Những tiểu bang Trung Đại Tây dương đất đai màu mỡ, nơi có thành phố New York ngự trị với hải cảng to lớn, cửa ngõ đón chào các làn sóng di dân. Ngày nay nền kinh tế đa dạng của vùng này bao gồm cả tài chánh, thương mại, và vận chuyển hàng hóa, cũng như quảng cáo, thời trang. Thành phố New York còn là đất gốc của kỹ nghệ xuất bản sách, các viện bảo tàng và triển lãm nghệ thuật danh tiếng.
Don DeLillo (1936-) người thành phố New York, thoạt đầu là người viết quảng cáo, rồi tiểu thuyết của ông bắt đầu đi sâu tìm hiểu khuynh hướng tiêu thụ của người Mỹ và các chủ đề khác. Tác phẩm Americana (1971) kết luận: “Tiêu thụ ở Mỹ không phải là mua sắm, nó là ước mơ.“ Các nhân vật chính của DeLillo đi tìm danh xưng cho mình qua hình ảnh dáng vẻ bên ngoài. Tiếng Rù Rì/iWhite Noise *(1985) kể về Jack Gladney và gia đình ông, những người có cuộc sống bị chi phối bởi các bài bản khác nhau, nhất là các bài quảng cáo. Đoạn trích sau đây sẽ cho ta thấy văn phong của DeLillo: “...trống không, cái cảm giác tối đen như vũ trụ... Mastercard, Visa, American Express.” Những mảnh vụn quảng cáo trôi lều bều khắp quyển truyện nhô lên từ tiềm thức của Gladney, nhái lại truyền thông như con vẹt tạo thành tiếng rù rì vô thức làm tựa đề cho tác phẩm. Các tiểu thuyết sau này của DeLlilo có cả những nhân vật chính trị, lịch sử: Libra (1988) cho ta thấy vụ ám sát cố tổng thống John F. Kennedy như sự vỡ tung của chủ nghĩa tiêu thụ chaán chường của Mỹ; Xã Hội Đen (1997) phơi bày một mạng nhện chằng chịt giữa một ván chơi banh dã cầu với quả bom nguyên tử tại Kazhakstan.
Ở New York nơi muôn màu muôn vẻ, nơi dân tứ xứ nói đủ thứ tiếng, có rất nhiều tiểu thuyết nói về một thành phố hậu hiện đại, mờ mịt, không định danh rõ ràng. Một thí dụ là tập truyện gồm ba tác phẩm nói về mê cung New York Thành Phố Bằng Kính (1985), Những Bóng Ma (1986), và Căn Phòng Khóa Kín (1986) của Paul Auster (1947-). Được nhà văn Samuel Beckett và loại tiểu thuyết trinh thám gợi hứng, trong ác phẩm này, một nhà văn sống tách biệt đang viết một tác phẩm trinh thám nói chuyện với tác giả Paul Auster, người đang viết về Cervantes. Tập truyện ba tập này có ý nói “thực tại” chỉ là một văn bản do hư cấu dựng lên, và vì thế nó xóa đi ranh giới truyền thống giữa hiện thực và ảo tưởng. Bộ tiểu thuyết ba tập của Auster thực sự là phân tích mổ xẻ tự ngã. Tương tự, Kathy Acker (1948-1997) đặt cạnh nhau các đoạn văn lấy từ tác phẩm của Cervantes va Charles Dickens với khoa học giả tưởng trong các sáng tác mô phỏng hậu hiện đại như tác phẩm Đế Chế Của Cái Vô Nghĩa** (1988), một hành trình đi tìm tiếng nói cá nhân qua dòng không gian và thời gian. Thành phố New York là nơi tụ tập nhiều nhóm văn sĩ có cùng mối quan tâm và sở thích. Các phụ nữ Do Thái, gồm cả nhà nghị luận nổi tiếng Cynthia Ozick (1928-), được đón chào nồng nhiệt từ vùng Bronze, nơi bà dùng làm bối cảnh cho tiểu thuyết Giấy Tờ Của Puttermesser*** (1997). Tiểu thuyết khiến người ta nhớ mãi của bà tựa đề Tấm Khăn Quàng (1989) nói lên cái nhìn của một người mẹ trẻ về Vụ Tàn Sát Người Do Thái Của Đức Quốc Xã. Tuyển Tập Truyện Ngắn (1994) hài hước và nghiêng về đối thoại của Grace Paley (1922-) đã bắt được nhịp sống thất thường của thành phố Nữu Ước.
Những nhà văn trẻ gắn bó với cuộc sống vội vã gồm có Jay McInerney (1955-) với Truyện Đời Tôi (1988) lồng trong bối cảnh văn hóa giới trẻ nghiện ngập vào thời xì ke ma túy bùng nổ những năm 1980, và nhà văn châm biếm Tama Janowitz (1957-). Các nhà văn này dựng lên hình ảnh những con người cô đơn, nghiện ngập sống trong một thành phố náo nhiệt năng động, làm người ta nhớ lại các tác phẩm của John Cheever.
Các vùng ngoại ô lân cận thành phố New Yg tậpork cũng đi vào trí tưởng tượng của một số nhà văn khác. Mary Gordon (1949-) dùng Long Island, nơi bà sinh ra, làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm của mình có trọng tâm là phụ nữ, và tương tự cũng có Alice McDemott (1953-) với tác phẩm Chàng Billy Dễ Mến (1998) mổ xẻ sự bội hứa của người đàn ông nghiện rượu.
Các nhà văn hiện thực viết về đời sống gia đình miền Trung Đại tây dương gồm có Richard Bausch (1945) ở Baltimore, tác giả truyện Mùa Đêm (1998), và các truyện ngắn trong tập Có Người Trông Chừng Tôi (1999). Bausch viết về những gia đình rời rạc, giống như Anne Tyler (1941-), cũng người Baltimore, viết về những nhân vật lập dị luôn dùng lời thương thảo cho lối sống cô lập hỗn độn. Lão luyện về tài đi sâu vào chi tiết và cách nói ẩn ý thông minh dí dỏm, Tyler dùng ngôn ngữ thâm trầm đầy ẩn ý. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà gồm Bữa Ăn Tối Tại Nhà Hàng “Nhớ Nhà” (1982), và Người Du khách Bất Đắc Dĩ (1982) được dựng thành phim năm 1988. Cuộc Hôn Nhân Không Chính Thức (2004) nói về một vụ ly hôn trong bối cảnh nước Mỹ trải qua suốt 60 năm.
Các văn sĩ da đen cũng có những đóng góp nổi bật. Quyển tự truyện Zami: Một Cách Đánh Vần Mới Tên Tôi (1982) của nhà thơ và nhà viết nghị luận về nữ quyền Audre Lorde là một câu chuyện trần tục về kinh nghiệm một người phụ nữ da đen nếm trải tại Hoa kỳ. Bebe Moore Campbell (1950-) người Philadelphia, viết những truyện về đời sống gia đình rất cảm động, trong số đó có Cái Buồn Của Mi Không Giống Nỗi Sầu Của Tao (1992). Gloria Naylor (1950-), người thành phố New York, tìm hiểu đời sống của nhiều người phụ nữ khác nhau qua truyện Những Người Đàn Bà Khu Brewster (1982), quyển sách đã làm bà nổi tiếng.
Nhà văn được đánh giá và ngợi khen một cách có suy xét John Edgar Wideman (1941-) lớn lên tại Homewood, một khu da đen ở Pittsburg, Pennsylvania. Tập Bộ BaTiểu thuyết Về Vùng Homewood Viết Theo Kiểu Faulkner – Nơi Ẩn Náu (1981), Damballah (1981), Gởi Đến Bạn Ngày Hôm Qua (1983) sử dụng các góc nhìn khác nhau và kỹ xảo ngôn ngữ để diễn tả trải nghiệm của người da đen. Truyện ngắn nổi tiếng nhất của ông tựa đề “Anh Em và Những Kẻ Cai Tù” (1984) nói về mối quan hệ giữa tác giả với người anh bị ở tù. Trong tác phẩm Giết Gia Súc (1996) Wideman trở lại chủ đề đã nói trong truyện ngắn nổi tiếng thời kỳ đầu của ông tựa đề “Cơn Sốt” (1989). Trong tiểu thuyết Hai Thành Phố (1998) xảy ra tại Pittburg, Pensylvania.
David Bradley (1950-), cũng là người Pennsylvania, trong tiểu thuyết lịch sử Biến Cố Chaneyville (1981), đã lấy bối cảnh “đường rày xe lửa ngầm,” tức mạng lưới của dân chúng tạo cơ hội và giúp đỡ nô lệ da đen miền Nam trốn đi tìm tự do ở miền Bắc trong thời Nội chiến Mỹ.
Trey Ellis (1962-) đã viết các tiểu thuyết như Những Câu Nói Tầm Thường (1988), Sửa Nhà (1993), Ngay Ở Đây, Ngay Bây Giờ (1999), kịch bản phim “Người Phi Công Tuskegee”****(1995), và bài nghị luận năm 1989 tựa đề “Óc Thẩm Mỹ Mới Của Người Da Đen” nói lên xúc cảm mới có tính đa sắc tộc của thế hệ trẻ.
Những nhà văn vùng Washington, D.C., nằm về phía nam cách thành phố New York bốn giờ lái xe, gồm Ann Beattie (1947-) với những truyện ngắn đã được nói đến trong phần trước. Các tiểu thuyết phản ánh một mảng cuộc đời bao gồm Chụp Hình Will (1989), Một Con Người Khác Của Bạn (1995), Đời Tôi, Với Nữ Diễn Viên Dara Falcon (1997).
Thủ đô nước Mỹ là quê hương của nhiều nhà văn viết về chính trị. Ward Just (1935-) là tác giả của những tiểu thuyết có bối cảnh xoay quanh các nhóm trí thức, chính trị gia
và quân đội vùng Washington, D.C. Christopher
Buckley (1952-) dùng ngòi
bút chính trị hài hước và châm biếm của mình chĩa vào các chuyện nhỏ
xảy ra tại địa phương; tác phẩm Những
Gã Màu Xanh Bé Tí (1999) nhại lại lời đáp chính
thức đối với những người sống ngoài hành tinh chúng ta. Michael Chabon (1963-) lớn lên ở vùng ngoại ô Washington D.C., và sau
đó dọn sang California, mô tả lớp trẻ choáng ngợp trước bờ
vực đi vào thế giới người lớn qua tác phẩm Bí Ẩn Của Thành Phố Pittsburgh (1988); quyển tiểu thuyết lấy cảm
hứng từ một cuốn truyện bằng tranh của ông có tựa đề Các Chuyến Mạo Hiểm Ly Kỳ Của Kavalier và Clay (2000) pha trộn
sự hào nhoáng với kỹ xảo theo phong cách của F. Scott Fitzgerald.
*The novel White Noise (1985) by Don DeLillo explores several themes that emerged during the mid to late twentieth century. The title is a metaphor that shows how the symptoms of postmodern culture came together to make it very difficult for an individual to actualize their ideas and personality.
The term “white noise”—referring to the 'sh' noise produced by a signal containing all audible frequencies of vibration—is sometimes used as a colloquialism to describe a backdrop of ambient sound, creating an indistinct commotion, so seamless that no specific sounds composing it as a continuum can be isolated as a veritable instance of some defined familiar sound so that masks or obliterates underlying information. e.g. chatter from multiple conversations within the acoustics of a confined space.
The information itself may have characteristics that achieve this effect without the need to introduce a masking layer. A common example is the pleonastic jargon used by politicians to mask a point that they don't want noticed.
The term also describes music that is disagreeable, harsh, dissonant or discordant with no melody.
https://en.wikipedia.org/wiki/White_noise_(slang)
**Empire of the Senseless by Kathy Acker: Kathy Acker continues her post-modern explorations with a story set in a bleak world where the society we know is dying in its own ruins. https://groveatlantic.com/book/empire-of-the-senseless/
***The protagonist of the novel is Ruth Puttermesser. The book is more like a collection of short stories, as the character of Ruth had first appeared in stories decades earlier; Cynthia Ozick charts Ruth’s progress as an adult, single woman living and working in New York City.
https://www.enotes.com/topics/puttermesser-papers
****The Tuskegee Airmen were a group of primarily African American military pilots and airmen who fought in World War II. They formed the 332d Expeditionary Operations Group and the 477th Bombardment Group of the United States Army Air Forces. Wikipedia
1 : a Muskogean people of east central Alabama. 2 : a member of the Tuskegee people
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.