Monday, September 6, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ. Phần 8: Thơ về Thiên Nhiên

Tân thế giới đã thu hút người Mỹ trong suốt thời kỳ cách mạng hồi cuối những năm 1700, khi đó Philip Freneau đề xướng việc ca ngợi cỏ cây cùng thú vật bản địa tại Mỹ châu như là cách định hình danh tính Mỹ.  Siêu nghiệm luận và khuynh hướng yêu chuộng nông nghiệp tập trung vào mồ́i liên hệcủa nước Mỹ với thiên nhiên vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Ngày nay các mối quan tâm về môi trường là nguồn hứng cho một loại thi ca Mỹ mãnh mẽ, chuyên nói về sinh thái.  Cố thi sĩ A.R. Ammons là ông tổ mới đây của loại thơ này, và các nhà thơ thổ dân/người da đỏ như cố thi sĩ James Welch và Leslie Marmon Silko không bao giờ đánh mất đi lòng kính trọng thiên nhiên.  Các nhà thơ đương thời bám rễ vào cách nhìn tự nhiên bao gồm Pattiann Rogers (1940 --) và Maxine Kumin ̣(1925--).  Rogers làm nổi bật lịch sử tự nhiên, trong khi Kumin viết về đời sống riêng của mình và việc nuôi ngựa ở nông trại với đầy xúc cảm.

Mary Oliver (1935--)  

Một trong những nhà thơ viết về thiên nhiên được ca ngợi nhất là Mary Oliver.  Là một nhà thơ dễ tiếp cận nhưng lại làm người đọc phải sững sờ, Oliver gợi lên những hình ảnh sinh động mạnh mẽ về cỏ cây và muôn thú.  Oliver sinh ra tại bang Ohio nhưng sống nhiều năm ở vùng New England, và thơ của bà, giống như thơ của Robert Frost, lấy cảm hứng từ phong cảnh đa dạng và bốn mùa thay đổi của vùng này.  Oliver tìm thấy ý nghĩa khi tiếp cận với thiên nhiên, tiếp nối truyền thống Siêu nghiệm luận của Henry David Thoreau và Ralph Waldo Emerson và sáng tác của bà nặng về mặt đạo đức.  Tác phẩm của Oliver gồm American Primitive (1983), New and Selected Poems (1992), White Pine (1994), Blue Pastures (1995), cùng các tiểu luận đăng trong The Leaf and the Cloud (2000).

Đối với Oliver, không một sự kiện thiên nhiên nào quá nhúng nhường khiêm tốn đến độ không cho chúng ta những cái nhìn sâu thẳm vào bên trong, hay là cái mà Emerson gọi là "những sự kiện tâm linh," như qua bài thơ "Con Rắn Đen" (1979) của bà.  Mặc dù người phát ngôn trong bài thơ, tức người lái chiếc xe hơi, chỉ được nhắc đến kín đáo qua cái chết của con rắn, bà dừng lại và nhặt xác con rắn ra  khỏi con lộ --một nghĩa cử tôn trọng.  Bà xem con rắn như "người anh em bị chết," dù nó là một con vật thường bị gán cho những tính cách xấu xa, và bị nói đến một cách tiêu cực qua sự chết và Phúc Âm Kinh Thánh, và bà trân quý vẻ đẹp sáng bóng của nó.  Con rắn dạy cho bà về cái chết, nhưng nó cũng dạy bà về sự khởi đầu hay làm mới lại và niềm vui trong cuộc sống, và bà lái xe đi tiếp, vừa nghĩ về "ánh sáng nằm giữa từng tế bào" mời gọi mọi sự sống được tạo dựng "hãy hướng tới trước/hân hpoan suốt mùa xuân"-- luôn luôn không hề biết chúng ta sẽ kết thúc cuộc đời mình ở đâu.  Lời kêu gọi hãy tập trung vào giây phút hiện tại (carpe diem) là lời mời gọi chúng ta hãy ý thức hân hoan và sâu sắc hơn

   

 

 

Khi con rắn đen Lấp lánh trên con lộ buổi sáng Và chiếc cam nhông không thể lách tránh nó Cái chết, chuyện xảy ra như thế. Giờ đây nó nằm cuộn lại, vô dụng Như bánh xe đạp cũ. Tôi dừng xe hơi Đem xác con rấn bỏ vào bụi cây Nó trông đẹp và lấp lánh Như chiếc roi da thắt bím, Nó đẹp và yên lặng Như người anh quá cố Tôi để nó nằm dưới những chiếc lá Rồi tôi lái tiếp, suy nghĩ Về cái chết: đột ngột, Gánh nặng khủng khiếp, Chắc chắn rồi sẽ đến. Nhưng Bên dưới lý trí là đốm lửa tươi sáng hơn Mà xương luôn luôn thích Đó là câu chuyện về cái may mắn vô cùng Nói với quên lãng: không phải tôi! Đó là ánh sáng nằm chính giữa từng tế bào Đó là cái đã gởi con rắn đến đây nằm cuộn mình trườn ra phía trước Suốt mùa xuân len lỏi qua những chiếc lá xanh Trước khi ra đến con lộ. Trước khi ra đến con lộ. Thơ của Oliver tìm thấy đủ cách để ca ngợi sự kiện đơn giản mà siêu nghiệm khi được sống. Trong bài thơ “Con chim ruồi dừng lại nơi dây hoa loa kèn” (1992), bà nhắc nhở chúng ta rằng phần lớn hiện hữu là “chờ đợi và hồi tưởng,” vì phần lớn thời gian trên thế giới nàymặt , “chúng ta “không có ở đây,/chưa ra đời, hoặc đã chết.” Nhiều bài thơ của Oliver, như bài “Poppies” (1991-1992) khiến người đọc lập tức nhớ ngay đến cố thi sĩ James Wright. Bài thơ bắt đầu với việc mô tả những cánh hoa màu cam xoè to đong đưa/ trước gió, trọn cả vườn hoa nhô cao.” Bài thơ kết thúc với lời trêu nhạo cái chết “: “Ngươi làm gì được/ nó? –đêm xanh sâu thẫm.”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.