Ellen Glasgow (1873-1945) và Willa Cather (1873-1947) khảo sát đời sống của phụ nữ trong bối cảnh một địa phương nhất định được hai bà miêu tả thật tuyệt vời. Khi bắt đầu sự nghiệp viết văn, cả hai nữ văn sĩ này không hề bàn đến các vấn đề của phụ nữ. Tác phẩm đầu tay của họ đều có nhân vật chính là nam giới, mãi đến khi họ thật tự tin vào tài nghệ viết văn của mình và ngòi bút đã vững vàng, họ mới chuyển qua mô tả đời sống phụ nữ. Việc xem Glasgow và Cather là các “nhà văn nữ” chỉ có tính cách mô tả mà thôi, bởi vì chúng ta không thể xếp loại tác phẩm của họ được.
Glasgow người Richmond, Virginia,
thủ đô của chính phủ miền Nam trong thời Nội chiến Mỹ. Các tác phẩm hiện thực của bà mô tả sự
chuyển biến của miền Nam từ king tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Những
tác phẩm ở đỉnh cao tài năng của bà như Virginia (1912)
tập trung vào kinh nghiệm của miền Nam, trong khi quyển Đất Cằn (Barren Ground, 1925), được xem là tác phẩm hay nhất của bà, đã mô tả sinh động vấn đề những phụ nữ có tài, cố vượt ra ngoài khuôn phép đã bó thúc họ theo truyền
thống ở miền Nam về vai trò lệ thuộc, phục tùng và chăm lo đời sống gia đình.
Cather, cũng là người ở tiểu bang Virginia, thuở nhỏ bà lớn lên cùng những
người nhập cư tiền phong trên các đồng cỏ ở tiểu bang Nebraska, về sau những người này được
bà bất tử hóa trong các tác phẩm Ôi Những
Người Tiên Phong Old Pioneers (1913), Antonia
Của Tôi My Antonia (1918), và chuyện ngắn nổi tiếng “Người Hàng Xóm Rosicky”
(1928). Suốt đời bà ngày càng trở nên xa
lạ trước khuynh hướng chạy theo vật chất của lối sống hiện đại và, với một cách nhìn khác, bà đã viết về miền Tây nam và về nước Mỹ ngày xưa. Chuyện Tử Thần Đến Rước Ngài Tổng Giám Mục (1927) cho ta thấy lý tưởng của hai vị giáo sĩ
thế kỷ thứ 16 cố gắng xây dựng một ngôi nhà thờ Cơ đốc tại vùng sa mạc tiểu bang New
Mexico. Các tác phẩm của Cather ca ngợi các khía cạnh quan trọng trong kinh nghiệm đời sống ở Mỹ nhưng đã không đươc nói đến trong văn học dòng chính như người di dân tiền phong, việc thiết lập cơ sở tôn
giáo, và đời sống độc lập của phụ nữ.
-------
Trong thời Nội chiến Mỹ, mười một tiểu bang miền Nam tách ra khỏi chính phủ vào năm 1860-1861, để thành lập Liên Minh Các Tiểu Bang của Mỹ (Confederate S Liên Hiệp (Union)tates of America), còn gọi là Liên Minh (Confederacy), có chính phủ riêng cai quản mọi việc và diều khiển cuộc chiến cho đến khi bị đánh bại vào mùa xuân 1865.
Confederate States of America, also called Confederacy, in the American Civil War, the government of 11 Southern states that secedeConfederate States of Americad from the Union in 1860–61, carrying on all the affairs of a separate government and conducting a major war until defeated in the spring of 1865.
Hai mươi tiểu bang không có nô lệ da đen và năm tiểu bang nằm giáp biên giới với các tiểu bang có nô lệ hợp thành chính phủ Liên Hiệp (Union), thường được gọi là "miền Bắc" vì phần lớn các tiểu bang này nằm ở miền Bắc nước Mỹ. Chính phủ Liên Hiệp (Union) tin tưởng mạnh mẽ rằng người da đen phải có quyền sống tự do và tự quyết, và chính phủ này chiến đấu để xóa bỏ chế độ nô lệ.
Confederate States of America, also called Confederacy, in the American Civil War, the government of 11 Southern states that secedeConfederate States of Americad from the Union in 1860–61, carrying on all the affairs of a separate government and conducting a major war until defeated in the spring of 1865.
Hai mươi tiểu bang không có nô lệ da đen và năm tiểu bang nằm giáp biên giới với các tiểu bang có nô lệ hợp thành chính phủ Liên Hiệp (Union), thường được gọi là "miền Bắc" vì phần lớn các tiểu bang này nằm ở miền Bắc nước Mỹ. Chính phủ Liên Hiệp (Union) tin tưởng mạnh mẽ rằng người da đen phải có quyền sống tự do và tự quyết, và chính phủ này chiến đấu để xóa bỏ chế độ nô lệ.
Twenty slave-free states and five border
states made up most of the Union. The Union is often referred to
as “the North” as most of the Union states are in northern US.
The Union strongly believed that black people were meant to have free
will and fought to abolish slavery.
Dòng Văn Học Của Người Mỹ Da Đen Ra Đời
Những thành tựu văn chương của người Mỹ đen là một trong
những phát triển nổi bật nhất của nền văn học Mỹ sau Nội chiến. Qua các tác phẩm của Booker T.Washington, W.E.B. Du Bois, James Weldon Johnson,
Charles Waddell Chesnutt, Paul Laurence Dunbar, và những người khác, văn học
của người Mỹ đen đã bén rễ sâu, dưới dạng tự truyện, văn phản kháng, bài giảng đạo, thơ ca….
Brooker T. Washington (1856-1915)
Brooker, nhà giáo dục và lãnh đạo người da đen
nổi bật vào thời của ông, vốn xuất thân là nô lệ tại quận Franklin, Virginia, cha ông là chủ nô lệ người da trắng và mẹ ông là nô lệ da đen. Quyển tự truyện rất hay và giản dị của ông tựa đề Vươn Lên Từ Kiếp Nô Lệ (1901) kể
lại việc ông phấn đấu thành công để thành người tốt hơn. Ông trở nên nổi tiếng qua các nỗ lực nhằm
cải thiện đời sống người Mỹ da đen, và qua chủ trương có chính sách giúp người
da đen cộng tác hòa hợp cùng người da trắng –một nỗ lực nhằm giúp người da đen vừa được
trả tự do vào dòng chính của xã hội Mỹ, được nói rõ trong bài Diễn Văn ông đọc tại
Hội Chợ Expo Atlanta*
---
*Bài Diễn Văn Đọc tại Hội Chợ Quốc Tế và Các Tiểu Bang Trồng Bông Vải ở Mỹ là bài diễn văn về mối quan hệ chủng tộc do Booker
T. Washington đọc ngày 18 tháng 9 năm 1895. Hội chợ được tổ chức ở địa điểm ngày nay là Công viên Piedmont Park, thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ quốc. Hội chợ nhằm cổ súy, nâng tầm vóc của miền Nam nước Mỹ ra thế giới, và trình bày các sản phẩm cùng công nghệ mới, cũng như khuyến khích thương mại mậu dịch với châu Mỹ La tinh.
The Cotton States and International Exposition Speech was an address on the topic of race relations given by Booker T. Washington on September 18, 1895. The 1895 Cotton States and International Exposition was held at the current Piedmont Park in Atlanta, Georgia, United States. ... The exposition was designed to promote the American South to the world and showcase products and new technologies, as well as to encourage trade with Latin America.
The Cotton States and International Exposition Speech was an address on the topic of race relations given by Booker T. Washington on September 18, 1895. The 1895 Cotton States and International Exposition was held at the current Piedmont Park in Atlanta, Georgia, United States. ... The exposition was designed to promote the American South to the world and showcase products and new technologies, as well as to encourage trade with Latin America.
----
W.E.B. Du Bois
(1868-1963)
Sinh ra tại New England, theo học trường Harvard và đại học Berlin
(nước Đức), W.E.B. Du Bois là tác giả bài nghị luận “Bàn Về Brooker T.
Washington và Những Người Khác,” bài này về sau được đăng lại trong quyển sách gây
tác động mạnh của ông mang tựa đề Linh Hồn Của
Người Da Đen (1903). Du Bois thận
trọng minh chứng rằng rằng dù có những thành tích lớn, B.T.Washington về cơ bản vẫn là
người chấp nhận sự phân biệt giữa người Mỹ trắng và người Mỹ đen – sự cách biệt
và không bình đẳng trong cách đối xử giữa người da trắng và người da đen; ông cũng
chứng minh rằng sự phân biệt đối xử này tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thấp kém
của người da đen, nhất là về mặt giáo dục. Là người sáng lập ra tổ chức NAACP Tổ Chức Quốc
Gia Vì Sự Tiến Bộ Của Dân Da Màu, Du Bois cũng viết các bài ca ngợi về các truyền thống và văn hóa của người Mỹ đen gây nhiều xúc động nơi người đọc.
Từ trái tim người nô lệ nào đã tuôn ra dòng nhạc
Có tổ tiên gồm cả người da trắng lẫn người da đen, Johnson khảo sát vấn đề chủng tộc phức tạp trong tác phẩm hư cấu của ông tựa đề Tự Truyện của Một Người Trước Đây Từng Là Người Da Màu (1912), kể về một người đàn ông lai hai dòng máu, về sau vượt qua su phân biệt đối xử và được người da trắng chấp nhận. Quyển sách diễn tả thành công mối quan tâm của người Mỹ đen về vấn đề danh tính ̣(identity) của họ ở Mỹ.
James Weldon Johnson
(1871-1938)
Giống như Du Bois, nhà thơ James Weldon Johnson tìm nguồn cảm hứng từ các bài hát của người Mỹ da đen.* Bài thơ “Ôi Những Nhà Thờ Da Đen Vô Danh” (1917) đã đặt câu hỏi:
Từ trái tim người nô lệ nào đã tuôn ra dòng nhạc
“Bỏ Đi Theo Chúa Jesus?” Trên dòng nhạc ấy
Linh hồn của người đêm đêm vẫn thong dong bay lượn
Mặc dù người vẫn cảm thấy xiềng xích quấn quanh tay mình
Có tổ tiên gồm cả người da trắng lẫn người da đen, Johnson khảo sát vấn đề chủng tộc phức tạp trong tác phẩm hư cấu của ông tựa đề Tự Truyện của Một Người Trước Đây Từng Là Người Da Màu (1912), kể về một người đàn ông lai hai dòng máu, về sau vượt qua su phân biệt đối xử và được người da trắng chấp nhận. Quyển sách diễn tả thành công mối quan tâm của người Mỹ đen về vấn đề danh tính ̣(identity) của họ ở Mỹ.
Charles Waddell
Chesnutt (1858-1932)
Là tác giả hai tập truyện Người Đàn Bà Biết Thuật Ngoại Cảm (1899), và Người Vợ Thời Trai Trẻ (1899), một số tiểu thuyết, trong đó có quyển Cốt Tủy Của Truyền Thống** (1901), và quyển tiểu sử về Frederick Douglass, Charles Waddell Chesnutt là người đi trước thời đại. Truyện của ông nói về vấn đề chủng tộc, và ông tránh những kết thúc có thể đoán trước cũng như tình cảm chung chung thường được nói đến. Nhân vật của ông gồm những cá nhân nổi bật có thái độ phức tạp trước nhiều vấn đề, kể cả vấn đề chủng tộc. Chesnutt thường cho người đọc thấy sức mạnh của cộng đồng da đen, và ông khẳng định những giá trị đạo đức và tinh thần đoàn kết chủng tộc.
---
*Spirituals: một loại thanh nhạc của người Mỹ đen, do chính họ sáng tác; thoạt đầu được truyền miệng, và thường chứa đựng các giá trị Thiên Chúa giáo đồng thời cũng nói lên nỗi cơ cực của người nô lệ.Là tác giả hai tập truyện Người Đàn Bà Biết Thuật Ngoại Cảm (1899), và Người Vợ Thời Trai Trẻ (1899), một số tiểu thuyết, trong đó có quyển Cốt Tủy Của Truyền Thống** (1901), và quyển tiểu sử về Frederick Douglass, Charles Waddell Chesnutt là người đi trước thời đại. Truyện của ông nói về vấn đề chủng tộc, và ông tránh những kết thúc có thể đoán trước cũng như tình cảm chung chung thường được nói đến. Nhân vật của ông gồm những cá nhân nổi bật có thái độ phức tạp trước nhiều vấn đề, kể cả vấn đề chủng tộc. Chesnutt thường cho người đọc thấy sức mạnh của cộng đồng da đen, và ông khẳng định những giá trị đạo đức và tinh thần đoàn kết chủng tộc.
---
Spirituals is a genre of songs originating in America and
created by African Americans. Spirituals were originally an oral tradition that
imparted Christian values while also describing the hardships of slavery. https://en.wikipedia.org/wiki/Spiritual_(music)
**
Vụ nổi loạn ở Wilmington năm 1898, còn gọi là vụ tàn sát
Wilmington năm 1898 hoặc vụ bạo động chủng tộc tại Wilmington năm 1898. Xảy ra vào ngày 10 tháng 11 năm 1898 tại
Wilmington, North Carolina. Được xem là
bước ngoặc về chính trị tại tiểu bang North Carolina xảy ra sau thời kỳ Phục Hồi sau Nội chiến (1863-1877) https://en.wikipedia.org/wiki/Reconstruction_era
Biến cố này khởi đầu cho một thời kỳ phân biệt dữ dội hơn giữa
người da trắng và người da đen, và nó lấy đi các quyền lợi của người da đen trên
toàn miền nam, một biến chuyển đã xảy ra trước đó tại tiểu bang Mississippi
khi ban hành hiến pháp mới vào năm 1890, cản trở quyền đăng ký đi bầu cử của
người da đen. Trong quyển Nền Dân Chủ Bi Phản Bội (2000), Laura
Edwards đã viết: “Những gì xảy ra tại Wilmington trở thành lời khẳng định về vị
trí tối cao của người da trắng không chỉ tại thành phố đó mà là trên cả miền
Nam và toàn khắp nước Mỹ,” bởi vì nó đã khẳng định việc lấy màu“da trắng” che lấp
cả quyền công dân hợp pháp, quyền cá nhân, và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật của người da đen.
The Wilmington insurrection of 1898, also known as
the Wilmington massacre of 1898 or the Wilmington race riot of 1898,
occurred in Wilmington, North Carolina
on November 10, 1898. It is considered a turning point in post-Reconstruction
North Carolina politics. The event initiated an era of
more severe racial segregation
and effective disenfranchisement of African Americans
throughout the South, a shift already underway since passage by Mississippi of a new constitution
in 1890, raising barriers to voter registration. Laura Edwards wrote in Democracy
Betrayed (2000): "What happened in Wilmington became an affirmation of
white supremacy not just in that one city, but in the
South and in the nation as a whole", as it affirmed that invoking
"whiteness" eclipsed the legal citizenship, individual rights, and equal protection under the law
of blacks.
Hết Chương V