Ba nhà thơ miền Trung tây nước Mỹ sinh trưởng tại Illinois
và đều quan tâm về thân phận người thường dân ở miền này là Carl Sandburg, Vachel Lindsay, và
Edgar Lee Masters. Thơ của các thi sĩ này thường nói
về những cá nhân thầm lặng, không ai biết đến; nhóm nhà thơ nói trên phát kiến thuật làm thơ có thể được khá nhiều người đón nhận như thơ hiện thực với cách trình
bày sống động kịch tính. Họ là một phần của
miền Trung tây, thuộc trường phái Chicago, xuất hiện trước Thế chiến thứ nhất để đối lại với truyền thống vốn có từ lâu của dòng văn học bên bờ Đông
nước Mỹ. “Phong trào Phục Hưng Chicago” là một bước ngoặc lớn trong văn hóa Hoa kỳ.
Nó chứng minh rằng miền đất sâu trong
luc địa Mỹ đã trưởng thành.
Edgar Lee Masters
(1868-1950)
Đầu thế kỷ
20 Chicago đã là một thành phố có tầm vóc lớn. Là nơi có những phát kiến mới về ngành
kiến trúc và là nơi tập trung những bộ sưu tầm hội họa từ nhiều nơi trên thế giới, Chicago cũng là bản doanh của tờ Thơ Ca do Harriet Monroe làm chủ
biên, đây là tạp chí văn học quan trọng nhất thời
bấy giờ.
Trong số các
nhà thơ đương thời được nhiều người thích có Edgar Lee Masters, tác giả Tuyển Tập Thơ Sông Spoon (The Spoon River
Anthology, 1915) với phong cách
bình dân “không có vẻ thơ,” rất mới mẽ và cách diễn đạt chân thật về vấn đề tính
dục, với cái nhìn phê phán đối với đời sống trong làng, và đời sống nội tâm được tác giả hư cấu rất mãnh liệt vể người dân đời thường.
Tuyển Tập Thơ Sông Spoon là
tập hợp các bức tranh với những dòng chữ bình dân khắc trên bia mộ kể về đời
của từng người dân làng như lời họ nói. Đây là bức tranh về một làng quê qua lời của 250 người được
chọn ở đó, tiết lộ về những bí ẩn sâu kín nhất trong đời mình. Nhiều người là thân quyến của nhau, là thành
viên của khoảng 20 g̣ia đình nói về những thất bại và mơ ước của minh qua những đoạn độc thoại bằng thể thơ tự do rất hiện đại khiến người đọc phải ngạc nhiên.
Carl Sandburg
(1878-1967)
Một người bạn nói với tôi như sau: “ Cố gắng viết ngắn gọn về Carl Sandburg
cũng giống như cố hình dung toàn bộ thắng cảnh Grand Canyon thông qua một bức hình đen
trắng.” Là nhà thơ, sử gia, người viết
tiểu sử, tiểu thuyết gia, nhạc sĩ và người viết nghị luận, vốn là con một người thợ rèn cho hỏa xa, Sandburg dã là tất
cả những gì được nêu trên đây, và ông còn làm nhiều hơn thế nữa. Là nhà báo nhưng ông đã viết một quyển tiểu sử đồ sộ về Abraham Lincoln, và tác phẩm này đã trở
thành mộ̣t trong những sách kinh điển của thế kỷ 20.
Đối với nhiều người, Sandburg là Walt Whitman thuộc thời sau. Ông đã viết những bài thơ yêu nước nói về thành thị để lại nhiều ấn tượng, với các
chủ đề khác nhau, thi ca dân gian (ballad) với vần điệu đơn giản như lời trẻ thơ. Ông đi nhiều nơi để đọc thơ và ghi âm
thơ của ông, giọng trầm bổng du dương ngọt ngào như hát. Ông rất khiêm
tốn dù đã nổi tiếng khắp cả nước. Có
lần ông nói, trong đời ông chỉ muốn “không bị vào tù…được ăn đúng bữa…được in
ra những gì mình viết…chút tình yêu trong gia đình…chút tình cỏn con đó đây trải
khắp cảnh vật nước Mỹ… và ngày ngày được ca hát.”
Một thí dụ
hay về các chủ đề ông viết và về phong cách giộng Walt Whitman của ông là bài thơ
“Chicago” (1914):
Đồ Tể Giết Heo cho Thế giới,
Thợ Làm Dụng
Cụ, Thợ Chất Lúa Mì,
Kẻ Chơi Tàu Hỏa và
Người Xử Lý
Hàng Hóa cho Quốc Gia,
Mạnh bạo,
hung hãn, ồn ào,
Thành phố
Vai U Thịt Bắp….
Vachel Lindsay (1879-1931)
Mỗi khi Richard Cory xuống phố
“Richard Cory,” cùng các tác phẩm Martin Eden, Bi Kịch Nước Mỹ và Gatsby Vĩ Đại, là lời cảnh báo mạnh mẽ về huyền thoại thành công được thổi phồng, một huyền thoại đã hoành hành nước Mỹ trong thời đại của những nhà triệu phú.
Vachel Lindsay (1879-1931)
Vachel Lindsay là người ca ngợi thường dân ở tỉnh nhỏ
miền Trung tây, và là người sáng tạo ra những vần thơ mạnh mẽ, đầy vần điệu được
viết ra để đọc lên cho khán giả nghe. Tác
phẩm của ông là một gạch nối lạ lùng giữa một bên là thơ ca dân gian, như những
bài ca Phúc âm Thiên Chúa giáo và sân khấu ca nhạc kịch dân gian (đại nhạc hội/vaudeville),
và bên kia là thi pháp hiện đại ở trình độ cao. Là một người chuyên đọc thơ rất được ái mộ vào
thời đại của ông, việc Lindsay đọc thơ trước công chúng đã dự báo phong trao đọc thơ “Beat” có đệm nhạc Jazz của thời kỳ sau đệ nhị thế chiến.
Để quảng bá thi ca đến quần chúng, Lindsay phát triển cái ông gọi là “sân khấu ca nhạc kịch dân gian nâng cao ” (vaudeville), dùng âm
nhạc và vần điệu mạnh mẽ. Bài thơ nổi tiếng
của ông tựa đề “Xứ Congo,” (1914) bị
xem là phân biệt chủng tộc theo tiêu chuẩn ngày nay, chào mừng lịch sử Phi châu
bằng cách pha trộn âm nhạc, thi ca và lời ca tiếng hát với nhau. Đồng thời, ông cũng bất tử hóa những nhân vật
trong bức tranh lịch sử Mỹ như Abraham Lincoln (“ Abraham Lincoln Đi Bộ Nửa Đêm”), và John Chapman (“Johnny Appleseed”) * và qua đó ông thường kết hợp sự kiện thật với huyền thoại.
Edwin Arlington
Robinson (1869-1935)
Edwin Arlington Robinson là nhà thơ Mỹ nổi tiếng nhất vào
cuối thế kỷ 19. Giống như Edgar Lee
Masters, ông được biết đến qua các bài thơ ngắn mai mỉa qua đó ông đào sâu tìm
hiểu cá tính của những nhân vật đời thường.
Khác với Masters, ông dùng âm vận truyền thống. Thị trấn Tilbury hư cấu của ông,
giống sông Spoon của Masters, có những người sống một cuộc đời thầm lặng và tràn trề
thất vọng.
Một vài bài thơ trong số những độc thoại độc đáo nổi tiếng
nhất của Robinson là “Luke Havergal”
(1896), nói về một người bị phụ tình, “Miniver
Cheevy” (1910), chân dung một người mơ mộng lãng mạn, và “Richard
Cory” (1896), bức tranh buồn về một người giàu có nhưng lại tự kết liễu đời mình.
Mỗi khi Richard Cory xuống phố
Bọn chúng
tôi đứng bên đường nhìn anh
Anh quả là
một người lịch lãm từ đầu đến chân
Anh thích sạch sẽ, người mảnh mai tựa ông hoàng
Và áo quần anh mặc lúc nào cũng nhã nhặn đơn giản
Anh ăn nói
luôn luôn nhân hậu
Khi anh cất
tiếng “Chào buổi sáng an lành,” ai nghe cũng thấy rộn ràng trong lòng
Anh sáng ngời mỗi khi đi qua.
Anh giàu có –vâng,
anh giàu hơn cả vua
Anh được ăn
học ở những trường tốt ai cũng ngưỡng mộ
Tóm lại, bọn
chúng tôi nghĩ anh là tất cả những gì chúng tôi mơ ước được như anh.
Thế rồi chúng
tôi tiếp tục làm việc, chờ đến lúc lên đèn
Chúng tôi khong có thịt mà ăn, và chưởi rủa bánh mì mốc meo
Rồi một đêm
hè tĩnh lặng
Richard Cory đi về nhà và cho viên đạn ghim vào đầu mình.
“Richard Cory,” cùng các tác phẩm Martin Eden, Bi Kịch Nước Mỹ và Gatsby Vĩ Đại, là lời cảnh báo mạnh mẽ về huyền thoại thành công được thổi phồng, một huyền thoại đã hoành hành nước Mỹ trong thời đại của những nhà triệu phú.
(Còn tiếp)
-----
*John Chapman, được nhiều người biết với tên Johnny Appleseed, là nhà trồng cây ươm giống tiên phong ngườ̀i Mỹ đã giúp phổ biến cây táo đến các tiểu bang Pennsylvania, Ontario, Ohio, Indiana, và Illinois, và các quận phía bắc tiểu bang West Virginia ngày nay.
John Chapman, better known as Johnny Appleseed, was an American
pioneer nurseryman who introduced apple trees to large parts of
Pennsylvania, Ontario, Ohio, Indiana, and Illinois, as well as the
northern counties of present-day West Virginia.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.