Tuesday, May 3, 2022

John Steinbeck’s Five Most Iconic Works

 

John Steinbeck’s 5 Most Iconic Works

Classic reviews of the Nobel Prize-winning Californian's greatest hits

CaptionPhoto by (Xavi Gomez/Cover/Getty Images)


https://pocket-syndicated-images.s3.amazonaws.com/625f3014664fa.png

…the writer is delegated to declare and to celebrate man’s proven capacity for greatness of heart and spirit—for gallantry in defeat, for courage, compassion and love. In the endless war against weakness and despair, these are the bright rally flags of hope and of emulation.

–John Steinbeck, Nobel Prize Acceptance Speech

In 1902, in Salinas, California (a region he immortalized time and again in his fiction), John Steinbeck was born. Steinbeck—who was himself no stranger to poverty and hardscrabble living—rose to prominence in 1935 with the publication of his fifth book, Tortilla Flat, and went on to become perhaps the most renowned social novelist in the history of American letters.

His books tended to focus on the downtrodden—migrant agricultural laborers and Dust Bowl drifters struggling to stay afloat during the depression. The most famous of these, The Grapes of Wrath, earned its author the Pulitzer Prize and National Book Award, was made into a celebrated film starring Henry Fonda, and featured heavily in his 1962 Nobel Prize citation.

Below, we take a look back at the very first reviews of what we consider to be Steinbeck’s five most iconic works—from the simple-but-devastating novella Of Mice and Men, to the epic, multigenerational melodrama East of Eden.

Tortilla Flat (1935)


https://pocket-syndicated-images.s3.amazonaws.com/625f3070b9d3a.png

Thoughts are slow and deep and golden in the morning.

“Tortilla Flat is the tumbledown Section of the town of Monterey in California. Here live the paisanos, a mixed race of Spanish, Indian Mexican, and assorted Caucasian bloods. In Mr. Steinbeck’s humorous and whimsical tale they appear as a gentle race of sun-loving, heavy wine-drinking, anti-social loafers and hoodlums who work only when necessity demands and generally live by a succession of devious stratagems more or less outside the law.

“Mr. Steinbeck tells a number of first-rate stories in his history of Danny’s house. He has a gift for drollery and for turning Spanish talk and phrases into a gently mocking English. The book is as consistently amusing, we think, as February Hill. But we doubt if life in Tortilla Flat is as insouciant and pleasant and amusing as Mr. Steinbeck has made it seem.”

–Fred T. Marsh, The New York Times, June 2, 1935

Of Mice and Men (1937)


 

https://pocket-image-cache.com/direct?resize=w2000&url=https%3A%2F%2Fs26162.pcdn.co%2Fwp-content%2Fuploads%2Fsites%2F2%2F2019%2F02%2FOf-Mice-and-Men-200x300.jpg

 

Maybe ever’body in the whole damn world is scared of each other.

“John Steinbeck is no mere virtuoso in the art of story telling; but he is one. Whether he writes about the amiable outcasts of Tortilla Flat or about the grim strikers of In Dubious Battle, he tells a story. Of Mice and Men is a thriller, a gripping tale running to novelette length that you will not set down until it is finished. It is more than that; but it is that.

“The theme is not, as the title would suggest, that the best laid plans of mice and men gang aft agley. They do in this story as in others. But it is a play on the immemorial theme of what men live by besides bread alone. In sure, raucous, vulgar Americanism, Steinbeck has touched the quick in his little story.”

–Fred T. Marsh, The New York Times, February 28, 1936

 The Grapes of Wrath (1939)

 

https://pocket-syndicated-images.s3.amazonaws.com/625f308b49b6e.png


There ain’t no sin and there ain’t no virtue. There’s just stuff people do.

“Steinbeck’s longest and angriest and most impressive work … There are deaths on the road—Grampa is the first to go—but there is not much time for mourning. A greater tragedy than death is a burned-out bearing, repaired after efforts that Steinbeck describes as if he were singing the exploits of heroes at the siege of Troy … The first half-dozen of these interludes have not only broadened the scope of the novel but have been effective in themselves, sorrowful, bitter, intensely moving. But after the Joads reach California, the interludes are spoken in a shriller voice. The author now has a thesis—that the migrants will unite and overthrow their oppressors—and he wants to argue, as if he weren’t quite sure of it himself … Yet one soon forgets the faults of the story. What one remembers most of all is Steinbeck’s sympathy for the migrants—not pity, for that would mean he was putting himself above them; not love, for that would blind him to their faults, but rather a deep fellow feeling. It makes him notice everything that sets them apart from the rest of the world and sets one migrant apart from all the others.”

–Malcolm Cowley, The New Republic, May 3, 1939

 

Cannery Row (1945)

 


https://pocket-syndicated-images.s3.amazonaws.com/625f30a115a47.png

He can kill anything for need but he could not even hurt a feeling for pleasure.

“ ‘Cannery Row’ in Monterey, in California, is a ‘poem, a stink, a grating noise, a quality of light, a tone, a habit, a nostalgia, a dream.’ In these glowing words, Steinbeck states the theme of his story, which weaves, in robust and delicate counterpoint, the colored threads of the great moments in the lives of men and women who live happily on the wrong side of the tracks.

Cannery Row is as deceptively simple and disarming as a child’s smile. It is complex without being complicated … Cannery Row is an epic of little things and little lives. It has a strange, shimmering beauty filled with the quiet joy and dumb, haunting sorrow that is the heritage of those who, by accident of birth, temperament, or circumstance, live on the outer edge of a social organization to which they can never belong.”

–John O. Chappell Jr., The Cincinnati Enquirer, January 20, 1945

 East of Eden (1952)

 


https://pocket-image-cache.com/direct?resize=w2000&url=https%3A%2F%2Fs26162.pcdn.co%2Fwp-content%2Fuploads%2Fsites%2F2%2F2019%2F02%2FEast-of-Eden-203x300.jpg


“John Steinbeck’s best and most ambitious novel since The Grapes of Wrath is published today. It is called East of Eden and is a quarter of a million words long. Clumsy in structure and defaced by excessive melodramatics and much cheap sensationalism though it is, East of Eden is a serious and on the whole successful effort to grapple with a major theme. The theme is a moral one, good and evil and the mixture of both, which give significance to all human striving. In the thirteen years that have passed since the publication of The Grapes of Wrath, John Steinbeck has given the impression of a writer exploring blind alleys, wasting his great talents on trivial books, groping and fumbling among his one confused opinions about human character and life itself. Now, in East of Eden, he has achieved a considered philosophy and it is a fine and generous one. Men and women are no longer weak and contemptible animals, as they were in Cannery Row and The Wayward Bus. They are people, strong and weak, wise and stupid, sometime vicious; but their lives are made meaningful by ‘the glory of choice. East of Eden is Mr. Steinbeck’s testimony to free will and the essential nobility of man.

“A fine, lusty sense of life is here, a delight in the spectacle of men and women struggling in the age-old ways to meet their separate destinies, and an abundance of good storytelling…John Steinbeck has grown in his respect for his fellow human beings, in his understanding of them. He has reached mature and thoughtful conclusions about them. And he has expressed his conclusions in interesting and thought-provoking fashion. East of Eden is constructed around a central idea that provides the most important of its many parallels, the story of Cain and Abel. What use Mr. Steinbeck makes of that immortal story and what his interpretation of it is will not be revealed here.”

–Orville Prescott, The New York Times, September 19, 1952

This post originally appeared on Literary Hub and was published February 26, 2020. This article is republished here with permission.


 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b6/SteinbeckHouse.jpg

The Steinbeck House at 132 Central Avenue, Salinas, California, the Victorian home where Steinbeck spent his childhood

 

NHÀ THƠ ẨN DẬT TRONG CÕI THƠ VÔ NGÃ

 

NHÀ THƠ ẨN DẬT TRONG CÕI THƠ VÔ NGÃ
Huỳnh Kim Quang

 



Nhà thơ Emily Elizabeth Dickinson

 https://thuvienhoasen.org/images/file/CD1zpJ6_2AgBAMc6/emily-elizabeth-dickinson.jpeg

Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.

Cuộc đời của nhà thơ Emily Elizabeth Dickinson

Emily Elizabeth Dickinson được sinh ra tại thành phố Amherst thuộc tiểu bang Massachusetts vào ngày 10 tháng 12 năm 1830 trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có. Cha bà, ông Edward Dickinson là một luật sư tại Amherst và là thành viên của hội đồng quản trị Đại Học Amherst College. Ông nội của Emily Dickinson, Samuel Dickinson, là một trong những người sáng lập Đại Học Amherst College.

Tất cả tài liệu cho thấy lúc trẻ Emily là người con gái thuần hậu. Lúc còn bé bà học trường mẫu giáo được xây trên đường Pleasant Street. Cha của bà là người muốn các con học hành thành đạt nên ông quan tâm theo dõi kỹ việc học của các người con cho dù bận rộn công việc.

Vào ngày 7 tháng 9 năm 1840, Dickinson và người chị Lavinia bắt đầu vào Trường Amherst Academy, trường này trước đó là trường nam sinh nhưng đã mở cửa đón nữ sinh trong vòng 2 năm trước. Cùng năm này, cha bà đã mua một căn biệt thự nằm trên đường North Pleasant Street. Căn nhà nhìn ra khu nghĩa trang được một mục sư địa phương mô tả là không có cây cối và “kín cổng cao tường.” Dickinson học tại Academy 7 năm và lấy các lớp về tiếng Anh và văn học cổ như Latinh, thực vật học, địa lý, lịch sử, “triết học tinh thần,” và toán học.

Dickinson từ lúc trẻ đã bị rắc rối bởi “sự đe dọa sâu sắc” về cái chết, đặc biệt cái chết của những người thân. Khi Sophia Holland, người chị em họ thứ hai của bà và là bạn thân, bị bệnh sốt phát ban và chết vào tháng 4 năm 1844, Emily bị chấn thương. Nhớ lại sự việc này 2 năm sau, Emily viết rằng “nó dường như đối với tôi là tôi cũng nên chết nếu tôi không thể được phép để nhìn mặt cô ấy.”  Bà đã bị chứng u uất đến nỗi cha mẹ bà phải gửi bà tới ở với gia đình tại Boston để bình phục. Khi sức khỏe và bệnh tình đã hồi phục, bà liền trở lại Amherst Academy để tiếp tục học. Trong thời gian này, bà gặp những người mà sau này đã trở thành bạn bè và thư từ qua lại lâu dài, như Abiah Root, Abby Wood, Jane Humphrey, và Susan Huntington Gilbert (người này sau đó đã lập gia đình với anh của Emily là Austin).

Vào năm 1845, một cuộc phục hưng tôn giáo đã diễn ra tại Amherst, đưa đến 46 lời thú nhận đức tin trong số những người bạn của Dickinson. Một năm sau đó, bà đã viết cho một người bạn rằng, “Mình chưa bao giờ thưởng thức loại bình an và hạnh phúc toàn hảo như thế như một thời gian ngắn mà mình cảm thấy mình đã khám phá ra Đấng Cứu Rỗi của mình,” theo Alfred Habegger trong tác phẩm “My Wars Are Laid Away in Books: The Life of Emily Dickinson.” Bà cho biết tiếp nó là “sự vui thích lớn nhất để đàm luận một mình với Thượng Đế vĩ đại và để cảm nhận rằng ngài lắng nghe lời cầu nguyện của mình.” Kinh nghiệm này không tồn tại lâu bởi vì Dickinson không bao giờ tuyên bố chính thức về niềm tin và đã chỉ tham dự các mục vụ thường kỳ trong vài năm. Sau khi nhà thờ của bà kết thúc vào năm 1852, bà đã làm bài thơ với lời mở đầu rằng, “Một số người tiếp tục đi Nhà Thờ / Tôi tiếp tục, ở nhà,” theo Thomas H. Johnson trong tác phẩm “The Complete Poems of Emily Dickinson.”

Trong năm cuối của bà tại Academy, Emily đã làm quen với Leonard Humphrey, vị hiệu trưởng mới trẻ nổi tiếng. Sau khi học xong tại Academy vào ngày 10 tháng 8 năm 1847, Dickinson bắt đầu vào học trường bán nữ Mary Lyon's Mount Holyoke Female Seminary mà sau này đổi thành trường cao đẳng Mount Holyoke College tại South Hadley, cách Amherst khoảng 10 dặm. Bà ở nội trú trong trường chỉ 10 tháng. Có nhiều lý giải về việc bà không ở nội trú lâu trong trường mà lý do chính là vì sức khỏe yếu kém của bà nên cha của bà muốn bà về nhà. Còn một lý do khác là bà chống đối việc truyền giáo ở trường.

Khi 18 tuổi, gia đình của Dickinson đã kết bạn với một luật sư trẻ tên là Benjamin Franklin Newton. Theo lá thư được Dickinson viết sau cái chết của Newton, anh ấy đã ở “với Cha tôi 2 năm, trước khi đến Worcester – để theo đuổi việc học của anh ấy, và phần nhiều trong gia đình chúng tôi,” theo Alfred Habegger. Dù mối quan hệ của họ có thể không lãng mạn, Newton là người ảnh hưởng chính thức và là người thứ hai trong nhiều người đàn ông lớn tuổi, sau Humphrey mà Dickinson đã nhắc tới nhiều cách khác nhau, như là gia sư, thầy dạy hoặc sư phụ.

Newton đã dạy bà các tác phẩm của William Wordsworth, và món quà của ông cho bà là cuốn sách đầu tiên của văn hào Ralph Waldo Emerson gồm những bài thơ tuyển chọn đã có ảnh hưởng khai phóng. Newton đã đặt nhiều kỳ vọng vào bà và nhận ra bà như là một nhà thơ. Khi ông sắp chết vì bệnh lao phổi, ông đã viết cho bà nói rằng ông muốn sống cho đến khi bà đạt thành vĩ đại mà ông thấy trước. Các nhà viết tiểu sử tin rằng tuyên bố của Dickinson vào năm 1862 rằng, “Khi còn là cô bé, tôi đã có một người bạn, là người đã dạy tôi sự Bất Tử -- nhưng khi sự khám phá đến quá gần, thì chính ông – không bao giờ trở lại” – để nói đến Newton.

Dickinson không chỉ biết có Thánh Kinh mà còn cả nền văn học phổ biến hiện đại. Bà có lẽ đã được ảnh hưởng bởi các Lá Thư từ New York của Lydia Maria Child, là quà của Newton cho. Người anh của bà đã lén đem về nhà cho bà cuốn Kavanagh của Henry Wadsworth Longfellow, và người bạn của bà đã cho bà mượn của Jane Eyre của Charlotte Bronte vào cuối năm 1849. William Shakespeare cũng là người ảnh hưởng trong cuộc đời bà.

Trong thập niên 1850s, mối quan hệ chặt chẽ và tình cảm nhất của Emily là với người chị dâu, Susan Gilbert. Emily đã gửi cho người chị dâu này hơn 300 lá thư, nhiều hơn với bất cứ người nào mà bà viết thư qua lại. Susan là người đúng ra là một nhà thơ, đóng vai trò của “người bạn thân nhất, người cố vấn ảnh hưởng và giàu tư tưởng” là người thỉnh thoảng có những đề nghị chỉnh sửa Dickinson. Trong lá thư viết cho Susan vào năm 1882, Emily viết rằng, “Ngoại trừ Shakespeare, chị đã chỉ cho em nhiều kiến thức hơn bất cứ người nào khác,” theo H.D. Woolf Rich  trong tác phẩm “George Eliot, and Others.” Mối quan hệ thân thiện của Emily và Susan đã khiến nhiều người cho rằng Emily có mối tình đồng tính với người chị dâu này. Thậm chí mối quan hệ này còn được đóng thành phim với tên “Wild Nights with Emily.”

Từ giữa thập niên 1850s, mẹ của Emily đã bắt đầu bị bệnh liệt giường với nhiều bệnh kinh niên cho đến khi bà qua đời vào năm 1882.

Rút khỏi thế giới bên ngoài, Emily bắt đầu vào mùa hè năm 1858 những gì gọi là di sản lâu dài của bà. Xem xét lại các bài thơ mà bà đã làm trước đó, bà bắt đầu thực hiện các bản sao rõ ràng về tác phẩm của mình, cẩn thận tập hợp chúng lại trong các bản thảo với nhau. 40 tập sách mà bà đã tạo ra từ năm 1858 tới 1865 tổng cộng gần 800 bài thơ. Không ai biết về sự có mặt của những tuyển tập thơ này cho đến sau khi bà qua đời.

Vào cuối thập niên 1850s, Dickinson làm bạn với Samuel Bowles, chủ nhiệm và chủ bút tạp chí Springfield Republican, và vợ của ông ấy, Mary. Họ đến thăm Dickinson thường xuyên từ năm đó về sau. Trong thời gian này Emily đã gửi cho ông hơn ba chục lá thư và gần 50 bài thơ, theo Richard B. Sewall trong tác phẩm “The Life of Emily Dickinson.” Mối quan hệ của họ đã đưa đến một số bài thơ của bà đã được Bowles đăng trong tạp chí cùa ông.

Và giữa đầu thập niên 1860s, sau khi bà rút khỏi phần lớn cuộc sống giao tiếp xã hội, là khoảng thời gian sáng tác nhiều nhất của Dickinson, theo Alfred Habegger. Nhiều học giả và nhà nghiên cứu hiện đại bị chia rẽ khi nói đến nguyên nhân rút khỏi giao tiếp xã hội và ẩn dật lạ lùng của Dickinson. Trong khi bà được chẩn đoán bị bệnh “suy nhược thần kinh” bởi một bác sĩ trong thời đại của bà, một số người ngày nay tin là bà có thể bị các chứng sợ khoảng rộng và động kinh, theo bài báo “A bomb in her bosom: Emily Dickinson's secret life” trên tờ báo Anh The Guardian số ra ngày 13 tháng 2 năm 2010.  

Vào tháng 4 năm 1862, Thomas Wentworth Higginson, nhà phê bình văn học, người chống nô lệ cấp tiến và cựu mục sư, đã viết ở trang đầu của báo The Atlantic Monthly với tựa đề “Lá Thư Cho Người Cống Hiến Trẻ.” Bài báo của Higginson, mà trong đó ông thúc giục các nhà văn có hoài bảo “gánh trách nhiệm lối sống của bạn với cuộc đời,” chứa đựng lời khuyên thực tiễn đối với những người muốn có đột phá vào văn học. Dickinson đã quyết định liên lạc với Higginson cho thấy vào năm 1862 bà cân nhắc việc xuất bản và rằng có thể ngày càng khó khăn hơn để làm thơ mà không có độc giả. Tìm kiếm sự hướng dẫn văn học mà không ai gần bà có thể cung cấp, Dickinson đã gửi thư cho ông, theo Richard B. Sewall.

Dickinson đã đánh giá lời khuyên của Higginson là hữu ích và bà nói với ông ấy rằng ông đã cứu cuộc đời bà vào năm 1862. Họ tiếp tục liên lạc thư từ qua lại cho đến khi bà qua đời.

Ngược với thập niên 1860s, Dickinson đã làm thơ ít hơn vào năm 1866. Nhiều chuyện buồn xảy ra như con chó cưng Carlo làm bạn với bà 16 năm đã chết, người hầu 9 năm Margaret O'Brien đã đi lập gia đình. Vào khoảng thời gian này, thái độ của Dickinson đã bắt đầu thay đổi. Bà không rời khỏi nhà trừ khi có việc tuyệt đối cần thiết và vào đầu năm 1867, bà bắt đầu nói chuyện với khách từ bên trong cửa thay vì nói chuyện mặt đối mặt với họ. Bà có tiếng tăm ở địa phương. Người ở đây hiếm khi thấy bà và khi thấy bà thì bà thường mặc đồ trắng. Dickinson có một sở thích khác là bông hoa cây cỏ, bởi vì lúc 9 tuổi bà đã học về thực vật học. Bà đã thu thập nhiều loại cây được ép lại trong một bộ sưu tập 66 trang chứa đựng 424 cánh hoa được ép lại, được phân loại và được dán nhãn.

Vào ngày 16 tháng 6 năm 1874, trong khi đang ở Boston, Edward Dickinson là anh của bà chết vì tai biến mạch máu não. Bà đã không dám dự đám tang của người anh mà chỉ ở trong phòng với cửa mở. Một năm sau, vào ngày 15 tháng 6 năm 1875, mẹ của Emily cũng bị tai biến mạch máu não làm cho bà bị bán thân bất toại và giảm trí nhớ.

Dù bà tiếp tục viết trong những năm cuối đời, Dickison ngưng việc chỉnh sửa và tổ chức lại thơ của bà. Chị của Emily là Lavinia, không lập gia đình, đã qua đời vào năm 1899. Ngày 14 tháng 11 năm 1882, mẹ của bà đã qua đời. Khi nhiều người thân lần lượt ra đi, Dickison cảm thấy thế giới của bà như đã chấm dứt. Vào mùa thu năm 1884 bà viết, “Những cái chết đã ở quá sâu trong tôi, và trước khi tôi có thể nâng trái tim mình lên từ một người thân đã chết, thì một cái chết khác đến,” theo Alfred Habegger. Mùa hè đó bà đã bị ngất xỉu trong lúc nướng thức ăn trong bếp. Bà bị bất tỉnh cho đến khuya đêm đó và bệnh theo sau nhiều tuần lễ. Ngày 30 tháng 11 năm 1885, vì sức khỏe bà suy nhược cho nên Austin đã bãi bỏ chuyến đi Boston. Bà bị liệt giường mấy tháng, nhưng rồi cũng đã cố gắng viết mấy lá thư cuối cùng vào mùa xuân. Đó là những lá thư cuối cùng bà gửi cho những người  em họ, Louise và Frances Norcross.

Ngày 15 tháng 5 năm 1886, sau nhiều ngày bệnh nặng, Emily Dickinson qua đời ở tuổi 55.

Cõi thơ của Emily Dickinson

Dù nhà thơ Dickinson làm rất nhiều thơ nhưng chỉ có khoảng 10 bài thơ và một lá thư được phổ biến trong lúc bà còn sống. Sau khi người chị gái Lavinia của Emily khám phá một tập hợp gần 1,800 bài thơ, tác phẩm đầu tiên của Dickinson mới được xuất bản 4 năm sau khi nhà thơ qua đời. Cho đến khi Thomas H. Johnson xuất bản Toàn Tập Thơ của Dickinson vào năm 1955, các bài thơ của Dickinson đã được chỉnh sửa và thay đổi so với bản thảo. Một trong những thí dụ về sự đổi khác giữa các bài thơ gốc của Dickinson và những bài thơ xuất bản sau này là bài thơ “I taste a liquor never brewed,” trong đó 2 câu cuối được viết lại hoàn toàn, theo Thomas W. Ford trong tác phẩm “Heaven Beguiles the Tired: Death in the Poetry of Emily Dickinson.”

Bài thơ gốc của Dickinson:

I taste a liquor never brewed –
From Tankards scooped in Pearl –
Not all the Frankfort Berries
Yield such an Alcohol!

Tôi nếm loại rượu chưa hề được ủ
Từ những cái cốc Tankard nhặt được Ngọc Trai
Không phải tất cả đều làm bằng trái nho ở Frankfort
Mang lại rượu như thế!

Bản Republican sửa lại:

I taste a liquor never brewed –
From Tankards scooped in Pearl –
Not Frankfort Berries yield the sense
Such a delirious whirl!

Tôi nếm loại rượu chưa hề được ủ
Từ những cái cốc Tankard nhặt được Ngọc Trai
Không phải rượu làm bằng trái nho Frankfort mang lại cảm giác
Cơn quay cuồng mê sảng!

Theo Thomas W. Ford, thơ của Dickinson có thể chia ra làm 3 thời kỳ sáng tác mà có cùng những đặc tính chung trong mỗi thời kỳ đó.

Thời kỳ trước năm 1861. Những bài thơ của Dickinson trong thời kỳ này mang tính chất thông thường và tình cảm.

Thời kỳ từ năm 1861 đến 1865. Đây là thời kỳ sáng tạo độc đáo nhất của Dickinson. Những bài thơ của Dickinson trong thời này mang tính chất mãnh liệt và sáng tạo.

Thời kỳ sau năm 1866. Sức làm thơ của Dickinson đã yếu bởi vì có tới hai phần ba tổng số bài thơ của bà đã được làm trước năm này.

Việc Dickinson cố tình sử dụng dấu gạch ngang và viết hoa bất thường trong các bản thảo thơ và từ ngữ và hình ảnh đặc dị, kết hợp để tạo ra bài thơ trong thể loại và hình thức hoàn toàn khác xa với sự thông thường, theo Anthony Hecht trong tác phẩm “The Riddles of Emily Dickinson.”

Dickinson tránh làm thơ năm âm tiết, mà thường là thơ ba âm tiết, bốn âm tiết và, đôi khi, hai âm tiết. Thỉnh thoảng bà dùng những âm tiết này thường, nhưng thường là bất thường. Hình thức thông thường mà bà hay sử dụng nhất là hình thức truyền thống được chia ra làm bốn câu, dùng bốn âm tiết cho câu một và câu ba và ba âm tiết cho câu hai và câu bốn, trong khi gieo vần ở câu hai và câu bốn. Dù Dickinson thường sử dụng cách gieo vần trọn vẹn cho các câu hai và bốn, bà cũng thường dùng cách gieo vần nghiên.

Dickinson không để lại tuyên bố chính thức nào về chủ đích mỹ học bởi vì sự đa dạng chủ đề của thơ bà, mà không phù hợp trong bất cứ thể loại nào. Bà được xem, cùng với nhà thơ Emerson – người mà Dickinson ngưỡng mộ -- là thuộc các nhà Siêu Việt Mỹ, theo Harold Bloom trong tác phẩm “Emily Dickinson.” Nhưng Judith Farr trong tác phẩm “ Emily Dickinson: A Collection of Critical Essays” thì không đồng ý với Bloom. Theo Farr, thơ của Dickinson ngoài các thể loại như hài hước, châm biếm, còn bao gồm hoa, vườn cây, bệnh tật, Phúc Âm, người yêu đời đời, những đại lục chưa được khám phá hay lãnh địa của tâm linh.

Đọc bài thơ “I’m Nobody! Who Are You?” của Dickinson

“I’m Nobody! Who Are You?” là bài thơ ngắn của Emily Dickinson đã được làm vào năm 1861 và được phổ biến lần đầu vào năm 1891 trong tuyển tập thơ Poems, Series 2. Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Dickinson.

I'm nobody! Who are you?
Are you nobody, too?
Then there's a pair of us — don't tell!
They'd banish us, you know.

How dreary to be somebody!
How public, like a frog
To tell your name the livelong day
To an admiring bog!

Tôi không là ai! Bạn là ai?
Có phải bạn cũng không là ai?
Thì chúng ta là một cặp – đừng nói với ai!
Bạn biết đó, họ sẽ xua đuổi chúng ta.

Làm người nào đó thì thê lương biết bao!
Công khai náo nhiệt, như con ếch
Gọi tên bạn suốt cả ngày
Một vũng lầy ngưỡng mộ!

Giáo Sư Y Khoa và cũng là nhà văn Dean Sluyter trong bài viết “Emily Dickinson and the Buddha vs. the WWF” đăng trên trang mạng của báo www.huffpost.com cho rằng qua bài thơ này nhà thơ Dickinson đã nói lên kiến giải về vô ngã trong Phật Giáo.

“I’m Nobody!” Tôi không là ai. Tôi không là người nào cả. Hay nói cách khác “tôi là không gì cả, tôi không là ngã, tôi là không.” Chữ “nobody” cũng được hiểu là non-self, mà trong tiếng Nam Phạn hay Pali là chữ anattā [vô ngã] và tiếng Bắc Phạn hay Sanskrit là chữ anātman [vô ngã].

Vô ngã là một trong những giáo nghĩa cốt lõi của Phật Giáo – Nam và Bắc Truyền. Giáo nghĩa này đã được Đức Phật giảng lúc Ngài còn tại thế. Đây cũng là giáo nghĩa làm cho Đạo Phật khác với tất cả mọi giáo lý và triết thuyết khác trên thế giới này từ cổ chí kim. Vô ngã là phủ nhận có một chủ thể tồn tại trong mọi hiện hữu. Mọi hiện hữu sở dĩ hiện hữu được là nhờ dựa vào các điều kiện, các yếu tố, các duyên. Không một sự vật và sự kiện nào có thể tự nó hiện hữu, hay khởi sinh và tồn tại một cách độc lập hoàn toàn. “Cái này có cho nên cái kia có. Cái này không cho nên cái kia không,” trong Kinh Nikaya Phật nói thế. Cũng qua ý nghĩa duyên sinh này cho thấy tự bản chất của mọi sự vật và sự kiện đều không có tự tánh cố định, không có tự ngã.

Đoạn cuối của bài thơ toát ra hương vị siêu thoát ra khỏi danh tướng phàm tình của nhà thơ Dickinson. Bà xem trò phô bày danh tướng như vũng lầy ô nhiễm, vì chính cái ngã còn không có thì quan trọng gì với cái thuộc về cái ngã đó! Có lẽ vì vậy bà đã chọn sống lặng lẽ, cô độc một mình.

 

+++++++++

Caption 01:

Hình chụp tại Mount Holyoke vào tháng 12 năm 1846 hay đầu năm 1847. Đây là hình chính thức duy nhất của Emily Dickinson sau thời tuổi trẻ.(www.en.wikipedia.org)
Caption 02:
Hình bìa lần xuất bản đầu tiên của tuyển tập thơ Poems của Emily Dickinson được xuất bản vào năm 1890. (www.en.wikipedia.org)
Caption 03:
Ba anh chị em Dickinson (Emily bên trái) được vẽ vào năm 1840. Hình được trưng bày tại Dickinson Room ở Thư Viện Houghton Library của Đại Học Harvard University.(www.en.wikipedia.org)

 

Nguồn: 

https://thuvienhoasen.org/a35389/emily-dickinson-nha-tho-an-dat-trong-coi-tho-vo-nga

https://thuvienhoasen.org/a35389/emily-dickinson-nha-tho-an-dat-trong-coi-tho-vo-nga