GIỮA HAI THẾ
CHIẾN
Robinson
Jeffers (1887-1962)
Nhiều nhà thơ
Mỹ có tầm vóc và cái nhìn chân phương đã xuất hiện giữa hai thế
chiến, trong số đó có những nhà thơ ở bờ biển phía Tây, các nữ thi sĩ và thi
sĩ da đen. Giống như tiểu thuyết
gia John Steinbeck, Robinson Jeffers
sống tại California, và sáng tác về những nông gia gốc Tây ban nha, về
người da đỏ cùng các truyền thống pha trộn văn hóa của họ, và về vẻ đẹp quyến rũ của miền đất ấy. Được học các tác phẩm cổ điển, và đọc nhiều về Freud, ông phóng
tác lại các chủ đề trong bi kịch Hy lạp, lấy bối cảnh là bờ biển lởm chởm đá. Ông
nổi tiếng với những chuyện bi thương như Tamar
(1924), Roan Stallion (1925), The Tower Beyond Tragedy (1924) — phóng tác dựa trên tác phẩm
Agamemnon của Aeschylus —và Medea (1946),
phỏng theo bi kịch của Euripides.
Edward Estlin Cummings (1894-1962)
Edward Estlin Cummings, thường được biết đến với tên e.e.
cummings, viết những vần thơ rất lôi cuốn, mới lạ, nổi bật với nét hài hước,
duyên dáng, ca ngợi tình yêu, tình dục, với kiểu chấm câu và trình bày bài
thơ trên trang giấy độc đáo. Là người vẽ tranh, ông là nhà thơ Mỹ đầu tiên ý thức rằng thi ca trước hết là một nghệ thuật để ngắm nhìn chứ không phải để đọc ngâm. Các bài thơ của ông sử dụng nhiều khoảng trống
và lùi hàng chữ vào rất kỳ lạ, cũng như không viết hoa. Giống Williams, Cummings sử dụng ngôn
ngữ bình dân. Hình ảnh tinh tế, và ngôn từ của văn hóa dân gian. Giống Williams, ông tự do sáng tạo ra
cách sắp xếp bài thơ. Bài “chỉ Trong”
(1920) mời gọi người đọc điền vào các ý tưởng ông bỏ trống:
Mùa Xuân khi khắp nơi là những vũng nước long lanh,
có người cầm bong bóng đi khập khễnh
từ xa anh huýt sáo nho nhỏ
và eddiecùngbill chạy lại
bỏ trò bắn bi và giả hải tặc, và
mùa xuân đã đến…
Active in the twentieth century, Edward Estlin Cummings was an American poet
who remains one of the most famous figures in English poetry. His
poems on love and nature, and his erotic poetry are perhaps his most
popular works, especially among youngsters
Năng nổ sáng tác thơ trong thế kỷ 20, Edward Estlin Cummings là nhà thơ Mỹ vẫn làmột trong số những thi sĩ nổi tiếng nhất của nền thơ ca Anh. Những bài thơ ông viết về tình yêu và thiên nhiên cùng những bài thơ dục cảm có lẽ là những sáng tác của ông được nhiều người, nhất là giới trẻ, yêu chuộng nhất.
Cummings' poem 'in Just' is a poem
about spring. In the beginning of the poem, spring is starting and the
children are called outside to play. It is the start of something new. However,
the poem also represents a time of innocence in children and the
suggestion that there is a change, adulthood, coming to them.
The meter used in the poem in Just is free
verse
Cummings calls the balloon man
"lame" (4), "queer" (11), and "goat-footed"
(20). Supported by the first two adjectives, “goat-footed”
alludes to Greek Satyrs, particularly to Pan, half-man, half-goat,
the Greek god of nature and legendary inventor of the panpipes.
Adjectives describe nouns. ... All of a sudden,
"mud-luscious" is one great big adjectival phrase
describing the world. It's the world that is "mud-luscious"
and "puddle-wonderful."
Bài thơ “chỉ Trong” của Cummings nói về mùa xuân. Mở đầu bài thơ, mùa xuân bắt đầu, và trẻ con được gọi ra ngoài trời chơi. Khởi đầu một cái gì đó mới mẻ. Tuy nhiên, bài thơ cũng tiêu biểu cho thời thơ ngây của trẻ nhỏ và gợi ý sự thay đổi, tức tuổi trưởng thành, rồi sẽ đến với những đứa trẻ.
In only twenty-four lines, E. E. Cummings captures both the feeling and the
meaning of spring. Only in spring, or “just” in spring, is the world a kind of
wonderful mud bath for children. Spring rains make puddles in which children
love to play. Spring is a carnival season—a time to celebrate nature—which
accounts for the appearance of the “balloonman,” who adds a festive air to the
season.Chỉ trong 24 hàng, E. E. Cummings đã nắm bắt được cảm xúc và ý nghĩa của mùa xuân. Chỉ vào mùa xuân, "chỉ" trong mùa xuân thế giới mới trở thành một bồn tắm bùn cho trẻ nhỏ. Những trận mưa xuân để lại các vũng nước đọng cho trẻ em đùa nghịch thỏa thích. Mùa xuân là mùa hội hè --là lúc người ta ăn mừng đón thiên nhiên--vì thế mới có mặt người bán bong bóng, làm tăng thêm không khí hội hè.
The first stanza and the next line also suggest that adults spring to life “in just,” or precisely in, spring. The balloonman may be little and lame, but he is whistling and apparently happy to be out and about. Cummings suggests the enthusiasm of children and the childlike enthusiasms of adults in his first use of the word “wee” in line 5. The word “wide” is expected after “far and,” but Cummings changes this clichéd expression to convey the “wee” of the fun that spring represents.
Khổ thơ đầu tiên và dòng thơ tiếp theo cũng nói về sự xuất hiện của người lớn vào cuộc đời "chỉ trong," hay nói một cách chính xác, vào mùa xuân. Người bán bong bóng có thể nhỏ và khập khễnh, nhưng anh ta huýt sáo và trông có vẻ vui khi được đi rong ngoài trời. Cummings đã nói lên được lòng rộn ràng đón xuân của trẻ thơ và của cả người lớn bằng cách sử dụng lần đầu tiên từ ngữ "wee" trong câu thơ số 5. Từ "wide" đáng lẽ được nói sau cụm từ "far and," nhưng Cummings đã đổi thành ngữ thường được dùng "far and wide" để nó chứa từ "wee" nhằm diễn tả sự vui tươi nhộn nhịp cuả mùa xuân.
In the second stanza, the childlike speaker of the poem revels in playmates and their games. Playing marbles and pretending to be pirates are examples of the energy and imagination that spring stimulates. The poem itself is a manifestation of vigor; it is at once a description, celebration, and evocation of what spring feels like.
Trong khổ thơ thứ hai người phát ngôn của bài thơ giống như trẻ nhỏ cũng thích thú chơi đùa với bạn bè. Chơi bắn bi và giả làm hải tặc là những thí dụ nói lên nhựa sống và óc tưởng tượng mà mùa xuân phấn kích con người. Tòan bài thơ là biểu hiện của sức sống; vừa mô tả, vừa đón mừng, vừa gợi lên những cảm xúc xuân.
Line 10 suggests that spring turns the world into a splendid playground. The balloonman enters the poem again—this time described as “queer” and “old” but still whistling, as if in spring ......
Dòng thơ thứ 10 cho thấy mùa xuân đã biến cả đất trời thành một vườn chơi tuyệt vời. Người bán bong bóng lại hiện ra trong bài thơ --lần này được mô tả như một người "già" "lạ lùng," nhưng vẫn huýt sáo....
Cummings has been justly praised for his innovative use of typography. Beginning with the poem’s title, “in Just-,” which begins in the lower case and ends with a hyphen, the poet is evoking a fresh way of rendering the freshness of spring. The season is a part of the unending cycle of nature, and the poem’s title is an expression of that ongoing cycle. Spring is both a season and an action (a noun and a verb), and to capitalize it—or to capitalize the first word of the title “in”—would be to make spring as a season and a state of mind conform to typography. Cummings takes the opposite approach, making typography conform to the feeling of being in the season of spring,
Người ta cũng ca ngợi Cummings về tài sắp xếp chữ trên trang giấy mới lạ của ông. Bắt đầu với tựa đề bài thơ "in Just-", không viết hoa chữ "in" và tựa dừng lại bằng một gạch nối, thi sĩ đã gợi lên một cách mới lạ độc đáo nét tươi mới của mùa xuân. Mùa xuân là một phần của chu kỳ không có kết thúc trong thiên nhiên, và tựa đề bài thơ đã nói lên được cái chu kỳ tiếp diễn miên viễn đó. Chữ spring vừa là danh từ với nghĩa là mùa xuân vừa là động từ chỉ hành động, và nếu viết hoa nó --cũng như nếu viết hoa mẫu tự "i" trong tựa đề "in"-- thì sẽ khiến chữ spring thành nghĩa mùa xuân và làm đầu óc con người tuân theo khôn khổ ước lệ của việc xếp chữ. Cummings có một cách tiếp cận khác, ông biến cách sắp chữ phải theo cảm xúc con người đang ở trong mùa xuân.
Similarly, by ending the title with a hyphen (a punctuation mark that usually connects two words) Cummings is emphasizing that spring is connected not to one word or idea but to many—to a sense of the wide world, of its possibilities. Spring makes people feel expansive and connected to each other and to the rest of the world, the poem implies. Finally, “Just” is capitalized because of the poem’s insistence that it is “just” in spring that people feel so in touch with everything.
Tương tự như vậy, khi kết lại tựa đề bài thơ bằng một gạch nối ̣(một dấu thường dùng để nối từ kép), Cummings nhấn mạnh rằng mùa xuân có liên hệ không chỉ với một từ ngữ hay một ý tưởng --mà với cả thế giới rộng lớn, với những cái có thể xảy ra trên thế giới. Mùa xuân khiến người tacảm thấy phơi phới, mở rộng tầm tay và nối kết với nhau, nối kết với những phần còn lại trên thế giới. Đó là hàm ý của tác giả bài thơ. Cuối cùng, chữ "Just" được viết hoa, vì bài thơ muốn nhấn mạnh rằng "Chỉ" trong mùa xuân con người mới cảm thấy thiết thân với mọi thứ như thế.
Note also that there are gaps or spaces between words in lines 2, 5, 13, and 21. These intervals between words are filled, so to speak, with the actions and feelings of the poem, with its springing words that imitate the jumping and playing of the children and the balloonman....
Cần chú ý có những khoảng tác giả bỏ trống giữa các từ ngữ trong dòng thơ số 2, 5, 13, và 21. Những khoảng trống này, có thể nói, được lấp đầy bằng hành động và cảm xúc hàm chứa trong bài thơ, với những từ ngữ nhúng nhảy như cách nhảy và nô đùa của đám trẻ thơ và người bán bong bóng....
Bibliography Tài liệu tham khảo
Ahearn, Barry, ed. Pound/Cummings:
The Correspondence of Ezra Pound and E. E. Cummings. Ann Arbor: University
of Michigan Press, 1996.
Bloom, Harold, ed. E. E.
Cummings: Comprehensive Research and Study Guide. Philadelphia: Chelsea
House, 2003.
Dumas, Bethany K. E. E. Cummings:
A Remembrance of Miracles. London: Vision Press, 1974.
Kennedy, Richard S. E. E.
Cummings Revisited. New York: Twayne, 1994.
Kidder, Rushworth M. E. E.
Cummings: An Introduction to the Poetry. New York: Columbia University
Press, 1979.
Lane, Gary. I Am: A Study of E.
E. Cummings’ Poems. Lawrence: University Press of Kansas, 1976.
Norman, Charles. The Magic Maker:
E. E. Cummings. Rev. ed. Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1972.
Sawyer-Lauçanno, Christopher. E.
E. Cummings: A Biography. Naperville, Ill.: Sourcebooks, 2004.
Wegner, Robert E. The Poetry and
Prose of E. E. Cummings. New York: Harcourt, Brace & World, 1965.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.