Sinh ra ở Canada và lớn lên tại Chicago, Saul Bellow là người Do thái gốc Nga. Thời sinh viên ông theo học ngành nhân chủng học và xã hội học, hai ngành đã ảnh hưởng nhiều đến ông. Có lần ông nói ông nợ Theodore Dreiser rất nhiều, nhờ đó mà ông cởi mở trước rất nhiều kinh nghiệm đa dạng, và tràn đầy xúc cảm trước các kinh nghiệm ấy của ông. Là nhà văn rất đượ̣c kính trọng, Bellow đã được trao giải Nobel văn chương năm 1976.
Những tiểu thuyết đầu tiên mang tính hiện sinh và nhuốm vẻ ảm đạm của Bellow trong đó có tác phẩm Người Đàn Ông Đu Đưa/Dangling Man (1944)* mang hơi hướm văn của Kafka, kể về một người đàn ông đang chờ nhập ngũ, và tác phẩm Nạn Nhân/The Victim (1947) nói về mối quan hệ giữa người Do thái và người không phải Do thái. Vào thập niên 1950, cái nhìn của Bellow có tính hài hước dí dỏm hơn: ông dùng một loạt nhân vật ngôi thứ nhất trong vai người kể chuyện năng nổ và phiêu lưu mạo hiểm như trong tác phẩm Những Cuộc Hành Trình của Augie March/The Adventures of Augie March (1953) —nói về một doanh nhân ở thành thị mang tính cách như Huck Finn, và trở thành nhân viên tiếp thị quảng bá hàng chợo đen ở Âu châu— và trong tác phẩm Henderson Ông Vua Làm Mưa/Henderson the Rain King (1959), một tiểu thuyết tuyệt hảo bi lẫn hài nói về một triệu phú trung niên vì tham vọng không được thỏa mãn đã bỏ đi sang Phi châu.
Những tác phẩm về sau của Bellow gồm Herzog/Herzog (1964) kể về cuộc đời bất an của một giáo sư dạy Anh văn yếu thần kinh chuyên nghiên cứu về ý tưởng cái tôi lãng mạn; Hành Tinh Của Ông Sammler/Mr. Sammler’s Planet (1970); Món Quà Của Humboldt/Humboldt’s Gift (1975); và quyển tự truyện Tháng Mười Hai Của Ông Khoa Trưởng/The Dean’s December (1982).
Cuối thập niên 1980, Bellow viết hai tiểu thuyết ngắn trong đó hai nhân vật chính đã luống tuổi đi tìm kiếm chân lý tối hậu: Một Cái Gì Đó Để Nhớ Về Tôi/Something To Remember Me By (1991) và Điều Có Thật/The Actual (1997). Tiểu thuyết Ravelstein/Ravelstein (2000) của Bellow là câu chuyện kể kín đáo về cuộc đời người bạn Alan Bloom của tác giả, người đã viết quyển sách bán chạy nhất tựa đề Tâm Tư Người Mỹ Đã Khép Lại/The Closing of the American Mind (1987), một quyển sách có cái nhìn bảo thủ tấn công giới học thuật vì cho là họ đã làm mai một những tiêu chuẩn trong đời sống văn hóa Mỹ.
Tiểu thuyết ngắn xuất sắc tựa đề Hãy Nắm Giữ Ngày Ấy/Seize the Day (1956) của Bellow chủ yếu kể về một thương gia bị thất bại tên TommyWilhelm, một người cảm thấy mình không làm nên trò trống gì được cả đến nỗi ông thực sự trở thành hoàn toàn bại hoại -- thất bại với phụ nữ, trong công việc, đụng đến máy móc cũng bị hư, và đi vào thị trường hàng hóa thì mất tất cả tiền bạc. Wilhelm trở thành thí dụ về một kẻ schlemiel trong truyện dân gian của người Do thái, một người luôn gặp điều không may.
Bernard Malamud (1914-1986)
Bernard Malamud sinh tại thành phố New York, cha mẹ ông là di dân Do thái gốc Nga. Với quyển tiểu thuyết thứ hai của mình, Malamud đã tìm ra những chủ đề đặc thù cho mình --cuộc đấu tranh sống còn của con người trước mọi nghịch cảnh và nền tảng đạo đức của những di dân Do thái thời gian gần đây. Tác phẩm đầu tiên được xuất bản của Malamud là quyển Điều Tự Nhiên/The Natural (1952), một tiểu thuyết kết hợp vừa tả chân vừa hư cấu, có bối cảnh là thế giới huyền thoại của nghề chơi bóng rổ chuyên nghiệp. Những tiểu thuyết khác của ông gồm Cuộc Sống Mới/A New Life (1961), Người Sửa Sai/The Fixer (1966), Những Bức Hình Của Fidelman/Pictures of Fidelman (1969), và Những Tên Chủ Nhà/The Tenants (1971).
Malamud là một nhà văn viết chuyện ngắn năng nổ. Qua các truyện ngắn trong những tập truyện như Thùng Gỗ Thần/The Magic Barrel (1958), Kẻ Ngu Được Ưu Tiên/Idiots First (1963), và Chiếc Nón Của Rembrand/Rembrandt’s Hat (1973), hơn bất kỳ nhà văn sinh tại Mỹ nào khác, ông đã truyền đạt ý thức về sự hiện diện của người Do thái hiện nay và trong quá khứ, ý thức về sự thật và siêu thực, về sự thật và huyền thoại.
Tác phẩm để đời của Malamud là Người Sửa Sai/The Fixer, đã đem lại cho ông giải Pulitzer và giải thưởng Sách Hay Toàn Quốc National Book Award. Với bối cảnh là nước Nga đầu thế kỷ 20, cuốn sách hé lộ cho chúng ta thấy phần nào một vụ ô nhục huyết thống có thật, đó là vụ xử Mendel Beiliss năm 1913 đầy tai tiếng, một vết nhơ đen tối bài xích người Do thái trong lịch sử hiện đại. Giống như trong các tác phẩm khác của ông, Malamud nhấn mạnh nỗi đau khổ mà nhân vật chính Yakob Bok phải chịu đựng, và cuộc đấu tranh trước mọi nghịch cảnh mà ông trải nghiệm.
-----
*
https://web.archive.org/web/20070630152642/http://www.saulbellow.org/NavigationBar/TheLibrary.html
Isaac Bashevis Singer (1904-1991)
Tiểu thuyết gia được giải Nobel văn chương và là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc Isaac Bashevis Singer gốc người Ba lan sang Mỹ năm 1935. Ông là con của một luật gia đứng đầu tòa án xét xử theo Do thái giáo tại Warsaw. Suốt đời ông chỉ viết bằng tiếng Do thái (Yiddish), dùng những từ ngữ vừa có tính huyền thoại vừa rất hiện thực, chủ yếu ông viết về hai nhóm người Do thái: nhóm Do thái định cư tại những ngôi làng nhỏ ở Cựu Thế giới (shtetls), và nhóm di dân vượt biển trước Thế chiến thứ II và sau chiến tranh. Các tác phẩm của Singer đánh dấu sự bất đầu và sự kết thúc của nạn thảm sát người Do thái ở Âu châu (the Holocaust). Một mặt, trong các tác phẩm như Điền Trang/The Manor (1967) và Bất Động Sản/The Estate (1969) có bối cảnh là nước Nga thế kỷ 19, và The Family Moskat (1950) nói về một gia đình Do thái gốc Ba lan giữa hai đại chiến, ông mô tả một thế giới của những người Do thái ở Âu châu nay đã không còn nữa. Mặt khác, bên cạnh đó là những tác phẩm ông viết lấy bối cảnh sau chiến tranh thế giới như Những Kẻ Thù/Enemies, Một Chuyện Tình/A Love Story (1972), với nhân vật chính là những người sống sót sau vụ tàn sát của phát xít, tìm cách dựng lại cuộc đời mới cho mình.
Vladimir Nabokov (1889-1977)
Giống Singer, Vladimir Nabokov là người Đông Âu di cư sang Mỹ. Sinh ra trong một gia đình giàu có dưới thời Nga hoàng, ông sang Mỹ năm 1940 và được nhập tịch Mỹ 5 năm sau đó. Từ năm 1948 đến năm 1959 ông dạy văn chương tại đại học Cornell, bang New York. Năm 1960 ông dọn đến ở luôn tại Thụy sĩ Ông được biết đến qua tự truyện Pnin (1957), kể về một giáo sư Nga di cư không thành công trong nghề giáo, và quyển Lolita (U.S. edition, 1958), câu chuyện về một người Âu châu trung niên mê say một cô gái Mỹ mới 12 tuổi. Một thành công khác của ông là truyện phóng tác tựa đề Ngọn Lửa Nhạt/Pale Fire (1962) chủ yếu là một bài thơ dài của một nhà thơ tưởng tượng mình đã qua đời sáng tác, với lời bình phẩm của một nhà phê bình đã bóp nghẹt cả bài thơ và giết chết nhiều mạng người.
Nabokov là một nhà văn quan trọng vì nét tinh tế trong văn phong của ông, vì tài mỉa mai khéo léo, và những phát kiến mới mẻ, tinh xảo về mặt thể loại đã gợi hứng cho những nhà văn khác như John Barth. Nabokov biết rõ vai trò của ông là người nối kết hai thế giới văn học Nga và Mỹ. Ông đã viết một quyển sách về Gogol và dịch tác phẩm Eugene Onegin.của Pushkin. Những đề tài táo bạo phần nào mang khuynh hướng diễn tả cái nhìn chủ quan (expressionism)** đã góp phần giới thiệu các trào lưu tư tưởng Âu châu thế kỷ 20 vào tiểu thuyết Mỹ vốn nặng tính hiện thực. Văn của ông, vừa mỉa mai vừa hoài cổ, cũng đã lưu lại vẻ vừa nghiêm trang vừa hài hước mới mẻ mà những nhà văn như Thomas Pynchon đã sử dụng khi kết hợp các giai điệu trái ngược nhau mang nét dí dỏm lẫn pha với sự sợ hãi.
-----
**
Phái Diễn đạt cảm xúc/Expressionism: một phong trào văn nghệ sĩ mang khuynh hướng hiện đại, bắt đầu từ giới thi sĩ và họa sĩ, xuất phát từ Đức vào đầu thế kỷ 20. Né đặc trưng của phong trào này là trình bày thế giới chỉ theo lăng kính chủ quan, về cơ bản bóp méo nó để tạo hiệu ứng cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng tác giả muốn.
Isaac Bashevis Singer (1904-1991)
Tiểu thuyết gia được giải Nobel văn chương và là nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc Isaac Bashevis Singer gốc người Ba lan sang Mỹ năm 1935. Ông là con của một luật gia đứng đầu tòa án xét xử theo Do thái giáo tại Warsaw. Suốt đời ông chỉ viết bằng tiếng Do thái (Yiddish), dùng những từ ngữ vừa có tính huyền thoại vừa rất hiện thực, chủ yếu ông viết về hai nhóm người Do thái: nhóm Do thái định cư tại những ngôi làng nhỏ ở Cựu Thế giới (shtetls), và nhóm di dân vượt biển trước Thế chiến thứ II và sau chiến tranh. Các tác phẩm của Singer đánh dấu sự bất đầu và sự kết thúc của nạn thảm sát người Do thái ở Âu châu (the Holocaust). Một mặt, trong các tác phẩm như Điền Trang/The Manor (1967) và Bất Động Sản/The Estate (1969) có bối cảnh là nước Nga thế kỷ 19, và The Family Moskat (1950) nói về một gia đình Do thái gốc Ba lan giữa hai đại chiến, ông mô tả một thế giới của những người Do thái ở Âu châu nay đã không còn nữa. Mặt khác, bên cạnh đó là những tác phẩm ông viết lấy bối cảnh sau chiến tranh thế giới như Những Kẻ Thù/Enemies, Một Chuyện Tình/A Love Story (1972), với nhân vật chính là những người sống sót sau vụ tàn sát của phát xít, tìm cách dựng lại cuộc đời mới cho mình.
Vladimir Nabokov (1889-1977)
Giống Singer, Vladimir Nabokov là người Đông Âu di cư sang Mỹ. Sinh ra trong một gia đình giàu có dưới thời Nga hoàng, ông sang Mỹ năm 1940 và được nhập tịch Mỹ 5 năm sau đó. Từ năm 1948 đến năm 1959 ông dạy văn chương tại đại học Cornell, bang New York. Năm 1960 ông dọn đến ở luôn tại Thụy sĩ Ông được biết đến qua tự truyện Pnin (1957), kể về một giáo sư Nga di cư không thành công trong nghề giáo, và quyển Lolita (U.S. edition, 1958), câu chuyện về một người Âu châu trung niên mê say một cô gái Mỹ mới 12 tuổi. Một thành công khác của ông là truyện phóng tác tựa đề Ngọn Lửa Nhạt/Pale Fire (1962) chủ yếu là một bài thơ dài của một nhà thơ tưởng tượng mình đã qua đời sáng tác, với lời bình phẩm của một nhà phê bình đã bóp nghẹt cả bài thơ và giết chết nhiều mạng người.
Nabokov là một nhà văn quan trọng vì nét tinh tế trong văn phong của ông, vì tài mỉa mai khéo léo, và những phát kiến mới mẻ, tinh xảo về mặt thể loại đã gợi hứng cho những nhà văn khác như John Barth. Nabokov biết rõ vai trò của ông là người nối kết hai thế giới văn học Nga và Mỹ. Ông đã viết một quyển sách về Gogol và dịch tác phẩm Eugene Onegin.của Pushkin. Những đề tài táo bạo phần nào mang khuynh hướng diễn tả cái nhìn chủ quan (expressionism)** đã góp phần giới thiệu các trào lưu tư tưởng Âu châu thế kỷ 20 vào tiểu thuyết Mỹ vốn nặng tính hiện thực. Văn của ông, vừa mỉa mai vừa hoài cổ, cũng đã lưu lại vẻ vừa nghiêm trang vừa hài hước mới mẻ mà những nhà văn như Thomas Pynchon đã sử dụng khi kết hợp các giai điệu trái ngược nhau mang nét dí dỏm lẫn pha với sự sợ hãi.
-----
**
Phái Diễn đạt cảm xúc/Expressionism: một phong trào văn nghệ sĩ mang khuynh hướng hiện đại, bắt đầu từ giới thi sĩ và họa sĩ, xuất phát từ Đức vào đầu thế kỷ 20. Né đặc trưng của phong trào này là trình bày thế giới chỉ theo lăng kính chủ quan, về cơ bản bóp méo nó để tạo hiệu ứng cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng tác giả muốn.
a
modernist movement, initially in poetry and painting, originating in
Germany at the beginning of the 20th century. Its typical trait is to
present the world solely from a subjective perspective, distorting it
radically for emotional effect in order to evoke moods or ideas.
-----
John Cheever (1912-1982)
John Cheever thường được gọi là "nhà văn phong cách." Ông được biết đến qua các truyện ngắn thanh nhã khiến người đọc phải suy nghĩ, những chuyện đào sâu tìm hiểu thế giới doanh thương ở New York, qua các ảnh hưởng nó gây ra cho thương nhân, vợ con và bạn bè họ. Truyện của ông thoáng nét buồn gượng và nỗi khát khao da diết gần như vô vọng khôn nguôi, và một sự chân thật mang tính siêu hình ẩn trong các câu chuyện đưược dệt nên tuyệt vời mang hơi hướm văn Chekov. Chúng được tập hợp lại trong tác phẩm Cách Sống Của Một Số Người/The Way Some People Live (1943), Kẻ Đột Nhập Vào Ngôi Nhà ở Shady Hill*** (1958), Một Số Người, Địa Danh, và Sự Việc Sẽ Không Xuất Hiện Trong Quyển Tiểu Thuyết Kế Tiếp Của Tôi (1961), Ngài Thượng Tá**** và Người Quả Phụ Chơi Golf (1964), và Thế Giới Của Những Quả Táo (1973). Tựa sách hé lộ cho ta thấy tính cách dửng dưng, đùa cợt, và chẳng kiêng nể ai của tác giả, đồng thời chúng cũng nói lên chủ đề tác giả muốn viết. Ông cũng cho in nhiều tiểu thuyết như Vụ Xì Căn đanWapshot***** (1964), Công Viên Bullet/Bullet Park (1969), và Nhà Tù Falconer Falcon/Falconer (1977) — quyển cuối cùng chủ yếu kể về cuộc đời của ông.
-----
***
https://www.newyorker.com/magazine/1956/04/14/the-housebreaker-of-shady-hill
****
-----
***
https://www.newyorker.com/magazine/1956/04/14/the-housebreaker-of-shady-hill
****
Tại nhiều nước, nhất là các nước trước đây thuộc đế chế Anh, thượng tướng/brigadier là quân hàm sĩ quan cao nhất hay gần cấp thiếu tướng, thường điều khiển một lữ đoàn. Brigadier trên cấp đại tá nhưng thấp hơn thiếu tướng.
In many countries, especially those formerly part of the British Empire, a brigadier
is either the highest field rank or most junior general appointment,
nominally commanding a brigade. It ranks above colonel and below major
general.
*****
https://en.wikipedia.org/wiki/The_Wapshot_Scandal
*****
https://en.wikipedia.org/wiki/The_Wapshot_Scandal
Vụ Xì Căn đanWapshot (1964) là tiểu thuyết của John Cheever, tiếp theo tác phẩm Biên Niên Sử Wapshot (1957) được trao Giải Tiểu Thuyết Toàn Quốc Mỹ (1958).
Đây là tiểu thuyết thứ hai của Cheever được xuất bản, và đoạt huy chương William Dean Howells năm 1965. Tựa đề nói về vụ xì căn đan có liên quan đến một trong số các người vợ trong gia tộc Wapshot, một gia tộc lập dị sống tại một ngôi làng đánh cá ở tiểu bang Massachusetts. Bà vợ này đã bỏ trốn với một thanh niên 19 tuổi phụ xếp hàng vào giỏ cho khách tại siêu thị A&P, một chuỗi siêu thị vận hành tại Mỹ từ năm 1859 đến năm 2015, để làm lại cuộc đời với anh ta tại Ý.
The Wapshot Scandal is a novel by American writer John Cheever, a follow-up to his National Book Award-winning The Wapshot Chronicle. It was Cheever's second published novel, and won the William Dean Howells Medal in 1965. The scandal of the title involves one of the Wapshot wives running off with a 19-year-old bagboy from the local A&P and making a life with him in Italy.
The Wapshot Scandal is a novel by American writer John Cheever, a follow-up to his National Book Award-winning The Wapshot Chronicle. It was Cheever's second published novel, and won the William Dean Howells Medal in 1965. The scandal of the title involves one of the Wapshot wives running off with a 19-year-old bagboy from the local A&P and making a life with him in Italy.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.