Wednesday, September 18, 2019

Chương VI- Phần 1e- Văn Học Hiện Đại và Thời Kỳ Thử Nghiệm (1914-1945)

Hart Crane (1899-1932)
Hart Crane là một nhà thơ trẻ mang nhiều nỗi đau khổ, ông đã lao xuống biển tự tử khi mới 33 tuổi.  Ông đã để lại những bài thơ rất độc đáo, nhất là trường ca Cây Cầu (1930), lấy cảm hứng từ cầu Brooklyn, trong bài thơ đó ông có tham vọng duyệt lại những trải nghiệm về văn hóa Mỹ và uốn nắn nền văn hóa ấy lại theo khuôn mẫu tích cực.  Phong cách mượt mà và cuồng nhiệt của ông nổi bật qua những bài thơ ngắn, như bài “Những Cuộc Hải Trình” (1923, 1926), “Bên Mộ Của Melville” (1926), một bài thơ kết thúc với lời khắc trên bia mộ phù hợp cho nhà thơ:
Không ai được đánh thức người thủy thủ
Chỉ có biển giữ lại bóng hình tuyệt vời này.
Marianne Moore (1887-1972)
Marianne Moore có lần viết thơ là “những khu vườn tưởng tượng với những con cóc thật sống trong đó.”  Thơ của bà như những đối thoại, nhưng lại mang thi thuật tinh tế và phức tạp, dựa trên những mô tả cực kỳ chính xác và những sự kiện lịch sử khoa học.  Là một “nhà thơ của các nhà thơ” bà đã ảnh hưởng các nhà thơ về sau như người bạn trẻ Elizabeth Bishop của bà.  
Langston Hughes (1902-1967)
Một trong số những nhà thơ tài ba thuộc phong trào Phục hưng Harlem vào những năm1920 –bên cạnh James Weldon Johnson, Claude McKay, Countee Cullen và những người khác– là Langston Hughes.  Ông nồng nhiệt đón nhận điệu nhạc jazz của người Mỹ đen và là một trong số những tác giả da đen đầu tiên cố gắng tạo sự nghiệp với đồng lương qua sáng tác văn học.  Hughes phối hợp nhạc blues, các bài thánh ca nhà thờ, ngôn ngữ bình dân, và lối sống của cộng đồng da đen vào thơ của mình.  Là một nhà tổ chức các sinh hoạt văn hóa gây nhiều ảnh hưởng, Hughes đã xuất bản nhiều tuyển tập văn học của các tác giả da đen, và thành lập các nhóm kịch của người da đen tại Los Angeles, Chicago, và New York.  Ông cũng viết báo, sáng tạo ra nhân vật Jesse B. Semple (“simple”) để phê phán xã hội.  Một trong những bài thơ của ông được nhiều người yêu thích nhất, bài “Người Da Đen Nói Về Các Dòng Sông” (1921, 1925) ca ngợi di sản Phi châu,và di sản ông được thừa hưởng nói chung, bằng cách liệt kê một hệ thống phân loại rất ấn tượng. Bài thơ nêu lên ý tưởng rằng, giống như những dòng sông lớn trên thế giới, nền văn hóa Phi châu sẽ tồn tại lâu dài và sâu đậm:


Tôi đã biết những dòng sông

Tôi đã biết những dòng sông cổ xưa như thế giới, xưa hơn cả máu chảy trong huyết quản con người.

Linh hồn tôi sâu thẩm như những dòng sông ấy

Tôi tắm trên sông Euphrates*

Từ thời bình minh mới ló dạng

Tôi xây chòi gần sông Congo

Và dòng sông ấy ru tôi ngủ

Tôi ngắm sông Nile và dựng lên những ngọn Kim tự tháp trên bờ sông

Tôi nghe tiếng hát trên sông Mississippi khi Abe Lincoln xuôi dòng về New Orleans,

Và tôi từng thấy lòng sông đầy bùn của nó hóa thành vàng óng ả dưới ánh mặt trời lặn. 

Tôi từng biết những dòng sông

Những dòng sông cổ xưa, nước đuc lờ.

Tâm hồn tôi trở nên sâu thẫm như ṇhững dòng sông ấy.
----
 
* Sông Euphrates là sông dài nhất và là một trong những con sông quan trọng nhất trong lịch sử miền Tăy Á.  Cùng với sông Tigris, đay là con sông xác lập nên vùng Mesopotamia.

The Euphrates is the longest and one of the most historically important rivers of Western Asia. Together with the Tigris, it is one of the two defining rivers of Mesopotamia. Wikipedia


(Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.