Phụ nữ Mỹ chịu nhiều bất công vào thế kỷ 19. Họ không được quyền đi bầu, bị cấm không được học tại các trường đào tạo ngành nghề chuyên môn hoặc học lên cao, không được
diễn thuyết trước công chúng hay tham dự các hội thảo công cộng, và không được
sở hữu nhà đất. Dù có những chướng ngại khó
khăn như thế, một mạng lưới liên kết phụ nữ mạnh mẽ đã xuất hiện. Qua thư từ, bạn bè của từng cá nhân, qua những
buổi họp nghiêm túc, qua báo chí của phụ nữ, và sách vở, phụ nữ đã thúc đẩy cải cách nhằm thay đổi xã hội. Các phụ nữ trí thức đã vạch ra điểm tương tự giữa phụ nữ và nô lệ. Một cách can đảm họ đòi hỏi phải có những cải
cách triệt để như bãi bỏ chế độ nô lệ, công nhận quyền đi bầu cho giới phụ nữ,
mặc dù gặp phải sự chống đối tẩy chay dữ dội của xã hội và có khi bị kiệt quệ về
tài chánh cần để tiếp tục cuộc đấu tranh. Các tác phẩm của những người phụ nữ này là tiếng nói tiền phong của
giới trí thức về truyền thống văn học phụ nữ rộng lớn hơn gồm cả loại tiểu
thuyết tình cảm ̣(sentimental novel) . Tiểu
thuyết tình cảm
của các nữ sĩ, như quyển Căn Chòi Của Chú
Tom của Harriet Beecher Stowe, rất được yêu chuộng. Những tiểu thuyết như thế làm độc giả xúc động, và thường kịch tính hóa các vấn đề xã hội gây tranh luận, nhất
là những vấn đề về vai trò và trách nhiệm của phụ nữ và gia đình.
Nhà cải cách chống chế độ nô lệ Lydia Child (1802-1880), người có ảnh hưởng lớn đối với Margaret Fuller, là người lãnh đạo mạng lưới nối
kết phụ nữ. Tiểu thuyết thành công của bà quyển Hobomok (1824) cho thấy cần thiết phải có tinh thần khoan dung
cởi mở về chủng tộc và tôn giáo. Bối
cảnh của quyển tiểu thuyết là vùng Salem
thời Thanh giáo, tiểu bang Massachusetts, đã báo trước sự xuất hiệ̣n của nhà văn
Nathaniel Hawthorne. Là nhà hoạt động xã
hội, Child thành lập trường tư dành cho nữ sinh, ra tập san đầu tiên cho trẻ em ở Mỹ và là chủ bút báo ấy. Năm
1833 bà xuất bản áng văn tuyên truyền
chống chế độ nô lệ đầu tiên tựa đề Thỉnh
Nguyện Về Việc Giúp Đỡ Tầng Lớp Người Mỹ Gọi Là Người Phi Châu. Bài viết táo bạo này gây tai
tiếng cho bà, và làm bà gặp khó khăn về tài chính.
Quyển Lịch Sử Về Tình Cảnh Người
Phụ Nữ Qua Nhiều Thời Đại Ở Các Nước Khác Nhau (1855) đã lý luận đòi
quyền bình đẳng cho phụ nữ bằng cách nêu lên các thành tích lịch sử của họ.
Angelina Grimké (1805-1879) và Sarah Grimké (1792-1873)
sinh ra trong một gia đình lớn với nhiều người con giàu có, sở hữu nô lệ da đen
tại vùng Charleston sang trọng, thuộc tiểu bang South Carolina. Hai chị em bà đã dọn đến miền Bắc để đấu tranh
cho người da đen và phụ nữ. Là diễn giả
cho Hội Chống Chế Độ Nô Lệ tại New York, hai bà là những diễn giả phụ nữ đầu
tiên trước công chúng trong đó có cả nam giới.
Qua thư từ, các bài nghị luận và nghiên cứu, hai bà nêu lên các nét
tương tự giữa việc kỳ thị về chủng tộc và về giới tính.
Elizabeth Cady Stanton (1815-1902), một người chống chế độ nô lệ và là nhà đấu tranh cho nữ quyền, sống một thời gian tại Boston, tại đấy bà kết bạn với Lydia Child và Lucretia Mott. Bà tổ chức Hội Nghị Đấu Tranh Cho Nữ Quyền
tại Seneca Falls năm 1848. Bà cũng thảo
ra quyển Tuyên Bố Về Các Quan Điểm. Bài “Tuyên
Ngôn Độc Lập Của Nữ Giới” của bà bắt đầu với câu “nam nữ sanh ra đều bình đẳng”
và bao gồm một quyết nghị đòi quyền được bỏ phiếu cho giới phụ nữ. Cùng với Susan B. Anthony, Elizabeth Cady Stanton đã vận động cho nữ giới được quyền đầu phiếu vào những năm 1860 và 1870, và thành
lập Liên Đoàn Phụ Nữ Trung Thành Với Tổ Quốc, Hội Nữ Cử Tri Toàn Quốc. Bà cũng là đồng chủ bút tuần báo Cách Mạng. Là Chủ tịch Hội Nữ Cử Tri trong 21 năm, bà đã
lãnh đạo cuộc đấu tranh cho nữ quyền. Bà đã diễn thuyết trước công chúng tại nhiều tiểu bang, một phần để có tiền lo
cho bảy người con ăn học.
Sau khi chồng bà qua đời, bà đào sâu phân tích tình trạng bất công giữa nam nữ. Quyển Thánh Kinh Cho Phụ Nữ (1895) của bà cho thấy cái nhìn thiên lệch coi thường phụ nữ có gốc rễ ăn sâu trong truyền thống Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo Judaism*. Bà́ diễn thuyết về các đề tài như ly dị, nữ quyền và tôn giáo cho đến lúc bà qua đời năm 86 tuổi, sau khi bà gửi một lá thư cho tổng thống Theodore Roosevelt nhằm hổ trợ quyền đầu phiếu của phụ nữ. Nhiều tác phẩm của bà, thoạt đầu ký tên giả, nhưng sau mang tên của chính bà, gồm ba tác phẩm viết chung với người khác tựa đề Lịch Sử Về Quyền Đầu Phiếu Của Phụ Nữ (1881-1886), và một quyển tự truyện với văn phong chân thật, dí dỏm.
Sau khi chồng bà qua đời, bà đào sâu phân tích tình trạng bất công giữa nam nữ. Quyển Thánh Kinh Cho Phụ Nữ (1895) của bà cho thấy cái nhìn thiên lệch coi thường phụ nữ có gốc rễ ăn sâu trong truyền thống Thiên Chúa giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo Judaism*. Bà́ diễn thuyết về các đề tài như ly dị, nữ quyền và tôn giáo cho đến lúc bà qua đời năm 86 tuổi, sau khi bà gửi một lá thư cho tổng thống Theodore Roosevelt nhằm hổ trợ quyền đầu phiếu của phụ nữ. Nhiều tác phẩm của bà, thoạt đầu ký tên giả, nhưng sau mang tên của chính bà, gồm ba tác phẩm viết chung với người khác tựa đề Lịch Sử Về Quyền Đầu Phiếu Của Phụ Nữ (1881-1886), và một quyển tự truyện với văn phong chân thật, dí dỏm.
--
*Judeo-Christian: các nhóm Judaism và Christianity, hoặc thường dùng để nói về các nhóm Christianity bắt nguồn từ Do THái giáo/Judaism. Cả hai đều sử dụng Torah (sách nói về các điều luật mà Thượng Đế mặc khải cho Moses, gồm 5 quyển sách đầu tiên trong số 24 quyển của Tanakh).
Torah has a range of meanings. It can most specifically mean the
first five books of the 24 books of the Tanakh, and it is usually
printed with the rabbinic commentaries , or due to
perceived parallels or commonalities shared values between those two religions,
which has contained as part of Western
culture.
Sojourner Truth (1797-1883) là đỉnh cao tính bền bỉ chịu đựng và thu hút hấp dẫn của nhóm phụ nữ đặc biệt này. Sinh ra đã là nô lệ tại New York, khi lớn lên bà nói được tiếng Hòa lan. Bà bỏ trốn và được tự do năm 1827. Cùng với hai đứa con trai và con gái của
mình, bà được gia đình Van Wagener người Mỹ gốc Hòa lan giúp đỡ, cho bà đến ở và làm
gia nhân trong nhà. Họ đã giúp bà thắng kiện để đứa con trai được trả tự do, và bà đã đổi tên theo gia đình họ. Tự bà dấn thân làm việc cùng một giáo sĩ để cải đạo cho các gái làng chơi và đưa họ vào sống chung nhà trong môt cộng đồng tiến
bộ. Bà cải đạo với tên thánh “Sojourner
Truth” bởi vì bà bắt đầu trải nghiệm những âm thanh và hình ảnh kỳ diệu, huyền
bí. Để truyền bá chân lý về các lời
giảng thâm sâu này, bà đã đi rao giảng, hát thánh ca, và diễn thuyết chống chế độ nô lệ tại nhiều tiểu bang suốt ba thập kỷ. Được Elizabeth Cady Stanton khuyến khích, bà
còn vận động để phụ nữ được quyền đi bầu.
Cuộc đời bà được ghi lại trong quyển Truyện Kể Về Sojourner Truth (1850) do Olive Gilbert ghi lại và
hiệu đính theo lời kể của bà. Suốt đời
bà không biết chữ, và bà nói tiếng Mỹ với giọng Hòa lan. Người ta kể rằng khi bị tố cáo bà là đàn ông
giả dạng, bà đã vạch trần ngực mình trước mặt mọi
người tại một hội nghị về nữ quyền. Khi một người đàn ông cho phụ nữ
là phái yếu, câu trả lời của bà đã trở thành huyền thoại:
Tôi đã cày bừa, trồng
trọt, mời bạn bè cùng ra quán, và chẳng có người đàn ông nào dẫn đầu tôi cả! Tôi chẳng phải là phụ nữ ư? Tôi có
thể làm việc và ăn nhiều (nếu còn thức ăn) bằng một người đàn ông, và chịu đựng
cả roi vọt nữa đấy! Tôi chẳng phải là phụ nữ ư?
Tôi đã sanh 13 người con, và chứng kiến hầu hết những người con của tôi bị bán làm nô
lệ, và khi tôi khóc nỗi đau đớn của một bà mẹ mất con, chẳng ai lắng tiếng khóc
của tôi ngoài Chúa Jesus! Tôi chẳng phải là phụ nữ ư?
Người ta thường hay so sánh người phụ nữ hùng biện, có óc
khôi hài và không hề kiêng nể ai này với các ca sĩ nhạc blues nổi danh. Harriet
Beecher Stowe và nhiều người khác đã nhìn thấy trí tuệ nơi người phụ nữ da đen với nhãn quan rộng lớn này khi bà tuyên bố: “Lạy Chúa, con có thể yêu cả
người da trắng!”
Harriet Beecher Stowe (1811-1896)
Quyển tiểu thuyết Căn Chòi Của Chú Tom (tức Đời Sống Những Kẻ
Khốn Khó) của Harriet Beecher Stowe là quyển sách được đọc nhiều nhất ở Mỹ
vào thế kỷ 19. Ngay từ đầu khi được đăng
từng số trong tạp chí National Era (Thời Đại Quốc Gia), truyện này đã
thành công ngay tức khắc. Chỉ riêng tại
Anh, truyện đã được 40 nhà xuất bản khác nhau cho ấn hành; rồi nhanh chóng được dịch sang 20 thứ tiếng, và nhận đđược lời khen của nhiều tác giả như
Georges Sand ở Pháp, Heinrich Heine ở Đức, và Ivan Turgenev ở Nga. Lời kêu gọi thống thiết trong truyện yêu
cầu bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ đã châm ngòi cho cuộc tranh luận kéo dài 10 năm đưa đến Nội chiến Mỹ (1861—1865). Những
lý do dẫn đến sự thành công của tác phẩm Căn Chòi Của Chú Tom rất rõ rệt. Quyển
tiểu thuyết mổ xẻ vạch trần cho thấy chế độ nô lệ là sự bất công kinh
khủng ngay tại Mỹ, một quốc gia mọi người đều thừa nhận là hiện thân của dân chủ và
bình đẳng cho tất cả mọi người.
Chính Stowe là đại diện tiêu biểu cho những người Thanh giáo
vùng New England ngày xưa. Cha, anh và
chồng bà đều là những mục sư và nhà cải cách nổi tiếng theo đạo Tin lành. Stowe đã thai nghén tư tưởng chủ đề của quyển
sách khi bà đang dự
thánh lễ trong nhà thờ – cảnh một người ôo lệ da đen già nua rách rưới bị đánh đập. Về sau bà nói
quyển sách đó do Thượng Đế gợi ý và viết. Động lực thôi thúc bà viết chính là lòng nhiệt thành
mang tính tôn giáo muốn cải cách cuộc đời làm nó trở nên thánh thiện
hơn. Thời kỳ lãng mạn đã mở ra kỷ nguyên nhân đạo. Những giá trị đẹp đẽ của gia đình và tình yêu đã chiếm vị trí tối cao trong văn chương. Tiểu thuyết của Stowe đã giáng một đòn chính xác vào
chế độ nô lệ vì chế độ ấy đã vi phạm các giá trị ngay tại nước Mỹ.
Chú Tom, một người nô lệ và là nhân vật chính, quả thật là một vị thánh tử đạo Thiên Chúa giáo, đã dày công chuyển hóa người chủ nhân từ
của mình là St, Clare, và đã cầu nguyện cho linh hồn của St. Clare khi ông lìa đời, chú đã bị giết vì bảo vệ những người phụ nữ nô lệ.
Chế độ nô lệ bị mô tả là tàn bạo không phải vì các lý do chính trị và
triết học, mà chủ yếu vì nó chia rẽ gia đình, tiêu diệt tình yêu thương bình
thường của cha mẹ dành cho con cái, và vì bản chất nó đi ngược lại đạo Thiên
Chúa. Những cảnh cảm động nhất trong
truyện là cảnh bà mẹ nô lệ đau đớn vật vã vì không thể cứu được con mình đang gào khóc và người cha cũng bị bán cho một người chủ khác, bị tách rời khỏi gia đình. Đây là những tội ác vi phạm cả giá trị thiêng liêng của tình
yêu gia đình.
Thoạt đầu quyển tiểu thuyết của Stowe không nhằm tấn công
vào miền Nam; thật ra Stowe từng đến viếng miền Nam, như người miền Nam, và bà đã
mô tả miền Nam một cách rất ôn hòa.
Những người chủ nô lệ miền Nam là những người tốt và họ đã đối xử tử tế
với chú Tom. Bản thân St. Clare rất ghét
chế độ nô lệ, và ông đã dự tính sẽ trả tự do cho tất cả nô lệ của ông. Ngược lại, ông chủ nô lệ Simon Legree tàn bạo
là người miền Bắc, và là kẻ rất hiểm ác.
Thật mỉa mai khi trong quyển tiểu thuyết tác giả có ý muốn hòa giải hai
miền Nam Bắc, và cả hai miền đều bị cuốn hút vào cuộc nội chiến mười năm sau đó. Cuối cùng những người chống chế độ
nô lệ đã dùng quyển tiểu thuyết này để chống lại miền Nam.
Harriet Jacobs (1818-1896)
Là nô lệ ở North Carolina, Harriet Jacobs được bà chủ dạy đọc
và viết. Khi bà chủ qua đời, Harriet bị
bán cho một ông chủ da trắng. Ông này
tìm cách cưỡng ép cô phải quan hệ tình dục với mình. Cô chống đối lại, rồi được một người da
trắng khác thương yêu và có với cô hai đứa con. Cô gửi con sang ở với bà của mình. Cô đã thẳng thắn viết: “Tự dâng hiến mình cho
người đỡ tủi nhục hơn là bị người cưỡng ép.” Cô bỏ trốn khỏi nhà ông chủ
và phao tin đồn là cô đã trốn lên miền Bắc.
Sợ bị bắt lại, bị đánh đập và bán đi làm kiếp nô lệ lần nữa, cô đã sống ẩn núp trong gầm thượng chật chội trong căn nhà của bà mình ngay tại thị
trấn có người chủ cũ trong bảy năm trời. Cô
sống được nhờ tình thương dành cho ba đứa con mà cô thỉnh thoảng nhìn trộm thấy
qua các lỗ nhỏ cô khoét trên trần nhà.
Cuối cùng côo đã trốn đước lên miền Bắc, định cư tại Rochester, New York,
nơi lưu hành tờ báo chống chế độ nô lệ Bắc Đẩu của Frederick Douglass, và gần đấy tại Seneca Falls vừa mới có một hội nghị về nữ quyền. Tại hội nghị này, Harriet kết bạn với Amy
Post, một người đấu tranh cho nữ quyền, chống lại chế độ nô lệ, và là người đã
khuyến khích Harriet hãy viết tự truyện Những
Biến Cố Trong Đời Cô Gái Nô Lệ xuất bản dưới tên giả Linda Brent
năm 1861 do Lydia Child sửa bản thảo. Quyển sách mạnh dạn tố cáo việc bóc lột tình dục của chủ da trắng đối
với phụ nữ nô lệ. Sách của Jacobs, cũng
như sách của Douglas, thuộc loại truyện kể của người nô lệ, đã có mặt từ thời thuộc địa với tác giả Olaudah Equiano.
Harriet Wilson (1807-1870)
Harriet Wilson là nhà văn Mỹ gốc Phi châu đầu tiên có tiểu thuyết xuất bản tại Mỹ với tựa đề Người Da Đen Chúng Ta: Những Phác Họa Về
Cuộc Đời Một Người Da Đen Được Trả Tự Do Sống Trong Căn Nhà Hai Tầng Màu Trắng Ở Miền Bắc Cho Thấy Bóng Tối Chế Độ Nô Lệ Vẫn Còn Phủ Giăng Nơi Đây. Quyển tiểu thuyết đã tả lại một cách sống động hiện thực cuộc hôn nhân giữa một người đàn bà da trắng và một người đản ông da đen, nó nói lên đời sống khó khăn của những gia nhân da đen phục vụ trong một
gia đình Thiên Chúa giáo giàu có. Trước đây người ta nghĩ sách này là tự truyện, nhưng ngày nay chúng ta biết rằng đấy
là truyện hư cấu.
Giống như Jacobs, Wilson không cho xuất bản sách với tên của
chính mình (tựa đề Our Nig Người Da Đen Của Chúng Ta
nghe thật mỉa mai), và tác phẩm của bà bị quên lãng, mãi đến gần đây mới được chú
ý. Cũng có thể nói như vậy về
các tác phẩm do phụ nữ viết vào thời ấy.
Năm 1983 học giả người Mỹ đen nổi tiếng Henry Louis Gates, Jr , trong vai trò đầu đàn của dự án nghiên
cứu về các tiểu thuyết của tác giả da đen, đã làm sống lại vấn đề Our Nig vào năm 1983 .
Frederick Douglass (1817-1895)
Nhà lãnh đạo phong trào chống chế độ nô lệ và nhà hùng biện da đen nổi tiếng nhất thời ấy Frederick Douglass là một nô lệ sanh ra
tại một đồn điền ở Maryland. Khi lớn
lên, ông may mắn được gởi đến Baltimore là nơi tương đối có tinh thần cởi mở phóng
khoáng. Tại đây ông được học đọc và
viết. Năm 21 tuổi, ông bỏ trốn lên
Massachusetts, và được một chủ bủ́t chống chế độ nô lệ tên William Lloyd
Garrison giúp, ông bắt đầu diễn thuyết tại các Hội chống chế độ nô lệ.
Năm 1845 ông cho xuất bản quyển Chuyện Đời Frederick Douglass, Một Người Nô Lệ Mỹ (xuất bản lần thứ hai
năm 1855, hiệu đính lại năm 1892). Đây là quyển sách hay nhất và được nhiều người đọc nhất trong số những “truyện kể của người nô lệ.” Các truyện kể này rất nổi tiếng trong những năm nội chiến Mỹ sắp bùng nổ, và thường do những người nô lệ thất học kể lại cho
những người chống chế độ nô lệ ghi và viết thành sách rồi dùng làm tài liệu tuyên truyền. Truyện của Douglas rất sống động viết bởi
một người có học, đã cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc độc đáo về não trạng của chế độ nô lệ, cùng nỗi thống khổ
nó da gây ra cho người da đen.
Truyện kể của người nô lệ là loại văn xuôi đầu tiên của
người da đen ở Mỹ. Nó giúp người da đen
thực hiện nhiệm vụ khó khăn là xác lập danh tính người Mỹ đen của họ trong
nước Mỹ da trắng, và nó tiếp tục gây ảnh hưởng quan trọng đối với các kỹ thuật
và chủ đề viết văn của người da đen trong suốt thế kỷ 20. Việc đi tìm danh tính riêng, lòng căm phẫn vì
bị kỳ thị, và ý thức về việc phải sống đời hèn mọn, bị đại ̣đa số người da trắng xem như không có, bị
săn lùng phải sống chui trốn nhủi thường gặp trong các tác phẩm của tác
giả da đen thế kỷ 20 như Richard
Wright, James Baldwin, Ralph Ellison, và Toni Morrison.