Friday, January 8, 2021

Chương VIII:Văn Xuôi Mỹ 1945-1990: Chủ Nghĩa Hiện Thực và Văn Xuôi Thử Nghiệm --Phần 3

Thập Niên 1950
Những năm 1950 chứng kiến ảnh hưởng kéo dài của công cuộc hiện đại hóa và kỹ thuật hóa trong đời sống thường nhật. Thế chiến thứ hai không chỉ đánh bại phát xít mà còn đưa nước Mỹ ra khỏi thời Suy thoái, và những năm này đã đem lại thời kỳ hưởng thụ giàu có về vật chất mà nước Mỹ đã mong đợi từ lâu.  Doanh nghiệp, nhất là các công ty, dường như đem đến một đời sống tốt đẹp (nhất là ở v̀ung ngoại ô), đánh dấu qua các thành tựu thật sự cũng như qua hình ảnh nhà lầu, xe hơi, tivi, và các đồ dùng trong nhà.
Nhưng trên hết nỗi cô đơn vẫn là đề tài chủ yếu cho nhiều nhà văn; những kẻ vô danh làm việc nơi công ty trở thành mẫu người cho một nền văn hóa xuất hiện qua tiểu thuyết bán chạy nhất của Sloan Wilson tựa đề Người Đàn Ông Mặc Áo Khoác Nỉ Màu Xám /The Man in the Gray Flannel Suit (1955). Tình trạng sống cách ly cô lập của đa số người Mỹ đã được nhà xã hội học David Riesman mổ xẻ trong tác phẩm Đám Đông Cô Đơn/ The Lonely Crowd (1950).
Tiếp theo là những nghiên cứu được nhiều người đọc ít nhiều mang tính khoa học, từ  Những Người Thuyết Phục Ần Mặt/The Hidden Persuaders (1957) và Những Kẻ Săn Tìm Địa Vị/The Status Seekers (1959) của Vance Packard đến tác phẩm Người Của Tổ Chức/The Organization Man (1956) của William Whyte, và các sách góp phần mở mang kiến thức của C. Wright Mills như Nhân Viên Văn Phòng /White Collar (1951) va Tầng Lớp Thượng Lưu Quyền Thế/The Power Elite (1956).  Nhà kinh tế học giả John Kenneth Galbraith cũng đã góp mặt với quyển sách tựa đề Xã Hội Người Giàu/The Affluent Society (1958).
Đa phần loại sách này đều nói lên mẫu gia đình xuất hiện vào những năm 1950, chúng cho thấy tất cả người Mỹ đều có một nếp sống giống nhau.  Các nghiên cứu nói trên chỉ mang tính khái quát, chỉ trích người Mỹ dần dần mất đi cá tính của vùng biên cương và trở thành rập khuôn như nhau (thí dụ như trong sách của Riesman và Mills), chúng khuyên người Mỹ hãy trở thành thành viên của "Giai cấp mới" (nói theo ngôn từ của Galbraith), một giai cấp xuất hiện nhờ công nghệ và nhờ có thì giờ rảnh rỗi. 
Về mặt văn học, thập niên 1950 lại là những năm của bất an sâu xa và tràn lan.  Các tiểu thuyết của John O’Hara, John Cheever, và John Updike tìm hiểu nỗi căng thẳng ẩn khuất dưới vẻ thỏa mãn bề ngoài.  Một số  truyện trong những tiểu thuyết hay nhất mô tả những người bị thất bại trong khi tranh đấu để được thành công như vở kịch Cái Chết Của Người Bán Hàng/Death of a Salesman của Arthur Miller, hay tiểu thuyết ngắn tựa đề Hãy Nắm Giữ Ngày Hôm Nay/ Seize the Day của Saul Bellow.  Nhà văn người Mỹ da đen Lorraine Hansberry (1930-1965) phơi bày nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn âm ỉ qua vở kịch cảm động năm 1959 của bà tựa đề Hạt Nho Khô Dưới Ánh Mặt Trời/ A Raisin in the Sun, trong đơ một gia đình da đen đã phải chạm trán với "Ủy ban tiếp tân" đón tiếp họ với vẻ hăm dọa khi họ dọn vào ở ttrong khu phố người da trắng. 
Một số nhà văn đi xa hơn khi tập trung mô tả các nhân vật sống ngoài xã hội dòng chính, như
tác phẩm Người Bắt Trẻ Trên Cánh Đồng Loã Mạch/ The Catcher in the Rye* của J.D. Salinger, Người Đàn Ông Vô Hình/Invisible Man của Ralph Ellison, và Lên Đường/On the Road của Jack Kerouac.  Vào những năm cuối thập kỷ 1950, Philip Roth xuất hiện với một loạt những truyện ngắn phản ánh sự ly khai của ông tách khỏi di sản Do thái (như qua truyện Goodbye, Columbus).  Cách suy tư về tâm lý học được ông nghiền ngẫm nhiều và trở thành chất liệu cho tiểu thuyết, và sau đó là tự truyện, trong niên kỷ này.  Tiểu thuyết của những nhà văn Mỹ gốc Do thái như Bellow, Bernard Malamud, và Isaac Bashevis Singer --nằm trong số những nhà văn nổi bật nhất vào thập niên 1950 và những năm về sau- là những đóng góp thuyết phục và đáng kể vào bức tranh chung của nền văn học Mỹ.  Thành quả đáng ghi nhận của ba nhà văn này là nét hài hước, mối quan tâm về vấn đề đạo đức, và việc mô tả các cộng đồng Do thái ở Cựu thế giới và Tân thế giới.
John O’Hara (1905-1970) 

Tuy được đào tạo để trở thành nhà báo. John O'Hara lại là một tác giả năng nổ viết kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết.  Ông có tài sử dụng chi tiết một cách cẩn thận để diễn đạt thật nhiều ý tưởng, và ông được ái mộ qua nhiều tiểu thuyết hiện thực được sáng tác vào những năm 1950, nói về những người bề ngoài thành công nhưng lại phạm lỗi lầm và có nhiều chuyện bất như ý trong lòng.  Đấy là những tác phẩm Cuộc Hẹn Tại Samarra/Appointment in Samarra (1934), Nhà Số 10 Bắc Đường Frederick/Ten North Frederick** (1955), và Từ Nơi Hàng Hiên /From the Terrace (1959)  

James Baldwin (1924-1987)
James Baldwin và Ralph Ellison phản ánh những kinh nghiệm người Mỹ đen trải qua trong những năm 1950.  Các nhân vật của hai tác giả này đau khổ vì thiếu mất danh tính (vì không biết mình là ai trong xã hội),  mà không phải vì quá tham vọng.  Balwin là con cả trong một gia đình có 9 người con sống tại Harlem, New York.  Thời trẻ, Balwin thỉnh thoảng cố gắng giảng đạo trong nhà thờ.  Kinh nghiệm này giúp ông hình thành phong cách hành văn giống như văn nói rất thuyết phục, thể hiện xuất sắc qua bài nghị luận "Lá thư từ vùng tâm thức của tôi/“Letter From a Region of My Mind,” trích từ tuyển tập Đám Cháy Kế Tiếp/The Fire Next Time (1963), qua đó ông đã biện luận cho việc phải đi đến chỗ kết thúc nạn phân biệt chủng tộc một cách rất cảm động.
Tiểu thuyết đầu tiên của Balwin, một quyển tự truyện tựa đề Hãy Lên Núi Kể Chuyện Ấy/Go Tell It on the Mountain (1953), có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.  Chuyện kể về một cậu bé 14 tuổi tự tìm hiểu chính mình và niềm tin tôn giáo trong khi cậu đang có những trăn trở với các vấn đề theo đạo Ky tô tại một nhà thờ lập nên từ cửa hiệu trong vùng*** Các tác phẩm quan trọng khác của  Balwin gồm Một Xứ Sở Khác/Another Country (1962) và Không Ai Biết Tên Tôi/Nobody Knows My Name (1961), tập hợp những bài nghị luận của ông về nạn phân biệt chủng tộc, vai trò của nghệ sĩ và văn chương.
Ralph Ellison (1914-1994)
Ralph Ellison ra đời tại bang Oklahoma, miền Trung tây và theo học tại Viện Tuskegee miền Nam nước Mỹ.  Ông có một sự nghiệp kỳ lạ nhất trên văn đàn Mỹ --chỉ có một quyển sách rất được tán dương và gần như chỉ có vậy. Quyển tiểu thuyết tựa đề Người Đàn Ông Vô Hình/Invisible Man (1952), kể về một người đàn ông da đen sống dưới mặt đất trong một tầng hầm thấp sáng bằng điện câu lén từ công ty điện.  Quyển sách kể lại những kinh nghiệm kỳ quái và bất như ý của anh ta.  Khi đạt được học bổng để đến học tại một đại học dành cho người da đen, anh ta bị người da trắng khinh miệt; đến lúc anh vào đại học, anh chứng kiến ông hiệu trưởng nói lời coi thường điều người Mỹ quan ngại.  Khi ông ra trường đại học, cuộc sống đầy nhiễu nhương, tham nhũng.  Chẳng hạn, ngay cả tôn giáo cũng không còn là niềm an ủi cho anh ta: linh mục lại là một tên tội phạm.  Quyển sách lên án xã hội đã không đem đến cho người dân, cả da trắng lẫn da đen, những lý tưởng khả thi, cùng các định chế giúp thực hiện những lý tưởng ấy.  Tác phẩm là biểu tượng hùng hồn cho chủ đề phân biệt chủng tộc, vì "người đàn ông vô hình" không phải vì tự thân anh ta vô hình, mà vì, những người khác, bị mù tối vì định kiến, không thấy được anh ta.
Ngay 19 thang Sau/Juneteenth (1999),****quyển tiểu thuyết không đầu đuôi, dở dang của Ellison, được hiệu đính sau khi ông qua đời, cho thấy ông vẫn quan tâm đến vấn đề chủng tộc và danh tính.   
Flannery O’Connor (1925-1964)
Flannery O’Connor, nguyên quán Georgia, qua đời sớm vì bệnh lupus, một căn bệnh về máu. Tuy vậy bà vẫn không ủy mỵ, như chúng ta có thể thấy qua các truyện giàu tính hài hước, tuy ảm đạm, và không khoan nhường của bà.  Khác với Katherine Anne Porter, Eudora Welty, và Zora NealeHurston, O’Connor thường đứng xa mô tả nhân vật của mình, và cho người đọc thấy sự yếu kém và ngu ngốc của họ.  Những nhân vật miền nam thất học trong truyện của bà thường gây ra bạo động dưới hình thức mê tín hay tôn giáo, như trong truyện Dòng Máu Trí Tuệ/Wise Blood (1952), nói về một kẻ cuồng tín lập ra nhà thờ riêng của mình.
Đôi khi bạo động phát sinh từ thành kiến, như trong truyện ngắn "Kẻ Lạc Loài"/“The Displaced Person” (1955), nói về một người di dân bị người dân miền quê thất học giết chết vì sợ cách làm ăn siêng năng và phong cách kỳ lạ của người ấy.  Thường những biến cố tàn bạo tự nhiên xảy đến cho nhân vật, như trong truyện "Những Người Dân Quê Tốt Bụng"/“Good Country People” (1955), kể về một cô gái bị một tên đàn ông dụ dỗ chỉ để đánh cắp chân giả của cô. Văn phong hài hước về những đề tài bức xúc của O’Connor nối kết bà với các tác giả Nathanael West và Joseph Heller.  Các tác phẩm của bà gồm những tập truyện ngắn Người Tốt Khó Tìm/A Good Man Is Hard To Find (1955),  Mọi Thứ Nhô Len Đều Phải Hội Tụ Lại/Everything That Rises Must Converge (1965), quyển tiểu thuyết Kẻ Bạo Động Phải Gánh Chịu Thôi/ The Violent Bear It Away (1960); và một quyển sách gồm các lá thư của bà tựa đề Thói Quen Tồn Tại/The Habit of Being (1979). Truyện Ngắn Toàn Tập/The Complete Stories xuất hiện năm 1971.
 
------
*

Nhóm từ "người bắt trẻ trên cánh đồng loã mạch" lấy từ một bài thơ của Robert Burns tựa đề "Đến Từ Đồng Lõa Mạch"/“Comin’ Thro the Rye,” mà Holden hình dung như một cánh đồng lõa mạch thật sự nằm bên vực thẳm.  Khi Phoebe hỏi Holden anh muốn làm nghề gì khi lớn lên, anh trả lời "làm người bắt trẻ giữa đồng lúa lõa mạch"--làm người mà anh tưởng tượng có trách nhiệm "bắt" những trẻ ngoài đồng trước khi chúng "sắp rơi xuống vực."  Cánh đồng trong trí tưởng tượng của Holden không chứa những suy nghĩ và thói giả tạo của người lớn. Cánh đồng gợi nhớ Neverland của Peter Pan hoặc Vườn Địa Đàng, cả hai đều là cõi nơi những người ngây thơ vô tội được bảo vệ không bị ảnh hưởng tha hóa từ kinh nghiệm sống.  Ngược lại, hình ảnh rơi xuống từ vách đá dốc tượng trưng cho việc "rơi" vào thế giới người lớn, nghĩa là, vào chỗ nhục dục, tham lam, chạy theo danh vọng, và "giả dối." Ngôn ngữ ở đây mang âm hưởng sự tích Adam và Eve bị sa đọa trong Kinh thánh, họ bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng sau khi bừng tỉnh thấy mình phạm tội và xấu hổ vì ái dục --một nỗi xấu hổ mà Holden cũng cảm nhận thấy.

The line about a catcher in the rye is taken from a Robert Burns poem, “Comin’ Thro the Rye,” which Holden envisions as a literal rye field on the edge of a cliff. When Phoebe asks Holden what he wants to be when he grows up, he answers “the catcher in the rye” – a person he imagines as responsible for “catching” children in the field before they “start to go over the cliff.” The field of Holden’s fantasy is free of adult ideas and artificiality. The field is reminiscent of Peter Pan’s Neverland or the Garden of Eden, both of which are realms that protect innocence from the corrupting influence of experience. By contrast, the fall from the cliff represents the “fall” into adulthood—that is, into lust, greed, ambition, and “phoniness.” The language here echoes the Biblical fall of Adam and Eve, who were exiled from the garden after their awakening to sin and the shame of sexuality—a shame that Holden also feels.

https://www.sparknotes.com/lit/catcher/central-idea-essay/what-does-the-title-mean/
**

 ***
Nhà thờ mặt tiền cửa hiệu mặt tiền là nhà thờ nằm trong một tòa nhà có cửa hiệu nơi mặt tiền.  Những tòa nhà này thường được gọi là "Nhà thờ mặt tiền cửa hiệu," vì chúng là những tòa nhà trước đây là nơi mua bán, nhưng sau đó được dùng cho tôn giáo.
A storefront church is a church housed in a commercial storefront building. These buildings are often called "Storefront Churches" because they are buildings that were previously commercial properties that have been converted to a religious use.
****
Một ngày lễ nước Mỹ kỷ niệm ngày19 tháng 6 năm 1865, ngày tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ ở Texas, và nói chung là ngày giải phóng nô lệ da đen tại các tiểu bang Liên minh miền Nam, ngoài vùng đất của người da đỏ.  Texas lúc ấy là tiểu bang xa xôi nhất có nô lệ và bản Tuyên Ngôn Giải phóng nô lệ ra đời ngày 1 tháng Giêng năm 1863 vẫn chưa được áp dụng tại đó mãi sau khi Liên minh miền Nam sụp đổ.  Tên ngày lễ là sự kết hợp giữa chữ "June" và chữ "nineteenth," ngày người Mỹ ăn mừng lễ. 
 
an American holiday that commemorates the June 19, 1865, announcement of the abolition of slavery in Texas, and more generally the emancipation of enslaved African Americans throughout the former Confederate States of America, outside Native American lands. Texas was the most remote of the slave states, and the Emancipation Proclamation of January 1, 1863 was not enforced there until after the Confederacy collapsed. The name of the observance is a portmanteau of "June" and "nineteenth" ("Juneteenth"), the date of its celebration.
*****
Hài kịch của người da đen, còn được biết với tên hài hước da đen, hài kịch đen hoặc là hài châm biếm, là một phong cách hài của người da đen đem ra giễu cợt những đề tài thường bị cấm kỵ, nhất là những đề tài thường được xem là nghiêm túc hoặc đau thương, để cười chế nhạo.
Black comedy, also known as black humor, dark comedy, dark humor or gallows humor, is a comic style that makes light of subject matter that is generally considered taboo, particularly subjects that are normally considered serious or painful to discuss. 
 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.