Trong quá khứ văn hóa của tầng lớp thượ̣ng lưu ảnh hưởng văn hóa quần chúng qua vị thế và vai trò gương mẫu của nó; trong những năm sau chiến tranh ở Mỹ mọi việc chừng như xảy ra ngược lại. Những nhà văn nghiêm túc như Thomas Pynchon, Joyce Carol Oates, Kurt Vonnegut, Jr., Alice Walker, va E.L. Doctoro vay mượnn và bình giải các tranh biếm họa, phim ảnh, thời trang, ca nhạc và lịch sử truyền khầu.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta coi thường nền văn học này: Các nhà văn Mỹ đều đặt vấn đề rất nghiêm túc, nhiều vấn đề mang tính siêu hình. Nhà văn trở nên có ý tưởng rất mới lạ, tự ý thức và suy niệm về mình. Họ thường cho khuôn mẫu truyền thống không còn hữu hiệu nữa và đi tìm sức sống từ chất liệu được quần chúng yêu thích rộng rãi. Nói khác đi các nhà văn Mỹ trong những thập niên sau thế chiến đã phát triển một xúc cảm hậu hiện đại. Việc tái cấu trúc quan điểm của các nhà văn hiện đại không đủ cho họ viết; nói đúng hơn, bối cảnh cho cách nhìn ̣(quan điểm) phải được cách tân.
Di Sản Hiện Thực và Những Năm Cuối Thập Niên 1940
Giống như hồi nửa đầu thế kỷ 20, tiểu thuyết nửa sau thế kỷ phản ảnh tính cách của mỗi thập niên. Những năm cuối thập niên 1940 đã chứng kiến hậu quả của Thế chiến thứ hai và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
Thế chiến thứ hai cho nhà văn chất liệu chính để sáng tác: Norman Mailer (The Naked and the Dead,1948) và James Jones (From Here to Eternity, 1951), là hai nhà văn đã sử dụng chất liệu ấy hay nhất. Cả hai đều dùng ngòi bút hiện thực rất gần với chủ nghĩa tự nhiên tăm tối; cả hai đều cố gắng hết sức không ca ngợi chuyện bắn giết nơi chiến trường. Điều này cũng đúng với tiểu thuyết Những Con Sư Tử Nhỏ/The Young Lions (1948) của Irwin Shaw. Herman Wouk, trong tác phẩm Vụ Nổi Loạn Trên Tàu Caine/ The Caine Mutiny (1951) cho thấy sai lầm của con ngườoi đều lộ rõ cả trong thời chiến lẫn trong đời sống dân sự.
Về sau Joseph Heller đã mô tả Thế chiến thứ hai bằng ngôn ngữ châm biếm và kỳ quặc qua tác phẩm Tiến Thoái Lưỡng Nan/Catch-22 (1961), nhuốm vẻ điên loạn. Thomas Pynchon trình bày một trường hợp bí hiểm thật hay, qua cách nhạ́i lạ̣i và thay thế những cách trình bày thực tại khác (Cầu Vồng Của Trọng Lực/Gravity’s Rainbow,1973). Kurt Vonnegut,Jr. trở thành một trong những ánh đèn sáng chói của phái chống đối lại văn hóa đương thời suốt những năm đầu thập niên 1970, khi ông cho xuất bản tác phẩm Lò Sát Sinh Số Năm/Slaughterhouse-Five còn gọi là Cuộc Thập Tự Chinh Củả Trẻ Em/The Children’s Crusade (1969), một tác phẩm chống chiến tranh, nói về cuộc dội bom thành phố Dresden ở Đức, do lực lượng không quân Đồng Minh trong Thế chiến thứ hai (mà Vonnegut đã nhìn thấy từ dưới đất khi bị bắt làm tù binh chiến tranh).
Những năm 1940 đã chứng kiến sự ra đời của một nhóm nhà văn mới, gồm nhà viết nghị luận kiêm văn và thơ Robert Penn Warren, nhà soạn kịch Arthur Miller, Lillian Hellman, và Tennessee Williams, các nhà văn viết truyện ngắn như Katherine Anne Porter, Eudora Welty. Ngoại trừ Miller ra, họ đều là người miền Nam. Những nhà văn này đi sâu tìm hiểu thân phận cá nhân trong gia đình và cộng đồng, và họ chủ yếu nói lên sự quân bình giữa phát triển cá nhân và trách nhiệm cá nhân đối với tập thể của mình.
Robert Penn Warren (1905-1989)
Robert Penn Warren, một nhà văn thuộc nhóm Fugitives miền Nam, đã có một đời cầm bút sung mãn trải qua phần lớn thế kỷ 20. Suốt đời ông quan tâm đến các giá trị dân chủ thể hiện qua bối cảnh lich sử. Tác phẩm có ảnh hưởng lâu dài của ông là Tất Cả Những Người Đàn Ông Của Nhà Vua/ All the King’s Men (1946), tập trung nói một cách kín đáo mặt trái đen tối của giấc mơ Mỹ qua câu chuyện về sự nghiệp hào nhoáng nhưng nham hiểm của một chính khách tên Huey Long.
Arthur Miller (1915-2005)
Nhà soạn kịch Arthur Miller sinh tại New York đạt đến đỉnh cao danh vọng với vở Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman vào năm 1949, một vở kịch nói về một người đàn ông đi tìm kiếm sự thành công và giá trị đời sống, nhưng chỉ thấy thất bại luôn xảy đến cho mình. với bối cảnh là gia đình của nhân vật có tên được nói đến trong tựa truyện Willy Loman, vở kịch dựa trên mối quan hệ cha con, vợ chồng. Vở kịch là tấm gương phản ảnh thái độ của nhà văn trong những năm 1940, là sự kết hợp phong phú giữa chủ nghĩa hiện thực pha lẫn chủ nghĩa tự nhiên, với những nhân vật được xây dựng kỹ lưỡng và toàn vẹn, nhấn mạnh giá trị cá nhân dù cá nhân ấy có thất bại hay lầm lỗi. Vở Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman là một bản nhạc ca ngợi người thường dân mà nói như người vợ góa của Willy Loman trong lời ai điếu, chúng ta "phải lưu tâm." Buồn bã và u ám, vở kịch cũng là một câu chuyện về những ước mơ. Như một nhân vật đã nói một cách mỉa mai: " Một người bán hàng phải biết ước mơ, cậu bé ạ. Ứơc mơ vốn đi liền với mảnh đất này mà."
Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman, một vở kịch lớn, chỉ là một trong số nhiều vở kịch Miller viết qua nhiều thập niên, bao gồm các vở Tất Cả Những Người Con Của Tôi/All My Sons (1947) và vở Vụ Xét Xử /The Crucible (1953).* Cả hai đều mang tính chính trị. Một vở lấy bối cảnh đương thời, vở kia có bối cảnh là thời Mỹ còn là thuộc địa của Anh. Vở đầu nói về một nhà sản xuất dù biết vẫn cho phép chuyển những bộ phận đã sản xuất có lỗi đến các nhà máy chế tạo máy bay dùng trong Thế chiến thứ hai, hậu quả là cái chết của nhiều phi công Mỹ. Vở Vụ Xét Xử /The Crucible tả lại các lần xử tội phù thủy ở Salem (Massachusetts) vào thế kỷ 17 qua đó những người dân đến Mỹ định cư theo Thanh giáo bị xử tội chết oan uổng chỉ vì người ta gán cho họ tội là phù thủy. Dù vậy, vở kịch mang một thông điệp--đó là những vụ "săn lùng phù thủy" nhằm vào những người dân vô tội quả là một lời nguyền rủa ở một xứ dân chủ-- và điều đó vẫn còn đúng trong thời đại vở kịch được đưa lên sân khấu, tức là vào đầu những năm 1950, khi có vụ thanh trừng chống cộng sản do thượng nghị sĩ Mỹ Joseph McCarthy và những người khác cầm đầu đã phá hại đời sống của những người dân vô tội. Một phần để đáp trả lại vở kịch Phán Xét /The Crucible, năm 1956 Miller bị gọi ra điều trần trước Ủy ban Đặc Trách Về Các Hoạt Động Phi Hoa Kỳ, và bị yêu cầu phải cung cấp tên những cảm tình viên với cộng sản. Vì Miller từ chối không chịu đưa ra danh sách đó, ông bị kết tội khinh thường Quốc hội; khi ông khiếu nại, án đó bị hủy bỏ. Một vở kịch về sau của Miller, vở Sự Cố Ở Vichy/Incident at Vichy (1964) nói về vụ hủy diệt người Do Thái ở Âu châu do Đức Quốc Xã và đồng lõa gây ra. Trong vở Cái Giá Phải Trả/The Price (1968) hai anh em cố chiến đấu để thoát khỏi gánh nặng của quá khứ. Các vở kịch khác của Miller gồm hai vở kịch một màn tựa đề Danh Vong/Fame (1970) và Lý Do Vì Sao/The Reason Why (1970). Những bài nghị luận của ông được đăng trong tập Những Tiếng Vọng Từ Hành Lang/Echoes Down the Corridor (2000); quyển tự truyện tựa đề Thời Gian Bóp Méo : Một Cuộc Đời/Timebends**: A Life ra đời năm 1987.
----
*