Friday, December 11, 2020

Chương VIII: Văn Xuôi Mỹ 1945-1990: Chủ Nghĩa Hiện Thực và Văn Xuôi Thử Nghiệm --Phần 2

Lillian Hellman (1906-1984)
Giống như Robert Penn Warren, quan điểm về đạo đức của Lillian Hellman được định hình nhờ miền Nam.  Thời thơ ấu bà sống chủ yếu tại New Orleans.  Những vở kịch bà viết được công chúng ngưỡng mộ mổ xẻ các hình thức trá hình của quyền lực và các kiểu lạm quyền. Trong vở Giờ Của Trẻ Em/The Children’s Hour (l934) một đứa bé gái biết sai xử người khác làm theo ý mình đã tàn hại cuộc đời hai nữ giáo viên bằng cách nói với mọi người rằng họ là những người đồng tính luyến ái.  Vở kịch Những Chú Chồn Nhỏ/The Little Foxes (1939) nói về một gia đình giàu có xưa ở miền Nam tranh chấp nhau về của thừa kế.  Vở kịch chống phát xít của Hellman tựa đề Canh Phòng Trên Sông Rhine/Watch on the Rhine (1941) được viết ra từ những chuyến đi Âu châu của bà vào những năm 1930.  Hồi ký của Hellman gồm Người Đàn Bà Không Toàn Vẹn: Hồi Ký/An Unfinished Woman: A Memoir (l969), và Hối Tiếc: Quyển Sách Chân Dung/Pentimento: A Book of Portraits (1973). Trong nhiều năm Hellman đã quan hệ thân thiết với nhà biên kịch tiếng tăm Dashiell Hammet, người đã sáng tạo nhân vật thám tử sành luật giang hồ Sam Spade được người Mỹ say mê trong thời Suy Thoái kinh tế (Great Depression).* Hemmet cũng đề xướng loại tiểu thuyết trinh thám thượng thặng tả chân sống sượng kiểu Mỹ: Chim  Ưng Đảo Malta/The Maltese Falcon (l930); Người Đàn Ông Gầy Guộc /The Thin Man (1934).
Giống như Arthur Miller, Heellman từ chối không tiết lộ danh tánh cho Ủy Ban Đặc Trách Các Hoạt Động Chống Mỹ, và cùng với Hemmet, có một thời gian tên bà bị ghi vào sổ đen (blacklisted), bị không thâu nhận làm việc trong các ngành vui chơi giải trí ở Mỹ). Những biến cố này được bà ghi lại trong hồi ký tựa đề Thời Vô Lại/Scoundrel Time (1976).

------
*https://www.fdrlibrary.org/great-depression-facts

 
Tennessee Williams (1911-1983)
Tennessee Williams, người Mississippi, là một trong số các nhân vật phức tạp hơn trên văn đàn nước Mỹ vào giữa thế kỷ 20.  Tác phẩm của ông xoáy vào những xúc cảm bị khơi dậy từ trong gia đình, chủ yếu là các gia đình miền Nam.  Ông được nhiều người biết đến qua văn thuật giàu điệp ngữ như ma thuật, cách dùng chữ giàu chất thơ miền Nam, qua bố̉i cảnh Gothic kỳ quái, và cách đi sâu tìm hiểu xúc cảm của con người theo kiểu Freud.  Là một trong số những nhà văn Mỹ đầu tiên sống không che dấu mình là người đồng tính luyến ái, Williams giải thích rằng những khao khát thèm muốn của các nhân vật đầy dằn vặt đều nói lên nỗi cô đơn của họ.  Các nhân vật ấy đã sống và gánh chịu nhiều đau khổ.
Williams viết hơn 20 vở kịch dài, nhiều vở là chuyện đời của tác giả.  Ông đạt đến đỉnh cao danh vọng khá sớm trong văn nghiệp của minh, khoảng những năm 1940, với vở Bộ̀ Sưu Tập Bằng Gương/The Glass Menagerie (1944) và Chiếc Xe Điện Mang Tên Khát Vọng/A Streetcar Named Desire (1949). Trong hơn 20 năm sau đó, không vở nào đạt được sự thành công và phong phú ý tưởng như hai vở trên.

Katherine Anne Porter (1890-1980)
Cuộc đời và sự nghiệp lâu dài của Katherine Anne Porter trải qua nhiều thập kỷ.  Thành công đầu tiên của bà với truyện ngắn "Judas Nở Hoa"/“Flowering Judas” (1929) lấy bối cảnh Mexico trong thời cách mạng.  Những truyện ngắn tuyệt vời của bà ra đời đã khiến bà trở thành nổi tiếng khi hé lộ một cách tinh tế đời sống riêng của mình.  Thí dụ truyện "Chuyện Cụ Bà Weatherall Bị Phụ Tình"/“The Jilting of Granny Weatherall” (1930) diễn tả những xúc cảm mạnh mẽ mộ̣t cách chính xác.  Bà thường diễn bày những kinh nghiệm thầm kín của phụ nữ và sự lệ thuộc của họ vào nam giới.

Văn phong trong truyện của Porter cho thấy bà chịu ảnh hưởng nhiều từ nhà văn sinh trường tại New Zealand Katherine Mansfield.  Các truyện ngắn của bà gồm "Judas Nở Hoa"/"Flowering Judas "(1930), "Rượu Trưa"/"Noon Wine" (1937), "Ngựa Xanh Xao, Người Cỡi Ngựa Xanh Xao."/"Pale Horse, Pale Rider" (1939), "Tháp Nghiêng "/"The Leaning Tower" (1944), và Tập truyện/ Collected Stories (1965). Vào đầu những năm 1960 bà cho ra đời một tiểu thuyết dài mang tính an du voi chu de muon thuo do la trach nhiem cua con nguoi voi nhau.  Voi tua de Chiec Tau Cho Nhung Ke Ngu/Ship of Fools (1962), truyen xay ra vao nhung nam 1930 tren mot chiec tau lon cho ca nguoi Duc thuong luu va nguoi Duc ty nan tron khoi nuoc Duc dang bi phat xit cai tri.  
Dù không là một nhà văn sáng tác nhiều, Porter vẫn ảnh hưởng mạnh đến các thế hệ nhà văn, trong đó có các nhà văn miền nam như Eudora Welty và Flannery O’Connor.  

Eudora Welty (1909-2001)
Sinh ra tạ̣i Mississippi trong một gia đình giàu có gốc miền bắc, Eudora Welty đượ̣c Robert Penn Warren và Katherine Anne Porter hướng dẫn bà vào nghề cầm bút.  Thật vậy, chính Porter đã viết lời giới thiệ̣u cho tập truyện ngắn đầu tiên của Welty tựa đề Bức Màn Màu Xanh Lục/A Curtain of Green (1941).  Welty xây dựng phong cách cho tác phẩm của bà theo khuôn mẫu của Porter, nhưng bà chú trọng nhiều hơn đến tính hài hước và kỳ đặc.  Giống như nhà văn miền nam cùng thời với bà là FlanneryO’Connor, Welty thường viết về những nhân vật không bình thường, lập dị và rất đặc biệt.
Mặc dù tác phẩm của bà có nét bạo động, nét dí dỏm của Welty về cơ bản vẫn đầy nhân tính và tích cực, như trong truyện ngắn "Tại Sao Tôi Sống Tại Bưu Điện"/“Why I Live at the P.O.” (1941) thường được đăng trong các văn tuyển, trong đó một cô con gái bướng bỉnh và độc lập đã dọn ra khỏi nhà để sống trong một bưu điện nhỏ.  Các tập truyện ngắn của Welty gồm Lưới Rộng/The Wide Net (1943), Những Quả Táo Vàng/The Golden Apples (1949), Cô Dâu Của Innisfallen/The Bride of the Innisfallen (1955), và Hồ Trăng (Nguyệt Hồ)/ Moon Lake (1980).  Welty cũng viết tiểu thuyết như Đám Cưới Miền Châu Thổ/Delta Wedding (1946), nói về một gia đình có điền trang trong thời hiện đại, và Cô Con Gái Của Người Lạc Quan/ The Optimist’s Daughter (1972).