John Updike (1932- )
Giống như Cheever, John Updike cũng đượoc xem là một tác giả có phong cách riêng, với bối cảnh vùng ngoại ô, chủ đề về đời sống gia đình, suy tư về nỗi buồn tẻ, ưu lự, và đặc biệt là bối cảnh tiểu thuyết của ông thường là vùng biển miền Đông nước Mỹ, tiểu bang Massachusetts và Pennsylvania.
Updike được biết đến nhiều qua năm quyển sách Rabbit của ông, tả lại cuộc đời của một người đàn ông — Harry “Rabbit”Angstrom —qua các bước thăng trầm suốt 4 thập kỷ của lịch sử xã hội và chính trị nước Mỹ. Rabbit, Hãy Bỏ Chạy Đi/Rabbit, Run (1960) phản ánh những năm 1950, với Angstrom trong vai người chồng trẻ tuổi sống không có mục đích và đầy bất mãn. Rabbit Sống Dậy/Rabbit Redux (1971) —nhấn mạnh phong trào đi ngược lại truyền thống văn hóa của thập niên 1960 —cho thấy Angstrom vẫn không hề có một mục đích rõ rệt nào, hoặc khả dĩ tìm được một lối thoát ra khỏi cái tầm thường. Trong quyển Rabbit Giàu Có/Rabbit Is Rich (1981) Harry thành một thương gia giàu có trong thập niên1970, thời kỳ chiến tranh Việtnam bắt đầu đi vào hồi kết. Tiểu thuyết cuối cùng Rabbit An Nghỉ/Rabbit at Rest (1990) hé lộ cho ta thấy Angstrom hòa giải với cuộc đời trước khi ông chết vì đau tim trong bối cảnh những năm 1980. Trong tiểu thuyết ngắn tựa đề Rabbit Được Tưởng Nhớ/Rabbit Remembered xuất bản năm 1995, những người con đã lớn của Rabbit hồi tưởng về cha mình.
Những tiểu thuyết khác của Updike gồm Thú Đầu Người Mình Ngựa/The Centaur* (1963), Những Đôi Tình Nhân/Couples (1968), Một Tháng Chỉ Gồm Ngày Chủ Nhật/A Month of Sundays (1975), Bản Của Roger/Roger’s Version (1986), và S.(l988). Trong một loạt các tiểu thuyết khác mang tên Bech: Bech: Một Quyển Sách/ Bech: A Book (l970), Bech Trở Lại/Bech Is Back(1982), và Bech Nơi Vùng Vịnh/Bech at Bay (1998). Updike đã sáng tạo ra một tự ngã thứ hai cho mình —một nhà văn mà sự nổi tiếng mỉa mai thay lạ̣̣i đe dọa ông và khiến ông im lặng. Văn phong của Updile được xem là sáng chói nhất trong các tác giả hiện nay, và những truyện ngắn của ông đều sáng chói về tầm nhìn và sức sáng tạo. Các tập truyện của ông gồm Vẫn Cánh Cửa Ấy/The Same Door (1959), Trường Nhạc/The Music School (1966), Viện Bảo Tàng và Phụ Nữ/Museums and Women (1972), Xa Quá Không Đi Được/Too Far To Go (1979), và Các Vấn Đề/Problems (1979).
----
*
Centaur là một sinh linh thần thoại, thân là người, còn phần thân dưới là ngựa, có móng và đuôi ngựa. Có nguồn gốc từ thần thoại Hy lạp, và xuất hiện nhiều trong thần thoại La mã, các centaur biểu trưng cho nam tính, và được cho là những chiến sĩ can trường và trung kiên.
A centaur is a
mythical creature with the torso of a man, and the lower body of a
horse, complete with hooves and a tail. Originating from Greek
mythology, and much of Roman mythology, Centaurs symbolize masculinity, and are supposed to be brave, loyal warriors.
J.D. Salinger (1919- )
Là người báo trước chuyện gì sẽ xảy ra trong những năm 1960, Salinger mô tả những cố gắng của con người trốn khỏi xã hồi. Sinh tại thành phố New York, ông đã thành công lớn trên văn đàn khi cho xuất bản tác phẩm Kẻ Chụp Bắt Trên Cánh Đồng Lõa Mạch Đen/The Catcher in the Rye (1951), nói về một cậu bé 16 tuổi nhạy cảm trốn khỏi ngôi trường nội trú dành cho con giới thượng lưu mình đang học để đi vào thế giới người lớn bên ngoài để rồi tỉnh mộng trước lối sống vật chất và giả dối của thế giới ấy.
Khi đượ̣c hỏi cậu muốn trở thành gì, Caulfield trả lời cậu muốn thành "kẻ chụp bắt trên cánh đồng lõa mạch đen," dựa theo trích dẫn không được chính xác từ một bài thơ của Robert Burns. Cậu bé nhìn mình như một dạng hiệp sĩ da trắng thời đại mới, một người đơn độc bảo vệ cái ngây thơ. Cậu tưởng tượng một cánh đồg lõa mạch đen to lớn, cây lúa cao đến nỗi một nhóm trẻ con không biết mình đang chạy đi đâu trong lúc đang chơi trong cánh đồng ấy. Cậu ta là người duy nhất cao lớn tại đây. "Tôi đang đứng trên bờ vực thẳm cheo leo kinh khủng. Điều tôi phải làm là tôi phải chụp hết mọi đứa trẻ nhỡ chúng chạy xuống vực." Việc rơi xuống vực ̣được đồng nhất với việc đánh mất sự ngây thơ —một chủ đề kéo dài suốt thời ấy.
Những tác phẩm khác của nhà văn ẩn dật và đơn giản này gồm Chín Câu Chuyện Ngắn/Nine Stories (1953), Franny và Zooey/Franny and Zooey (1961), Các Anh Thợ Mộc, Hãy Nâng Cao Sườn Mái Nhà/Raise High the Roof Beam,Carpenters (1963), một tập truyện ngắn đăng trong tạp chí New Yorker Magazine. Sau khi cho ra đời một chuyện ngắn năm 1965, Salinger, hiện sống ở New Hampshire, đã vắng bóng trên văn đàn nước Mỹ.
Jack Kerouac (1922-1969)
Là con trong một gia đình nghèo gốc Canada và Pháp, Jack Kerouac cũng đặt vấn đề về các giá trị của cuộc sống của giai cấp trung lưu. Khi còn là sinh viên đại học Columbia ở thành phố New York, ông đã gặp các thành viên của nhóm văn học Beat đang hoạt động ngấm ngầm, chưa lộ diện. Tiểu thuyết của ông chịu ảnh hưởng nhiều tác phẩm gần như tự truyện của Thomas Wolfe. Lên Đường /On the Road (1957), tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông, mô tả những người trẻ (vào những năm cuối 1940 sang 1950 sang đến giữa 1960) *lang thang khắp nước Mỹ tìm kiếm thực hiện giấc mơ lý tưởng về đời sống cộng đồng và về cái đẹp. Tác phẩm Những Kẻ Cùng Tử Theo Chánh Pháp/The Dharma Bums (1958) tập trung nói về những người có học lang thang đây đó, chống lại văn hóa truyền thống và say mê Thiền Phật giáo. Kerouac cũng là tác giả tập thơ tựa đề Nỗi Buồn Thành Phố Mexico/ Mexico City Blues (1959), và nhiều quyển sách nói về đời sống của ông cùng các "beatniks" như các tiểu thuyết gia thử nghiệm William Burroughs và nhà thơ Allen Ginsberg.
------
*
Beatnik là một hình ảnh theo định kiến luôn được dùng trong giới truyền thông được thịnh hành cuối những năm 1940, 1950 sang đến giữa những năm 1960, phô bày những khía cạnh phô trương bên ngoài của trào lưu văn chương thuộc thế hệ Beat cuối những năm 1940 bước qua đầu và kéo đến giữa những năm 1950.
Beatnik was a media stereotype prevalent throughout the late
1940s, 1950s to mid-1960s that displayed the more superficial aspects of
the Beat Generation literary movement of the late 1940s and early to
mid 1950s. Wikipedia