Từ năm 1990 thi ca Mỹ đã vực dậy với muôn màu muôn vẻ như kính vạn hoa. Nửa sau thế kỷ 20 địa hạt thi ca đã định hình rõ rệt, nếu không nói là có sự đồng bộ, trọn vẹn với những vị thế kiên cố vững chắc. Các trường phái thơ được định danh rõ ràng đã thống trị thi đàn, và các cuộc thảo luận phê bình đều mang tính song phương: theo thi pháp hoặc theo thể tự do, kinh viện/bác học hoặc thử nghiệm.
Nhìn lại, một số xem những năm sau thế chiến thứ hai là thời đại anh hùng khi ấy thi ca Mỹ vượt ra khỏi các bó thúc như âm vận, tiết điệu, mà lao vào những đường hướng mới mẻ cùng với cách diễn đạt trừu tượng như trong hội họa Hoa kỳ. Một số khác, bao gồm những nhà thơ thử nghiệm, tác giả trên toàn cầu hoặc thuộc nhiểu sắc dân, và trong số ấy có cả những nhà văn nữ, vẫn còn nhớ thời ấy còn mù tịt trước các vấn đề chủng tộc và giới tính. Các tác giả này trải nghiệm đa chủng đa văn hóa như một ân sủng của thời kỳ hiện tại và mong mỏi có các quyền tự do nhưng họ chưa hình dung ra tự do như thế nào. Các đóng góp của họ khiến thi ca đương đại trở thành một nguồn sáng tác phong phú thực sự dựa vào quần chúng.
Mối quan tâm đến thi ca trong quần chúng nói chung chưa bao giờ đạt đỉnh cao như thế. Những chương trình thi đọc thơ* đã tạo ra tình bạn thi thố với nhau giữa các nhà văn mới vào làng văn nghệ, các nhóm viết văn không chuyên nghiệp đóng vai trò hỗ trợ và phê bình, và các câu lạc bộ đọc sách cũng xuất hiện nhiều. Ngành dạy cách viết văn cho mọi trình độ nở rộ. Việc trao đổi hay họa thơ tràn lan trên Internet, tại các trường đại học, trên các tạp chí, và các tác giả năng nổ, xông xáo còn cho đăng thơ lên các trang Web. Thi ca Mỹ hiện nay là một lãnh địa bao la cho tự do tưởng tượng, là nồi nước sôi sục, là một công trình đang tiến triển năng động.
Tính sôi động của thi ca Mỹ từ năm 1990 khiến nó trở thành đa dạng, không tập trung và khó định nghĩa. Phần lớn các tuyển tập thơ chỉ trình bày một khía cạnh của nền thi ca, chẳng hạn, tác phẩm của các nữ thi sĩ hoặc của các nhóm tác giả sắc tộc thiểu số, hay thơ có chung một chủ đề cảm hứng như thơ jazz, thơ về những người cao bồi chăn bò, thơ chịu ảnh hưởng Phật giáo, thơ hip-hop.**
Số ít nhà chủ biên các tuyển tập thơ mong mỏi trình bày toàn bộ nền thi ca đương đại của Mỹ mở đầu với vô số những lời tuyên bố nhằm tránh các cáo buộc cho tuyển tập thơ và họ dựa vào động lực đặc thù có trong thơ: hậu hiện đại, sự phát triển của các tác phẩm lớn, các nhóm thiểu số và di dân (đặc biệt phải nói đến những tiếng nói mới từ miền Nam, từ Đông Nam Á, và từ Trung đông), buổi bình minh của văn học toàn cầu, tính đa dạng phong phú của những đóng góp của các nữ thi sĩ, sự ra đời của công nghệ Internet, ảnh hưởng của một số giáo sư cụ thể, của các chương trình dạy viết, hay sự thúc đẩy của từng vùng miền, các phương tiện thông tin đại chúng có mặt ở khắp nơi và vai trò của nhà thơ khi cất tiếng nói cá nhân đơn độc của mình phản kháng lại tiếng ồn ào đinh tai nhức óc của xu thế thương mại hóa và hùa theo trào lưu chung.
Chính các nhà thơ cũng phải vất vả để hiểu được nghĩa lý trong cơn lũ thi ca này. Có thể hình dung nền thi ca này như một chuỗi gồm một đầu là thi ca của tự ngã cất tiếng nói chủ quan, và đầu kia là thi ca nói về thế giới; giữa hai cực đó là một khoảng lớn trong đó tự ngã và thế giới hòa vào nhau.
Thi ca mang tiếng nói của tự ngã có khuynh hướng tập trung vào cách diễn đạt sinh động và đi sâu khám phá các xúc cảm sâu kín thường bị vùi chôn. Loại thơ này mang tính tâm lý và mãnh liệt, còn bối cảnh chỉ là thứ yếu. Nửa sau thế kỷ 20 Robert Lowell là nhà thơ có ảnh hưởng nhất về loại thi ca này. Chính việc ông đào sâu vào thế giới nội tâm của chính mình và vào nguồn gốc gia đình đầy rối ren của ông đã là nguồn cảm hứng cho loại văn tự thú/confessional writing.***
Thi ca về thế giới, ngược lại, có khuynh hướng tạo dựng lên ý nghĩa từ diễn biến, tình tiết, và bối cảnh câu chuyện. Nó dựng lên những màn diễn một cách cẩn thận. Một trong số những nhà thơ về thế giới có ảnh hưởng nhất là Elizabeth Bishop, người thường được coi la nhà thơ nữ hay nhất của Hoa kỳ vào cuối thế kỷ 20.
Robert Lowell và Elizabeth Bishop là bạn lâu năm với nhau; cả hai cùng dạy tại đại học Harvard. Giống như Walt Whitman và Emily Dickinson vào thế kỷ 19, Lowell và Bishop là linh hồn ngự trị xuyên suốt qua nhiều thế hệ thi sĩ về sau. Mặc dù họ chia xẻ cùng một cái nhìn giống nhau, cách tiếp cận của hai người trái nghịch như hai thái cực. Thơ khó hiểu, với cách nhìn chủ quan, và đầy uyển ngữ của Lowell gạn lọc ý nghĩa qua cách trình bày cái tôi bằng ngôn ngữ mạnh mẽ; trong khi đó Bishop đem đến cho người đọc thơ bà những phong cảnh đầy chi tiết với phong cách có vẻ như giản dị mộc mạc nhưng không phải thế. Chỉ khi nào đọc lại, ta mới cảm nhận được sự chính xác và sâu sắc trong thơ của bà.
Phần lớn các nhà thơ nằm lưng chừng giữa hai thái cực này. Suy cho cùng, các thi phẩm lớn, dù nói về tự ngã hay về thế giới, đều vượt lên trên lằn ranh phân chia này; tự ngã và thế giới trở thành gương soi rọi lẫn nhau. Dù vậy, nhằm mục đích thảo luận, chúng ta hãy tạm phân chia như vậy.
-----
*A poetry slam is a competition arts event, in which poets perform spoken word poetry before a live audience and a panel of judges. Culturally, poetry slams are a break with the past image of poetry as an elitist or rigid art form. Wikipedia
A poetry slam/Cuộc thi đọc thơ là một cuộc thi thố tài năng nghệ thuật, trong đó các nhà thơ đọc thơ mình trước đám đông khán giả và các giám khảo. Về mặt văn hóa, các cuộc thi đọc thơ là cách ly khai khỏi hình ảnh quá khứ cho thi ca là một dạng nghệ thuật khắc khe dành cho giới thượng lưu.
**Hip hop poetry is a style of poetry that embraces words and phrasings akin to those of hip hop music lyrics. As with traditional poetry, rhythm and rhyme are important in the hip hop
genre, though the styles are significantly different. ... Both art
forms use rhythm by arranging words so they form a certain meter. Thơ hip hop là một loại thơ dùng chữ và sắp xếp chữ giống như lời của nhạc hip-hop. Giống như thơ truyền thống, vần và tiết điệu đều quan trọng trong loại thơ này, mặc dù phong cách khác đi đáng kể. Cả hai hình thái thơ này đều sử dụng vần bằng cách sắp xếp chữ để hình thành một âm tiết nào đó.
[https://www.owu.edu/news-media/from-our-perspective/is-hip-hop-poetry/
The question is often asked, “Is hip hop poetry?” Answers generally follow a certain pattern. To call hip hop “poetry” is to praise it, to commend it as insightful or artful. To reject hip hop as poetry is to condemn it as shallow or poorly written. On both sides of the debate, then, “poetry” often acts as an honorific term.
A closer examination of the issue, however, suggests a third possibility. Literary history shows that definitions of “poetry” vary across cultures and periods. Forms and themes, which certain cultures and periods regard as essential, are rare in others. No one definition of “poetry” holds true.
Relatively few contemporary poets use patterned rhyme; almost all view rhyme as optional, if not unappealing. In contrast, very few hip hop artists do not rhyme. Sharpening the distinction, hip hop artists revel in the most audacious rhymes, the cobbling together of diverse material. They favor the particular kinds of rhymes that most contemporary poets specifically avoid.
If the presence of these flamboyant rhymes distinguishes hip hop from contemporary poetry, it also suggests what a consideration of hip hop adds to the study of contemporary poetry. Hip hop’s difference clarifies what is missing. Judged according to contemporary practice, hip hop may not be poetry, but that is what makes it such a powerful model. Hip hop inspires attentive listeners to reconsider the pleasures and opportunities rhyme offers and it inspires a new generation to reintroduce conspicuous patterned rhyme back into our poetry.]
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.