Sunday, January 20, 2019

Khái Lược Văn Học Sử Mỹ - Chương I - Phần 3d: Thời Kỳ Thuộc Địa Ở Vùng New England - Các Tác Giả

Giống như phần lớn văn học thời kỳ thuộc địa, thơ của các tác giả vùng New England thời kỳ đầu đềphỏng theo thơ từ mẫu quốc Anh về cả thể loại lẫn phong cách nghệ thuật.  Dù vậy, tính đậm nét tôn giáo và thường hay trích dẫn Kinh Thánh, cùng với bối cảnh mới lạ có mang lại cho văn chương vùng New England tính đặc thù riêng biệt.  Các nhà văn ở Tân thế giới đã đến sống tại những vùng xa xôi hẻo lánh trước khi có các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc nhanh chóng.  Do đó họ vẫn tiếp tục mô phỏng phong cách viết ở Anh lúc ấy đã trở nên lỗi thời.  Chính vì thế, Edward Taylor, nhà thơ hay nhất của Mỹ thời bấy giờ, vẫn sáng tác thơ về các đề tài triết lý tâm linh trong khi ở Anh loại thơ đó không còn thịnh hành nữa.  Thỉnh thoảng, như trong thơ của Edward Taylor, lại có những tác phẩm mang tính đặc thù rất độc đáo nảy sinh từ tính cách cô lập riêng của miền đất thuộc địa.
Những nhà văn thời kỳ thuộc địa thường không biết đến các nhà văn Anh lớn đương thời như Ben Jonson.  Một số nhà văn thuộc địa không chấp nhận nhà thơ Anh theo giáo phái khác họ, vì thế họ tự cô lập không hề biết một số tác phẩm chuẩn mực về thơ ca và kịch nghệ bằng tiếng Anh ra đời ở mẫu quốc vào lúc ấy.  Thêm vào đó, một số thuộc địa phải chịu cảnh thất học vì không có sách vở.
Khuôn mẫu người dân thuộc đ̣ịa dựa vào để học viết, học cách hành xử và xây dựng niềm tin là Kinh Thánh với bản dịch sang tiếng Anh đã được công nhận, nhưng ấn bản ấy cũng đã lỗi thời khi được lưu hành.  Xét về số năm, quyển Kinh Thánh còn xưa hơn cả Giáo hội La Mã, nhưng điều ấy khiến quyển Kinh Thánh càng trở nên đáng quý trọng trong mắt người Puritan.
Người Puritan ở New England bám sát các chuyện kể của người Do Thái trong Kinh Cựu Ước. Họ tin rằng, giống người Do Thái, họ đã bị lên án vì tín ngưỡng của họ, vì họ chỉ biết đến một vị Thượng Đế chân chính duy nhất, và vì họ là những người được chọn để thiết lập nên miền Đất Hứa Jerusalem Mới –một nước trời trên trái đất.  Người Puritan biết rõ nét tương đồng giữa họ và những người Do Thái được nói đến trong Kinh Cựu Ước.  Moses đã đưa người Do Thái ra khỏi chỗ bị người Ai cập giam cầm, và với sự giúp sức kỳ diệu của Thượng Đế, Moses đã rẽ nước Hồng hải để dân của ông trốn thoát, và nhận được luật pháp của Trời qua Mười Điều Răn.  Những nhà lãnh đạo Puritan cảm thấy họ có vai trò cứu dân chúng thoát khỏi sự thối nát về tâm linh ở Anh thời đó, vượt qua đại dương bao la với sự hỗ trợ của Thượng Đế, để thiết lập luật lệ và một chính thể mới theo ý Chúa.
Tân Thế Giới thuộc địa có khuynh hướng xưa cổ, vùng New England cũng không phải là một ngoại lệ.  Người Puritan vùng này theo phong cách xưa vì họ muốn như vậy, tin như vậy và vì hoàn cảnh đưa đẩy họ hành xử như vậy.
Samuel Sewall (1652-1730)
Chuyện lịch sử và chuyện về đời thường ghi lại các biến cố có thật với những chi tiết sống động đều dễ đọc hơn những bài thơ nặng tính tôn giáo đầy trích dẫn từ Kinh Thánh.  Quyển Nhật Ký (1790) của Thống đốc John Winthrop cho chúng ta biết đầy đủ về thuộc địa Vịnh Massachusetts và về học thuyết chính trị của người Puritan.
Nhật Ký của Samuel Sewall, viết trong những năm 1674-1729 rất sống động, lôi cuốn.  Sewall cũng theo khuôn mẫu của các nhà văn New England thời kỳ đầu như Bradford và Edward Taylor.  Sinh ở Anh, Sewall được đưa sang Mỹ từ khi còn nhỏÔng định cư luôn ở Boston, theo học trường Harvard, và gây dựng sự nghiệp về ngành luật, quản trị và tôn giáo.   Vì Sewall sanh ra sau, nên ông có thể thấy được sự thay đổi trong đời sống của người Puritans từ thời kỳ đầu đặt nặng về tôn giáo sang thời kỳ sau thiên về thương mại làm giàu theo kiểu Bắc Mỹ thời kỳ sau tại các thuộc địa ở New England.  Quyển Nhật Ký của ông, thường được ví như quyển Nhật Ký của Samuel Pepy cùng thời ở Anh, vô hình chung đã ghi lại nét chuyển biến đó.
Giống như Nhật Ký của Samuel Pepy, Nhật Ký của Samuel Sewall ghi lại từng chi tiết trong đời sống thường ngày của ông, nó cho thấy ông quan tâm đến một đời sống sùng đạo và sung sướng.  Ông ghi lại những lần ông mua kẹo để tặng người phụ nữ ông đeo đuổi, và chuyện hai người bất đồng ý kiến về việc ông có nên thay đổi cách sống quý tộc, tốn kém như đội tóc giả và dùng xe ngựa sang trọng.
Mary Rowlandson (c.1635-1678)
Nữ văn sĩ Mỹ đầu tiên đáng chú ý là Mary Rowlandson, vợ một nhà truyền giáo.  Bà đã tường thuật mạch lạc và đầy xúc cảm mười một tuần lễ bà bị người Da Đỏ bắt trong vụ thảm sát Da Đỏ năm 1676.  Quyển sách bà viết chắc chắn đã thổi một làn sóng căm phẫn đối với người Da Đỏ, giống như quyển Người Tù Được Chuộc Lại của John Williams (1707) trong đó ông thuật lại hai năm ông bị người Pháp và người Da Đỏ bắt giữ sau vụ thảm sát.  Những chuyện khác của các nhà văn nữ thường kể về đời sống gia đình và không đòi hỏi họ phải có học vấn gì đặc biệt.  Có thể nói văn của các phụ nữ này có thuận lợi là chúng mang tính hiện thực thân thuộc và trí thông minh nhạy bén thường có.  Các tác phẩm như quyển Nhật Ký (1825) sinh động của Sarah Kembel Knight kể về chuyến đi một mình táo bạo của bà năm 1704 từ Boston đến New York v trở về đã thoát ra khỏi tính cách phức tạp cổ xưa thời baroque của truyền thống Puritan.
Cotton Mather (1663-1728)
Bàn về văn học miền New England thời thuộc địa không thể không ni đến Cotton Mather, một  bậc thầy về kinh điển, giáo điều.  Ông là thế hệ thứ ba trong bốn đời thuộc dòng h Matter giàu có ở vùng Vịnh Massachusetts.  Ông viết hơn 500 quyển sch và tiểu luận vầ vùng New England.  Quyển 1702 Magnalia Christi Americana (Lịch Sử Thiên Chúa Giáo Vùng New England), công trình lớn nhất của ông, ghi lại niên biểu quá trình định cư tại miền New England qua một loạt tiểu sử các nhân vật.  Quyển sách vĩ đại ấy tường thuật việc những người Puritan thánh thiện di dân đến miền đất hoang dã để xây dựng nước Trời.  Về mặt cấu trc quyển sách là truyện kể đời các vị “Thánh người Mỹ” tiêu biểu.  Nhiệt tình của tác giả đã giúp bù đắp lại tính kiêu hãnh thái quá của ông: “Tôi viết về những kỳ quan của Thiên Chúa Giáo, đã chấp cánh bay từ chỗ cằn cỗi nghèo nàn của Âu châu đến bờ biển Mỹ quốc.”
Roger Williams (c.1603-1683)
Những thập niên cuối của 1600 sang đầu 1700 khuynh hướng gio điều nặng về tôn gio bắt đầu gim dần, mặc dù thỉnh thoảng người Puritan cũng còn nghiêm khắc tìm cách chận làn sóng cởi mở tôn giáo.  Giao si Roger Williams đã phải khốn đốn vì quan điểm tôn giáo của mình.  Sinh trưởng tại Anh, và là con của một thợ máy, ông từng bị đày khỏi Massachusetts giữa mùa đông khắc nghiệt vùng New England năm 1635.  Thống đốc John Winthrop đã b mật cảnh cáo ông, và ông sống sót được là nhờ sống cùng với người Da Đỏ.  Năm 1636 ông thành lập một thuộc địa mới tại Rhode Island để đón nhận người thuộc các đạo khác.
Tốt nghiệp đại học Cambridge, Anh quốc, ông luôn đồng cảm với người lao động và có cái nhìn đa chiều.  Ông có những tư tưởng đi trước thời đại.  Ông là người sớm lên án chế độ thực dân đế quốc, khẳn quyết rằng các vua Anh không có quyền đặt ra luật sử dụng đất đai,  vì đất ở Mỹ của người Da Đỏ.  Williams cũng tin rằng cần phải tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, một nguyên tắc căn bản vẫn còn được áp dụng ở Mỹ hiện nay.  Ông cho rằng tòa án không có quyền trừng phạt con người vì lý do tôn giáo, một chủ trương đánh đổ chế độ thần quyền khắc khe ở vùng New England.  L người tin tưởng vào bình đẳng và dân chủ, suốt đời ông là bạn của người Da Đỏ. Trong số sách ông viết có quyển sách đầu tiên về các câu thường dùng trong ngôn ngữ của các bộ lạc Da Đỏ, sách tựa đề Chìa Khóa Ngôn Ngữ Ở Mỹ (1643).  Quyển sách ấy còn là một công trình nghiên cứu sơ khởi về phong tục văn hóa của dân bản xứ Mỹ, với nhiều đoạn mô tả sống động đời sống người Da Đỏ dựa vào thời gian ông sống cùng với người Da Đỏ.  Mỗi chương trong sách bàn về một chủ đề riêng  thí dụ chương bàn về cách ăn uống và các bữa ăn.  Tác giả xen lẫn các câu và từ ngữ của tiếng người Da Đỏ có liên quan đến chủ đề kèm theo lời luận bàn cùng các giai thoại và một bài thơ đúc kết.  Cuối Chương 1, quyển sách có bài thơ sau đây:
Nếu những người con của thiên nhiên, đứa hoang đàng lẫn đứa ngoan ngoãn
đều nhân từ và lịch sự,
làm sao con của Chúa lại muốn nhân loại trở thànhhỏng được.
Trong chương nói về từ vựng giải trí, ông bình luận: “Thật kỳ lạ người ta thường cảm thấy được tự do vui chơi thoải mái khi sinh hoạt cùng những người sống hoang dã này hơn là sinh hoạt với hàng ngàn người tự xưng mình là tín đồ Thiên Chúa giáo. 
Cuộc đời của Roger Williams khiến ta phải suy gẫm vì nó rất độc đáo, có một không hai.  Khi ông thăm Anh quốc trong lúc đang xảy ra cuộc Nội Chiến đẫm máu, dựa vào kinh nghiệm sống còn của bản thân ông qua mùa đông buốt giá ở vùng New England, ông đã tổ chức phân phối củi giúp sưởi ấm người nghèo ở London qua mùa đông, khi nguồn cung cấp than đá của họ bị cắt đứt.  Ông viết bài bênh vực quan điểm cởi mở tôn giáo chẳng những đối với các giáo phái khác nhau trong Thiên Chúa giáo, mà còn đối với các tôn giáo khác nữa.  Ông viết trong tc phẩm Nguyên Tắc Đẫm Máu về Việc Trừng Phạt (Tôn Giáo) Nhân Danh Lương Tri  (The Bloudy Tenent of Persecution for Cause of Conscience) (1644) “Chính Thiên Chúa muốn và đã răn dạy rằng Ngài thừa nhận lương tri và tín ngưỡng của mọi người, mọi quốc gia dù đó là dị giáo, ngoại đạo hay Do thái giáo.”  Kinh mghiệm giao thoa văn hóa khi sống cùng những người Da Đỏ nhân từ và thuần hậu chắc chắn đã khiến ông có cái nhìn cởi mở sáng suốt này.
Ảnh hưởng tại các thuộc địa đến cả hai chiều.  Thí dụ John Eliot đã dịch Kinh Thánh sang thổ ngữ Narragansett.  Một số người Da Đỏ đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo.  Cho đến ngày nay, Giáo hội của người thổ dân Mỹ vẫn pha trộn Thiên Chúa giáo với tín ngưỡng truyền thống bản xứ của họ.
Tinh thần cởi mở và tự do tôn giáo lần đầu tiên được hình thành tại Rhode Island và Pennsylvania, cái nôi của đạo Quakers, và dần dần phát triển ở các thộoc địa Mỹ châu.  Những người theo đạo Quakers cởi mở và nhân đạo, thường được xem là “Những Người Bạn” (“Friends”), họ tin vào sự thiêng liêng của lương tri có nơi mọi người, là nguồn gốc cho mọi trật tự đạo đức xã hội.  Niềm tin vào tình thương và tình huynh đệ đại đồng của người Quakers khiến họ có khuynh hướng dân chủ sâu sắc, chống lại quyền lực giáo điều nặng nề tôn giáo.  Bị đày ra khỏi tiểu bang Massachusett khắc khe vi sợ ảnh hưởng của phái Quakers, những người theo phái này đã xây dựng miền thuộc địa riêng cho mình tại Pensylvania dưới sự lãnh đạo của William Penn vào năm 1681.
John Woolman (1720 -1772)
Tác phẩm nổi tiếng nhất của người theo đạo Quaker là quyển Nhật Ký (1774) dài của John Woolman, ghi lại đời sống nội tâm của ông với văn phong thanh thoát, chân thành, rất dịu dàng, được nhiều nhà văn Anh Mỹ khen ngợi.  Con người độc đáo này đã rời bỏ ngôi nhà ấm cúng của mình để sinh sống cùng những người Da Đỏ giữa rừng hoang nằm sâu trong lục địa, v ông nghĩ ông có thể sẽ học hỏi và chia xẻ tư tưởng với họ.  Ông viết về ước muốn được “cảm nhận và thấu hiểu đời sống người Da Đỏ và tôn giáo của họ.” Tinh thần yêu chuộng công lý của Woolman tự nhiên đã chuyển biến thành óc phê phán xã hội:  “Tôi thấy nhiều người da trắng thường bán rượu Rum cho người Da Đỏ, tôi tin đó là điều vô cùng tội lỗi.
Woolman cũng là một trong những nhà văn đầu tiên chống lại chế độ nô lệ da đen.  Năm 1754 và năm 1762 ong đã cho in hai tiểu luận tựa đề “Vài Điều Cần Lưu Tâm Khi Sở Hữu Nô Lệ Da Đen.”  Là một nhà nhân đạo nhiệt thành, ông đã theo không phản kháng đường lối mà ông nhận thấy là bất công của nhà cầm quyền và pháp luật thời ấy.  Nhưng, qua bài viết của mình, ông đã lên tiếng nhiều thế hệ trước khi bài nghị luận được nhiều người ca ngợi của Henry David Thoreau ra đời với tựa đề "Bất Tuân Dân Sự” (1849).
Jonathan Edwards (1703-1758)
Ngược với John Woolman là Jonathan Edwards, sinh ra trước vị tín đồ Quaker nổi tiếng Woolman chỉ 17 năm.  Woolman theo học trường lớp chính quy khá ít, trong khi Jonathan Edwards học hành rất cao.  Woolman đi theo ánh sáng soi đường từ trong tâm tư của mình, còn Edwards tận tụy phục vụ luật pháp và chính quyền.  Cả hai đều là những nhà văn có tài, nhưng họ đại diện cho hai thái cực đối lập nhau về trải nghiệm tôn giáo thời thuộc địa.
Edwards được uốn nắn trong khuôn khổ ý thức bổn phận chặt chẽ của môi trường Thanh giáo Puritan cứng ngắt, khiến ông trở thành người bảo vệ giáo thuyết Calvin u ám và khắc khe, chống lại các thế lực tự do đang nảy mầm khắp nơi chung quanh ông.  Ông được nhiều người biết đến qua bài giảng hùng hồn khiến mọi người ta phải khiếp sợ có tựa đề “Những Kẻ Tội Lỗi Trong Bàn Tay Chúa Trời Đang Thịnh Nộ” (1741)
     [N]ếu Chúa Trời buông tay ra, ngươi sẽ lập tức chìm sâu xuống hố tội lỗi, sẽ rơi mãi vào chỗ không c tận cùng... Chúa giơ ngươi lên trên lò hỏa ngục, giống như người ta giơ một con nhện hay một con côn trùng đáng kinh tởm trên lửa, vừa ghê tởm vừa ghét bỏ Chúa nhìn ngươi, xem ngươi chẳng có gì xứng đáng nữa, Ngài chỉ còn cách quẳng ngươi vào hố sâu thăm thẳm.      
Các bài giảng của Edwards có tác động rất mạnh, khiến cả giáo đoàn không kìm được xúc cảm, họ bị kích động dữ dội và khóc lóc thảm thiết.  Tuy vậy, cuối củng, tính cách kỳ dị và khắc khe của các bài ấy chỉ khiến con chiên xa lánh giáo thuyết Calvin mà Edwards cương quyết bảo vệ.  Những bài giảng mang tính giáo điều thời trung cổ của Edwards không còn thích hợp với kinh nghiệm sống an lành thịnh vượng của thế kỷ 18 nữa.  Sau thời của Edwards, các luồng tư tưởng cởi mở tôn giáo, tự do và tươi mát ngày càng trở nên mạnh me

Nguồn: