Ở điểm cực đoan nhất của nó, thơ về tự ngã xóa bỏ cả cái tôi nếu cái tôi đó thiếu tính nhạy cảm đối trọng. Giai đoạn kế đến có thể là thơ của tiếng nói nội tâm/tự bạch hoặc là thơ của những tự ngã hư cấu, phá vỡ ý tưởng cứng ngắc về tự ngã thành những từng mảnh vụn và nhiều cá tính. Những đoạn độc thoại đầy kịch tính của Robert Browning là tiền đề vào thế kỷ 19 mở đầu cho loại thơ này. Cái "Tôi" hư cấu nghe chắc thật nhưng nó không dính líu đến tác giả nhà thơ thật, tự ngã của nhà thơ vẫn không lộ diện.
Loại thơ này thường lấy chủ đề từ các huyền thoại và văn hóa quần chúng, điển hình là nhìn các mối quan hệ hiện đại như việc định nghĩa lại hoặc như các phiên bản của những mẫu xưa cũ hơn. Các nhà thơ đương thời sáng tác thơ tiếng lòng hay thơ độc thoại gồm Brigit Pegeen Kelly, Alberto Rios, và nhà thơ người Canada Margaret Atwood.
Thường thường, thơ tiếng nói nội tâm được viết từ ngôi thứ nhất, nhưng ngôi thứ ba cũng có thể tác động đến người đọc tương tự nếu có cái nhìn rõ ràng là cái nhìn của nhân vật như trong tập thơ tựa đề Thomas và Beulah của Rita Dove. Trong tác phẩm này, Dove đan lồng tiểu sử với lịch sử để dựng lại cuộc đời của ông bà mình. Giống như nhiều người Mỹ gốc Phi châu vào đầu thế kỳ 20, họ trốn chạy nạn nghèo khó ở thôn quê miền Nam lên làm việc tại chốn thành thị phương Bắc. Dove đưa nhân cách vào cuộc sống nghèo khó của ông bà mình. Công việc đầu tiên Thomas làm, một lao công làm ca ba, đòi hỏi ông phải sống trong trại lính và phải chia xẻ tấm nệm ông nằm với hai người đàn ông mà ông chưa từng gặp trước đó. Công việc ông làm là "một nỗi ưu phiền sâu đâm," nhưng âm nhạc đã nâng tinh thần ông lên như một người phụ nữ đẹp (điều này báo trước về nhân vật Beulah, người mà ông chưa gặp). Khi Thomas hát:
chàng nhắm mắt lại.
Chàng không bao giờ biết khi nào nàng sẽ đến
nhưng khi nàng đi về, chàng luôn luôn nghiêng mũ chào.
Louis Glück (1943- )
Một trong những thi sĩ viết thơ tự bạch ấn tượng nhất là Louis Glück. Sinh ra tại thành phố New York, Glück, nhà thơ được giải thưởng thơ hay nhất năm 2003-2004, lớn lên lúc nào lòng cũng bị đè nặng tội lỗi về cái chết của người chị ra đời trước mình. Tại đại học Sarah Lawrence và đại học Columbia, bà học với nhà thơ Leonie Adams và Stanley Kunitz, và bà cho rằng nhờ phương pháp phân tâm học và nhờ nghiên cứu thi ca mà bà duy trì được đời sống nội tâm. Phần lớn thơ của bà nói về cái mất mát bi thương.
Mỗi tập thơ của Glück đều cố thử nghiệm những thi thuật mới, do đó ta khó lòng nói ngắn gọn về tác phẩm của bà. Những tập đầu tiên, như Ngôi Nhà Trên Đầm Lầy (`975) và Chiến thắng của Archilles* (1985), sử dụng chất liệu từ cuộc đời của tác giả với cái nhìn từ xa soi rọi vào nội tâm, trong khi những tập về sau bà nói một cách trực tiếp hơn. Đồng Nội (1996) sử dụng nét hài dí dỏm và nói đến thi phẩm Odyssey để mô tả một cuộc hôn nhân thất bại.
Trong tập thơ Hoa Diên Vĩ Dại (1992) của Glück, những loại hoa khác nhau lên tiếng qua các đoạn độc thoại siêu hình ngắn. Bài thơ dùng làm tựa đề cho tập thơ, một bài đi sâu tìm hiểu về sự phục sinh, có thể xem như nét khắc họa chính cho toàn bộ tác phẩm của Glück . Hoa diên vĩ dại, một loại hoa xanh biếc, nở từ củ nằm sâu yên nghỉ suốt mùa đông, nói rằng: "Ý thức/ còn sống sót được thật kinh khủng/khi nó bị vùi chôn dưới đất tăm tối." Giống cái nhìn của Jorie Graham về tự ngã hiện lên trong cơn bão tuyết, bài thơ của Glück kết thúc với cái nhìn tự ngã và thế giới hòa nhập làm một --lần này trong nước sống, cùng một phía như nhau:
Này bạn người không nhớ
hành trình từ thế giới bên kia
Tôi bảo bạn tôi có thể nói lại lần nữa:
bất cứ cái gì
trở về từ vùng lãng quên
trở về tìm tiếng nói;
vòi nước lớn đến từ giữa cuộc đời tôi,
những chiếc bóng biếc trên nước biển xanh lơ
Giống như Graham, Glück hòa cái tôi vào thế giới qua hình ảnh nước luân lưu. Trong khi nước tuyết đông đặc của Graham tương tự như cát, là nơi mặt đất tiếp giáp với biển, nước xanh lơ của Glück --tượng trưng cho trái tim của thi sĩ-- hoà nhập vào nước biển mặn của thế giới.
(Còn tiếp)
---
*In Greek mythology, Achilles or Achilleus was a hero of the Trojan War, the greatest of all the Greek warriors, and is the central character of Homer's Iliad.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.