Kể từ lúc có những nhà chống chế độ nô lệ da đen và những nhà văn da đen viết truyện về người nô lệ vào thế kỷ 19, những nhà văn người Mỹ gốc Do thái như Saul Bellow, Bernard Malamud, Isaac Bashevis Singer, Arthur Miller, Philip Roth, v̀a Norman Mailer là những người đầu tiên viết về thành kiến chủng tộc và về số phận những người ngoại quốc đến Mỹ. Họ cố tìm tòi những phương cách mới để khơi dậy ý thức về cả văn hóa Mỹ và văn hóa cụ thể của một nhóm người. Qua đó họ đã mở cửa đón các tác phẩm của nhiều sắc dân nở rộ trong những thập niên sắp đến.
Khoảng cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990 sáng tác của các nhà văn thiểu số đã đị̣nh hình rõ nét trên văn đàn Mỹ. Điều này đúng cho cả kịch nghệ lẫn văn xuôi. Nhà viết kịch đã quá cố August Wilson (1945-2005) để lại một loạt những vở kịch được công chúng hoan nghênh nói về trải nghiệm của người da đen trong thế kỷ hai mươi bên cạnh các tác phẩm của những văn sĩ như Alice Walker, John Edgar Wideman, và Toni Morrison. Những học giả như Lawrence Levine (trong quyển Hé Lộ Tinh Thần Người Mỹ: Các Tác Phẩm Lớn, Văn Hóa và Lịch Sử/The Opening of the American Mind: Canons,Culture and History, 1996) và Ronald Takaki (trong tác phẩm Một Tấm Gương Soi Khác: Lịch Sử Nước Mỹ Đa Văn Hóa//A Different Mirror: A History of Multicultural America, 1993) đã cung cấp một nền tảng văn cảnh vô giá giúp chúng ta hiểu thêm nền văn học đa chủng và ý nghĩa của nó.
Người Mỹ gốc Á củng cố thế đứng của mình trong văn cảnh đó. Maxine Hong Kingston, tác giả quyển Người Nữ Chiến Binh/The Woman Warrior (1976) đã tạo ra một chỗ đứng cho nhà văn Á châu. Trong số những nhà văn này có Amy Tan (1952- ), tác giả của những tiểu thuyết sáng giá về cuộc đời của người Trung hoa ở nước Mỹ sau thế chiến thứ hai (Câu Lạc Bộ Những Người Vui Vẻ May Mắn/The Joy Luck Club, 1989, và Bà Vợ Ông Táo/The Kitchen God’s Wife, 1991) đã thu hút người đọc. David Henry Hwang (1957-), con của một gia đình di dân người Trung hoa sinh ra tai California, đã thành công với các vở kịch như F.O.B. (1981) và M. Butterfly (1986).
Một nhóm khá mới xuất hiện trên văn đàn là nhóm gồm nhà văn người Mỹ gốc Mỹ La tinh, gồm nhà văn Oscar Hijuelos đoạt giải Pulitzer, sinh ra tại Cuba và là tác giả tiểu thuyết Những Ông Vua Nhảy Mambo Chơi Bài Hát Tình Yêu/The Mambo Kings Play Songs of Love (1989). Những nhà văn Mỹ gốc Mễ tây cơ đầu đàn gồm Sandra Cisneros (tác giả quyển Con Suối Có Tiếng Người Phụ Nữ Kêu Khóc và Những Truyện Ngắn Khác/Woman Hollering Creek* and Other Stories, 1991); và Rudolfo Anaya, tác giả quyển tiểu thuyết giàu chất thơ tựa đề Hãy Ban Phước Cho Tôi, Ultima/Bless Me, Ultima (1972).
Những nhà văn Mỹ bản xứ (người da đỏ)̉ cũng xuất hiện. Thường các nhà văn này hay viết về đời sống truyền thống dựa vào thiên nhiên của họ đã mất, và cuộc vật lộn của họ chống lại nghèo đói, thất nghiệp và nghiện rượu. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer Ngôi Nhà Được Dựng Lên Từ Bình Minh/ House Made of Dawn (1968) của N.Scott Momaday (1934- ), và tác phẩm Đường Dẫn Đến Ngọn Núi Nhiều Mưa/The Way to Rainy Mountain (1969) gợi lên vẻ đẹp cũng như sự thất vọng của đời sống người da đỏ Kiowa**. Nhà văn lai nhiều bộ tộc ở vùng Pueblo, Leslie Marmon Silko đã viết tác phẩm được phê bình một cách trân trọng tựa đề Lễ Nghi/Ceremony (1977), thu hút nhiều đọc giả. Giống như những tác phẩm của
Momaday, tác phẩm của bà là một tiểu thuyết gồm các bài tụng tán (chant novel) đựa trên những nghi lễ chữa bệnh của người da đỏ.
Nhà thơ và nhà văn thuộc bộ lạc Blackfoot*** James Welch (1940-2003) đã mô tả chi tiết những cuộc tranh đấu của người bản xứ da đỏ trong tác phẩm Mùa Đông Đẫm Máu/Winter in the Blood (1974), Cái Chết Của Jim Loney/The Death of Jim Loney (1979), Fools Crow (1986), và Luật Sư Người Da Đo/The Indian Lawyer (1990). Louise Erdrich, người mang dòng máu bộ lạc Chippewa, đã viết một loạt tiểu thuyết cất tiếng nói mạnh mẽ mở đầu bằng tác phẩm Liều Thuốc Tình Yêu/Love Medicine (1984), nấm bắt được đời sống hỗn loạn của những gia đình sống bất thường trong ̀khu biệt lập dành cho người da đỏ bằng ngòi bút nhức nhối, khắc khổ, chịu đựng, chen lẫn với nét hài hước.
-----
*
Woman Hollering Creek is a creek located in Central Texas.
At one point, it crosses Interstate 10, between Seguin, Texas, and San Antonio,
Texas. It is a tributary of Martinez Creek, which is a tributary of Cibolo
Creek, a tributary of the San Antonio River.
Alternatively known as Womans Hollow Creek,[1]
the creek's name is probably a loose translation of the Spanish
La
Llorona, or "the weeping woman". According to legend, a woman
who has recently given birth drowns her newborn in the river because the father
of the child either does not want it, or leaves with a different woman. The
woman then screams in anguish from drowning her child. After her death, her spirit
then haunts the location of the drowning and wails in misery. The legend has
many different variations.
**
Kiowa people are a Native American tribe and an indigenous people
of the Great Plains of the US. They migrated southward from western
Montana into the Rocky Mountains in Colorado in the 17th and 18th
centuries, and finally into the Southern Plains by the early 19th
century. In 1867, the Kiowa were moved to a reservation in
southwestern Oklahoma.
***
Blackfoot,
also called Blackfeet, North American Indian tribe composed of three closely related bands, the Piegan
(officially spelled Peigan in Canada), or Piikuni; the Blood, or Kainah (also
spelled Kainai, or Akainiwa); and the Siksika, or Blackfoot proper (often
referred to as the Northern Blackfoot). The three groups traditionally lived in
what is now Alberta, Canada, and the U.S.
state of Montana,
and there they remain, with one reservation in Montana and three reserves (as
they are called in Canada), one for each band, within
Alberta. The Blackfoot in the United Staes are
officially known as the Blackfeet Nation, though the Blackfoot word siksika, from which the English name
was translated, is not plural.
****
Fools Crow is a 1986 novel written by Native American author James Welch. Set in Montana shortly after the Civil War,
this novel tells of White Man's Dog (later known as Fools Crow), a
young Blackfeet Indian on the verge of manhood, and his band, known as
the Lone Eaters. The invasion of white society threatens to change their
traditional way of life, and they must choose to fight or assimilate.
The story is a powerful portrait of a culture under pressure from
colonization. The story culminates with the historic Marias Massacre of 1870, in which the U.S. Cavalry mistakenly killed a friendly band of Blackfeet, consisting mostly of non-combatants.