Wednesday, December 26, 2018

Khái Lược Văn Học Sử Mỹ -- Chương I - Nước Mỹ Thời Kỳ Đầu và Thời Thuộc Địa Đến Năm 1776

Văn học Mỹ khởi đầu với huyền thoại, sự tích và các bài hát được truyền miệng trong văn hóa người Da Đỏ.  Trước khi những người di dân đầu tiên từ Âu châu đặt chân lên Bắc Mỹ, chưa có nền văn học thành văn nào của các bộ lạc thổ dân với hơn 500 thổ ngữ và văn hóa khác nhau.  Văn học truyền miệng bản địa do vậy rất đa dạng, phong phú.  Các chuyện kể về văn minh săn bắn, du mục của người Navaho khác hẳn chuyện của các bộ lạc định cư sống bằng trồng trọt như bộ lạc người Acoma (còn gọi là người Pueblo) ở vùng Pueblo (tiểu bang Colorado, New Mexico, Arizona, miền Tây Nam Mỹ).  Tương tự, chuyện của người Ojibwa gần các hồ phía bắc cũng khác hẳn chuyện của các bộ lạc Hopi ở trong sa mạc.

Mỗi bộ lạc có tôn giáo riêng.  Họ thờ thần thánh, thú vật, cây cỏ và vong linh.  Nhà nước có thể dưới dạng dân chủ, hội đồng bô lão, hoặc thần quyền (do người lãnh đạo về tôn giáo nắm quyền).  Tất cả những nét đa dạng này của các bộ lạc đều được phản ảnh trong văn học truyền miệng của người bản xứ.  Dù vậy ta có thể khái quát hóa vài nét đặc trưng của nền văn học nàyChuyện kể của người Da Đỏ luôn luôn nhấn mạnh thiên nhiên, xem đó là một bà mẹ thật sự và cũng là bà mẹ tâm linh.  Thiên nhiên có sự sống thực và có sức mạnh siêu việt.  Nhân vật trong chuyện gồm thú vật, cây cỏ, và các vật biểu tượng cho một bộ lạc, một nhóm người hay một cá nhân.  Trong văn học Mỹ sau này, gần gũi nhất với ý thức thánh thiện của người Da Đỏ là bài nghị luận siêu nghiệm “Over Soul” của Ralph Waldo Emerson, một bài viết bàn về mọi mặt của đời sống. 
Các bộ lạc Mễ Tây Cơ tôn thờ thần Quetzalcoatl, vị thần của người Toltec và Aztec [hình dạng như loai rắn, có lông và biết bay, được xem là thần sáng tạo ra loài người].  Ở vùng khác cũng có vài chuyện về thánh thần và văn hóa cao thâm hơn.  Tuy nhiên, không hề có một bộ truyện tôn giáo dài, đầy đủ, chuẩn mực nào về một đấng thần linh tối cao.  Những chuyện tương đương với các chuyện kể tâm linh của Cựu thế giới thường kể về lễ kết nạp thành viên hoặc các cuộc hành trình của các thầy pháp.  Ngoài ra cũng có các chuyện về các anh hùng như Manabozho của bộ lạc Ojibwa, hay Coyote của bộ ḷạc Navajo.  Những nhân vật giả mạo danh xưng này được nói đến trong chuyện với các mức độ tôn kính khác nhau.  Có chuyện đề cập họ như người anh hùng; có chuyện lại xem họ như kẻ ích kỷ và ngu ngốc.  Mặc dù những vị có thẩm quyền trước đây như nhà tâm lý Thụy sĩ Carl Jung đã xem chuyện về kẻ giả danh lừa người chỉ nhằm mô tả mặt thấp kém, phi đạo đức của tâm hồn, các học giả ngày nay –vài người trong số đó là người gốc Da Đỏ--  cho rằng ngay cả những anh hùng Hy lạp được chúng ta kính trọng như Odysseus và Prometheus, xét cho cùng, cũng là những kẻ đi lừa người. 
Dòng văn học của người Mỹ Da Đỏ gồm đủ thể loại: bài ca, bài tụng, huyền thoại, chuyện thần tiên, các mẫu chuyện khôi hài, tục ngữ, câu đố, mật chú, trường ca và huyền sử.
    Ngoài ra còn rất nhiều chuyệ̣n kể về những người di dân đầu tiên, về những kẻ lừa người khác, và các bài hát cầu xin lành bệnh.  Một số chuyện giải thích sự sáng lập thế giới khá được yêu chuộng.  Một truyện về khai thiên lập địa khá nổi tiếng với nhiều phiên bản khác nhau của các bộ tộc kể về một chú rùa cõng trái đất trên lưng.  Theo chuyện kể của người bộ lạc Cheyenne, Đấng Sáng Thế Maheo, có bốn cơ hội để tạo dựng thế giới từ vũ trụ nước.  Ngài truyền cho bốn con chim biển lặn xuống đáy đem quả đất lên.  Con ngỗng tuyết, con vịt trời, và con ngang cất cánh bay lên trời cao rồi xà xuống lặn dưới nước, nhưng chúng không đến tận đáy. Nhưng con chim cuốc/sâm cầm không biết bay lại thành công khi mang lên ít bùn ngậm trong mỏ của nó.  Chỉ một giống vật duy nhấtCụ bà Rùa khiêm tốn, có hình dạng thích hợp để nâng thế giới làm bằng bùn mà ngài Maheo  từ đó mới có tên “Đảo Rùa” (Turtle Island) mà người Da Đỏ đặt cho nước Mỹ.
Các bài hát hay thơ ca, gi
ống như truyện kể, nói về các đề tài thiêng liêng cho đến nhẹ nhàng vui nhộn: hát ru con, hát khi xuất quân ra trận, tình ca, các bài ca đặc biệt dành riêng cho trò chơi của trẻ em, người lớn, hay bài hát cho các điệu múa ….Có những bài hát ngắn với hình ảnh rõ ràng kèm theo việ̣c mô tả tâm trang tinh tế về một người, giống như thơ haiku của Nhật hay thơ tự do  imagism nhấn mạnh tạo hình ảnh rõ ràng chịu ảnh hưởng của Đông Phương tại Anh và Mỹ đầu thế kỷ 20 (thơ Ezra Pound chẳng hạn) như bài ca sau đây của người bộ lạc Chippewa:

A loon I thought it was
But it was
My Love’s
Splashing oar
Tôi ngỡ đó là ngỗng trời
Hóa ra
là mái chèo đập nước
của người yêu.

Những bài hát về cách nhìn đời, thường rất ngắn, là một thể loại đặc thù riêng.  Xuất hiện từ trong các giấc mơ hay viễn kiến, đôi khi không báo trước, các bài ca này có thể dùng vào việc trị bệnh, săn bắn, hay bày tỏ tình cảm.  Thường chúng mang tính riêng tư, như bài ca sau đây của người Modoc:

Tôi

Là bài ca

đi bộ đến nơi này.

Trong ngành Hoa Kỳ học (American Studies), văn học truyền miệng của người Da Đỏ và mối liên hệ của nó với toàn bộ văn học Mỹ là chủ đề phong phú nhất nhưng cũng ít được nghiên cứu nhất.  Cống hiến của người bản xứ cho nước Mỹ lớn hơn nhiều người nghĩ.  Trong tiếng Mỹ hàng ngày, có hàng trăm ngôn từ  Da Đỏ như “canoe”, “tobacco, potato*,moccasin, “moose”, “persimmon”, “racoon”, “tomahawk, và “totem”.  Sáng tác đương đại của người bản xứ, sẽ được bàn đến trong Chương 8, cũng bao gồm các tác phẩm lớn tuyệt vời.

---
*Chữ potato có lẽ đã có ở Ái nhĩ lan trước khi người Âu châu khám phá ra Tân thế giới.

**Khuynh hướng hình ảnh là một phong trào của thi ca Anh Mỹ đầu thế kỷ 20, chủ xướng việc dùng hình ảnh chính xác và ngôn ngữ rõ ràng sắc bén.  Nó được xem là phong trào văn học tiếng Anh hiện đại có tổ chức đầu tiên, và đôi khi được xem là "một chuỗi những sáng tạo nối tiếp nhau" hơn là một thời kỳ phát triển kéo dài liên tục. Wiki

Imagism was a movement in early-20th-century Anglo-American poetry that favored precision of imagery and clear, sharp language. It is considered to be the first organized modernist literary movement in the English language. Imagism is sometimes viewed as "a succession of creative moments" rather than a continuous or sustained period of development. Wiki

https://poets.org/text/brief-guide-imagism






  


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.