William Bradford (1590-1697)
William Bradford là thống đốc được dân cử của vùng Plymouth, thuộc
địa Anh tại Vinh Massachusetts sau khi những người Ly Khai đặt chân lên
đất Mỹ. Ông là một con chiên ngoan đạo, tự học để lập thân, và
biết nhiều ngoại ngữ, kể cả tiếng Hebrew, để có thể “nhìn tận mắt
lời sấm truyền cổ xưa của Thượng Đế bằng ngôn ngữ nguyên tuyền đẹp
ngời.” Việc ông có mặt trong đoàn người di dân đến Hòa lan, và trong
suốt cuộc hải trình trên chiếc tàu Mayflower đến Plymouth cùng với
những nhiệm vụ ông đảm nhận trong vai trò thống đốc đã làm ông trở
nên một người lý tưởng cho vai trò sử gia đầu tiên của thuộc
địa. Quyển sử Đồn Điền Plymouth của ông (1651) tường thuật
rất rõ ràng hấp dẫn bước đầu thiết lập thuộc địa. Bài ông mô
tả về cảnh tượng người Âu châu lần đầu tiên nhìn thấy nước Mỹ rất
nổi tiếng:
Và thế là những người di dân vượt qua đại dương bao la với nhiều
vùng biển đầy hiểm nguy. Giờ đây họ không hề có bạn bè để
̣đón chào họ nữa, không một quán trọ để có thể đến vui chơi, hoặc
̣để thể xác phong sương của họ được nghỉ ngơi, cũng không một ngôi
nhà hay thị trấn nào để họ nghỉ chân… Chỉ có những tên mọi dữ dằn
chực hờ bắn tên xuyên qua hông họ trước khi họ kịp thời bắn súng
lại…Vì lúc đó là mùa đông, chỉ có những người mọi đó mới biết rõ
mùa đông ở xứ họ thế nào, và họ vừa nhanh nhạy vừa dữ dằn.
Người di dân phải đối đầu với những cơn bão tàn khốc, với gương mặt
dày dạn phong sương. Xứ ấy có nhiều rừng cây bụi rậm um tùm,
và nhuốm đầy vẻ hoang dại ghê rợn.
Bradford cũng là tác giả văn kiện đầu tiên về chính quyền thuộc
̣địa tự quản do người Anh lập nên ở Tân Thế Giới, Hiệp ước Mayflower
được soạn thảo từ khi những người Hành Hương di dân (Pilgrims) còn trên
tàu chưa đặt chân lên đất liền. Hiệp ước này là tiền ̣đề
cho Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ xuất hiện 150 năm sau.
Người Puritan không tán thành các trò giải trí tiêu khiển của thế
gian ̣(như nhảy múa hay chơi bài vốn được ưa chuộng trong giới quý tộc
không ngoan ̣đạo), và lối sống thiếu đạo đức. Đọc hay viết các
sách “nhảm nhí” cũng bị xếp vào loại này. Họ dồn hết tâm trí
vào các thể loại với đề tài tôn giáo và không mang tính hư cấu như
thi ca, các bài giảng đạo, bài nghị luận tôn giáo, hoặc tài liệu
lịch sử. Nhật ký cá nhân và các ghi chép về kinh nghiệm, quan
niệm, trình bày về đời sống nội tâm phong phú của nhóm người nghiêm
túc và sống nhiều về nội tâm này.
Anne Bradstreet (c.1612-1672)
Tập thơ đầu tiên người Mỹ viết, và cũng
là quyển sách đầu tiên được lưu hành tại Mỹ, là của một nữ sĩ, bà
Anne Bradstreet. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sách được in tai
Anh quốc, bởi vì vào những năm đầu, các thuộc địa mới hình thành ở
châu Mỹ chưa có phương tiện in ấn. Sinh ra và theo học tại Anh,
Ann Bradstreet là con gái của một người quản lý địa ốc cho một nhà
quý tộc lớn. Năm 18 tuổi bà cùng gia đình sang Mỹ. Chồng
bà sau đó trở thành Thống ̣ốc vùng thuộc địaVịnh Massachusetts.
Về sau vùng ấy phát triển trở thành thành phố Boston sầm uất.
Anne Bradstreet thích các bài thơ dài mang tính tôn giáo về những đề
tài ước lệ như thơ nói về bốn mùa, nhưng ngày nay độc giả ưa
chuộng các bài thơ dí dỏm bà viết về đời sống thường ngày, và
những bài thơ đầy tình cảm chan chứa dành cho chồng con của bà. Các nhà thơ siêu hình người Anh đã gợi
hứng cho bà. Quyển
thơ The Tenth Muse Lately Sprung Up in America/Nguồn Thơ Thứ Mười Mới Nảy Mầm Ở Mỹ (1650) cho thấy ảnh hưởng của
Edmund Spenser, Philip Sydney cùng một số nhà thơ Anh khác. Bà thường
dùng ẩn dụ cầu kỳ phong phú. Bài thơ “Gửi Người Chồng Thân Yêu Của Em”
(1678) sử dụng những hình ảnh Đông Phương, chủ đề tình yêu, và ý tưởng so sánh
rất phổ biến taị Âu châu vào thời đó, nhưng lại thêm vào ý nghĩa sùng đạo ở đoạn kết bài thơ:
Nếu có hai
người là một, chắc
chắn đó là hai chúng ta
Nếu có người đàn ông được vợ yêu thương, người đó chính là anh
Nếu có người
vợ được hạnh phúc bên chồng,
Hỡi các chị em, hãy so sánh với tôi đây
Em quý tình
yêu của anh hơn tất cả các mỏ vàng
Hay toàn bộ của cải trên đời
Tình yêu của em các dòng sông không thể nào dập tắt
Chỉ có tình anh mới đền bù được tấm lòng em
Em không thể nào
đền trả hết được tình anh
Em cầu trời sẽ đền trả cho anh thật nhiều
Để lúc còn sống chúng ta sẽ yêu thương nhau son sắt
Đến khi ta qua đời, tình ta vẫn còn mãi.
Edward Taylor (1644-1729)
Giống như Anne Bradstreet và
tất cả các nhà văn đầu tiên của vùng New England, Edwards Taylor một
nhà thơ và nhà truyền giáo
nghiêm túc, thông minh, ra
đời tại Anh quốc. Là con của một chủ nông trại, ông
dạy học rồi di cư sang Mỹ châu năm 1668, vì không chịu tuyên thệ vâng theo nhà thờ Anh quốc giáo. Ông theo học tại Harvard,
và như phần lớn những vị truyền giáo được Harvard đào tạo, ông biết tiếng Hy lap, Latin và Hebrew. Là
một người quên mình và sùng đạo, ông nhận nhiệm vụ suốt đời làm nhà truyền giáo
giảng đạo cho di dân định
cư ở thị trấn Wesfield.
Massachusetts, một vùng
khuất sâu trong rừng cách
bờ biển 160 km. Taylor là
người học thức nhất trong
vùng, và ông đã dùng kiến thức
của mình khi giữ các vai trò
mục sư, bác sĩ và nhà lãnh đạo dân sự.
Khiêm tốn, sùng đạo và cần cù làm việc, Taylor không bao giờ cho xuất bản thơ của mình. Mãi đến những năm 1930 người ta mới khám phá thấy thơ của ông.
Hẳn là ông đã xem việc người ta khám phá ra thơ của ông
là ý muốn của Chúa, và các độc giả ngày nay rất biết ơn đã có được những bài
thơ ̉ông sáng tác, vì đấy là những vần thơ đẹp nhất trong nền thi ca Bắc Mỹ vào thế kỷ 17.
Taylor viết nhiều thơ ai điếu khác nhau cho các tang lễ, lời cho thánh ca, một
bài nghị luận theo lối
trung cổ, và quyển Lịch
Sử Thiên Chúa Giáo Bằng Thơ dài 500 trang (chủ
yếu về các Thánh tử đạo). Theo những
nhà phê bình hiện đại, các tác phẩm hay nhất của Taylor là những bài thơ ngắn soạn trước khi ông làm lễ Hiệp thông (Communion)
Michael Wigglesworth (1630-1705)
Giống như Taylor, sinh ra tai Anh, học ở Harvard và vừa là nhà truyền giáo vừa hành nghề y sĩ, Michael Wigglesworth là nhà thơ thứ ba đáng ghi nhận của thuộc địa New England. Ông
vẫn viết về các chủ đề Puritan trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Ngày Tận Thế (1662). Đây là một chuyện kinh di bằng thơ và
dài, nhưng đôi khi có những đoạn khôi hài không vần rất thịnh hành vào thời kỳ thuộc địa được viết ra nhằm phổ biến học thuyết của Calvin*. Là
tác phẩm đầu tiên bán chạy nhất ở Mỹ viết theo thể thơ ballad, tác phẩm này đã vẽ nên một bức tranh khiến người ta phải khiếp sợ bị đọa nơi hỏa ngục.
Về mặt thi ca nó không hay, nhưng mọi người đều thích đọc nó. Nó kết hợp giữa tính lôi cuốn của truyện kinh dị với ảnh hưởng lớn của
Calvin. Trải qua hơn 200 năm người ta vẫn còn thuộc lòng những lời thơ mang tính tôn giáo kinh hoàng này, trẻ con vẫn hãnh diện khi đọc các câu thơ ấy và người lớn còn trích dẫn chúng trong câu nói hằng ngày.
Không có gì khác
biệt mấy giữa những trừng phạt kinh khủng trong truyện
thơ này với vết thương dễ sợ do nhân vật giáo sĩ Puritan tên Dimmesdale
tự gây ra cho mình trong chuyện Vết Chữ Đỏ (1850) của Nathaniel Hawthorne, hay nhân vật đại úy Ahab bị mất một chân của Herman Melville, một nhân vật trong tác
phẩm Moby Dick (1851) tương
tự nhân vật Faust** của
miền New England, để tìm hiểu một điều bị cấm kỵ ông đã làm đắm chiếc tàu Mỹ. (Moby Dick là tác phẩm được tiểu thuyết gia William Faulkner của thế kỷ 20 yêu thích nhất, Faulkner là người viết những tác phẩm sâu sắc, khiến người đọc phải sững sờ, và cũng là người cho rằng cái nhìn u ám siêu hình của nước Mỹ theo giáo phái
Protestant vẫn chưa được văn học khai thác hết).
*****
*John Calvin (1509-1564): nhà
thần học, người giảng đạo và cải cách tôn giáo người Pháp, người
chủ trương tách khỏi Giáo hội Catholic La mã, trốn sang sống tại
Basel, rồi Geneva, Thụy sĩ, đưa ra thuyết Calvinism.
https://en.wikipedia.org/wiki/John_Calvin
**Faust: tên nhân vật chính
trong một huyền thoại cổ điển của Đức, dựa trên nhân vật lịch sử
Johann Georg Faust (c. 1480–1540). “Faust” và tĩnh từ “Faustian”
hàm ý nói về việc một người đầy tham vọng đánh mất đạo đức liêm
chính của mình để đạt được quyền lực trong một giai đoạn nhất
định. Huyền thoại này đã gợi hứng
cho rất nhiều sáng tác lớn trong văn chương, kịch nghệ và âm nhạc thế
giới.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.