Thời Kỳ Thuộc Địa Ở Vùng New England
Có thể nói rằng không một nhóm thực dân nào trên thế giới có học thức bằng nhóm
người Thanh giáo (Puritans).
Giữa năm 1630 và năm 1690
số người tốt nghiệp đại học ở miền đông bắc nước Mỹ, tức vùng New England, bằng số tốt nghiệp đại học trên toàn nước Anh. Đây là một sự kiện rất đáng
ghi nhận khi chúng ta đều
biết những người có học thời ấy đều thuộc
dòng dõi quý tộc, và đều không
muốn dấn thân mạo hiểm
sống ở những miền đất
hoang dã. Người
Puritan sống tự túc, họ tự tìm tòi học hỏi; đây quả là những ngoại lệ rất ấn tượng.
Họ mong rằng qua giáo dục họ có thể hiểu
và thực hành ý muốn
của Thượng Đế khi lập nên các vùng thuộc địa ở New England.
Người Puritan định nghĩa một bài viết hay một tác
phẩm hay phải khiến người ta ý thức trọn vẹn về tầm
quan trọng của việc thờ phượng Thượng Đế và về các mối nguy hiểm tâm linh cho con
người sống trên đời.
Thể loại văn học người Puritan dùng
để diễn đạt rất đa dạng: từ những bài thơ siêu hình phức tạp đến các nhật
ký bình dị, hay các quyển
sử tôn giáo hết sức trau
chuốt toàn mỹ. Dù văn phong và
thể loại có thể khác nhau, nhưng trong vân học thời kỳ thuộc địa này chúng ta thường
gặp một số chủ đề nhất
định. Cuộc sống được xem như một bài thi. Thất bại sẽ dẫn đến hỏa ngục và bị Chúa trừng phạt đời đời;
còn thành công sẽ được
lên thiên đàng an hưởng sung sướng. Thế gian là đấu trường giữa các
thế lực của Thượng Đế và thế lực của quỷ Satan, một kẻ thù đáng sợ dưới
đủ loại hình tướng. Nhiều người Puritan hồi hộp chờ đợi ngày Chúa giáng thế
lần nữa, để chấm dứt
nỗi khổ của con người, và mở ra thời kỳ 1000 năm hòa bình thịnh vượng.
Từ lâu các học giả đã nêu lên mối liên hệ giữa thuyết Puritan và chủ nghĩa tư bản. Cả hai đều dựa trên tham vọng muốn thăng
tiến, tính cần cù lao động, và nỗ lực hết mình
để được thành công. Mặc
dù, nói theo ngôn ngữ duy thần, mỗi cá nhân theo Thanh giáo (Puritan) không thể biết được họ có được cứu rỗi và nằm trong
số người được chọn lên thiên đàng
hay không, họ có khuynh hướng xem thành công ở đời là
dấu hiệu đã được Thượng Đế chọn.
Ho săn đuổi tài sản và địa vị không chỉ cho họ mà còn để đảm bảo sự lành mạnh về tâm linh, và
những hứa hẹn cho đời
sau.
Thêm vào đó, ý niệm “lèo lái hướng đạo” (“stewardship”) khuyến
khích mọi người thành công. Người Puritan diễn dịch mọi sự việc biến cố như những biểu trưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Họ
cảm thấy khi họ ăn nên làm ra và cộng đồng của họ phồn thịnh, họ đã khéo làm đẹp thêm ý muốn của Chúa.
Với họ không có sự phân biệt rành rẽ giữa thế tục và tôn giáo.
Tất cả mọi chuyện trên đời đều là sự hiển
bày ý muốn của thiêng liêng, ý
ưởng này về sau cũng được các nhà siêu nghiệm luận
(Transcendentalists) lập lại. Khi ghi lại các biến cố thông thường
để qua đó nói lên ý nghĩa tâm linh của chúng, các tác giả Thanh giáo (Puritan) thường trích
dẫn từng trang, từng dòng trong
Kinh Thánh. Sử sách còn ghi lại các cảnh tượng đầy màu sắc tôn giáo mang
tính tượng trưng về sự thành công của người Puritan
và về nước Trời ngay trên trái đất.
Những người thực dân
Puritan đầu tiên định cư tại New England là thí dụ điển hình về tính nghiêm túc của Ky tô giáo thời kỳ Cải cách
(Reformation Christianity). Với tên gọi “những người hành
hương” (Pilgrims), họ là những con chiên di cư từ Anh qua Hòa lan (lúc bấy giờ Hòa lan được
xem là nơi cởi mở về tôn giáo) năm 1608 khi xảy ra các vụ thanh
trừng tôn giáo tại Anh. Giống với phần lớn những người Puritan khác,
họ diễn giải sát theo lời trong
Kinh Thánh. Ho đọc và dựng tượng theo lời trong Sách
Corinthians thứ hai –“Từ trong số ấy họ bỏ
đi ra, và ly khai
hẳn, đấy là lời Chúa.” Thất vọng
về vụ thanh lọ̣c nội bộ Anh quốc giáo, những người “Ly Khai” lập nên các nhà thờ kín bí mật (underground) với lời cam kết sẽ trung thanh theo nhóm Ly Khai, chứ không ủng hộ vua nước Anh. Những người này bị xem là kẻ phản bội vua, đi theo tà giáo, và sẽ bị đọa vào hỏa ngục. Vì vậy họ thường
bị xử tội. Sự ly
khai của họ cuối cùng khiến họ phải bỏ trốn qua Tân thế giới.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.