Thursday, May 27, 2021

Thi Ca Mỹ Đương Đại --Phần 4: Thơ về Vùng Miền

Một số thi sĩ --họ không kết thành nhóm, nhưng khuynh hướng này xuất hiện khắp nước Mỹ-- có cảm hứng sáng tác sâu đậm từ những phong cảnh từng miền cụ thể.  Thí dụ những cảm hứng trữ tình của Robert Hass về vùng Bắc California, duyên hải Nam California với những kỷ niệm lướt sóng của mark Jarman, những bài thơ có bối cảnh miền Tây Bắc ven Thái Bình dương của Tess Gallagher, các bài  của Simon Ortiz và thơ của Jimmy Santiago Baca xuất phát từ phong cảnh miền Tây Nam.  Từng vùng nhỏ hơn cũng lại là nguồn hứng cho thơ:  vùng đất khó khăn nằm trên miền Nam của C.D. (Carolyn) Wright khác xa vùng Vịnh Louisiana của Yusef Komunyakaa.

Thơ về vùng miền không dựa vào việc mô tả phong cảnh; mà đúng ra, chính đất đai với lịch sử của nó mới là động lực sinh khởi tiềm tàng trong cách sống, cách suy nghĩ của người dân vùng đó, kể cả nhà thơ.  Miền đất được cảm nhận, như cách D.H. Lawrence gọi, chính là "linh hồn của đất đai."

Charles Wright (1935- )

Một trong những nhà thơ vùng miền gây xúc cảm nhiều nhất là Charles Wright.  Lớn lên ở bang Tennessee, Wright là người miền Nam nhưng có cái nhìn trùm khắp thế giới.  Ông rút tỉa từ thơ Ý và Trung hoa, và đưa vào thơ ông những chủ đề miền Nam như gánh nặng của quá khứ bi thương, như chúng ta thấy trong loạt thơ tựa đề "Quyề̉n Sách Miền Appalachia Nói Về Người Quá Cố," dựa trên Sách Của Người Ai Cập Nói Về Người Chết.  Các tác phẩm của ông gồm NhạcMiền Quê: Tuyển Tập Những Bài Thơ Đầu Tay (1982); Chickamauga (1995); và tập Màu Xanh Phủ Định: Tuyển Tập Những Bài Thơ Sáng Tác Sau Này (2000).

Thơ giàu xúc cảm của Wright đem lại những giây phút cho ta nhìn vào bên trong để thấy đời sống tâm linh được cứu vớt, hay đúng hơn, được xây dựng lại, từ những đổ vỡ do thời gian và hoàn cảnh gây ra.  Một điều kỳ quặc có chủ đích mà ta có thể thấy khi nhà thơ đột ngột ngưng việc dùng cách nói bình dân và chuộng hơn các câu thơ dài, ngắt ngang với số vần kỳ lạ, đã đem lại cho thơ của ông vẻ bóng bẩy duyên dáng, giống như những nông cụ thô sơ dùng ở nông trại thời xưa được tay người sử dụng làm  nhẵn bóng.  Chất thơ do ông tự tạo, tự tìm ra, đôi khi có vẻ oằn oại, khiến thơ của Wright mang tính thời đại và không mang vẻ kiêu sa giả tạo.

Tâm yếu trong quan điểm của Wright là sự khác biệt giữa cách nhìn siêu nghiệm và cái yếu đuối của con người.  Ông bị lôi cuốn một mặt vào những chủ đề thật vĩ đại như các vì sao, chòm sao, lịch sử, mặt khác vào những phần nhỏ nhoi có thể sờ thấy được chẳng hạn ngón tay, sợi tóc.  Bài thơ "Chickamauga" dùng làm tựa đề cho tập thơ cùng tên, dựa vào kiến thức độc giả: Vào ngày 19 tháng 9 năm 1862, Chickamauga, tiểu bang Georgia, là nơi diễn ra trận chiến quyết định trong cuộc Nội chiến giữa hai miền Nam Bắc nước Mỹ.  Miền Nam đã thua quân đội Liên hiệp miền Bắc, mở đường cho quân miền Bắc tràn vào tiêu thổ cả miền Nam qua ngõ Atlanta, tiểu bang Georgia.      

Bài thơ "Chickamauga" có thể được đọc lên như công án thiền về phong cảnh thiên nhiên, nhưng nó cũng là thi điếu về cái chết và có bàn đến nghệ thuật làm thơ của tác giả.  Bài thơ mở đầu với một quan sát đơn giản: "Bồ câu lượn vòng trên đám cỏ cao." Cảnh có vẻ bình yên này chỉ là giây phút ngắn ngủi trước khi người thợ săn nổ súng; những chiến sĩ gục xuống, dù bài thơ chẳng hề nêu ra, đã bị quên bẵng, bị cắt đứt nằm xuống khác nào chim bồ câu và cỏ cao kia.  Cây "mộc lan ngã đổ" làm giảm đi hình ảnh lãng mạn về "giữa đêm khuya với hoa mộc lan" vốn được khắc họa về miền Nam của những điền trang trước thời Nội chiến Mỹ.  Bài thơ là bia mộ hòa quyện hiện tại với quá khứ cho những thế giới và những lý tưởng đã mất đi.

 Dove-twirl in the tall grass.

End-of-summer glaze next door 

On the gloves and split ends of the conked magnolia tree. 

Work sounds: truck back-up-beep, wood tin-hammer, cicada, fire horn._____

History handles our past like spoiled fruit.

Mid-morning, late-century light 

                calicoed under the peach trees.

Fingers us here. Fingers us here and here.______ 

The poem is a code with no message:

The point of the mask is not the mask but the face underneath,

Absolute, incommunicado,unhoused and peregrine._____ 

The gill net of history will pluck us soon enough 

From the cold waters of self-contentment we drift in

One by one 

                 into its suffocating light and air._____

Structure becomes an element of belief, syntax

And grammar a catechist, 

Their words what the beads say,

       words thumbed to our discontent.

Bài thơ nhìn lịch sử như một cấu trúc, một "mật mã không lời nhắn."  Mỗi cá nhân hiện hữu trong chính mình, ngoài quãng đời và thời lượng của mình không hề được ai biết đến, "không phải chiếc mặt nạ mà gương mặt thật bên dưới."  Chết là điều chúng ta không thể tránh cũng như những chiến sĩ đã ngã xuống, như miền Nam Xa Xưa, như con cá bị bắt.  Tuy vặy, thơ cũng đem lại chút an ủi: Nỗi bất mãn được chúng ta khéo nói cũng có thể mang lại một phần cái bất tử.  


        

Tuesday, May 25, 2021

Diana Khôi Nguyễn

Nữ thi sĩ gốc Việt Diana Khôi Nguyễn ‘tự vẽ’ câu chuyện qua những vần thơ

May 24, 2021 cập nhật lần cuối May 24, 2021

Trà Nhiên/Người Việt 

PITTSBURG, Pennsylvania (NV) – “Nếu không ai đại diện cho chúng ta trong văn, thơ, hay phim ảnh thì hãy tự ‘vẽ’ lên câu chuyện của mình thôi.”


 Hiện Diana tập trung hoàn thành tuyển tập thơ thứ hai cũng là phần nối tiếp của “Ghost Of.” (Hình: Diana Khôi Nguyễn cung cấp)

Đó là tâm sự của cô Diana Khôi Nguyễn, một trong số ít những nữ thi sĩ người Mỹ gốc Việt nổi danh trong giới văn chương Mỹ.

Thơ và tiểu luận của Diana xuất hiện trong nhiều tạp chí thơ văn nổi tiếng như Poetry, American Poetry Review, Denver Quaterly, Gulf Coast, Kenyon Review Online, PEN America,…

Cô là tác giả của tập thơ đầu tay “Ghost Of” (do Omnidawn Publishing xuất bản 2018) và cuốn thơ ngắn “Unless” (do Belladonna xuất bản 2019).

“Ghost Of” là tuyển tập các bài thơ “nhuốm màu” tang thương kể về thời kỳ “đấu tranh” nội tâm của tác giả sau khi người em trai qua đời.

Với lối viết độc đáo, thơ của Diana được cô gieo vần theo “giai điệu” lúc trầm, lúc bổng, có lúc “bay bổng” mà cũng có lúc “ám ảnh.”

“Ghost Of” thắng giải trong cuộc thi thơ Omnidawn Open Contest. Tác phẩm này cũng lọt vào chung kết giải National Book Award và Los Angeles Times Book Prize dành riêng cho thơ.

Thêm vào đó, “Ghost Of” cũng được trao tặng giải Colorado Book Award và Kate Tufts Discovery Award năm 2019.

Diana Khôi Nguyễn đọc thơ tại hội thảo Asian American Writers’ Workshop, 2019. (Hình: Instagram Diana Khôi Nguyễn)

Cô Diana còn đạt nhiều giải thưởng của 92Y “Discovery”/Boston Review Poetry Contest, Key West Literary Seminars, và Academy of Americans Poets.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành nhà thơ nói gì đến việc xuất bản thơ,” cô Diana cười nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

Diana cho biết, cô dự định vào trường luật những năm đầu đại học.

“Thế cơ duyên nào đưa Diana Khôi Nguyễn đến với sáng tác thơ?”

“Tôi thích đọc thơ từ năm lớp ba nhưng đến với nghiệp thơ thì tất cả là một sự tình cờ,” cô bộc bạch.

“Thầy cố vấn ở trường đại học nói chuyện với tôi rất nhiều về dự định tương lai. Ông khuyên tôi nên thận trọng việc quyết định học luật của mình và nó làm tôi suy nghĩ rất nhiều,” Diana chia sẻ.

Cô tốt nghiệp bằng cử nhân về văn chương Anh và truyền thông học của đại học University of California, Los Angeles (UCLA).

Sau đó, cô làm việc cho công ty kỹ nghệ một thời gian trước khi chuyển vào trường cao học.

Cô có bằng cao học MFA, chuyên ngành thơ của đại học Columbia University, và bằng Ph.D, ngành sáng tác văn của đại học University of Denver.

Ngoài ra, nữ thi sĩ cũng được nhiều học bổng của các hội nhà văn, thơ như Bread Loaf Writers’Conference, Sewanee Writers’Conference, và Provincetown Fine Arts Work Center.

Hiện nay cô Diana dạy sáng tác văn chương bậc cao học ở đại học Randolph College, Virginia, và là giáo sư của đại học University of Pittsburgh, Pennsylvania.


Sáng tác thơ là cách nữ thi sĩ “lột tả” cảm xúc của mình. (Hình: Diana Khôi Nguyễn cung cấp)

Tháng Hai vừa qua, cô cũng được trao học bổng thơ và văn chương quốc gia của “National Endowment for the Arts Literature Fellowship.”

Chương trình này trao cơ hội cho nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, và nghệ nhân trên khắp Hoa Kỳ và nhiều nước khác được tập trung sáng tác tại một khu nghĩ dưỡng.

Tại đây, Diana tập trung hoàn thành tuyển tập thơ thứ hai. Phần này là tiếp nối của “Ghost Of” nhưng chuyển hướng phác họa về cuộc đời của ông bà và cha mẹ của cô.

Không chỉ là một nhà thơ mà Diana Khôi Nguyễn còn là một nghệ nhân mỹ thuật đa phương tiện (multimedia artist). Cô thường cắt và ghép các bức ảnh và tranh tạo thành tác phẩm mỹ thuật đậm chất phóng khoáng nhưng cũng phần nào lột tả nội tâm phong phú của một nhà thơ.

Sinh ra và lớn lên ở Los Angeles, Diana cho biết rất yêu thiên nhiên. Cô thường dẫn hai chú chó cưng đi dạo quanh bìa rừng và ngắm nhìn đồi núi.

Ngoài ra, Diana còn là một “kình ngư.” Cô bơi gần như mỗi ngày và đó cũng là cách Diana “xoa dịu” tâm hồn.

Nữ Giáo Sư Diana cũng khuyến khích sinh viên và các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật rằng nên “mạo hiểm” một chút với đam mê của mình.

“Đừng làm điều quen thuộc mà hãy chấp nhận rủi ro, có vậy thì con người mới sáng tạo ra nghệ thuật của riêng mình,” nữ thi sĩ nói.

 Source:

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nu-thi-si-goc-viet-diana-khoi-nguyen-tu-ve-cau-chuyen-qua-nhung-van-tho/

 

Saturday, May 22, 2021

Alexandra Huynh, 2021 National Youth Poet Laureate

                                                                            



https://apnews.com/article/arts-and-entertainment-57083fa330442af75840bb68fbf709fd

Alexandra Huynh, 18, is the new National Youth Poet Laureate

NEW YORK (AP) — An incoming first-year student at Stanford University has been named the new National Youth Poet Laureate.

Alexandra Huynh, 18, is a second-generation Vietnamese American from Sacramento, California, who sees poetry both as a means to self-expression and social justice.

“I spend a lot of time in my head, so poetry is for me a sort of survival mechanism,” Huynh said Thursday night during a telephone interview from her home. “I wouldn’t be able to move through the world with the same amount of clarity had I not worked it out first on the page.”

Her appointment to a one-year term was announced Thursday during a virtual ceremony presented by the Kennedy Center and by the literary arts and development organization Urban Word, which established the national youth laureate program in 2017. In her new position, she will visit with students and hold workshops around the country. She counts among her goals passing on her own experiences to others.

Huynh was selected from among four regional finalists for a position first held by Amanda Gorman, who became an international celebrity in January after reading at President Joe Biden’s inauguration and for Huynh became an inspiration.

“Her trajectory has changed what I thought was possible for a poet,” she says, noting that Gorman has appeared on the cover of Vogue magazine and read at this year’s Super Bowl. “She has encouraged me to dream big.”

Huynh says she has been writing song lyrics since age 7 and became serious about poetry in high school, especially after performing during a local poetry slam and sensing the added power of words when said out loud. She cites Ocean Vuong and Diana Khoi Nguyen as among her favorite writers, and she hopes to eventually publish her own work and see it translated into Vietnamese, her “mother tongue.”

“Vietnamese itself is a very poetic language,” she said. “In Vietnamese culture, poems are spoken every day. They’re pop culture references. For me, having poetry in my life never felt like I was going against the grain.”

Words are so natural to her that in college she plans to study engineering instead of literature because she doesn’t need a classroom to encourage her to read. At Stanford, she hopes to challenge herself to think in ways she hasn’t before and work out ideas “across disciplines.”

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/co-gai-goc-viet-alexandra-huynh-18-tuoi-duoc-trao-danh-hieu-nha-tho-tre-quoc-gia/

Cô gái gốc Việt Alexandra Huỳnh, 18 tuổi, được trao danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia

May 21, 2021 cập nhật lần cuối May 21, 2021

NEW YORK, New York (AP) — Một cô gái gốc Việt, sắp vào đại học Stanford University, mới đây đã được trao tặng danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia (National Youth Poet Laureate) năm 2021.

Cô Alexandra Huỳnh, 18 tuổi, là người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhì, sống tại thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California. Cô coi thơ là phương cách để tự bày tỏ chính mình và cũng là để đòi sự công bằng xã hội.

Cô Alexandra Huỳnh được trao danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia 2021. (Hình: Courtesy)

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại dành cho hãng thông tấn AP vào tối ngày Thứ Năm, 20 Tháng Năm, cô Alexandra Huỳnh nói rằng đối với cô thơ cũng là một khí cụ để giúp đối phó với các thách đố của đời sống.

Tổ chức văn học nghệ thuật và phát triển Urban Word, vốn thành lập chương trình nhà thơ trẻ quốc gia vào năm 2017, đã cùng với trung tâm Kennedy Center loan báo việc cô Alexandra Huỳnh được chọn để trao danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia năm nay. Trong vai trò này, cô sẽ viếng thăm học sinh các trường trung học và sẽ có các buổi hội thơ trên khắp nước Mỹ. Cô Alexandra từng nói rằng một trong những điều cô muốn thực hiện được là phổ biến các kinh nghiệm của chính mình đến những người khác.

Cô được chọn trong bốn nhà thơ vào chung kết, đại diện cho bốn khu vực, để được trao danh hiệu vốn đã lần đầu tiên được trao cho nhà thơ Amanda Gorman. Gorman được cả thế giới biết đến hồi Tháng Giêng năm nay, sau khi đọc bài thơ của cô tại buổi tuyên thệ nhậm chức của Tổng Thống Joe Biden, và trở thành niềm khích lệ cho cô Alexandra.

Cô Alexandra nói sự kiện cô Gorman được đón nhận nhiệt thành đã thay đổi điều cô nghĩ về những gì một nhà thơ có thể đạt được, giúp cô có những ước mơ lớn hơn.

Cô cho AP biết đã bắt đầu viết lời các bài hát từ khi 7 tuổi, và thực sự ưa thích làm thơ khi vào trung học, nhất là sau khi đã đọc thơ trước công chúng và cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa khi được trình bày. Alexandra nêu tên Ocean Vương và Diana Khôi Nguyễn là hai nhà thơ trong số những người cô ưa thích, và cũng bày tỏ hy vọng là sẽ có tác phẩm để được ấn hành và rồi chuyển dịch sang Việt ngữ, “ngôn ngữ mẹ đẻ” của cô.

Cô Alexandra nói rằng “Tiếng Việt tự nó đã là ngôn ngữ giàu chất thơ. Trong văn hóa Việt Nam, người ta nói thơ trong đời sống hàng ngày.”

Cô tốt nghiệp trung học Mira Loma High School ở Sacramento hồi năm ngoái và tạm nghỉ một năm trước khi vào trường đại học Stanford University khóa mùa Thu tới đây. Cô Alexandra dự định theo học ngành kỹ sư tại nơi này. (V.Giang)

Lần đầu tiên một cô gái Việt đạt danh hiệu ‘Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia’ Mỹ

May 21, 2021 cập nhật lần cuối May 21, 2021

https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/co-gai-goc-viet-alexandra-huynh-18-tuoi-duoc-trao-danh-hieu-nha-tho-tre-quoc-gia/

Trà Nhiên & V.Giang/Người Việt

SACRAMENTO, California (NV) – “Danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia là cách mà em kể câu chuyện chính mình, rằng người Việt không hẳn chỉ là người tị nạn mà chúng ta còn luôn ‘vươn lên’ tại đất nước này. Câu chuyện của chúng ta cũng đáng được kể.”

“Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia” Alexandra Huỳnh ví Việt Ngữ như những áng thơ. (Hình: Alexandra Huỳnh cung cấp)

Đó là tâm sự của Alexandra Huỳnh, cô gái gốc Việt đầu tiên được trao tặng danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia (National Youth Poet Laureate) năm 2021, với phóng viên nhật báo Người Việt vào chiều Thứ Sáu, 21 Tháng Năm.

Tổ chức văn học nghệ thuật và phát triển Urban Word, vốn thành lập chương trình nhà thơ trẻ quốc gia vào năm 2017, cùng với trung tâm Kennedy Center loan báo việc cô Alexandra Huỳnh được chọn để trao danh hiệu Nhà Thơ Trẻ Quốc Gia năm nay. Trong vai trò này, cô sẽ viếng thăm học sinh các trường trung học và sẽ có các buổi hội thơ trên khắp nước Mỹ. Cô Alexandra từng nói rằng một trong những điều cô muốn thực hiện được là phổ biến các kinh nghiệm của chính mình đến những người khác.

Cô Alexandra, 18 tuổi, là người Mỹ gốc Việt, thế hệ thứ nhì, sống tại thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California. Cô cũng là tân sinh viên của đại học Stanford University.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại dành cho phóng viên nhật báo Người Việt, cô Alexandra Huỳnh nói rằng đối với cô thơ cũng là một khí cụ để giúp đối phó với các thách đố của đời sống.

“Em tự hào vì em có thể đại diện người Việt trẻ nhận được vinh dự này ở ‘đấu trường’ văn thơ Hoa Kỳ,” cô Alexandra nói.

Cô cũng cho biết thêm: “Tiếng Việt tự nó đã là ngôn ngữ giàu chất thơ.”

“Trong văn hóa Việt Nam, em cảm thấy thể như chúng ta đàm đạo thơ trong đời sống hằng ngày,” cô chia sẻ.

Thể hiện cảm xúc qua những vần thơ là cách cô thi sĩ trẻ Alexandra Huỳnh bộc lộ bản thân. (Hình: Alexandra Huỳnh cung cấp)

Nhà thơ trẻ bộc bạch rằng, cô đã bắt đầu viết lời các bài hát từ khi 7 tuổi, và thực sự ưa thích làm thơ khi vào trung học, nhất là sau khi đã đọc thơ trước công chúng và cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa khi được trình bày.

Ông Aaron Brown, thầy giáo và là cố vấn hội nhà thơ ở trường trung học của cô Alexandra, cho biết một số bài thơ của cô đã làm ông xúc động.

“Thơ của Alexandra không ‘khuôn mẫu’ cũng chẳng ‘xa hoa,’ mà nó đậm khí chất khi được tác giả thể hiện với phong thái bình tĩnh và an nhiên,” ông Brown kể lại.

“Cô bé này có một khả năng độc đáo là chạm đến các ‘sợi dây’ cảm xúc của con người và kết nối chúng lại để tạo thành sự thấu hiểu lay động tâm can,” ông Keith Carmona, giáo viên dạy văn của Alexandra, cho biết.

Cô cũng tiết lộ rằng ông ngoại cô cũng là một nhà thơ.

“Cách nay hai năm, khi em thắng giải nhì trong cuộc thi thơ đầu tiên em tham gia ở trường Mira Loma High School, lúc đó mẹ kể rằng ông ngoại chính là thi sĩ Duy Năng,” cô cười nói.

Cô tự hào vì mình có thể ‘kế thừa’ tố chất thơ văn của ông ngoại, rằng “cứ như thể thơ đã chảy  trong máu vậy,” Alexandra cho biết.

Thơ là cách cô tân sinh viên chuyển hóa cảm xúc của mình. Bao “hỉ, nộ, ái, ố” đều được cô bày tỏ qua những vần thơ.

“Làm thơ là cách em chấp nhận thực tại (reality) và cũng là cách thể hiện một thực tại khác (fantasy) cho bản thân,” cô Alexandra giải thích.

Cô Alexandra Huỳnh (phải) trong lần biểu diễn tại cuộc thi thơ “Sacramento Area Youth Speaks” năm 2019. (Hình: Alexandra Huỳnh cung cấp)

Cô được chọn trong bốn nhà thơ vào chung kết, đại diện cho bốn khu vực, để được trao danh hiệu vốn đã lần đầu tiên được trao cho nhà thơ Amanda Gorman. Gorman được cả thế giới biết đến hồi Tháng Giêng năm nay, sau khi đọc bài thơ của cô tại buổi tuyên thệ nhậm chức của Tổng Thống Joe Biden, và trở thành niềm khích lệ cho cô Alexandra.

Cô Alexandra nói sự kiện cô Gorman được đón nhận nhiệt thành đã thay đổi điều cô nghĩ về những gì một nhà thơ có thể đạt được, giúp cô có những ước mơ lớn hơn.

Cô tốt nghiệp trung học hồi năm ngoái và tạm nghỉ một năm trước khi vào trường đại học khóa mùa Thu tới đây.

Cô Alexandra dự định theo học ngành kỹ sư để học thêm về “sustainability,” hướng đến môi trường xanh, sạch, và tiết kiệm tối đa các tài nguyên.

Những lúc “xa rời” thơ văn thì cô Alexandra thích nướng bánh và làm thiện nguyện. Cô là thành viên của The Farmlink Project, một tổ chức bất vụ lợi cung cấp thực phẩm cho người nghèo từ các nông trại.

Cô cũng đam mê làm thí nghiệm khoa học và hiện là nghiên cứu viên của trường đại học UC Davis.

Thêm vào đó, Alexandra nêu tên Ocean Vương và Diana Khôi Nguyễn là hai nhà thơ trong số những người cô ngưỡng mộ, và cũng bày tỏ hy vọng là sẽ có tác phẩm để được ấn hành và rồi chuyển dịch sang Việt Ngữ, “ngôn ngữ mẹ đẻ” của cô. 

                                                                   


   https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/05/DP-Alexandra-Huynh-nha-tho-tre-1.jpg

 

Other Sources:

https://www.youtube.com/watch?v=CZk7DK4excg

https://www.youtube.com/watch?v=HI3lrowHylM

https://apnews.com/article/arts-and-entertainment-57083fa330442af75840bb68fbf709fd