Giống như phần lớn văn học thời kỳ thuộc địa, thơ của các tác giả vùng New England thời kỳ đầu
đều mô phỏng theo thơ từ mẫu quốc Anh về cả thể loại lẫn phong cách nghệ thuậ. Dù vậy, tính đậm nét tôn giáo, và thường hay trích dẫn Kinh Thánh, cùng với bối cảnh mới lạ có mang
lại cho văn chương vùng New England tính đặc thù riêng biệt. Các
nhà văn ở Tân Thế Giới đã đến sống tại những vùng xa xôi hẻo lánh trước khi có các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc nhanh chóng.
Do đó họ vẫn tiếp tục mô phỏng phong cách viết ở Anh lúc ấy đã trở nên lỗi thời. Chính vì thế, Edward
Taylor, nhà thơ hay nhất của Mỹ thời bấy giờ, vẫn sáng tác thơ về các đề tài triết lý tâm linh trong khi ở Anh loại thơ đó không còn thịnh hành nữa. Thỉnh
thoảng, như trong thơ của Edward Taylor, lại
có những tác phẩm mang tính đặc thù rất độc đáo nảy sinh từ tính
cách cô lập riêng của
miền đất thuộc địa.
Những nhà văn thời kỳ thuộc địa thường không biết đến các nhà văn Anh lớn đương thời như Ben Jonson. Một
số nhà văn thuộc địa không chấp nhận nhà thơ Anh theo giáo phái khác họ, vì thế họ tự cô lập không hề biết một số tác phẩm chuẩn mực về thơ ca và kịch nghệ bằng tiếng Anh ra
đời ở mẫu quốc vào lúc ấy. Thêm vào đó, một số thuộc địa phải chịu cảnh thất học vì không có sách vở.
Khuôn mẫu người dân thuộc đ̣ịa dựa vào để học viết, học cách hành xử và xây dựng niềm tin là Kinh Thánh với bản dịch sang tiếng Anh đã được công nhận, nhưng ấn bản ấy cũng đã lỗi
thời khi được lưu hành. Xét về số năm, quyển Kinh Thánh còn xưa hơn cả Giáo hội La Mã, nhưng điều ấy khiến quyển Kinh Thánh càng trở nên đáng quý trọng trong mắt người Puritan.
Người Puritan ở New England bám sát các chuyện kể của người Do Thái trong Kinh Cựu Ước. Họ tin rằng, giống người Do Thái, họ đã bị lên án vì tín ngưỡng của họ, vì họ chỉ
biết đến một vị Thượng Đế chân chính duy nhất, và vì họ là những người được chọn để thiết lập nên miền Đất Hứa
Jerusalem Mới –một nước trời trên trái đất. Người
Puritan biết rõ nét tương đồng giữa họ và những người Do Thái được nói đến trong Kinh Cựu
Ước. Moses đã đưa
người Do Thái ra khỏi chỗ bị người Ai cập giam
cầm, và với sự giúp sức kỳ diệu của Thượng Đế, Moses đã rẽ nước Hồng hải để dân của ông trốn
thoát, và nhận được luật pháp của Trời qua Mười Điều Răn. Những nhà lãnh đạo Puritan cảm thấy họ có vai trò cứu dân chúng thoát khỏi sự thối nát về tâm linh ở Anh thời đó, vượt qua đại dương bao la với sự hỗ trợ của Thượng Đế, để thiết lập luật lệ và một chính thể mới theo ý Chúa.
Tân Thế Giới thuộc địa có khuynh hướng xưa cổ, vùng New
England cũng không phải là một
ngoại lệ. Người Puritan vùng
này theo phong cách xưa vì họ muốn như vậy, tin như vậy và vì hoàn cảnh đưa đẩy họ hành xử như vậy.
Samuel Sewall (1652-1730)
Chuyện lịch sử và chuyện về đời thường ghi lại các biến cố có thật với những chi tiết sống động đều dễ đọc hơn những bài thơ nặng tính tôn giáo đầy trích dẫn từ Kinh Thánh.
Quyển Nhật Ký (1790) của Thống đốc John Winthrop cho chúng ta biết đầy đủ về
thuộc địa Vịnh
Massachusetts và về học thuyết chính trị của người Puritan.
Nhật Ký của Samuel Sewall, viết trong những năm 1674-1729
rất sống động, lôi cuốn. Sewall cũng theo khuôn mẫu của các nhà văn New England
thời kỳ đầu như Bradford và
Edward Taylor. Sinh ở
Anh, Sewall được đưa sang Mỹ từ khi còn nhỏ. Ông định cư luôn ở Boston,
theo học trường Harvard, và gây dựng sự nghiệp về ngành
luật, quản trị và tôn giáo. Vì Sewall sanh ra sau, nên ông có thể thấy được sự thay đổi trong đời sống của người Puritans từ thời kỳ đầu đặt nặng về tôn giáo sang thời kỳ sau
thiên về thương mại làm giàu theo kiểu Bắc Mỹ thời kỳ sau tại các thuộc địa ở New
England. Quyển Nhật Ký của ông, thường được ví như quyển Nhật Ký của Samuel Pepy cùng thời ở Anh, vô hình chung đã ghi lại nét chuyển biến đó.
Giống như Nhật Ký của Samuel Pepy, Nhật Ký của Samuel Sewall ghi lại
từng chi tiết trong đời sống
thường ngày của ông, nó cho thấy ông quan tâm đến một đời sống sùng đạo và sung sướng. Ông ghi lại những lần ông mua kẹo để tặng người phụ nữ ông đeo đuổi, và chuyện hai người bất đồng ý kiến về việc ông có nên thay đổi cách sống quý tộc, tốn kém như đội
tóc giả và dùng xe ngựa sang trọng.
Mary Rowlandson (c.1635-1678)
Nữ văn sĩ Mỹ đầu tiên đáng
chú ý là Mary Rowlandson, vợ một nhà truyền giáo.
Bà đã tường thuật mạch lạc và đầy xúc cảm mười một
tuần lễ bà bị ngườoi Da Đỏ bắt trong vụ thảm sát Da Đỏ năm 1676. Quyển sách bà viết chắc chắn đã thổi một làn sóng căm phẫn đối
với người Da Đỏ, giống như quyển Người Tù Được
Chuộc Lại của John Williams (1707) trong đó ông thuật lại hai năm ông bị
người Pháp và người Da Đỏ bắt giữ sau vụ thảm sát.
Những chuyện khác của các nhà văn nữ thường
kể về đời sống gia đình
và không đòi hỏi họ phải có học vấn gì đặc biệt. Có thể nói văn của các phụ nữ này có thuận lợi là
chúng mang tính hiện thực thân thuộc và trí thông minh nhạy bén thường có. Các tác phẩm như quyển Nhật Ký (1825) sinh động
của Sarah Kembel Knight kể
về chuyến đi một mình táo bạo của bà năm 1704
từ Boston đến New York và trở về đã thoát ra khỏi tính cách phức tạp cổ
xưa thời baroque của truyền
thống Puritan.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.