Trường Phái Ngôn Ngữ, Thí Nghiệm, và Dạng Thức Mới
Vào cuối thế kỷ 20 các hướng đi trong thi ca Mỹ bao gồm các Nhà Thơ Ngôn Ngữ liên hệ ít nhiều với tạp chí
Temblor và Douglas Messerli, chủ biên tác phẩm
Tuyển Tập Thơ "Ngôn Ngữ" (1987)
. Các nhà thơ này gồm: Bruce Andrews, Lyn Hejinian, Bob Perelman và Barrett Watten, tác giả quyển
Cú Pháp Tổng Thể (1985), với các bài nghị luận. Những nhà thơ này mở rộng ngôn ngữ
để bộc lộ tiềm năng của nó về cách diễn đạt khó hiểu, chia chẻ, và tự khẳng định trong sự hỗn loạn. Mang tính mỉa mai và hậu hiện đại, họ phản đối lối
"truyện kể về truyện kể
"/metanarrative --ý thức hệ, giáo điều, ước lệ--và hoài nghi sự tồn tại của một thực tại siêu nghiệm. Michael Palmer viết:
Đây là Thiên đường, một quyển sách mốc meo
Bị bỏ xó quá lâu trong nhà
Bài thơ
"Ý Nghĩa Trầm Kha
" (1983) của Bob Perelman bắt đầu thế này:
Vấn đề là sự kiện duy nhất.
Năm chữ cũng đủ để nói.
Bầu trời đen về đêm, thật hợp lý
Tôi, chút dư tàn phi lý...
Xem nghệ thuật và phê bình văn học tự nó mang nặng tính ý thức hệ, họ chống lại các dạng thức khép kín của chủ nghĩa hiện đại, chống lại đẳng cấp, sự hiển linh và ý tưởng siêu nghiệm, phân loại các hình thái văn học, văn bản kinh điển hoặc tác phẩm văn học được chấp nhận. Thay vào đó, họ đề nghị các hình tái văn học mở và văn bản đa văn hóa. Họ dung hợp hóa các hình ảnh thuộc văn hóa đại chúng và truyền thông và biến chúng thành kiểu mẫu. Giống như thơ trình diễn, thơ ngôn ngữ thường chống lại việc diễn giải thơ và mời khán giả tham dự.
Thơ có khuynh hướng trình diễn/performance poetry --gồm những hoạt động thao tác ngẫu nhiên giống như kiểu thơ của tác giả John Cage, chơi jazz ngẫu hứng, trộn lẫn những hoạt động truyền thông, và chủ nghĩa siêu thực Âu châu-- đã ảnh hưởng nhiều nhà thơ Mỹ. Trong số những tác giả được nhiều người biết đến có Laurie Anderson (1947-), tác giả quyển Nước Mỹ (1984), trong đó nhà thơ dùng phim, viedeo, ân thanh và âm nhạc, múa, và kỹ thuật của thời đại không gian. Thơ âm thanh, nhấn mạnh giọng đọc và nhạc cụ, được các nhà thơ như David Antin (người biểu diễn ngẫu hứng thơ của mình) và các nhà thơ New York gồm George Quasha (chủ nhà xuất bản Station Hill Press), cố thi sĩ Armand Schwerner, và Jackson Mac Low. Mac Low cũng từng viết loại thơ tạo hình hoặc thơ cụ thể, tức loại thơ có câu thơ tạo hình dùng cách sắp xếp chữ.
Thơ trình diễn/performance poetry của các sắc dân đi vào văn hóa chính thống cùng với nhạc rap trong khi trên toàn nước Mỹ trong suốt thập niên vừa qua, hình thái đọc và thưởng thức đánh giá thơ nơi công cộng /poetry slam --các cuộc thi đọc thơ tổ chức ở những phòng tranh nghiệp dư và quán sách văn-- đã trở thành cách tiêu khiển không tốn kém, vui tươi, lôi cuốn người tham gia.
Ngược lại nhóm này về mặt lý thuyết là những nhà thơ phái Dạng Thức Mới theo phong thái riêng của mình, chủ xướng trở về hình thái/form, âm thức/rhyme và tiết điệu/meter của thơ. Các nhóm thi sĩ đều nhắm trả lời cùng một vấn đề --tính hài lòng tự mãn bình dân với hiện trạng, quá cẩn thận và tô bóng về âm thanh, thường là sản phẩm của các nhóm nhỏ học sáng tác thơ, quá nhấn mạnh về tình cảm riêng thay vì nói lên phản ứng công luận.
Phái Hình Thái có liên quan gắn bó với Nhà Xuất bản Story Line; Dana Gioia, một nhà thơ trở thành Chủ tịch Quỹ Kế Thừa Nghệ Thuật vào năm 2003; Philip Dacey và David Jauss, là những nhà thơ và chủ biên quyển Những Phương Cách Mạnh Mẽ: Thơ Mỹ Hiện Đại Theo Dạng Thức Truyền Thống/Strong Measures: Contemporary American Poetry in Traditional Forms (1986); Brad Leithauser; và Gjertrud Schnackenberg. Hướng Đi Của Thi Ca: Tuyển Tập Văn Vần Có Âm Thức và Tiết Điệu Viết Bằng Tiếng Anh Kể Từ Năm 1975/An Anthology of Rhymed and Metered Verse Written in the English Language Since 1975 do tác giả Robert Richman biên soạn là hợp tuyển năm 1988. Mặc dù những nhà thơ này bị lên án là đã quay về các chủ đề của thế kỷ 19, họ thường dùng cách nhìn và hình ảnh đương thời cùng với ngôn ngữ âm nhạc và các hình thái truyền thống theo quy củ*.
-----
*Có hai hình thái thơ: hình thái "đóng"/"closed" (theo quy củ, khuôn mẫu cố định) gồm các bài thơ theo đúng số câu/lines, âm thức/rhyme, tiết điệu/meter, và khổ thơ/stanza; và hình thái "mở"/"open," gồm thơ ngẫu hứng/chance poetry, thơ Siêu thực/Surrealism, và thơ tự do/free verse, thử nghiệm nhiều thi thuật không theo truyền thống, tận dụng mọi khả năng có thể có của ngôn từ.
https://www.bbc.co.uk/bitesize/topics/zmbj382/articles/zhyp47h
https://www.poetrysoup.com/poems/chance
Thơ ngẫu hứng/chance poetry có thể dựa trên một văn bản gốc nào đó, rồi diễn bày cảm nghĩ theo ý muốn và tâm tư của nhà thơ qua cú pháp và hình ảnh lạ lùng, khác thường
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.