tầng lớp chính trị xã hội vốn có lâu đời ở Mỹ. Ông thuộc dòng họ thượng lưu “Bà la môn vùng Boston”* với nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 19 là James Russell Lowel, và là Viện trưởng đại học Harvard vào thế kỷ 20.
Tuy thế, Robert Lowell lại đi tìm cho mình một danh tính ngoài gốc gác thượng lưu của mình. Ông bỏ Harvard đến học tại đại học Kenyon College ở Ohio, tại đây ông từ bỏ nguồn gốc Thanh giáo của tổ tiên và theo Ky tô giáo. Bị cầm tù một năm vì phản đối thế chiến thứ hai theo tiếng gọi lương tâm, về sau ông còn công khai phản đối cuộc xung đột ở Việt nam.
Những tác phẩm đầu tiên của Lowell, Miền Đất Khác Biệt/ Land of Unlikeness (1944) và Lâu Đài Của Lãnh Chúa Weary/ Lord Weary’s Castle (1946), tác phẩm được giải Pulitzer, cho thấy ông nắm rất vững các dạng thức và phong cách văn chương truyền thống, giàu cảm xúc, với cái nhìn riêng nhưng mang tính lịch sử rất mạnh mẽ. Tính bạo lực và cụ thể trong những tác phẩm đầu tay của ông thể hiện rất đậm nét qua các bài thơ như “Những Đứa Trẻ Của Ánh Sáng”/“Children of Light” (1946)**bài thơ đã lên án kịch liệt những người theo Thanh giáo đã giết người Da Đỏ, rồi con cháu họ còn đốt ngũ cốc thặng dư thay vì đem phân phát cho người nghèo đói. Lowell đã viết: “Ông cha ta đã nhào nặn ra bánh mì từ gỗ đá/ Và đã dựng rào quanh vườn nhà bằng xương người Da Đỏ."/ “Our fathers wrung their bread from stocks and stones*** /And fenced their gardens with the Redman’s bones.”

-------
*
The term Brahmin refers to the highest-ranking caste of people in the traditional Hindu caste system in India. In the United States, it has been applied to the old, wealthy New England families of British Protestant origin which became influential in the development of American institutions and culture.

https://en.wikipedia.org › wiki › Boston_Brahmin

** Children of Light

Our fathers wrung their bread from stocks and stones
And fenced their gardens with the Redmen's bones;
Embarking from the Nether Land of Holland,
Pilgrims unhouseled by Geneva's night,
They planted here the Serpent's seeds of light;
And here the pivoting searchlights probe to shock
The riotous glass houses built on rock,
And candles gutter by an empty altar,
And light is where the landless blood of Cain
Is burning, burning the unburied grain.
…Lowell employs a strict rhyme scheme that creates a rhythm for the poem. He also uses various allusions to Puritan elements like “pilgrims” and “the blood of Cain” to allude to a religious meaning that may be hard to decipher for some. The reason I decided to analyze this poem was because it reminded me of “Children of Eden”, a musical that we performed last year. I’m not sure if I completely understand the poem because it contains many elements that are unfamiliar to me. However, stylistic-wise, the symbolism and diction add a level of sophistication and significance to the poem that only Lowell can produce.
https://robertlowellsarah.weebly.com/poem-analysis.html
…His direct inheritance was a promise, but a disinheriting one. The Pilgrim Fathers were indeed "children of Light," but of a blighting light, the light of Lucifer:
Our fathers wrung their bread from stocks and stones
And fenced their gardens with the Redman's bones;
Embarking from the Nether Land of Holland,
Pilgrims unhouseled by Geneva's night,
They planted here the Serpent's seeds of light;
And here the pivoting searchlights probe to shock
The riotous glass houses built on rock,
And candles gutter by an empty altar,
And light is where the landless blood of Cain
Is burning, burning the unburied grain….
Few people would miss here, as in so much else that Lowell wrote, the forceful way in which history begets poetry, and poetry in its turn accuses history, through the alchemy of metaphor: the puns on the Netherlands, on Lucifer, on the searchlights, on the "riotous" houses built on Biblical rock, but too brittle to stand the coming quake, are not clever word play, but a structural device bent on eliciting its fearful meaning from the landscape of history, down to our own time….

https://www.enotes.com/topics/robert-lowell/critical-essays/lowell-robert-1917-1977-1



https://dalspace.library.dal.ca/bitstream/handle/10222/64040/dalrev_vol44_iss1_pp28_34.pdf?sequence=1&isAllowed=y


***
Stocks and stones: gốc cây và sỏi đá, ý nói đủ loại dịa hình, rừng rậm rì và đá cheo leo.
stumps (of trees) and stones, meaning all sorts of terrain, woodlands and bare rock.



https://ell.stackexchange.com/questions/76922/away-they-went-over-stock-and-stone-what-is-stock-and-stone

---
Tác phẩm kế tiếp của Lowell Nhà Máy Của Gia Đình Kavanaughs/ The Mills of the Kavanaughs (1951)*gồm những độc thoại đầy kịch tính và rất cảm động qua đó các thành viên trong gia đình bày tỏ tình cảm thân thiết cùng những thất bại của họ. Cũng như trong những tập thơ khác, phong cách của ông pha trộn giữa chất người với cái vĩ đại. Ông thường dùng vần điệu truyền thống. Ngôn ngữ bình dân của ông đã cải trang khiến người ta không thấy vần điệu truyền thống ấy, làm nó chỉ còn như âm hưởng vang vọng lại. Tuy vậy, chính thơ ca thử nghiệm đã giúp Lowell đạt được sự đột phá với cách diễn đạt cá nhân đầy sáng tạo.
Trong một chuyến đi diễn đọc thơ vào giữa những năm 1950, lần đầu tiên Lowell được nghe nói về thơ thử nghiệm. Bài thơ “Tiếng Hú”/“Howl” của Allen Ginsberg và bài “Huyền Thoại và Văn Bản”/“Myths and Texts” của Gary Snyder chưa xuất bản, nhưng đã được đọc và hát, với sự phụ họa của tiếng nhạc jazz tại các quán cà phê ở North Beach, một vùng của San Francisco, Lowell cảm thấy bên cạnh những bài thơ này, các bài thơ rất hay của ông trở nên cứng ngắc, đầy uyển ngữ, tu từ, và bị bó thúc trong khuôn mẫu quy ước; khi đọc lớn thơ của mình lên, ông đã tự ý sửa lại, chuyển sang dùng ngôn ngữ nói bình dị. Sau này ông viết: “Những bài thơ của tôi giống như các con quái vật thời tiền sử bị trì kéo xuống vũng lầy và cái chết bởi cái áo giáp nặng nề cồng kềnh của chúng,” “Tôi đọc thơ lên mà không còn xúc cảm gì nữa.”
Vào thời điểm ấy Lowell, giống như những nhà thơ sau ông, chấp nhận thách thức học hỏi nơi truyền thống thơ của đối thủ –trường phái thơ của nhà thơ William Carlos Williams. Năm 1962, Lowell viết: “Dường như không ai ngoài Williams thực sự thấy được nước Mỹ hoặc nghe được ngôn ngữ của nước Mỹ.” Kể từ đó, Lowell thay đổi hẳn cách làm thơ của mình, ông “sử dụng những biến đổi nhanh về thanh điệu, tâm trạng, tốc độ” những đặc điểm mà Lowell rất ngưỡng mộ nơi Williams.
Lowell lượt bỏ những ẩn dụ khó hiểu, vần điệu đi sâu vào trải nghiệm của người đọc thơ thay vì áp đặt lên bài thơ. Cả cấu trúc bài thơ cũng sụp đổ; những dạng thức mới ngẫu hứng ra đời. Trong tác phẩm Nghiên Cứu Đời Sống/Life Studies (1959), ông sáng tạo loại thơ tự thú (confessional poetry), một kiểu thơ mới qua đó ông bộc lộ một cách hết sức chân thành mãnh liệt những vấn đề riêng tư đã dằn vặt ông nhiều nhất. Về căn bản, ông không chỉ khám phá cá tính của mình mà còn ca ngợi cá tính ấy qua những biểu hiện khó khăn và thầm kín nhất của nó. Ông chuyển hóa thành một người của thời đại ông sống, bằng loǹg chấp nhận cái tôi (tự ngã), chấp nhận cái bị chia chẻ cắt xén(fragmentary), chấp nhận dạng thức ̣(form) là một tiến trình (process).
Sự chuyển hóa của Lowell, một bước ngoặt của thi ca sau thế chiến, đã mở đường cho nhiều tác giả trẻ hơn. Trong tác phẩm Viết Cho Cái Chết Của Nước Mỹ/For the Union Dead (1964), Ghi Chú Trong Những Năm 1967-1968/Notebook 1967-68 (1969), và các tác phẩm về sau, ông tiếp tục đi sâu khám phá tiểu sử đời ông và những phát kiến mới về mặt thi pháp, rút ra từ những kinh nghiệm của bản thân qua việc phân tách tâm lý. Thơ tự thú của Lowell gây nhiều ảnh hưởng. Thật khó lòng tưởng tượng sẽ có những tác phẩm của các nhà thơ như John Berryman, Anne Sexton, và Sylvia Plath (hai người sau là học trò của Lowell); đó là chúng ta chỉ nêu lên vài người đặc trưng mà thôi.