Friday, June 25, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ -- Phần 7: Thơ Tâm Linh

Một chuỗi thơ khác trong thi ca đương đại Mỹ tập trung nói nhiều về mặt tâm linh.  Trong thơ loại này, mối quan hệ sâu sắc nhất là mối quan hệ giữa cá nhân với một bản thể vượt thời gian vượt lên trên tất cả, mặc dù bản thể ấy có liên kết với cái đẹp của nghệ thuật.  Những nhà thơ lớn tuổi hơn đã dự báo trước về ý thức tâm linh gồm có nhà thơ Gary Snyder, người đã giúp giới thiệu Thiền vào thi ca Mỹ, và nhà thơ kiêm dịch giả Robert Bly, người từng giới thiệu chủ nghĩa siêu thực Châu Mỹ La tinh vào thi ca Hoa kỳ.  Thời gian gần đây, Coleman Barks đã dịch nhiều sách về nhà thơ thần bí Rumi thuộc thế kỷ 13.

Những nhà thơ Mỹ đương thời có xu hướng viết thơ tâm linh gồm Arthur Sze (1950-), người được cho là nhà thơ có cảm thụ Thiền.  Thơ của ông đem lại cho chúng ta những quan sát thực không màu mè và tưởng như đơn giản nhưng cũng là những quán niệm, chẳng hạn như các câu sau đây trích từ bài thơ "Rải Muối Lên Lối Đi" (1987): 

Tôm xông khói trên lửa. À ra thế, 

Ánh sáng ngôi sao chẳng bao giờ dừng, mà chỉ chiếu tiếp."

Khi xúc tuyết, ông ghi nhận:

"Muối giờ đã dọn sạch lối đi trên tuyết,

mở rộng thêm bờ mé của vũ trụ."

Jane Hirshfield ̣(1953-)

Jane Hirshfield hầu như không hề nói lộ ra về Đạo Phật trong thơ của bà nhưng thơ bà thấm đượm hơi thở tâm linh của bao nhiêu năm bà hành thiền và dịch thơ cung đình xưa của hai phụ nữ Nhật. Ono no Komachi và Izumi Shikibu.  Hirshfield từng đọc duyệt lại một thi tuyển tựa đề Những Phụ Nữ Ca Ngợi Thiệng Lieng: 43 Thế Kỷ Thơ Tâm Linh Của Các Nữ Thi Sĩ (1994).  

Thơ của Hirshfield minh chứng cho cái bà gọi là "cái tâm bất định" trong quyển sách bà viết về sáng tác thơ, tựa đề Chín Cửa/Cửu Môn: Lối Vào Hồn Thơ (1997).  Định hướng này bắt nguồn từ lòng tôn quý thiên nhiên, cách dùng ngôn ngữ tinh giản, và ý thức về vô thường trong Phật giáo.  "Thơ về sự bất định" của bà diễn bày uyển chuyển tinh tế, nói về mối tương liên (thường về các mùa và về thời tiết, gợi lên các cách nhìn và tâm trạng của con người), cùng hình ảnh thiên nhiên.

Bài thơ "Tâm Con La" của Hirshfield trong tập thơ Những Đời Sống Của Tâm Thức (1997), đã gợi lên một cách sinh động hình tượng một con la* dù không hề nhắc đến nó.  Để viết bài thơ này, bài thơ mà bà từng gọi là cách nấu món ăn giúp vượt qua thời khó khăn, Hirshfield lấy thi hứng từ ký ức của mình về một con la dùng để tải các kiện đồ lên những ngọn đồi dốc trên đảo Stantorini ở Hy lạp.  Bải thơ tha thiết kêu gọi người đọc hãy tự tin và hy vọng.  Con la khiêm cung này có nét đẹp riêng (những chiếc lục lạc gắn trên dây cương) và sức mạnh của nó. 

On the days when the rest has failed you

Vào những ngày khi mọi thứ khác đều là thất bại với bạn

let this much be yours--

hãy để điều này làm cái chủ yếu bạn có

flies, dust, an unnameable odor,

ruồi, bụi, một mùi hôi không tên gọi,

the two waiting baskets:

hai giỏ hành trang chờ đợi:

one for the lemons and passion

một giỏ để đựng chanh và niềm đam mê,

the other for all you have lost.

giỏ kia dành cho tất cả những gì bạn đã đánh mất.

Both empty,

Cả hai giỏ đều rỗng không,

it will come to your shoulder,

nó sẽ đến sánh vai bạn,

breathe slowly against your bare arm.

sẽ thở chậm rãi lên cánh tay trần của bạn.

Nếu được cho cỏ khô, nó sẽ ăn.

Offered nothing,

còn không được cho gì hết,

it will stand as long as you ask.

nó sẽ đứng đấy chờ đến khi bạn dạy bảo.

The little bells of the bridle will hang

Những chiếc chuông nhỏ trên dây cương sẽ nằm lủng lẳng

beside you quietly,

yên lặng bên cạnh bạn,

in the heat and the tree's thin shade.

giữa cái nóng và đưới bóng cây thưa lá.

Do not let it sparse mane deceive you,

Đừng để cái bờm ít lông của nó lừa bạn,

or the way the left ear swivels into dream.

hoặc đừng để cái tai trái của nó xoay thành ảo mộng.

This too is a gift of the gods,

Đây cũng là quà tặng của thánh thần,

calm and complete.

bình lặng và trọn vẹn.  

---

 *mule: con la, con vật lai giữa lừa và ngựa


 

  

 

Thursday, June 17, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ -- Phần 6: Thơ Về Cái Đẹp

Vẫn còn một loại thơ rất trữ tình và giàu hình ảnh ca ngợi cái đẹp, mặc dù đang ở trong cuộc sống hiện đại đầy khổ đau và hỗn loạn.  Ở đây ta có thể nêu tên nhiều nhà thơ --Joy Harjo (1951-), Sandra McPherson (1943-), Henri Cole (1965-) vì các thể loại thơ khác nhau đan xen với nhau chứ không độc quyền khi tương tác nhau.

Một số nhà thơ đương đại tinh tế nhất sử dụng hình ảnhkhông phải để tô điểm mà nhằm khám phá thám hiểm những chủ đề và địa hạt mới mẻ.  Hajo hình dung các chú ngựa như phương cách khơi gợi lại di sản người dân bản xứ Da Đỏ của bà, trong khi McPherson và Cole sáng tạo ra những hình ảnh có vẻ sống động như thật.

Mark Doty (1953-)

Từ cuối thập niên 1980, Mark Doty đã cho ra đời những tác phẩm thơ thiền về nghệ thuật và các mối quan hệ giữa tình nhân, bằng hữu, và cộng đồng.  Hình ảnh sống động, chính xác, đập mạnh vào giác quan do ông tạo ra thường là cách để hiểu biết, cảm nhận, và vươn tới người khác.  Qua hình ảnh, Doty làm chúng ta cảm thấy tình cảm thân thuộc với thú vật, người lạ, và các sáng tạo nghệ thuật, cái mà đối với ông gắn kết với cách nhìn.

Ta có thể thưởng thức thơ của Doty bằng cách theo dõi những ý tưởng tiến hóa khôn ngừng của ông về cộng đồng.  Trong bài thơ " Chú Thỏ Nhỏ Chết Trong Đám Cỏ" từ tập thơ Nguồn (2001), một chú thỏ chết đã gợi lên quán tưởng triết học.  Giống như một bài thơ, chính chú thỏ cụ thể này tự nó cũng rất quan trọng, và theo bài thơ, chú là một vật được tạo tác nên đầy mỹ thuật" mà trên trán nó "dường như có dấu vết tư tưởng được ghi lại."  Bài thơ kế tiếp trong tập thơ Nguồn mang tựa đề "Cá Là Chúng Ta" ví cộng đồng con người như một túi đựng cá trong bể thả cá ở tiệm bán thú kiểng, "mỗi mẻ cá chiên/khoảng bằng dòng thơ này."  Giống như người, hay ý tưởng, các con cá muốn được tự do:  Chúng "muốn bơi tới trước," nhưng hiện giờ chúng "thoi thóp trong quả cầu vàng của chúng."  Xuyên suốt tập thơ là ý tưởng về mối liên hệ hữu cơ mỗi người chia xẻ cùng những người khác.  Bài thơ thứ ba "Ở Phòng Tập Thể Dục, Thể Thao" ta hình dung thấy vết hằn của những cái đầu ướt đẫm mồ hôi lên các dụng cụ trong phòng tập giống như những "hào quang/sự sống do nhiều người cùng tạo nên."

Doty tìm thấy nơi Walt Whitman người dẫn dắt cho mình về cả đời sống riêng và về thi ca.  Doty cũng đã từng viết những bài đáng nhớ về dịch bệnh AIDS bi thảm.  Các tác phẩm của ông gồm có: Alexandria Của Tôi (1993),   Atlantis (1995), và tập hồi ký sống động tựa đề Chim Lửa/Firebird (1999).  Mới đây ông cho xuất bản tập Tĩnh Vật Với Sò Và Chanh (2001).

Thơ của Doty vừa là sự soi rọi lại bản thân vừa là lời hồi đáp với thế giới bên ngoài.  Ông thấy cái thân người bất toàn nhưng thiết yếu, nhất là lớp da, là vỏ bọc ngoài, như một bài văn, nơi trong ngài giao thoa nhau, như trong một bài thơ ngắn của ông, đăng trong tập Nguồ, viết về vết xâm mình, tựa đề  "Gửi Người Thợ Xâm Mình Cho Tôi." 

Tôi hiểu đây là hợp đồng sinh tử,

I understand the pact is mortal,

[và tôi] đồng ý mang [vết xâm này] mãi mãi.

agree to bear this permanence.

Tôi [ký] hợp đồng có giới hạn; tôi nói

I contract with limitation; I say

không và không rồi nói đồng ý và ký tên

no and no then yes to you, and sign

--ngay ̣chỗ này, trên hàng dấu chấm chấm--

--here, on the dotted line--

về mọi chuyện sẽ xảy ra, tôi ký hợp đồng: thời gian,

for whatever comes, I do: our time,

những điểm chính, các chi tiết cần điền vào

our outline, the filling-in of our details

(bao giờ cũng thế, chính vì dày đặc mà làm đau đớn,

(it's density that hurts, always, 

chứ kế hoạch ban đầu không như thế).  Tôi có mặt ở đây

not the original scheme).  I'm here

để xem lại [vết xâm], làm phai màu đi; tôi có mặt ở đây để làm phai mờ đi

for revision, discoloration, here to fade

và để còn mãi, không tẩy xóa được, màu xanh dương.  Hãy viết lên [người] tôi!

and last, ineradicable, blue.  Write me!

Vết mực này sẽ còn tồn tại lâu hơn cả tôi.

This ink lasts longer than I do.

----

https://www.guernicamag.com/the-worlds-we-find-ourselves-in-mark-doty-and-jane-hirshfield-in-conversation/

Saturday, June 5, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ -- Phần 5: Thơ Về Gia Đình

Một loại thơ có chỗ đứng vững vàng hơn đặt chủ đề thơ vào trong khung cảnh gia đình, cộng đồng, và những truyền thống luôn thay đổi.  Thường thường những truyền thống được nói đến trong các bài thơ này thuộc về các sắc dân hoặc có tính quốc tế.

Một vài nhà thơ như Sharon Olds (1942-), trình bày những vết thương không bao giờ lành của chính  mình, sử dụng phương cách tự thú, nhưng phần lớn các nhà thơ hiện đại viết với tình cảm ngậm ngùi nhưng chân thành.  Stephen Dunn (1939-) là một thí dụ: trong các bài thơ của ông, các mối quan hệ là phương tiện để hiểu biết.  Ở một số nhà thơ, việc tôn trọng gia đình và cộng đồng mang ý nghĩa khẳng định, nếu không phải là nói lên tình cảm tha thiết của mình.  Lọai thơ này không phải là thơ bảo thủ; thường thường nó nói lên sự thay đổi, mất mát, và sự vật lộn giằng co trước sức mạnh của truyền thống hoặc văn chương không có tính Tây phương của một sắc dân.

Lucille Clifton (1936-) tìm thấy niềm an ủi trong cộng đồng người da đen.  Ngôn ngữ bình dân và niềm tin tôn giáo mạnh mẽ kết hợp lại th̀ành tiềm năng to lớn cho thơ của bà.  Những bài thơ ai điếu thật cảm động viết cho người mẹ là bà Agha Shahid Ali (1949-2001) được rút tỉa từ một loạt những dạng thơ Trung Đông cổ điển huy hoàng, đan kết cuộc đời của mẹ mình với nỗi khổ đau của vùng Kashmir, nơi chôn nhau cắt rốn của gia đình nhà thơ.   

Nhà thơ Mỹ gốc Tàu và Mã lai Shirley Geok-lin Lim (1944-) mạnh mẽ trình bày cái tương phản giữa gia đình đang gặp khó khăn của bà ở Malaysia và gia đình mới sống tại California.  Nhà thơ nữ người gốc Mễ Lorna Dee Cervantes nhớ lại đời sống gia đình khó khăn nghèo túng của mình ở California; Louise Erdrich trình bày sống động những thành viên gia đình người bản xứ da đỏ bốc đồng, đầy nét bi hài.     

Li-Young Lee (1957-)

Lịch sử bi thương phủ trùm lên Li-Young Lee, người có cha sinh ra tại Trung quốc đã từng làm y sĩ dưới thời Mao, sau đó bị giam trong nhà tù Indonesia.  Sinh ra tại Jakarta, Indonesia, Lee sống đời tỵ nạn, cùng với gia đình ông phải đi đến Hồng kông, Macao, và Nhật, cuối cùng nương thân tại Mỹ, nơi cha ông trở thành mục sư Tin lành ở Pennsylvania.  Lee được công chúng ca ngợi qua tác phẩm Rose (1986), và Thành Phố Nơi Tôi Yêu Em (1990).

Thơ của Lee rất gợi cảm và hiếu thuận --ông tả cảnh gia đình và sự sa sút của cha ông rất cảm động và mạnh dạn lên tiếng cam kết hướng về nét  tâm linh trong thi ca.  Bài thơ gây ảnh hưởng lớn nhất của ông, bài "Những Quả Hồng" (1986) đăng trong tập Rose nói về gốc gác Á châu của ông qua trái hồng, một loại trái ít người ở Mỹ biết đến.  Hoa và trái cây là những chủ đề truyền thống trong hội họa và thi ca Trung quốc, nhưng ta thường ít thấy ở phương Tây.  Bài thơ phê phán chua cay nhưng pha chút hài hước một người giáo viên tỉnh lẻ mà Lee gặp phải ở Mỹ, người này giả vờ như hiểu biết về trái hồng và tiếng Tàu.  

Bài thơ "Hoa Diên Vĩ"/"Irises" (1986), đăng trong tập thơ cùng tên, gợi lên ý tưởng chúng ta trôi trên một "giấc mộng đời" nhưng, giống nhơ hoa diên vĩ, "tỉnh giấc thì đang hấp hối  --màu tím  hóa thành xanh, rồi trở nên/ đen thẫm , đen thẫm."  Bài thơ và cách bài thơ sử dụng màu sắc mang cùng âm hưởng với bài hoa diên vĩ dại của Glück.

Bài thơ được dùng tên làm tựa cho tập Thành Phố Nơi Tôi Yêu Em lên tiếng khẳng định Lee thực sự bước vào cộng đồng rộng lớn hơn của thi đàn Mỹ.  Bài thơ kết thúc như sau:

my birthplace vanished, my

        citizenship earned,

 nơi tôi sinh ra đã tan biến, tôi

       trở thành công dân,

in league with stones of the earth, I 

       enter, without retreat or help

      from history

nhập bọn cùng với những viên đá cuội của quả đất, tôi 

      đi vào, không được lịch sử cho lùi bước hay giúp đỡ,

the days of no day, my earth

   of no earth, I re-enter 

những ngày không có ngày, đất của tôi

   không phải đất, tôi lại bước vào

the city in which I love you.

Ang I never believed that the multitude

of dreams and many words were vain.

thành phố nơi tôi yêu em.

Và tôi không hề tin rằng vô số

 giấc mơ và nhiều từ là vô ích.