Saturday, February 16, 2019

Khái Lược Văn Học Sử Mỹ -- Chương II Nguồn Gốc Dân Chủ và Những Nhà Văn Cách Mạng 1776-1820. Các Tiểu Thuyết Gia

                                                                 Các Tiểu Thuyết Gia           
Các tiểu huyết gia đầu tiên ngày nay được nhiều người công nhận như Charles Brockden Brown, Washington Irving, và James Fenimore Cooper đã dù̀ng các đề tà̀i về nước Mỹ,  Họ có cách nhìn lịc̣h sử khi viết về chủ̉ đề những biến chuyển trong đời sống b̀ằng giọng văn hoài cổ.  Họ viết nhiều thể loại văn xuôi khác nhau, đề xướng những thể loại mới, và tìm kiếm phong cách mới để có thể kiếm sống bằng ngòi bút.  Qua những nhà văn này, văn chương Mỹ bắt đầu được đọc và trân trọng cả trong lẫn ngoài nước.
Charles Brockden Brown (1771-1810)
Như đã nó́i, ông là nhà văn Mỹ chuyên nghiệp đầu tiên, Charles Brockden Brown được các nhà văn Anh như Ann Radcliffe và William Godwin gợi hứng cho ông đi vào nghề viết văn (Radcliffe được biết nhiều qua các tác phẩm Gothic rùng rợn của bà; còn William Godwin là tiểu thuyết gia và nhà cải cách xã hội, ông là cha của Mary Shelley, người đã viết quyển Frankenstein, và là vợ của nhà thơ Percy Bysshe Shelley).
Do nghèo túng thúc đẩy, Brown đ̃ã hoàn tất thật nhanh bốn truyện mà trong vòng hai năm. Wieland (1798), Arthur Mervyn (1799), Ormond (1799), và Edgar Huntley (1799).  Qua các tác phẩm ấy ông phát triển loại tiểu thuyết Gothic của Mỹ.  Tiểu thuyết Gothic là thể loại được ưa chuộng thời ấy, với bối cảnh nước ngoài hoang dã, đi sâu vào tâm lý khiến người đọc bàng hoàng, và đầy căng thăng. Các yếu tố liên quan câu chuyện gồm những lâu đài, tu viện đổ nát, hồn ma, bí mật khó hiểu, những nhân vật đáng sợ, những cô gái một thân một mình được sống sót nhờ khôn ngoan và sức mạnh tâm linh.  Những chuyện Gothic hay nhất đều gây căng thăng dữ dội, gợi lên nhiều tính ma thuật, và đi său vào khám phá nội tâm con người cực kỳ tinh vi.  Các nhà phê bình cho rằng do nhạy cảm trong tiểu thuyết Gothic của Brown cho thấy nỗi lo âu sâu xa về những định chế xã hội không phù hợp của đất nước mới thành lập.
Brown sử dụng bối cảnh đặc thù của Mỹ.  Ông là người có nhiều tư tưởng và đ kịch tính hóa các lý thuyết khoa học, phát triển một lý thuyết riêng của mình về tiểu thuyết, và, mặc dù nghèo túng, ông vẫn bám sát các tiêu chuẩn cao về nghệ thuật viết văn.  Mặc dù không hoàn hảo, tác phẩm của ông có tác động mạnh khiến người đoc khiếp sợ.  Ngày càng nhiều người nhìn nhận ông là người tiên phong lót đường cho các nhà văn lãng mạn như Edgar Allan Poe, Herman Melville, Nathaniel Hawthorne.  Ông diễn tả những nỗi lo sợ chìm trong tiềm thức mà thời kỳ Khai Sáng lạc quan bề ngoài không đề cập đến.
Washington Irving (1789-1859)
Là con út trong số 11 người con cua một gia đình thương nhân giàu có tại New York, Washington Irving đã trở thành sứ giả ngoại giao và văn hóa cho nước Mỹ ở Âu châu, giống như Benjamin Franklin v Nathaniel Hawthorne.  Mặc dù có tài viết, có lẽ ông không muốn trở thành nhà văn chuyên nghiệp, dành trọn thời gian để viết, nếu như không có một loạt các biến cố trong đời đã đưa đẩy ông vào nghiệp viết văn.  Qua bạn bè, ông đã có thể cho in quyển Tạp Ghi (1819-1820) của ông đồng thời ở Anh lẫn ở Mỹ, và được công nhận có bản quyền với thù lao ở cả hai nước.
Trong quyển Tạp Ghi Của Geoffrye Caryon tên giả của Irving) có hai chuyện của ông được người ta nhớ nhiều nhất.  Đó là “Rip Van Winkle” (Rip Van Winkle) và “The Legend of Sleepy Hollow” (Chàng Kỵ Sĩ Không  Đầu).  Tạp Ghi đã nói lên đầy đủ văn phong tinh tế, tao nhã dù có vẻ bình dị của Irving.  “Crayon” gợi cho ta thấy Irving có tài của nhà họa sĩ khéo cho màu, và là nhà văn sáng tạo ra một giọng văn và hiệu ứng tình cảm phong phú, uyển chuyển.  Qua quyển Tạp Ghi, Irving đã chuyển hoá rặng núi Catskill bên sông Hudson về phía bắc thành phố  New York thành một vùng tuyệt vời và huyền bí.
Độc giả Mỹ chấp nhận lịch sử tưởng tượng về vùng Catskill của Irving một cách đầy biết ơn, dù ông đã dựa trên cáccâu chuyện của nước Đức để viết và chỉ thay đổi cho phù hợp bối cảnh Mỹ.  Irving đã đem lại cho nước Mỹ cái mà nước Mỹ rất cần trong những năm đầu vật chất phô trương hào nhoáng: một cách thâm nhập vào miển đất mới qua trí tưởng tượng.
Không một nhà văn nào thàng công bằng Irving về tài nhân văn hóa miền đất mới, cho nó một tên gọi, một gương mặt thật với một loạt những huyền thoại riêng của nó.  Câu chuyện “Rip Van Winkle,” một người ngủ giấc ngủ 20 năm, khi thức dậy thì thấy các thuộc địa đã được độc lập, cuối cùng đã trở thàng truyện đân gian ở Mỹ.  Truyện đã được dàn dựng trên sân khấu, được truyền miệng rộng rãi, và dần dần được nhiều thế hệ người Mỹ xem là một huyền thoại thuần túy của Mỹ,
Irving đã khám phá và giúp làm thỏa mãn ý thức lịch sử của dân tộc Mỹ hãy còn tinh khôi.  Rất nhiều tác phẩm của ông có thể được xem như những cố gắng đầy tâm huyết nhằm xây dựng linh hồn cho một đất nước còn tinh khôi bầng cách tạo dựng lại lịch sử và thổi vào đó một luồng sinh khí sống động đầy sáng tạo.  Để tìm đề tài viết, ông đã chọn những khía cạnh kịch tính nhất trong lịch sử nước Mỹ: việc khám phá ra Tân thế giới, vị tổng thống đầu tiên và cũng là người anh hùng của dân tộc, và cuộc thám hiểm Tây tiến.  Tác phẩm đầu tay của ông là quyển Lịch sử New York (1809) dưới sự cai trị của người Hòa lan, sáng chói và đầy mỉa mai, ông giả vờ như thể do Diedrich Knickerbocker viết (từ đó có tên “phái Knickerbocker” để gọi những người bạn của Irving và các nhà văn ở New York thời ấy).
James Fenimore Cooper (1789-1851)
Giống như Irving, James Fenimore Cooper làm sống lại quá khứ và đưa qúa khứ vào bối cảnh địa phương với danh tính mới.  Trong truyện của Cooper, người ta dù sao vẫn còn tìm thấy nét huyền thoại mạnh mẽ của thời hoàng kim và nỗi đau thương đã đánh mất nó.  Trong lúc Irving và những nhà văn Mỹ trước và sau ông tìm về các huyền sử, lâu đài, cùng các chủ đề lớn của Âu châu, thì Cooper đã nắm bắt được huyền thoại cốt lõi của Mỹ: một nước Mỹ vô cùng về thời gian, giống như tính cách hoang dã của đất nước này vậy.  Lịch sử Mỹ chính là đi vào vùng vĩnh hằng; trong khi lịch sử Âu châu ở Mỹ chỉ là tái hiện của sự sụp đổ vườn Địa đàng.  Thiên nhiên bốn mùa được nhìn qua hành động tàn phá thiên nhiên: Miền đất hoang dần dần biến mất trước mắt người Mỹ, với từng lớp người tiên phong tiếp tục kéo đến, nó tan biến đi như một ảo ảnh.  Đây chính là cái nhìn cơ bản đầy bi tráng của Cooper về việc tàn phá miền đất hoang, mỉa mai thay đấy chính là miền Địa đàng mới thoạt đầu đã thu hút những người thực dân.
Kinh nghiệm sống của cá nhân ông đã giúp cho Cooper mô tả sinh động những đổi thay của miền đất hoang đó, cùng các đề tài khác như về biển cả, và những xung đột giữa các nhóm người có văn hóa khác nhau.   Là con trai của một gia đình theo đạo Quaker, ông lớn lên nơi điền trang hiu quạnh của cha bên bờ hồ Otsego (ngày nay là Cooperstown) nằm ở giữa tiểu bang New York.  Mặc dù vùng ấy khá bình yên khi ông còn niên thiếu, tại đấy cũng đã xảy ra một vụ tàn sát đẫm máu của người Da Đỏ.  Chàng thanh niên Cooper lớn lên trong bối cảnh giống như thời phong kiến.  Viên quan tòa Cooper, cha của anh, vừa là địa chủ vừa là nhà lãnh đạo trong cộng đồng.  Khi còn nhỏ Cooper đã từng gặp những người tiền phong đi khai phá nước Mỹ và người Da Đỏ tại vùng hồ Otsego; sau này khi lớn lên, ông còn gặp những người da trắng đến xâm chiếm vùng đất do cha anh đã có công xây dựng lên.
Natty Bumppo, nhân vật nổi tiếng do Cooper xây dựng nên, là hiện thân của mẫu người đàn ông lý tưởng tiên phong khai phá nước Mỹ theo cách nhìn của tác giả. Đó là người dòng dõi quý tộc như Jefferson.  Khoảng đầu năm 1823, trong tiểu thuyết Những Người Tiên Phong (The Pioneers), Cooper bắt đầu xây dựng nên nhân vật Bumppo.  Natty là người tiên phong nổi tiếng đầu tiên trong văn học Mỹ và cũng là nhân vật văn học mở đầu cho vô số các anh hùng cao bồi miền hoang dãĐây là một nhân vật lý tưởng, trung trực, có nhiều đức tính hơn so với xã hội chàng cố bảo vệ.  Nghèo, đơn độc nhưng trong sáng, chàng là chuẩn mực về giá trị đạo đức cho các nhân vật Billy Budd của Herman Melville và Huck Finn của Mark Twain sau này.
Phần nào dựa trên cuộc đời của nhà tiên phong Daniel Boone, một người theo đạo Quaker như Cooper, Natty Bumppo, một tiều phu đốn củi giỏi như Boone, vốn là người hiền hòa được người Da Đ̉ỏ đón nhận vào bộ lạc của họ.  Cả Boone và nhân vật tiểu thuyết Bumppo đều yêu thiên nhiên và tự do.  Họ không ngừng tiến về miền Tây để tránh những người mới đến định cư mà họ trước đó đã hướng dẫn vào miền đất hoang dã.  Họ trở nên những nhân vật huyền thoại ngay khi còn sống.  Giống như Boone, Natty không có gia đình, với nhiều lý tưởng, và một đời sống tâm linh phong phú.  Ông là một hiệp sĩ Công giáo trong tiểu thuyết lãng mạn trung cổ xuất hiện nơi rừng sâu nguyên tuyền và vùng đất đầy sỏi đá của nước Mỹ.
Sợi chỉ xuyên suốt nối kết năm quyeể tiểu thuyết tựa đề Truyện Để Trong Vớ Da (Leather-Stocking Tales) chính là cuộc đời của Natty Bumppo.  Là công trình sáng giá nhất của Cooper, bộ truyện là một thiên anh hùng ca vĩ đại mang bối cảnh lục địa Bắc Mỹ, nhân vật là những người thuộc các bộ lạc Da Đỏ, truyện miêu tả một xã hội đầy chiến tranh khốc liệt và các làn sóng di dân về miền Tây.  Bộ truyện làm sống lại hình ảnh nước Mỹ thời khai phá từ năm 1740 đến năm 1804. 
Tác phẩm của Cooper miêu tả lại những đợt di dân liên tiếp thời khai phá nước Mỹ: từ miền đất nguyên sơ với người Da Đỏ sinh sống, rồi đến những người da trắng đầu tiên đặt chân lên tìm hiểu, họ có thể là lính tráng, lái buôn, hay những người tiên phong đến khai phá.  Kế đến là nhuữg gia đình di dân nghèo lam lũ, và cuối cùng là tầng lớp trung lưu, đi cùng những người có tay nghề chuyên môn –quan tòa, bác sĩ, chủ nhà băng – lần đầu tiên đến Mỹ.  Mỗi đợt dân mới đến lại khiến người dân ở trước phải dời đổi chỗ ở: người da trắng khiến người Da Đỏ phải rút về miền Tây; giai cấp trung ậlưu “văn minh” cho xây trường học, nhà thờ, nhà tù, và giành chỗ của những người tiên phong đầy cá tính thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn, khiến họ phải dời về miền Tây, giành chỗ của những người Da Đỏ đệ́n đó trước họ.  Cooper xây dựng lên hình ảnh các làn sóng di dân bất tận không thể không diễn ra, và qua đó ông nhìn thấy không chỉ cái được mà cả cái mất.
Tác phẩm của Cooper bộc lộ sự căng thẳng sâu sắc giữa cá nhân đơn độc và xã hội, giữa thiên nhiên và văn minh con người, giữa đời sống tâm linh và tổ chức tôn giáo.  Trong truyện của ông, thế giới thiên nhiên và người Da Đỏ về căn bản đều tốt đẹp, và cả thế giới văn minh tiên tiến của những nhân vật có văn hóa cao trong truyện cũng vậy.  Còn những nhân vật trung gian thường rất đáng ngờ, họ tham lam và là người di dân da trắng nghèo, thất học, thô lỗ, không biết tôn trọng văn hóa và thiên nhiên.  Giống như Rudyard Kipling, E.M. Forster, Herman Melville và những người có óc quan sát nhạy bén sự tiếp xúc giữa các luồng văn hóa rất khác biệt nhau, Cooper là một người có quan điểm tương đối trung dung về văn hóa. Ông không chủ trương một văn hóa nào được độc quyền quyết đoán các vấn đề đạo đức hay tiêu chuẩn sống thanh lich.
Khác với Irving, Cooper chấp nhận các điểu kiện của nước Mỹ.  Irving viết về khung cảnh nước Mỹ như người Âu châu, ông tiếp thu và thay đổi các huyền thoại, văn hóa và lịch sử Âu châu cho phù hợp theo khung cảnh Mỹ.  Cooper đi thêm một bước xa hơn nữa. Ông sáng tạo ra bối cảnh riêng của Mý̃, với những nhân vật và chủ đề mới, mang tính cách đặc thù Mỹ.  Ông là nhà văn đầu tiên đánh lên nốt nhạc bi tráng thường được nghe đi nghe lại trong tểu thuyết Mỹ.

                                              Các Nhà Văn Nữ và Nhà Văn Thiểu Số

Mặc dù trong hồi ký thuộc địa đã xuất hiện một số nhà văn nữu đáng ghi nhận, thời kỳ cách mạng không khiến các nhà văn nữ và thiểu số sáng tác thêm nhiều, mặc dù có nhiều trường được thành lập, nhiều tạp chí, nhật báo và câu lạc bộ văn học ra đời hơn.  Các nhà văn nữ thời thuộc địa như Anne Bradstreet, Anne Hutchinson, Sarah Cotton, và Sarah Kemble Knight đã có ảnh hưởng đáng kể về mặt văn chương và xã hội, dù hoàn cảnh lúc ấy còn sơ khai và đầy nguy hiểm, chỉ có 4 người trong số 18 phụ nữ đến nước Mỹ trên chiếc tàu Mayflower năm 1620 còn sống sót sau năm đầu tiên.  Khi dân số ổn định và hoàn cảnh sinh hoạt đã đâu vào đấy, những tài năng tiềm tàng bắt đầu xuất hiện.  Nhưng khi các định chế văn hóa hình thành tại nước cộng hòa mới thành lập thì phụ nữ và người thiểu số lại dần dần bị loại ra các định chế ấy.    



Phillis Wheatley (c. 1753-1784)
Dù cuộc sống ở nước Mỹ thời kỳ đầu cơ cực như thế, thật mỉa mai thay các vần thơ xuất sắc nhất lại do một phụ nữ nô lệ da đen sáng tác.  Là tác giả người Mỹ gốc Phi đầu tiên có tầm quan trọng nhất, Phillis Wheatley sinh ra tại Phi châu, và được một người thợ may giàu có ngoan đạo tên John Wheatley mua và đưa sang Boston, Massachusetts khi cô mới lên 7 để vợ ông có người để hầu cận.  Gia đình Wheatley nhận thấy Phillis thông minh phi thường, và nhờ con của họ là Mary dạy, nên Phillis biết đọc và viết tiếng Anh.  Thơ của Phillis nói về đề tài tôn giáo, và, giống như Philip Freneau, thơ cô thuộc phái tân cổ điển.  Những bài thơ hay nhất gồm: “Thơ gửi S.M., nhà họa sĩ trẻ người Phi châu, khi được chiêm ngưỡng tác phẩm cù̉ anh,” một bài thơ ca ngợi và sách tấn một người da đen có tài khác; và một bài thơ ngắn khác diễn tả tình cảm tôn giáo mãnh liệt của nhà thơ nói về kinh nghiệm cải đạo sang Thiên Chúa giáo.  Bài thơ này khiến một số nhà phê bình hiện thời, nếu là người da trắng, thì họ cho rằng nó rất quy ước; còn nếu là người da đen, bài thơ không phản đối tính vô đạo đức của nạn nô lệ da đen.  Tuy thế, bài thơ diễn tả rất chân thành, phản đối sự kỳ thị của người da trắng và khẳng định sự bình đẳng về tâm linh.  Wheatley quả thật là nhà thơ đầu tiên dám nói lên những vấn đề như thế một cách đầy tự tin, như trong bài “Thơ về việc bị đem từ Phi châu sang Mỹ châu”:

Vì lòng thương hại họ đã đem tôi ra khỏi mảnh đất đa thần

đã dạy dỗ tâm hồn ngu muội của tôi hiểu rằng có Thượng Đế, và đấng CứuChuộc
Khi tôi không tìm cách được cứu rỗi hoậc không hề biết đến cứu rỗi

Một số người nhìn những người da đen chúng tôi với cặp mắt khinh khi

“Màu da của bọn họ là thuốc nhuộm của quỷ dữ.”

Hãy nhớ người Công giáo, người da đen, đen đúa như Cain,

Đều có thể là những người thanh tao, và đều có thể đi trên chuyến tàu dành cho những người hiền thiện.

Những Nhà Văn Nữ Khác

Các học giả ủng hộ phong trào nữ quyền đã khôi phục lại việc nghiên cứu tìm hiểu những nhà văn nữ sáng giá trong thời kỳ Cách mạng Mỹ.  Susanna Rowson (c. 1762-1824) là một trong số những tiểu thuyết gia chuyên nghiệp của Mỹ.  Trong số 7 quyển tiểu thuyết của bà có quyển Charlotte Temple (1791), bán cháy nhất, kể về một người phụ nữ bị dụ dỗ.  Bà viết về các vấn đề nữ quyền và việc đấu tranh chống nạn nô lệ da đen, và bà cũng mô tả người Da Đỏ với sự kính trọng.
Một nữ tác giả khác đã từng bị quên lãng là Hannah Foster (1758-1840) với tác phẩm bán chạy nhất của bà là The Coquette (1797), kể về chuyện một phụ nữ phải trải qua những giằng co khi phải sống đức hạnh trước các cám dỗ.  Bị người yêu, một người đàn ông lạnh lùng chỉ biết giáo hội, bỏ rơi, nàng bị dụ dỗ, bị ruồng bỏ, mang thai, rồi phải chết  một thân một mình. 
Judith Sargent Murray (1751-1820) đã phải dùng tên đàn ông để luôn được công chúng đón nhận tác phẩm của mình.  Mercy Otis Warren (1728-1814) là thi sĩ, sử gia, nhà biên kịch, nhà châm biếm xã hội và nhà yêu nước.  Trước Cách mạng bà đã tổ chức các buổi họp mặt ngay tại nhà bà, đã kích người Anh trong các vở kịch sống động của bà, và bà đã có cái nhìn cấp tiến khi viết về lịch sử nước Mỹ Cách mạng đương thời.  Các lá thư trao đổi giữa những phụ nữ như Mercy Otis Warren và Abigail Adams, và thư từ nói chung đều là những văn kiện quan trọng trong thời kỳ này.  Thí dụ vào năm 1776 Abigail Adams, vợ của John Adams (sau trở thành tổng thống thứ hai của nước Mỹ), đã viết thư đốc thúc việc đảm bảo quyền độc lập của phụ nữ trong hiến pháp của nước Mỹ sau này.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.