Friday, December 11, 2020

Chương VIII: Văn Xuôi Mỹ 1945-1990: Chủ Nghĩa Hiện Thực và Văn Xuôi Thử Nghiệm --Phần 2

Lillian Hellman (1906-1984)
Giống như Robert Penn Warren, quan điểm về đạo đức của Lillian Hellman được định hình nhờ miền Nam.  Thời thơ ấu bà sống chủ yếu tại New Orleans.  Những vở kịch bà viết được công chúng ngưỡng mộ mổ xẻ các hình thức trá hình của quyền lực và các kiểu lạm quyền. Trong vở Giờ Của Trẻ Em/The Children’s Hour (l934) một đứa bé gái biết sai xử người khác làm theo ý mình đã tàn hại cuộc đời hai nữ giáo viên bằng cách nói với mọi người rằng họ là những người đồng tính luyến ái.  Vở kịch Những Chú Chồn Nhỏ/The Little Foxes (1939) nói về một gia đình giàu có xưa ở miền Nam tranh chấp nhau về của thừa kế.  Vở kịch chống phát xít của Hellman tựa đề Canh Phòng Trên Sông Rhine/Watch on the Rhine (1941) được viết ra từ những chuyến đi Âu châu của bà vào những năm 1930.  Hồi ký của Hellman gồm Người Đàn Bà Không Toàn Vẹn: Hồi Ký/An Unfinished Woman: A Memoir (l969), và Hối Tiếc: Quyển Sách Chân Dung/Pentimento: A Book of Portraits (1973). Trong nhiều năm Hellman đã quan hệ thân thiết với nhà biên kịch tiếng tăm Dashiell Hammet, người đã sáng tạo nhân vật thám tử sành luật giang hồ Sam Spade được người Mỹ say mê trong thời Suy Thoái kinh tế (Great Depression).* Hemmet cũng đề xướng loại tiểu thuyết trinh thám thượng thặng tả chân sống sượng kiểu Mỹ: Chim  Ưng Đảo Malta/The Maltese Falcon (l930); Người Đàn Ông Gầy Guộc /The Thin Man (1934).
Giống như Arthur Miller, Heellman từ chối không tiết lộ danh tánh cho Ủy Ban Đặc Trách Các Hoạt Động Chống Mỹ, và cùng với Hemmet, có một thời gian tên bà bị ghi vào sổ đen (blacklisted), bị không thâu nhận làm việc trong các ngành vui chơi giải trí ở Mỹ). Những biến cố này được bà ghi lại trong hồi ký tựa đề Thời Vô Lại/Scoundrel Time (1976).

------
*https://www.fdrlibrary.org/great-depression-facts

 
Tennessee Williams (1911-1983)
Tennessee Williams, người Mississippi, là một trong số các nhân vật phức tạp hơn trên văn đàn nước Mỹ vào giữa thế kỷ 20.  Tác phẩm của ông xoáy vào những xúc cảm bị khơi dậy từ trong gia đình, chủ yếu là các gia đình miền Nam.  Ông được nhiều người biết đến qua văn thuật giàu điệp ngữ như ma thuật, cách dùng chữ giàu chất thơ miền Nam, qua bố̉i cảnh Gothic kỳ quái, và cách đi sâu tìm hiểu xúc cảm của con người theo kiểu Freud.  Là một trong số những nhà văn Mỹ đầu tiên sống không che dấu mình là người đồng tính luyến ái, Williams giải thích rằng những khao khát thèm muốn của các nhân vật đầy dằn vặt đều nói lên nỗi cô đơn của họ.  Các nhân vật ấy đã sống và gánh chịu nhiều đau khổ.
Williams viết hơn 20 vở kịch dài, nhiều vở là chuyện đời của tác giả.  Ông đạt đến đỉnh cao danh vọng khá sớm trong văn nghiệp của minh, khoảng những năm 1940, với vở Bộ̀ Sưu Tập Bằng Gương/The Glass Menagerie (1944) và Chiếc Xe Điện Mang Tên Khát Vọng/A Streetcar Named Desire (1949). Trong hơn 20 năm sau đó, không vở nào đạt được sự thành công và phong phú ý tưởng như hai vở trên.

Katherine Anne Porter (1890-1980)
Cuộc đời và sự nghiệp lâu dài của Katherine Anne Porter trải qua nhiều thập kỷ.  Thành công đầu tiên của bà với truyện ngắn "Judas Nở Hoa"/“Flowering Judas” (1929) lấy bối cảnh Mexico trong thời cách mạng.  Những truyện ngắn tuyệt vời của bà ra đời đã khiến bà trở thành nổi tiếng khi hé lộ một cách tinh tế đời sống riêng của mình.  Thí dụ truyện "Chuyện Cụ Bà Weatherall Bị Phụ Tình"/“The Jilting of Granny Weatherall” (1930) diễn tả những xúc cảm mạnh mẽ mộ̣t cách chính xác.  Bà thường diễn bày những kinh nghiệm thầm kín của phụ nữ và sự lệ thuộc của họ vào nam giới.

Văn phong trong truyện của Porter cho thấy bà chịu ảnh hưởng nhiều từ nhà văn sinh trường tại New Zealand Katherine Mansfield.  Các truyện ngắn của bà gồm "Judas Nở Hoa"/"Flowering Judas "(1930), "Rượu Trưa"/"Noon Wine" (1937), "Ngựa Xanh Xao, Người Cỡi Ngựa Xanh Xao."/"Pale Horse, Pale Rider" (1939), "Tháp Nghiêng "/"The Leaning Tower" (1944), và Tập truyện/ Collected Stories (1965). Vào đầu những năm 1960 bà cho ra đời một tiểu thuyết dài mang tính an du voi chu de muon thuo do la trach nhiem cua con nguoi voi nhau.  Voi tua de Chiec Tau Cho Nhung Ke Ngu/Ship of Fools (1962), truyen xay ra vao nhung nam 1930 tren mot chiec tau lon cho ca nguoi Duc thuong luu va nguoi Duc ty nan tron khoi nuoc Duc dang bi phat xit cai tri.  
Dù không là một nhà văn sáng tác nhiều, Porter vẫn ảnh hưởng mạnh đến các thế hệ nhà văn, trong đó có các nhà văn miền nam như Eudora Welty và Flannery O’Connor.  

Eudora Welty (1909-2001)
Sinh ra tạ̣i Mississippi trong một gia đình giàu có gốc miền bắc, Eudora Welty đượ̣c Robert Penn Warren và Katherine Anne Porter hướng dẫn bà vào nghề cầm bút.  Thật vậy, chính Porter đã viết lời giới thiệ̣u cho tập truyện ngắn đầu tiên của Welty tựa đề Bức Màn Màu Xanh Lục/A Curtain of Green (1941).  Welty xây dựng phong cách cho tác phẩm của bà theo khuôn mẫu của Porter, nhưng bà chú trọng nhiều hơn đến tính hài hước và kỳ đặc.  Giống như nhà văn miền nam cùng thời với bà là FlanneryO’Connor, Welty thường viết về những nhân vật không bình thường, lập dị và rất đặc biệt.
Mặc dù tác phẩm của bà có nét bạo động, nét dí dỏm của Welty về cơ bản vẫn đầy nhân tính và tích cực, như trong truyện ngắn "Tại Sao Tôi Sống Tại Bưu Điện"/“Why I Live at the P.O.” (1941) thường được đăng trong các văn tuyển, trong đó một cô con gái bướng bỉnh và độc lập đã dọn ra khỏi nhà để sống trong một bưu điện nhỏ.  Các tập truyện ngắn của Welty gồm Lưới Rộng/The Wide Net (1943), Những Quả Táo Vàng/The Golden Apples (1949), Cô Dâu Của Innisfallen/The Bride of the Innisfallen (1955), và Hồ Trăng (Nguyệt Hồ)/ Moon Lake (1980).  Welty cũng viết tiểu thuyết như Đám Cưới Miền Châu Thổ/Delta Wedding (1946), nói về một gia đình có điền trang trong thời hiện đại, và Cô Con Gái Của Người Lạc Quan/ The Optimist’s Daughter (1972).

Wednesday, September 16, 2020

Chương VIII: Văn Xuôi Mỹ 1945-1990: Chủ Nghĩa Hiện Thực và Văn Xuôi Thử Nghiệm --Phần 1

Khó có thể nói khái quát về truyện kể trong những thập niên sau đệ nhị thế chiến vì nó rất phong phú, đa dạng.  Nó lại được thổi một luồng sinh khí từ các trào lưu quốc tế như chủ nghĩa hiện sinh của Âu châu, chủ nghĩa hiện thực thần bí của châu Mỹ La tinh, trong khi đó kỷ nguyên điệ̣n tử đã đem lạ̣i cả một ngôi làng toàn cầu cho văn nghệ sĩ.  Những từ ngữ được nói trên màn hình TV đem lại sự sống mới cho truyền thống truyền khẩu.  Các thể loại truyện kể bằng ngôn ngữ nói (truyền khẩu), truyền thông và văn hóa quần chúng ngày càng à̉nh hưởng truyện kể.
Trong quá khứ văn hóa của tầng lớp thượ̣ng lưu ảnh hưởng văn hóa quần chúng qua vị thế và vai trò gương mẫu của nó; trong những năm sau chiến tranh ở Mỹ mọi việc chừng như xảy ra ngược lại.  Những nhà văn nghiêm túc như Thomas Pynchon, Joyce Carol Oates, Kurt Vonnegut, Jr., Alice Walker, va E.L. Doctoro vay mượnn và bình giải các tranh biếm họa, phim ảnh, thời trang, ca nhạc và lịch sử truyền khầu.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta coi thường nền văn học này: Các nhà văn Mỹ đều đặt vấn đề rất nghiêm túc, nhiều vấn đề mang tính siêu hình.  Nhà văn trở nên có ý tưởng rất mới lạ, tự ý thức và suy niệm về mình.  Họ thường cho khuôn mẫu truyền thống không còn hữu hiệu nữa và đi tìm sức sống từ chất liệu được quần chúng yêu thích rộng rãi.  Nói khác đi các nhà văn Mỹ trong những thập niên sau thế chiến đã phát triển một xúc cảm hậu hiện đại.  Việc tái cấu trúc quan điểm của các nhà văn hiện đại không đủ cho họ viết; nói đúng hơn, bối cảnh cho cách nhìn ̣(quan điểm) phải được cách tân.
Di Sản Hiện Thực và Những Năm Cuối Thập Niên 1940
Giống như hồi nửa đầu thế kỷ 20, tiểu thuyết nửa sau thế kỷ phản ảnh tính cách của mỗi thập niên.  Những năm cuối thập niên 1940 đã chứng kiến hậu quả của Thế chiến thứ hai và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
Thế chiến thứ hai cho nhà văn chất liệu chính để sáng tác: Norman Mailer (The Naked and the Dead,1948) và James Jones (From Here to Eternity, 1951), là hai nhà văn đã sử dụng chất liệu ấy hay nhất.  Cả hai đều dùng ngòi bút hiện thực rất gần với chủ nghĩa tự nhiên tăm tối; cả hai đều  cố gắng hết sức không ca ngợi chuyện bắn giết nơi chiến trường.  Điều này cũng đúng với tiểu thuyết Những Con Sư Tử Nhỏ/The Young Lions (1948) của Irwin Shaw. Herman Wouk, trong tác phẩm Vụ Nổi Loạn Trên Tàu Caine/ The Caine Mutiny (1951) cho thấy sai lầm của con ngườoi đều lộ rõ cả trong thời chiến lẫn trong đời sống dân sự.
Về sau Joseph Heller đã mô tả Thế chiến thứ hai bằng ngôn ngữ châm biếm và kỳ quặc qua tác phẩm Tiến Thoái Lưỡng Nan/Catch-22 (1961), nhuốm vẻ điên loạn.  Thomas Pynchon trình bày một trường hợp bí hiểm thật hay, qua cách nhạ́i lạ̣i và thay thế những cách trình bày thực tại khác (Cầu Vồng Của Trọng Lực/Gravity’s Rainbow,1973). Kurt Vonnegut,Jr. trở thành một trong những ánh đèn sáng chói của phái chống đối lại văn hóa đương thời suốt những năm đầu thập niên 1970, khi ông cho xuất bản tác phẩm Lò Sát Sinh Số Năm/Slaughterhouse-Five còn gọi là Cuộc Thập Tự Chinh Củả Trẻ Em/The Children’s Crusade (1969), một tác phẩm chống chiến tranh, nói về cuộc dội bom thành phố Dresden ở Đức, do lực lượng không quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai (mà Vonnegut đã nhìn thấy từ dưới đất khi bị bắt làm tù binh chiến tranh).
Những năm 1940 đã chứng kiến sự ra đời của một nhóm nhà văn mới, gồm nhà viết nghị luận kiêm văn và thơ Robert Penn Warren, nhà soạn kịch Arthur Miller, Lillian Hellman, và Tennessee Williams, các nhà văn viết truyện ngắn như Katherine Anne Porter, Eudora Welty. Ngoại trừ Miller ra, họ đều là người miền Nam.  Những nhà văn này đi sâu tìm hiểu thân phận cá nhân trong gia đình và cộng đồng, và họ chủ yếu nói lên sự quân bình giữa phát triển cá nhân và trách nhiệm cá nhân đối với tập thể của mình.
Robert Penn Warren (1905-1989)
Robert Penn Warren, một nhà văn thuộc nhóm Fugitives miền Nam, đã có một đời cầm bút sung mãn trải qua phần lớn thế kỷ 20.  Suốt đời ông quan tâm đến các giá trị dân chủ thể hiện qua bối cảnh lich sử.  Tác phẩm có ảnh hưởng lâu dài của ông là Tất Cả Những Người Đàn Ông Của Nhà Vua/ All the King’s Men (1946), tập trung nói một cách kín đáo mặt trái đen tối của giấc mơ Mỹ qua câu chuyện về sự nghiệp hào nhoáng nhưng nham hiểm của một chính khách tên Huey Long.
Arthur Miller (1915-2005)  
Nhà soạn kịch Arthur Miller sinh tại New York đạt đến đỉnh cao danh vọng với vở Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman vào năm 1949, một vở kịch nói về một người đàn ông đi tìm kiếm sự thành công và giá trị đời sống, nhưng chỉ thấy thất bại luôn xảy đến cho mình. với bối cảnh là gia đình của nhân vật có tên được nói đến trong tựa truyện Willy Loman, vở kịch dựa trên mối quan hệ cha con, vợ chồng. Vở kịch là tấm gương phản ảnh thái độ của nhà văn trong những năm 1940, là sự kết hợp phong phú giữa chủ nghĩa hiện thực pha lẫn chủ nghĩa tự nhiên, với những nhân vật được xây dựng kỹ lưỡng và toàn vẹn, nhấn mạnh giá trị cá nhân dù cá nhân ấy có thất bại hay lầm lỗi.  Vở Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman là một bản nhạc ca ngợi người thường dân mà nói như người vợ góa của Willy Loman trong lời ai điếu, chúng ta "phải lưu tâm."  Buồn bã và u ám, vở kịch cũng là một câu chuyện về những ước mơ.  Như một nhân vật đã nói một cách mỉa mai: " Một người bán hàng phải biết ước mơ, cậu bé ạ.  Ứơc mơ vốn đi liền với mảnh đất này mà."
Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman, một vở kịch lớn, chỉ là một trong số nhiều vở kịch Miller viết qua nhiều thập niên, bao gồm các vở Tất Cả Những Người Con Của Tôi/All My Sons (1947) và vở Vụ Xét Xử /The Crucible (1953).*  Cả hai đều mang tính chính trị.  Một vở lấy bối cảnh đương thời, vở kia có bối cảnh là thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh.  Vở đầu nói về một nhà sản xuất dù biết vẫn cho phép chuyển những bộ phận đã sản xuất có lỗi đến các nhà máy chế tạo máy bay dùng trong Thế chiến thứ hai, hậu quả là cái chết của nhiều phi công Mỹ.  Vở Vụ Xét Xử /The Crucible tả lại các lần xử tội phù thủy ở Salem (Massachusetts) vào thế kỷ 17 qua đó những người dân đến Mỹ định cư theo Thanh giáo bị xử tội chết oan uổng chỉ vì người ta gán cho họ tội là phù thủy.  Dù vậy, vở kịch mang một thông điệp--đó là những vụ "săn lùng phù thủy" nhằm vào những người dân vô tội quả là một lời nguyền rủa ở một xứ dân chủ-- và điều đó vẫn còn đúng trong thời đại vở kịch được đưa lên sân khấu, tức là vào đầu những năm 1950, khi có vụ thanh trừng chống cộng sản do thượng nghị sĩ Mỹ  Joseph McCarthy và những người khác cầm đầu đã phá hại đời sống của những người dân vô tội.  Một phần để đáp trả lại vở kịch Phán Xét /The Crucible, năm 1956 Miller bị gọi ra điều trần trước Ủy ban Đặc Trách Về Các Hoạt Động Phi Hoa Kỳ, và bị yêu cầu phải cung cấp tên những cảm tình viên với cộng sản.  Vì Miller từ chối không chịu đưa ra danh sách đó, ông bị kết tội khinh thường Quốc hội; khi ông khiếu nại, án đó bị hủy bỏ.  Một vở kịch về sau của Miller, vở Sự Cố Ở Vichy/Incident at Vichy (1964) nói về vụ hủy diệt người Do Thái ở Âu châu do Đức Quốc Xã và đồng lõa gây ra. Trong vở Cái Giá Phải Trả/The Price (1968) hai anh em cố chiến đấu để thoát khỏi gánh nặng của quá khứ.  Các vở kịch khác của Miller gồm hai vở kịch một màn tựa đề Danh Vong/Fame (1970) và Lý Do Vì Sao/The Reason Why (1970).  Những bài nghị luận của ông được đăng trong tập Những Tiếng Vọng Từ Hành Lang/Echoes Down the Corridor (2000); quyển tự truyện tựa đề Thời Gian Bóp Méo : Một Cuộc Đời/Timebends**: A Life ra đời năm 1987.

----
*
 
** 




Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống --Trường Phái Ngôn Ngữ, Thí Nghiệm, và Dạng Thức Mới

Trường Phái Ngôn Ngữ, Thí Nghiệm, và Dạng Thức Mới
Vào cuối thế kỷ 20 các hướng đi trong thi ca Mỹ bao gồm các Nhà Thơ Ngôn Ngữ liên hệ ít nhiều với tạp chí Temblor và Douglas Messerli, chủ biên tác phẩm Tuyển Tập Thơ "Ngôn Ngữ" (1987)Các nhà thơ này gồm: Bruce Andrews, Lyn Hejinian, Bob Perelman và Barrett Watten, tác giả quyển Cú Pháp Tổng Thể (1985), với các bài nghị luận.  Những nhà thơ này mở rộng ngôn ngữ  để bộc lộ tiềm năng của nó về cách diễn đạt khó hiểu, chia chẻ, và tự khẳng định trong sự hỗn loạn.  Mang tính mỉa mai và hậu hiện đại, họ phản đối lối "truyện kể về truyện kể"/metanarrative --ý thức hệ, giáo điều, ước lệ--và hoài nghi sự tồn tại của một thực tại siêu nghiệm.  Michael Palmer viết:

Đây là Thiên đường, một quyển sách mốc meo
Bị bỏ xó quá lâu trong nhà

Bài thơ "Ý Nghĩa Trầm Kha" (1983) của Bob Perelman bắt đầu thế này:

Vấn đề là sự kiện duy nhất.
Năm chữ cũng đủ để nói.
Bầu trời đen về đêm, thật hợp lý
Tôi, chút dư tàn phi lý...

Xem nghệ thuật và phê bình văn học tự nó mang nặng tính ý thức hệ, họ chống lại các dạng thức khép kín của chủ nghĩa hiện đại, chống lại đẳng cấp, sự hiển linh và ý tưởng siêu nghiệm, phân loại các hình thái văn học, văn bản kinh điển hoặc tác phẩm văn học được chấp nhận.  Thay vào đó, họ đề nghị các hình tái văn học mở và văn bản đa văn hóa.  Họ dung hợp hóa các hình ảnh thuộc văn hóa đại chúng và truyền thông và biến chúng thành kiểu mẫu.  Giống như thơ trình diễn, thơ ngôn ngữ thường chống lại việc diễn giải thơ và mời khán giả tham dự.
Thơ có khuynh hướng trình diễn/performance poetry --gồm những hoạt động thao tác ngẫu nhiên giống như kiểu thơ của tác giả John Cage, chơi jazz ngẫu hứng, trộn lẫn những hoạt động truyền thông, và chủ nghĩa siêu thực Âu châu-- đã ảnh hưởng nhiều nhà thơ Mỹ.  Trong số những tác giả được nhiều người biết đến có Laurie Anderson (1947-), tác giả quyển Nước Mỹ (1984), trong đó nhà thơ dùng phim, viedeo, ân thanh và âm nhạc, múa, và kỹ thuật của thời đại không gian.  Thơ âm thanh, nhấn mạnh giọng đọc và nhạc cụ, được các nhà thơ như David Antin (người biểu diễn ngẫu hứng thơ của mình) và các nhà thơ New York gồm George Quasha (chủ nhà xuất bản Station Hill Press), cố thi sĩ Armand Schwerner, và Jackson Mac Low.  Mac Low cũng từng viết loại thơ tạo hình hoặc thơ cụ thể, tức loại thơ có câu thơ tạo hình dùng cách sắp xếp chữ.
Thơ trình diễn/performance poetry của các sắc dân đi vào văn hóa chính thống cùng với nhạc rap trong khi trên toàn nước Mỹ trong suốt thập niên vừa qua, hình thái đọc và thưởng thức đánh giá thơ nơi công cộng /poetry slam --các cuộc thi đọc thơ tổ chức ở những phòng tranh nghiệp dư và quán sách văn-- đã trở thành cách tiêu khiển không tốn kém, vui tươi, lôi cuốn người tham gia.
Ngược lại nhóm này về mặt lý thuyết là những nhà thơ phái Dạng Thức Mới theo phong thái riêng của mình, chủ xướng trở về hình thái/form, âm thức/rhyme và tiết điệu/meter của thơ.  Các nhóm thi sĩ đều nhắm trả lời cùng một vấn đề --tính hài lòng tự mãn bình dân với hiện trạng, quá cẩn thận và tô bóng về âm thanh, thường là sản phẩm của các nhóm nhỏ học sáng tác thơ, quá nhấn mạnh về tình cảm riêng thay vì nói lên phản ứng công luận.
Phái Hình Thái có liên quan gắn bó với Nhà Xuất bản Story Line; Dana Gioia, một nhà thơ trở thành Chủ tịch Quỹ Kế Thừa Nghệ Thuật vào năm 2003; Philip Dacey và David Jauss, là những nhà thơ và chủ biên quyển Những Phương Cách Mạnh Mẽ: Thơ Mỹ Hiện Đại Theo Dạng Thức Truyền Thống/Strong Measures: Contemporary American Poetry in Traditional Forms (1986); Brad Leithauser; và Gjertrud Schnackenberg.  Hướng Đi Của Thi Ca: Tuyển Tập Văn Vần Có Âm Thức và Tiết Điệu Viết Bằng Tiếng Anh Kể Từ Năm 1975/An Anthology of Rhymed and Metered Verse Written in the English Language Since 1975 do tác giả Robert Richman biên soạn là hợp tuyển năm 1988.  Mặc dù những nhà thơ này bị lên án là đã quay về các chủ đề của thế kỷ 19, họ thường dùng cách nhìn và hình ảnh đương thời cùng với ngôn ngữ âm nhạc và các hình thái truyền thống theo quy củ*.
----- 

*Có hai hình thái thơ: hình thái "đóng"/"closed" (theo quy củ, khuôn mẫu cố định) gồm các bài thơ theo đúng số câu/lines, âm thức/rhyme, tiết điệu/meter, và khổ thơ/stanza; và hình thái "mở"/"open," gồm thơ ngẫu hứng/chance poetry, thơ Siêu thực/Surrealism, và thơ tự do/free verse, thử nghiệm nhiều thi thuật không theo truyền thống, tận dụng mọi khả năng có thể có của ngôn từ.

https://www.bbc.co.uk/bitesize/topics/zmbj382/articles/zhyp47h

https://www.poetrysoup.com/poems/chance

Thơ ngẫu hứng/chance poetry có thể dựa trên một văn bản gốc nào đó, rồi diễn bày cảm nghĩ theo ý muốn và tâm tư của nhà thơ qua cú pháp và hình ảnh lạ lùng, khác thường