Oliver Wendell
Holmes (1809-1894)
Oliver Wendell Holmes, một bác sĩ danh tiếng và là giáo sư
dạy sinh lý và cơ thể học tại Harvard, là nhà thơ khó được xếp loại nhất trong ba nhà
thơ Bhramin nổi tiếng, vì tác phẩm của ông đa dạng, mới mẻ. Tác phẩm của ông gồm tập hợp các bài nghị
luận hài hước (thí dụ: Nhà quý tộc tại bàn ăn sáng 1858), tiểu thuyết (Elsie Venner,
1861), tiểu sử ̣(Ralph Waldo Emerson, 1885), văn vần, vui nhộn (như “Kiệt
tác của ngài phó tế” hay “Xe thổ mộ với một
ngựa kéo”), triết lý (như “Con ốc xoắn”), hay yêu nước nồng nàn (như “Chiếc
tàu Ironsides”*). Sinh ra tại Cambridge,
Massachusetts, thuộc ngoại ô Boston, Holmes là con một mục sư nổi tiếng trong vùng. Mẹ ông thuộc dòng dõi nhà thơ Anne Bradsteet. Trong thời ông, cũng như mãi về sau, ông nổi
tiếng là người bén nhạy, thông minh, và lôi cuốn không phải vì ông là người tiên
phong khai mở hay khám phá ra cái mới, mà vì ông là một nhà diễn dịch gương mẫu
mọi thứ từ xã hội đến ngôn ngữ, y khoa và bản chất con người.
Hai Nhà Cải Cách
Vùng New England tỏa rạng năng lượng tri thức vào
những năm trước thời Nội chiến. Một vài
ngôi sao ngày nay chiếu sáng hơn cả chòm sao gồm các nhà thơ Brahmin nổi
tiếng, nhưng vào thời ấy lại bị lu mừ vì
họ nghèo khó hoặc vì giới tính và màu da của họ. Độc giả thời hiện đại ngày càng đánh giá cao tác phẩm của nhà thơ chống chế độ nô lệ da đen John Greenleaf
Whittier và nhà đấu tranh cho nữ quyền và cải cách xã hội Margaret Fuller.
John Greenleaf Whittier
(1807-1892)
Nhà thơ năng nổ nhất vào thời ấy, John Greenleaf Whittier,
xuất thân khá giống Walt Whitman. Ong
sinh ra và lớn lên tại một nông trại nhỏ, gia đình theo giáo phái Quaker ở Massachusetts,
đường học vấn của ông không có gì nhiều, và ông phải sinh nhai bằng nghề viết báo. Trong nhiều thập niên trước khi phong trào đòi
bãi bỏ chế độ nô lệ được nhiều người ủng hộ, ông đã là một nhà đấu tranh nhiệt
thành cho phong trào này. Whittier được
kính trọng vì những bài thơ chống chế độ nô lệ da den như bài “Ichabod,”** và thơ
của ông đôi khi được xem là tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực địa phương
thời kỳ phôi thai.
Margarett Fuller (1810-1850)
Những hình ảnh sống động, cấu trúc đơn giản, với bốn đơn vị
vần trong từng cặp câu như thể thơ ballad trong thơ của Whittier có phong cách gần gũi con người
như thơ Robert Burns. Tác phẩm hay nhất
của ông, bài thơ dài tựa đề “Gắn bó trong tuyết,”đã tái hiện lại một cách sống động ký ức thời thơ ấu của ông về những người thân trong gia đình và bạn bè, quây quần thật ấm cúng quanh bếp than hồng suốt thời gian xảy ra bão tuyết, một trong số những trận bão tuyết cuồng nộ thường có ở vùng New England. Bài thơ đơn giản, mang tính tôn giáo, và đậm
nét riêng tư, xuất hiện sau cơn ác mộng dài của cuộc Nội chiến, là lời ai điếu cho những người nằm xuống và cũng là lời ca hàn gắn vết thương chiến tranh. Bài thơ khẳng định tinh thần bất diệt, sức mạnh
vượt thời gian của tình yêu chỉ còn trong ký ức, vẻ đẹp không hề suy giảm của thiên
nhiên dù bên ngoài đang diễn ra bão tố dữ dội về mặt chính trị.
----
This poem was the outcome of the surprise and grief and forecast of evil consequences which I felt on reading the seventh of March speech of Daniel Webster in support of the `compromise,' and the Fugitive Slave Law. No partisan or personal enmity dictated it. On the contrary my admiration of the splendid personality and intellectual power of the great Senator was never stronger than when I laid down his speech, and, in one of the saddest moments of my life, penned my protest. I saw, as I wrote, with painful clearness its sure results, -- the Slave Power arrogant and defiant, strengthened and encouraged to carry out its scheme for the extension of its baleful system, or the dissolution of the Union, the guaranties of personal liberty in the free States broken down, and the whole country made the hunting-ground of slave-catchers. In the horror of such a vision, so soon fearfully fulfilled, if one spoke at all, he could only speak in tones of stern and sorrowful rebuke.
But death softens all resentments, and the consciousness of a common inheritance of frailty and weakness modifies the severity of judgment. Years after, in The Lost Occasion, I gave utterance to an almost universal regret that the great statesman did not live to see the flag which he loved trampled under the feet of Slavery, and, in view of this desecration, make his last days glorious in defence of "Liberty and Union, one and inseparable."http://www1.assumption.edu/ahc/Kansas/WhittierIchabod.html
https://owlcation.com/humanities/Ichabod-A-poem-on-the-Fugitive-Slave-Bill
-----
----
*
Ironsides là tên lóng đặt cho tàu chiến USS Constitution trong chiến tranh 1812 giữa Anh và Mỹ. Cuộc chiến bắt đầu vào tháng sáu 1812 và kết thúc vào tháng hai năm 1815 với một thỏa ước giữa hai bên.
**
Ichabod means "inglorious" in Hebrew. Whittier wrote:This poem was the outcome of the surprise and grief and forecast of evil consequences which I felt on reading the seventh of March speech of Daniel Webster in support of the `compromise,' and the Fugitive Slave Law. No partisan or personal enmity dictated it. On the contrary my admiration of the splendid personality and intellectual power of the great Senator was never stronger than when I laid down his speech, and, in one of the saddest moments of my life, penned my protest. I saw, as I wrote, with painful clearness its sure results, -- the Slave Power arrogant and defiant, strengthened and encouraged to carry out its scheme for the extension of its baleful system, or the dissolution of the Union, the guaranties of personal liberty in the free States broken down, and the whole country made the hunting-ground of slave-catchers. In the horror of such a vision, so soon fearfully fulfilled, if one spoke at all, he could only speak in tones of stern and sorrowful rebuke.
But death softens all resentments, and the consciousness of a common inheritance of frailty and weakness modifies the severity of judgment. Years after, in The Lost Occasion, I gave utterance to an almost universal regret that the great statesman did not live to see the flag which he loved trampled under the feet of Slavery, and, in view of this desecration, make his last days glorious in defence of "Liberty and Union, one and inseparable."http://www1.assumption.edu/ahc/Kansas/WhittierIchabod.html
https://owlcation.com/humanities/Ichabod-A-poem-on-the-Fugitive-Slave-Bill
Margarett Fuller (1810-1850)
Margaret Fuller, một nhà nghị luận nổi bật, sinh ra và lớn
lên tại Cambridge, Massachusetts. Sinh
trưởng trong một gia đình trung lưu, bà được người cha dạy dỗ (phụ nữ thời ấy
không được học tại Harvard) và trở thành thần đồng về văn học cổ điển và văn
chương hiện đại. Bà đặc biệt say mê văn
học lãng mạn Đức, nhất là Goethe, và đã dịch tác phẩm của ông sang tiếng
Anh. Là nhà báo nữ chuyên nghiệp đầu
tiên được chú ý tại Mỹ, bà đã viết những bài phê bình sách và các bài tường trình về các vấn đề xã hội như việc đối xử tệ hại với các tù nhân và phụ nữ mắc bệnh tâm
thần gây nhiều ảnh hưởng. Một số
bài được in trong quyển sách của
bà với tựa đề Các Bài Viết
Về Văn Chương Và Nghệ Thuật (1846). Trước đó một năm bà đã cho xuất bản
tác phẩm quan trọng nhất của mình mang tên Người
Phụ Nữ Trong Thế Kỷ Mười Chín. Thoạt
tiên tác phẩm này xuất hiện trong tạp chí
của nhóm Siêu nghiệm luận, The Dial (Đồng Hồ Mặt Trời), do
bà làm chủ bút từ năm 1840 đến năm 1842.
Quyển Người
Phụ Nữ Trong Thế Kỷ Mười Chína của Fuller là công trình khảo cứu xưa nhất của người
Mỹ về vai trò người phụ nữ trong xã hội. Dựa trên những nguyên tắc của nền dân chủ và của phong trào Siêu nghiệm luận, Fuller đã phân tích sâu sắc các nguyên nhân tế nhị và hậu quả tệ hại của
việc phân biệt đối xử giữa nam và nữ, và bà đề nghị các bước tích cực cần thực
hiện. Nhiều tư tưởng của ba rất hiện đại. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc người
phụ nữ biết tự dựa vào chính mình, điều họ thường thiếu vì “họ được người khác dạy
phải học theo nguyên tắc được áp đặt từ bên ngoài, chứ không phải tự mình đặt ra
nguyên tắc cho chính mình.”
Tóm lại, Fuller không hẳn là người tranh đấu cho nữ quyền, mà
bà chủ yếu là nhà hoạt động và cải cách xã hội dấn thân cho sự nghiệp nhằm đem
lại tự do và nhân phẩm con người nói chung.
Chúng ta hãy khôn ngoan và không nên cản trở tâm hồn con
người….Chúng ta hãy có một nguồn năng lượng sáng tạo. Hãy để năng lượng đó chọn hình thái nào nó
muốn, và chúng ta đừng để quá khứ bó thúc nó phải theo dạng nam hay nữ, da đen
hay da trắng.
Emily Dickinson (1830-1886)
Về một mặt nào đó Emily Dickinson là gạch nối giữa thời đại của
bà và đặc điểm giàu xúc cảm của văn học cuối thế kỷ 19.
Là một người cấp tiến, bà sinh ra và lớn lên tại Amherst, một ngôi làng
nhỏ theo giáo phái Calvin, tiểu bang Massachusetts.
Bà không lập gia đình và sống một đời rất khác người: nhìn bên ngoài tưởng như
bình lặng, không có biến cố gì, nhưng trong tâm hồn bà đầy những xúc cảm mãnh liệt. Bà yêu thiên nhiên và tìm thấy nguồn thi hứng
từ chim muông, thú vật, cây cỏ và cảnh bốn mùa thay đổi nơi miền đồng quê ở New
England.
Về sau Dickinson sống ẩn dật, vì tâm lý quá nhạy cảm và cũng
có thể vì bà cần dành thì giờ để viết (có lúc, bà sáng tác mỗi ngày một bài thơ). Thời giờ còn lại trong ngày bà chăm sóc nhà
cửa cho cha của bà là luật sư, ông là một nhân vật nổi tiếng ở Amherst,
và đã trở thành dân biểu trong quốc hội.
Dickinson không đọc nhiều, nhưng bà hiểu Kinh
thánh, các tác phẩm của Shakespeare, và các tác phẩm thần thoại cổ điển rất
sâu. Những tác phẩm này là thầy của bà,
vì Dickinson quả là một nhân vật văn học đơn độc nhất trong thời đại của bà. Sự kiện một người phụ nữ nhút nhát, sống thu hẹp trong một ngôi làng, hầu như không ai biết đến và không có tác phẩm nào,
lại sáng tác ra một số bài thơ bất hủ của thế kỷ 19, đã khiến công chúng ngưỡng
mộ kể từ những năm 1950, khi thơ bà được khám phá và công bố.
Phong cách thơ ngắn gọn, thường chứa đựng nhiều hình ảnh của
Dickinson thậm chí còn hiện đại và mới mẻ hơn cả thơ của Whitman. Bà không bao giờ dùng hai chữ khi bà thấy dùng một chữ cũng đủ diễn tả ý tưởng của mình, và bà kết hợp sự vật cụ thể với ý tưởng
trừu tượng theo kiểu cô đọng như ngạn ngữ.
Những bài thơ hay nhất của bà không hề dư một chữ, nhiều bài chế nhạo
tính ướt át ủy mỵ thời ấy, và thậm chí có bài có cách nhìn rất khác lạ so với
thời đại bà sống. Đôi khi bà cho chúng ta thấy một cái nhìn kinh hoàng về cuộc
sống. Giống Poe, bà đi sâu vào những vùng
tăm tối ẩn khuất trong tâm hồn người, kịch tính hóa sự chết và huyệt mộ. Tuy nhiên bà cũng tán dương những sự vật đơn
giản –đóa hoa hay chú ong. Trong thơ của bà ta thấy
một trí thông minh tuyệt vời và nó cũng gợi lên nghịch lý thống khổ về sự hữu hạn
của ý thức con người vì bị thời gian bó thúc.
Bà có óc khôi hài xuất sắc, và đề tài cũng như cách bà diễn đạt chủ đề
rất phong phú. Các bài thơ của bà thường được biết qua các con số được Thomas
H. Johnson ấn định theo tiêu chuẩn lần xuất bản năm 1955. Có những bài thơ đầy chữ viết
hoa và gạch nối kỳ lạ.
Điên Khùng là nghĩa thanh thiện
Là người không theo khuôn mẫu ước thúc, giống như Thoreau, bà
thường đảo ngược ý nghĩa từ ngữ, câu cú, và dùng nghịch lý để đạt hiệu quả cao
nhất bà muốn. Trong bài thơ số 435:
Điên Khùng là nghĩa thanh thiện
Đối với Mắt biết nhìn
Càng có Ý Nghĩa — là Điên Khùng nặng –
Nếu trong việc này Đại Đa Số, cũng như Tất Cả, thắng thế
Thì Tán Đồng –bạn sẽ là người
tỉnh trí
Nếu Phản Đối –lập tức bạn thành nguy hiểm
Và sẽ bị xử lý bằng
xích xiềng.
Trí thông minh của bà rạng ngời qua bài thơ sau đây (bài số
288), chế nhạo tham vọng và đời sống của người nổi tiếng:
Tôi Chẳng là Ai! Bạn là ai?
Bạn – cũng – Chẳng là
Ai ư?
Thế chúng ta thành một
cặp rồi à?
Đừng nói cho họ biết
họ sẽ quảng cáo ầm ĩ –bạn biết mà!
Chán
lắm – khi là – Người Nổi Tiếng
Oang oang – giống như con Êch
Nói tên mình – trọn Tháng Sáu –
Với Đầm
lầy ái mộ nó.
1775 bài thơ của
Dickinson vẫn tiếp tục gây khó hiểu cho các nhà phê bình, và phần lớn họ
không tán đồng thơ của bà. Một số nhấn mạnh tính
huyền bí trong thơ Dickinson; số khác đề cập tính nhạy cảm trước thiên nhiên; nhiều
người lại chú ý nét lôi cuốn kỳ đặc và ngoại lai của nó. Một nhà phê bình hiện đại, R.P. Blackmur, bình
phẩm thơ Dickinson đôi khi làm chúng ta cảm thấy như có “một con mèo đến
nói tiếng Anh với chúng ta.” Những bài thơ
rõ ràng, khúc chiết, được mài dũa trau chuốt thật kỹ của bà nằm trong số các sáng tác độc đáo và khó
hiểu nhất của văn học Mỹ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.