Wednesday, April 20, 2022

Ocean Vương

https://www.youtube.com/watch?v=kx-MgYJmMmg

Ocean Vuong's Brief But Spectacular Take on grief and language

Apr 5, 2022

"Time Is a Mother" is Ocean Vuong's second collection of poems being released this week. A winner of major literary prizes and a MacArthur Fellowship, Vuong searches for life among the aftershocks of his mother’s death. He shares his brief But Spectacular Take on "reclaiming language for joy" as part of our arts and culture series, "CANVAS."

https://www.youtube.com/watch?v=9OZIwsk9cAM

 

Ocean Vuong on War, Sexuality and Asian-American Identity | Amanpour and Company

Dec 24, 2019

 

https://www.youtube.com/watch?v=sb73479UDW8

The New Salon: Ocean Vuong in Conversation with Darin Strauss

Dec 19, 2019

Ocean Vuong’s debut novel, On Earth We're Briefly Gorgeous, was published by Penguin Press in June 2019. He is also the author of the poetry collection, Night Sky with Exit Wounds, a New York Times Top 10 Book of 2016, winner of the T. S. Eliot Prize, the Whiting Award, the Thom Gunn Award, and the Forward Prize for Best First Collection. A Ruth Lilly fellow from the Poetry Foundation, his honors include fellowships from the Lannan Foundation, the Civitella Ranieri Foundation, The Elizabeth George Foundation, The Academy of American Poets, and the Pushcart Prize. He received his MFA from the NYU Creative Writing Program. Vuong is currently the Artist-in-Residence at the Asian/Pacific/American Institute at NYU. Hosted by NYU Creative Writing Program Faculty member and National Book Critics Circle Award winner Darin Strauss. Co-sponsored with the Asian/Pacific/American Institute at NYU.

https://www.youtube.com/watch?v=EaUK9-rU_Lo

 

Vietnamese American poet contemplates his personal ties to the war

May 3, 2016

 

https://www.umass.edu/englishmfa/member/ocean-vuong

Ocean Vuong

Associate Professor

Ocean Vuong is the author of The New York Times bestselling novel, On Earth We're Briefly Gorgeous, out from Penguin Press (2019) and forthcoming in 31 languages. A recipient of a 2019 MacArthur "Genius" Grant, he is also the author of the critically acclaimed poetry collection, Night Sky with Exit Wounds, a New York Times Top 10 Book of 2016, winner of the T.S. Eliot Prize, the Whiting Award, the Thom Gunn Award, and the Forward Prize for Best First Collection. A Ruth Lilly fellow from the Poetry Foundation, his honors include fellowships from the Lannan Foundation, the Civitella Ranieri Foundation, The Elizabeth George Foundation, The Academy of American Poets, and the Pushcart Prize.

Vuong's writings have been featured in The AtlanticHarpersThe NationNew RepublicThe New YorkerThe New York TimesThe Village Voice, and American Poetry Review, which awarded him the Stanley Kunitz Prize for Younger Poets. Selected by Foreign Policy magazine as a 2016 100 Leading Global Thinker, alongside Hillary Clinton, Ban Ki-Moon and Angela Merkel, Ocean was also named by BuzzFeed Books as one of “32 Essential Asian American Writers” and has been profiled on NPR’s “All Things Considered,” PBS NewsHour, Teen VogueInterviewPoets & Writers, and The New Yorker.

Born in Saigon, Vietnam, he lives in Northampton, Massachusetts.

Research Areas

Contemporary and 20th Century Poetry
Global Literary Theory
19th Century American Literature
Asian American/Diasporic Studies
Queer/LGBTQ Literature
Narratology
Hybrid/Intergenre Poetries 
Nonfiction and the Personal Essay

Courses Recently Taught

A Myriad Consciousness: the hybrid, its tradition, innovations and radical possibilities

In this class, we will examine possibilities in textual and formal hybridity, paying close attention to how this nascent yet rich lineage of writing blurs, disrupts, and alters the boundaries of genre-making. What happens when a piece of writing challenges the preconceived parameters of its genre, rendering itself elusive, amorphous, and yet still insisting on its value as a means of intellectual and emotional discovery? What uses are genre labels, and can these terms be modified alongside the development of inter-genre futures?

How does a poet's own hybridity in epistemology, culture, class, race, gender and sexuality relate to or inform her formal enactments? We will read both the trailblazers and newcomers to the form, as well as try our own hand at creating a hybrid text that surprises, challenges, and confronts our own notions of what a "poem" should or should not be, and how those notions can change. The goal, in the end, is to expand and enlarge our ontological knowledge of "genre" and the potentialities therein through careful reading, compositional imitation, and rigorous discussion. Writers explored might include Theresa Hak Kyung Cha, Bhanu Kapil, Marguerite Duras, Etel Adnan, Sam Ace, Joe Brainard, William Carlos Williams, Matsuo Bashō, Arthur Rimbaud, Aimé Césaire, Jean Toomer, Anne Carson, Maggie Nelson,Lyn Hejinian, Ben Lerner, Bernadette Mayer, Fred Moten, Cathy Park Hong, C.S Giscombe, Chen Chen, Ilya Kaminsky, C.D. Wright, among others.

Broken Bootstraps: how class, labor, and poverty inform lasting innovative traditions in Modern Poetics

“Storytelling,” writes Walter Benjamin, “as it has long flourished in the world of manual labor—rural, maritime, then urban—is itself a form of artisanal labor…The storyteller’s traces cling to a story the way traces of the potter’s hand cling to a clay bowl.”

Benjamin goes on to demarcate class lines between storytelling—in the oral and epic poetry traditions—and the book, whose flourishing he credits to the middle class. Indeed, despite the early promise of the printing press to democratize reading and access to books, the cost, in both production and time, has historically limited the determination of literary values to the upper middle class, often leaving working class concerns outside of canonical hegemony. However, as we will explore in this course, writers of working class backgrounds (from the 19th century to the present) have continued to experiment, even play (with pleasure, surprise and joy), around and through these constrictions, producing a vanguard of formal, theoretical, and critical contributions that have culminated in a wealth of textual innovations rooted in alterity.

More so, we will examine, question and explore how labor, race, access and economic disparities inform how these poets build lasting praxi that are capacious to these concerns as well as that of their respective communities. The writers explored will be defined as those coming from, practicing in, or writing on working class issues, although these definitions will likely change as the class develops. Writers might include: Walter Benjamin, Gwendolyn Brooks, Sarah Ahmed, Cynthia Cruz, Eduardo C. Corral, C.S Giscombe, Reginald Shepherd, Lorine Niedecker, Lucille Clifton, CA Conrad, Mark Nowak, Janet Zandy, Yusef Komunyakaa, Somlaz Sharif, Amiri Baraka, Denis Johnson, Li-Young Lee, Kim Hyesoon, Jericho Brown, Ai, Arthur Rimbuad, Rigoberto Gonzalez, Robert Hayden, John Wieners.

Imaginative Writing: Poetry — Praxis, Place, and Origin

This weekly studio workshop is built around developing (via deep, slow, and rigorous close reading) the art and act of recognition in relation to the reading and writing of verse. We will expand and nurture a lexicon for examining, complicating, and thinking about how poems work and thrive, not only as crafted objects, but also in relation to the contexts they seek to explore and the questions and issues they raise. Our main task is to learn how to recognize a poem’s unique goals and ambitions, and then cater our critique according to those objectives, becoming both better readers and writers en route. In this way, there are no overarching rules that can apply to any specific poem, but rather, each piece will receive idiosyncratic responses in relation to its aspirations.

Additionally, this class places heavy emphasis on the development of your practice and methods as an artist, which will help lay the vital foundation for a long, sustained, and enriching life of writing and thinking that hopefully extends far beyond the MFA.

https://www.umass.edu/englishmfa/member/ocean-vuong

Personal Website

 South College

 Office Hours

By appointment 

https://nguoidothi.net.vn/ocean-vuong-toi-viet-de-hieu-than-phan-con-nguoi-33364.html

Ocean Vuong: “Tôi viết để hiểu thân phận con người”

 10:24 | Thứ năm, 24/02/2022  

LTS: Ocean Vuong (tên khai sinh - năm 1988 - là Vương Quốc Vinh), là nhà thơ, nhà viết luận văn và tiểu thuyết người Mỹ gốc Việt. Anh là tên tuổi nổi bật trong văn chương tiếng Anh thời gian gần đây với hai giải thưởng lớn: Giải T.S Eliot (giải dành cho một tác phẩm đầu tay viết bằng tiếng Anh của bất kỳ quốc gia nào) năm 2017 cho tập thơ "Night Sky with Exit Wounds" và Giải của Chương trình MacArthur Fellows (giải mang tính đầu tư cho một số công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ vì sự cống hiến độc đáo trên con đường sáng tạo, thường được gọi là “Giải Thiên tài”) năm 2019 cho cuốn tiểu thuyết đầu tay "On Earth We’re Briefly Gorgeous".

Hai tác phẩm này đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, mang tên "Trời đêm những vết thương xuyên thấu" (Hoàng Hưng dịch, Phanbook liên kết xuất bản năm 2018) và "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" (Khánh Nguyên dịch, Nhã Nam liên kết xuất bản năm 2021).

Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn mà tác giả Ocean Vuong dành riêng cho Người Đô Thị, do Hoàng Hưng, cộng tác viên của Người Đô Thị, cũng là dịch giả của tập thơ "Night Sky with Exit Wounds" (Trời đêm những vết thương xuyên thấu) thực hiện. Độc giả sẽ đọc được những câu trả lời súc tích, thẳng thắn của một tác giả Mỹ tầm quốc tế cho những câu hỏi chứa đựng sự quan tâm của người đọc và cũng là của giới văn chương Việt Nam trong nước. 


Ocean Vuong: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà thơ, trước tiên là tôn trọng người đọc, chủ yếu vì họ quá đông không thể quy giản thành bất kỳ một loại nào."


Bạn đọc Việt Nam được biết đến anh chủ yếu qua tin tức trên báo chí về những thành công khác thường của một tác giả gốc Việt trên trường văn học quốc tế tiếng Anh. Những người yêu thơ thì biết anh qua bản dịch tiếng Việt tập Night Sky with Exit Wounds do NXB Hội Nhà Văn và Công ty Phanbook xuất bản năm 2018. Anh có thể cho biết cảm nghĩ của mình khi nhận được cuốn sách mang tên tiếng Việt: Trời đêm những vết thương xuyên thấu?

Trước hết, tôi xin cảm ơn ông vì đã làm việc chu đáo cho bản dịch này. Tôi cảm thấy thực sự biết ơn và tự hào vì lần đầu tiên chữ nghĩa của mình được dịch sang tiếng mẹ đẻ - và được dịch về một thể loại - thơ - mà tôi cảm thấy ruột rà nhất, đó là thêm một thắng lợi. Cầm trong tay tập thơ tiếng Việt, tôi đã cảm thấy tràn trề xúc động. Nó được gửi cho tôi ngay trước khi má tôi đau bệnh và sau đó qua đời, và bà đã có thể mở từng trang và lướt tay qua các dòng chữ, chầm chậm đọc thành tiếng, một thói quen mà bà giữ từ lớp tiểu học trong một trại mồ côi Công giáo ở ngoại thành Sài Gòn, nơi bà đã sống vài năm thời con gái. Tôi quan sát thấy má mình đọc cuốn sách của mình theo cái cách một cô học trò đọc sách giáo khoa và tôi đã phải quay người đi.

Quá nhiều thứ tình cảm - tự hào, khuây khỏa, và đau đớn mênh mang và hổ thẹn dâng lên trong ngực tôi cùng một lúc.

Đọc thơ, nhất là thơ từ một ngôn ngữ rất khác biệt với tiếng Việt, với lối diễn đạt khá phức tạp của thơ “hậu hiện đại”, thật không dễ dàng để người đọc Việt Nam nắm bắt được những gì ẩn sâu trong đó. Đây là những cảm nghĩ của người chuyển ngữ tiếng Việt về những bài thơ trong Night Sky with Exit Wounds: “Vuong có nói mình trèo từ vực sâu của đời sống lên thế giới của Thơ. Vực sâu ấy là cõi phức cảm của một số phận kỳ lạ. Số phận một đứa con của chiến tranh. Cuộc chiến mà đứa bé không hề biết nhưng mãi hiện thân trong con người của người mẹ “con lai” và những câu chuyện hằng ngày không thể dứt từ những người đàn bà trong gia đình. Số phận của đứa con mất cha từ tấm bé mà không sao biết lý do. Số phận của một di dân mang nặng quá khứ một đất nước lịch sử mang nhiều vết thương, một văn hóa xa lạ. Số phận của một người trẻ mang giới tính khác thường”. Tác giả có nhận xét gì về những cảm nghĩ ấy, và nhân đó xin anh vui lòng trực tiếp nói với bạn đọc Việt Nam những điều anh gửi gắm trong tập thơ.

Một điều tôi muốn nói và muốn nói cho rõ, nhân danh những người LGBTQ(1) ở khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam, rằng giới tính của chúng tôi không “khác thường”. Còn về mối liên quan của tôi với thơ, điều quan trọng phải nhớ là thơ, đặc biệt các anh hùng ca Illiad, Gilgamesh, Odyssey, Thần khúc(2), kể cả Truyện Kiều, và tất nhiên Dickinson(3) người viết những bài thơ hay nhất của mình trong thời gian cuộc nội chiến Hoa Kỳ, tất cả đều tập trung vào các đề tài chiến tranh và sự thiên di địa chính trị. Đó là môn nghệ thuật ngôn ngữ lâu đời nhất của chúng ta vốn hiển nhiên được thúc đẩy bởi khiếm khuyết lâu đời nhất của giống người chúng ta: sự hiếu chiến.

Tôi không viết để được đón nhận bởi bất kỳ quốc gia nào. Tôi viết để hiểu thân phận con người, để đi đến gần hơn những bí mật sâu xa trói buộc chúng ta một cách bản thể như một giống loài, bao gồm cả những khiếm khuyết của chúng ta.

Ocean Vuong

Vì vậy với những ai ngạc nhiên vì tôi đã chọn làm nhà thơ bất kể lịch sử gieo neo của gia đình mình, tôi sẽ cãi rằng, chừng nào còn những người lính trên thế giới này, thì còn các nhà thơ thiện lành, và cái nghề mà tôi đã chọn, mà tôi cảm thấy thực sự may mắn được dự vào, có lẽ là điều “bình thường” nhất có thể xảy ra.

Hơn nữa, tôi không thấy người đọc Việt Nam có gì khác về mặt trí óc so với người đọc khác trên khắp thế giới. Và tôi không bao giờ cho rằng thơ của tôi có gì khó đọc hơn cho một nhóm người đọc so với nhóm khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà thơ, trước tiên là tôn trọng người đọc, chủ yếu vì họ quá đông không thể quy giản thành bất kỳ một loại nào.

Tôi nghĩ rằng cuộc sống thì phức tạp, do đó một thi pháp nên tiến hóa theo những sự phức tạp ấy, và tôi tin người đọc sẽ tìm ra con đường của mình, ngay cả nếu như việc ấy có nghĩa là họ bị mất phương hướng. Mất phương hướng cũng có nghĩa, một cái nghĩa tương tự như sống. Bài thơ, không giống bài luận văn, nó giống thời tiết hơn, ta không phải “hiểu” nó - đúng như ta không cần phải hiểu mưa mới cảm thấy mưa. 


Ocean Vuong trong buổi giao lưu với độc giả ở Mỹ về cuốn tiểu thuyết On Earth We’re Briefly Gorgeous. Ảnh: Varon Panganiban


Trong nhiều bài thơ ở tập thơ nói trên, đặc biệt trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết đầu tay rất thành công On Earth We’re Briefly Gorgeous, nổi bật lên chủ đề: ảnh hưởng sâu nặng của người mẹ nông dân Việt Nam truyền thống và mù chữ, trong sự hình thành nhân cách của người con lớn lên và thành công ở Mỹ như một người Mỹ ưu tú. Đó có phải là nội dung mới lạ được đón chào trong nền văn học đương đại của Hoa Kỳ? Và cùng với nội dung ấy, là một giọng điệu, và những đặc trưng văn hóa khác lạ mang tính Việt đã được đón chào?

Xin nói rất thực là tôi không hề quan tâm đến việc não trạng chủ lưu của Mỹ “đón nhận” hay không “đón nhận” các đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Tôi không viết hay sáng tạo để cho người Mỹ đón nhận vì bản thân tôi là một người Mỹ. Tôi không thấy bản thân mình ở bên ngoài trí tưởng tượng Mỹ ngay cả nếu như có những lúc trí tường tượng Mỹ không nhìn thấy được tôi, không nhìn thấy được chúng ta. Nhưng nếu chúng ta phải sáng tạo nghệ thuật chỉ để được người Mỹ đón nhận (hay được bất kỳ ai đón nhận), và giả sử tôi cho rằng ông nói người Mỹ với ý nói người da trắng hay người Mỹ không có gốc Việt, thì điều ấy không có ý nghĩa gì hết. 

Tôi không viết để được đón nhận bởi bất kỳ quốc gia nào. Tôi viết để hiểu thân phận con người, để đi đến gần hơn những bí mật sâu xa trói buộc chúng ta một cách bản thể như một giống loài, bao gồm cả những khiếm khuyết của chúng ta. Xin trả lời câu hỏi của ông là tôi không bận tâm đến việc những người Mỹ khác nghĩ gì. Nếu họ không hiểu văn hóa Việt Nam - hoặc bị nó đẩy ra, thì họ phải chịu thua thiệt.


Ocean Vuong đối thoại văn chương với nhà văn Việt Thanh Nguyễn (người đã được vinh danh giải thưởng Pulitzer 2016 cho tiểu thuyết Cảm tình viên). Ảnh: Stephen Weppler


Từng có một nhận xét trên báo Mỹ: Thơ của Ocean Vuong đã “sửa đổi” tiếng Mỹ. Thật thú vị là việc “sửa tiếng Mỹ” lại được thực hiện bởi một người xuất thân trong một gia đình nhập cư mắc chứng “khó đọc” và bản thân tác giả cũng từng học tiếng Mỹ một cách vất vả, chậm muộn! Có thể nói: đóng góp về ngôn ngữ là đỉnh cao cuối cùng của một tác phẩm văn học. Giải T.S Eliot là sự ghi nhận có thẩm quyền về đóng góp của Ocean Vuong, một người gốc Việt, vào ngôn ngữ Anh. Có phải đó cũng là dấu ấn khẳng định sự lên ngôi của bộ phận văn học Hoa Kỳ, và văn học tiếng Anh nói chung, của người gốc Việt với những đặc trưng rõ rệt của nó? Nó có vị trí thế nào khi so sánh với bộ phận văn học Hoa Kỳ gốc China?

Một lần nữa, tôi thực sự không quan tâm đến việc so sánh bất kỳ nhóm người nào với nhóm người nào trong sự liên quan đến Mỹ. Tôi nghĩ rằng nghệ thuật châu Á và nghệ thuật Mỹ gốc Á sẽ tiến lên trôi chảy và mạnh mẽ hơn nhiều nếu chúng ta có thể loại bỏ cái tư duy lâu đời luôn đo giá trị bản thân thông qua sự so sánh với những nhóm người khác hay nước khác, và nhất là so sánh với nước Mỹ.

Việc đối chiếu những cái ta làm với tiêu chí đánh giá của người khác sẽ bảo đảm rằng nghệ thuật của ta luôn luôn thấp kém hơn tiêu chí đánh giá ấy, và do đó ta đánh mất sức mạnh tác động của mình. Và nếu như ta đánh mất sức mạnh tác động của mình, thì ta làm nghệ sĩ làm gì nhỉ? Hơn nữa, không thể so sánh văn học Mỹ gốc Việt với văn học Mỹ gốc China, vì mỗi tác giả là riêng biệt, với những thành tựu và những mối quan tâm, những ám ảnh cá nhân. So sánh chúng một cách thô thiển là giảm bớt giá trị của chúng theo những cách sẽ thay đổi và làm hại sự toàn vẹn của tác phẩm.  

Anh có dự tính một cuộc ra mắt bạn đọc Việt Nam, đọc thơ - văn của mình tại quê mẹ? Nếu có, anh hình dung sự kiện ấy sẽ diễn ra thế nào?

Tôi hy vọng như thế. Tôi có gia đình ở Gò Công, ở đó nấm mồ bà tôi nằm trong mảnh ruộng lúa của gia đình. Thật yêu thích nếu được trở lại kính lễ bà tôi, Lê Thị Bảy.

 

https://nguoidothi.net.vn/mot-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian-tieu-thuyet-dau-tay-cua-ocean-vuong-33075.html

'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' - tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vuong

 16:18 | Thứ tư, 29/12/2021  0

Nếu như tập thơ đầu tay “Trời đêm những vết thương xuyên thấu” (Night sky with exit wounds), lấy trung tâm là sự vắng mặt của người cha trong quá trình trưởng thành, thì cuốn tiểu thuyết "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong nhìn nhận vai trò của người mẹ và người bà, những người đã nuôi Vuong khôn lớn.

Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian được viết dưới dạng những bức thư của một người con trai gửi cho người mẹ không biết chữ. Nhân vật chính, Chó Con, khi đang ở độ tuổi ngoài hai mươi, kể lại cho mẹ những mẩu chuyện nhỏ, xen kẽ với những đoạn trữ tình ngoại đề, triết lý, và những bài thơ.

Cuốn sách kể câu chuyện đời không chỉ của Chó Con từ thuở ấu thơ đến lúc chớm trưởng thành, mà là cả ba thế hệ: từ bà, đến mẹ, đến cậu, một cuộc di cư kéo dài từ làng quê Việt Nam sang đất Mỹ. Chính ảnh hưởng từ họ – những người phụ nữ can trường, chai sạn, bị vắt kiệt bởi chiến tranh – đã hình thành nên xương sống của cuốn tiểu thuyết và đặt ra câu hỏi cốt lõi: chúng ta yêu thế nào sau bao đau thương?

Những bức thư khai quật lịch sử của một gia đình, đồng thời là chứng nhân cho tình yêu mãnh liệt không thể phủ nhận mà người mẹ đơn thân dành cho đứa con trai của mình.

A picture containing text, plant

Description automatically generated

Bìa cuốn "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" (On Earth we're briefly gorgeous) của Ocean Vuong . Sách do Nxb Hội nhà văn và Nhã Nam thực hiện và phát hành.

Cuốn sách là những trải nghiệm chấn thương sau chiến tranh được truyền qua nhiều thế hệ, những đau đớn khi trở thành một người tị nạn da vàng ở một quốc gia da trắng, nỗi tuyệt vọng do nghèo đói mang lại và nỗi khao khát được khẳng định giới tính kỳ lạ trong một nền văn hóa có nhiều hình phạt.

Là một đứa bé da vàng sống trong một quận phần đông da trắng, Chó Con ý thức rõ sự khác lạ của mình, cậu thường xuyên bị bắt nạt vì màu da, nhưng cũng tìm thấy sự an ủi ở những hàng xóm da màu, đi nhà thờ cùng với họ. Sống trong một quận phồn thịnh, Chó Con được chứng kiến những mặt tối, bạo lực, tuyệt vọng của người nghèo và người da màu Mỹ, với những bạo hành gia đình, chơi ma túy và chết vì sốc thuốc. Ngay cả trong gia đình cậu cũng có bạo lực, từ người mẹ kiệt quệ vì công việc nên thường trút bực tức và mệt nhọc xuống đứa con, và từ những ký ức chiến tranh, nhà cháy, người chết của bà ngoại, giờ đã dở điên dở tỉnh.

Nhưng đó cũng là một gia đình tràn ngập tình yêu, thứ tình yêu của những con người bấu víu vào nhau vì không còn ai. Chó Con, học tiếng Anh dưới sự chỉ dẫn của một cô giáo tận tình, đã trở thành người phiên dịch của gia đình, người trung gian khiến mẹ cậu hiểu được văn hóa Mỹ. Đến lượt mình, mẹ và bà dạy cậu cách kiên cường, nghị lực vượt lên hoàn cảnh, và cả con mắt nhìn nhận được cái đẹp của thế giới, dù là một cánh chim ruồi, một vạt hoa, hay một chiếc đầm trong cửa hàng. Thông qua các ký ức của mình và các câu chuyện kể về thời thơ ấu của cậu, mẹ và bà cũng truyền cho Chó Con một hình dung về đất nước Việt Nam, chủ yếu trong nghèo khó và khói lửa chiến tranh.

Có thể nói, khi vật lộn với niềm trăn trở về cuộc sống và với những giới hạn của ngôn ngữ, Ocean Vuong "cố gắng thoát ra" bằng cách viết. Ngôn ngữ của Vương bay bổng khi anh viết về cái đẹp, sự sống và tự do. Anh khẳng định rằng anh và mẹ sinh ra không phải từ chiến tranh như anh vẫn nghĩ, mà là từ cái đẹp. Câu chuyện kết thúc trong những suy tưởng của Vuong về cái đẹp và sự ngắn ngủi của cuộc đời:

“Con lại nghĩ về cái đẹp, về việc một số thứ bị săn đuổi bởi vì ta cho là chúng đẹp. Nếu đời sống một cá thể là quá ngắn ngủi, so với lịch sử hành tinh này, chỉ một cái chớp mắt, như người ta nói, vậy thì được rực rỡ, cho dù suốt từ ngày ta sinh ra đến ngày ta chết đi, là rực rỡ chỉ trong một thoáng ... Bởi vì hoàng hôn, như việc sống còn, chỉ tồn tại bên rìa sự biến mất của chính nó. Để rực rỡ, trước tiên mình phải được nhìn thấy, nhưng được nhìn thấy cũng tức là cho phép bản thân trở thành con mồi.”

Ocean Vuong giãi bày: “Tôi không muốn gọi cuốn sách này (Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian) là một câu chuyện bi kịch. Tôi nghĩ những câu chuyện hay nhất đều có buồn và vui sánh vai nhau - bởi cuộc sống chính là như thế.”


Ocean Vuong sinh năm 1988 ở Sài Gòn với tên Vương Quốc Vinh. Anh đã sáng tác thơ và ấp ủ mong muốn được làm nhà thơ từ những năm cấp 3, dần dần nhập vào giới thơ ca ở New York, rồi tiếp đó được nhận vào trường Brooklyn College thuộc Đại học thành phố New York.

Hiện nay, Ocean Vuong tham gia giảng dạy chuyên ngành sáng tác ở trình độ Thạc sĩ nghệ thuật (MFA) ở trường Đại học Massachusetts Amherst.

Các đề tài chính trong sáng tác của Ocean Vuong là gia đình (mẹ, bà, ông ngoại), lịch sử, căn tính màu da, căn tính tính dục, căn tính nhà thơ và quan hệ của mình với ngôn ngữ, bạo lực, cảnh nghèo, ma túy và những hệ lụy của nó…

T.Văn

https://nguoidothi.net.vn/tho-ocean-vuong-12524.html

Thơ Ocean Vuong

 13:18 | Thứ sáu, 02/02/2018  0

Phản chiếu hậu quả chiến tranh đối với 3 thế hệ, tập thơ đầu tay của chàng trai 29 tuổi được nhà phê bình của báo Observer mô tả là “một đường dẫn cho ta tới cuộc sống trong đó bạo lực và sự thanh tao đụng độ với nhau”.

Chủ tịch hội đồng giám khảo Bill Herbert gọi tác phẩm này là “sự khởi đầu chắc chắn một cách thuyết phục, sự tới đích rõ rệt của một giọng nói quan trọng”… “Có một sức mạnh không thể tin nổi trong câu chuyện… có bí mật nằm sâu trong cuốn sách nói về cái nghiệp truyền qua các thế hệ, kẻ di dân chấm dứt quan hệ với quá khứ của mình, với người cha và với tính dục của mình. Tất cả thể hiện rõ trong việc xây dựng hình ảnh thật khác thường. Cách nhìn thế giới của cuốn sách thật đáng kinh ngạc”.

A person taking a selfie

Description automatically generated with medium confidence

Ocean Vuong (sinh năm 1988) là nhà thơ và nhà viết luận văn người Mỹ gốc Việt, người vừa đọat giải Thơ TS Eliot của Vương quốc Anh năm 2017 cho tập thơ đầu tay “Night Sky and Exit Wounds” (“Trời đêm lỗ chỗ vết thương”), sau khi đã đoạt giải nhiều giải văn chương của Mỹ (Giải Pushcart năm 2014, Giải Whiting năm 2016, Giải Forward năm 2017…)

Sinh ra ở một vùng nông thôn Sài Gòn, Vuong đến Mỹ lúc 2 tuổi, được mẹ, bà nội và dì ruột nuôi dưỡng. Mãi tới năm 11 tuổi anh mới học đọc tiếng Mỹ. Vuong là một người đồng tính công khai.

Vuong hiện sống tại bang Massachusetts, là phó giáo sư chương trình Thạc sĩ Sáng tác Thơ Văn của Đại học Massachusetts tại Amherst.

Hai khía cạnh của cuộc sống bản thân – đời sống tính dục khác thường và việc vắng bóng người cha luôn thể hiện trong tác phẩm.

Giải Thơ TS Eliot được trao cho một tập thơ mới bằng tiếng Anh lần đầu tiên được xuất bản tại Vương quốc Anh hay Cộng hòa Ireland. Giải bắt đầu có từ năm 1993, do Hội Sách Thơ (Poetry Book Society) của Vương quốc Anh chủ trì, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Hội và vinh danh nhà thơ T.S Eliot, nhà sáng lập Hội (Thomas Steams Eliot, 1888-1965, nhà thơ Anh gốc Mỹ, đoạt Giải Nobel văn chương 1948, nổi tiếng nhất với tác trường ca The Waste Land – Đất hoang). Giải TS Eliot là một trong những giải Thơ tiếng Anh uy tín nhất, từng được trao cho những nhà thơ sau đó trở nên danh tiếng như Ted Hughes, Carol Ann Duffy, Alice Oswald, Seamus Heaney.

Năm 2017, kỷ niệm 25 năm lịch sử của Giải, người đoạt Giải được nhận 25.000 bảng Anh thay vì 5000 bảng như kỳ Giải trước (2016).

A person holding a book

Description automatically generated with medium confidence

Ocean Vương được coi là một giọng nói triển vọng của thơ ca Mỹ. Ảnh: The Guardian

Vuong từng bộc lộ với báo chí: Cái tên Ocean được mẹ anh đặt lại cho anh khi bà đã ở Mỹ. Một bữa, đang làm việc ở tiệm nail, bà kêu lên nóng quá và muốn được ra bãi biển. Một người khách hỏi: “why not ocean?”. Với vốn tiếng Anh ít ỏi, bà ngơ ngác. Khi được giải thích đó là vùng nước giữa nước Mỹ và Việt Nam, bà bèn quyết định lấy từ Ocean làm tên con.

Vuong kể rằng gia đình anh từng sống trong căn hộ 1 phòng ngủ ở Hartford (bang Connecticut), và đó giống như một ngôi làng toàn phụ nữ Việt Nam là những người nuôi dưỡng anh (5 người bà con, không kể mẹ anh). Vì thế văn hóa Việt được giữ khá nguyên vẹn với tiếng Việt và đồ ăn Việt sử dụng hằng ngày.

A blue sign with a picture of a person on it

Description automatically generated with low confidence

Theguardianviết về Night Sky with exit wounds: “Mãnh liệt, tinh tế, hình ảnh vượt thời gian… tập thơ cho thấy bóng dáng một bậc thầy về sự liên tưởng”. Ảnh: TL

Chiến tranh Việt Nam cũng là nỗi ám ảnh sâu xa trong ngôi nhà này. “Tôi cảm thấy… mình là kẻ nhận thừa kế của chiến tranh. Cuộc sống và thơ của tôi cố gắng điều tra cái giao điểm làm nên ý nghĩa của một người Mỹ sinh ra từ bạo lực, làm nên nghĩa lý từ bạo lực”.   

Về bút pháp thơ, anh thấy hình như mọi người trong gia đình mình có khó khăn về việc đọc tiếng Anh, nhưng anh lại coi việc ấy có tác dụng tích cực cho chuyện làm thơ của mình: “… bởi vì tôi viết rất chậm và nhìn các từ y như các vật thể. Tôi luôn tìm cách tìm từ bên trong từ. Thật tuyệt vời cho tôi khi thấy được từ laughter [tiếng cười] nằm bên trong từ slaughter [sự tàn sát]”.

Deto(nation)

There’s a joke that ends with – huh?
It’s the bomb saying here is your father.

Now here is your father inside
your lungs. Look how lighter

the earth is – afterward.
To even write father

is to carve a portion of the day
out of a bomb-bright page.

There’s enough light to drown in
but never enough to enter the bones

& stay. Don’t stay here, he said, my boy
broken by the names of flowers. Don’t cry

anymore. So I ran. I ran into the night.
The night: my shadow growing

toward my father

 

Nổ tung (đất nước)

Có trò đùa chấm dứt bằng – sao hả?

Đó là quả bom, nó bảo cha mày đây.

 

Giờ thì cha mày đây

trong phổi mày. Hãy nhìn mặt đất

 

sáng lên – sau lúc đó.

Thậm chí viết ra chữ cha

 

cũng là tạc nên một phần của ngày

từ trang bom sáng chói.

 

Đủ ánh sáng để mà chết đuối

nhưng chẳng bao giờ đủ để vào tận trong xương

 

& ở lại. Đừng ở lại đây, cha nói, ơi con trai của ta

ngã quỵ vì tên của những bông hoa. Đừng khóc

 

nữa. Cho nên tôi chạy. Tôi chạy vào đêm

Đêm: bóng tôi lớn dần lên

 

về phía cha mình.

_________________________

Someday I’ll love Ocean Vuong

Ocean, don’t be afraid.

The end of the road is so far ahead

it is already behind us.

Don’t worry. Your father is only your father

until one of you forgets.

Like how the spine

won’t remember its wings

no matter how many times our knees

kiss the pavement. Ocean,

are you listening? The most beautiful part

of your body is wherever

your mother’s shadow falls.

Here’s the house with childhood

whittled down to a single red tripwire.

Don’t worry. Just call it horizon

& you’ll never reach it.

Here’s today. Jump. I promise it’s not

a lifeboat. Here’s the man

whose arms are wide enough to gather

your leaving. & here the moment,

just after the lights go out, when you can still see

the faint torch between his legs.

How you use it again & again

to find your own hands.

You asked for a second chance

& are given a mouth to empty into.

Don’t be afraid, the gunfire

is only the sound of people

trying to live a little longer. Ocean. Ocean,

get up. The most beautiful part of your body

is where it’s headed. & remember,

loneliness is still time spent

with the world. Here’s

the room with everyone in it.

Your dead friends passing

through you like wind

through a wind chime. Here’s a desk

with the gimp leg & a brick

to make it last. Yes, here’s a room

so warm & blood-close,

I swear, you will wake—

& mistake these walls

for skin.

 

Rồi có ngày ta sẽ yêu Ocean Vuong

Ocean, đừng sợ.

Chỗ cuối đường quá xa phía trước

nó đã ở sau lưng.

 

Đừng lo. Cha mày chỉ là cha mày

cho đến khi một người trong nhà quên mất.

Giống như cách mà xương sống

không nhớ hai cánh tay

bất kể bao lần đầu gối ta

hôn đá lát mặt đường. Ocean,

mày có nghe không? Phần đẹp nhất

của thân thể mày là bất cứ chỗ nào

bóng mẹ mày đổ xuống.

Đây ngôi nhà với tuổi thơ

chỉ còn là sợi dây giăng cho vấp ngã.

Đừng lo. Chỉ cần gọi nó là chân trời

& mày sẽ chẳng bao giờ đến được.

Hôm nay đây. Hãy nhảy. Ta hứa đó không là

chiếc xuồng cứu đắm. Đây người đàn ông

cánh tay rộng mở đủ để thu gom

những gì của mày còn xót lại. & đây là lúc

chỉ cần sau khi đèn tắt, khi mày vẫn nhìn được

ngọn đèn bấm lờ mờ giữa hai chân ông.

Mày dùng nó thế nào lần nữa & lần nữa

để tìm thấy hai bàn tay chính mình.

Mày xin một cơ may nữa

& được ban cho một cái miệng để trút hết vào.

Đừng sợ, súng nổ

chỉ là âm thanh của những người

tìm cách sống thêm chút nữa. Ocean. Ocean,

hãy đứng dậy. Phần đẹp nhất của thân thể mày

là ở nơi nó hướng tới. & hãy nhớ,

nỗi cô đơn vẫn là thời gian ta sống

với thế gian. Đây

căn phòng với mọi người trong đó.

Bè bạn đã lìa đời đi ngang qua

xuyên qua mày như ngọn gió

qua chùm chuông gió. Đây chiếc bàn

với cái chân què & một viên gạch

giữ cho nó đứng. Phải, đây căn phòng

quá ấm áp & máu mủ,

Ta thề, mày sẽ tỉnh giấc –

& nhầm những bức tường này

là da người.

_________________________

A Little Closer to the Edge

Young enough to believe nothing

will change them, they step, hand-in-hand,

 

into the bomb crater. The night full

of  black teeth. His faux Rolex, weeks

 

from shattering against her cheek, now dims

like a miniature moon behind her hair.

 

In this version the snake is headless — stilled

like a cord unraveled from the lovers’ ankles.

 

He lifts her white cotton skirt, revealing

another hour. His hand. His hands. The syllables

 

inside them. O father, O foreshadow, press

into her — as the field shreds itself

 

with cricket cries. Show me how ruin makes a home

out of  hip bones. O mother,

 

O minute hand, teach me

how to hold a man the way thirst

 

holds water. Let every river envy

our mouths. Let every kiss hit the body

 

like a season. Where apples thunder

the earth with red hooves. & I am your son.

 

Tới gần giới hạn thêm chút nữa

Đủ trẻ trung để không tin điều gì có thể

làm cho mình thay đổi, họ bước đi, tay nắm tay,

 

vào trong hố bom. Đêm đầy

những chiếc răng đen nhọn. Chiếc Rolex dỏm của chàng, đã nhiều tuần lễ

 

vỡ tan trên má nàng, giờ đây mờ sáng

như mặt trăng nhỏ xíu sau mái tóc nàng.

 

Trong phiên bản này con rắn mất đầu – bất động

giống như sợi thừng tháo ra từ cổ chân hai người tình

 

Chàng vén chiếc váy của nàng bằng vải trắng, phát giác ra

một giờ khác. Bàn tay chàng. Hai bàn tay chàng. Những âm tiết

 

bên trong bàn tay. Hỡi cha, hỡi điềm báo trước, hãy ép

vào nàng – như cánh đồng tự xé nát mình

 

với tiếng dế khóc than. Hãy cho con thấy làm thế nào sự hoang phế làm nên mái ấm

từ những lóng xương hông. Hỡi mẹ,

 

Hỡi chiếc kim chỉ phút, hãy dạy con

làm sao hút một người đàn ông theo lối cơn khát kia

 

hút nước. Hãy để mọi con sông thèm muốn

miệng mình. Hãy để cho mọi cái hôn đập vào thân thể

 

như mùa của đất trời. Nơi những trái táo rền vang

mặt đất với móng guốc màu đỏ chói. & con là con của mẹ.

Thơ Ocean Vuong

Chuyển ngữ Hoàng Hưng

https://nguoidothi.net.vn/dat-nuoc-la-gi-ngoai-mot-ban-an-ca-doi-33133.html

https://nguoidothi.net.vn/que-nguoi-tron-kiep-luu-day-22264.html

 

 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.