Một chuỗi thơ khác trong thi ca đương đại Mỹ tập trung nói nhiều về mặt tâm linh. Trong thơ loại này, mối quan hệ sâu sắc nhất là mối quan hệ giữa cá nhân với một bản thể vượt thời gian vượt lên trên tất cả, mặc dù bản thể ấy có liên kết với cái đẹp của nghệ thuật. Những nhà thơ lớn tuổi hơn đã dự báo trước về ý thức tâm linh gồm có nhà thơ Gary Snyder, người đã giúp giới thiệu Thiền vào thi ca Mỹ, và nhà thơ kiêm dịch giả Robert Bly, người từng giới thiệu chủ nghĩa siêu thực Châu Mỹ La tinh vào thi ca Hoa kỳ. Thời gian gần đây, Coleman Barks đã dịch nhiều sách về nhà thơ thần bí Rumi thuộc thế kỷ 13.
Những nhà thơ Mỹ đương thời có xu hướng viết thơ tâm linh gồm Arthur Sze (1950-), người được cho là nhà thơ có cảm thụ Thiền. Thơ của ông đem lại cho chúng ta những quan sát thực không màu mè và tưởng như đơn giản nhưng cũng là những quán niệm, chẳng hạn như các câu sau đây trích từ bài thơ "Rải Muối Lên Lối Đi" (1987):
Tôm xông khói trên lửa. À ra thế,
Ánh sáng ngôi sao chẳng bao giờ dừng, mà chỉ chiếu tiếp."
Khi xúc tuyết, ông ghi nhận:
"Muối giờ đã dọn sạch lối đi trên tuyết,
mở rộng thêm bờ mé của vũ trụ."
Jane Hirshfield ̣(1953-)
Jane Hirshfield hầu như không hề nói lộ ra về Đạo Phật trong thơ của bà nhưng thơ bà thấm đượm hơi thở tâm linh của bao nhiêu năm bà hành thiền và dịch thơ cung đình xưa của hai phụ nữ Nhật. Ono no Komachi và Izumi Shikibu. Hirshfield từng đọc duyệt lại một thi tuyển tựa đề Những Phụ Nữ Ca Ngợi Thiệng Lieng: 43 Thế Kỷ Thơ Tâm Linh Của Các Nữ Thi Sĩ (1994).
Thơ của Hirshfield minh chứng cho cái bà gọi là "cái tâm bất định" trong quyển sách bà viết về sáng tác thơ, tựa đề Chín Cửa/Cửu Môn: Lối Vào Hồn Thơ (1997). Định hướng này bắt nguồn từ lòng tôn quý thiên nhiên, cách dùng ngôn ngữ tinh giản, và ý thức về vô thường trong Phật giáo. "Thơ về sự bất định" của bà diễn bày uyển chuyển tinh tế, nói về mối tương liên (thường về các mùa và về thời tiết, gợi lên các cách nhìn và tâm trạng của con người), cùng hình ảnh thiên nhiên.
Bài thơ "Tâm Con La" của Hirshfield trong tập thơ Những Đời Sống Của Tâm Thức (1997), đã gợi lên một cách sinh động hình tượng một con la* dù không hề nhắc đến nó. Để viết bài thơ này, bài thơ mà bà từng gọi là cách nấu món ăn giúp vượt qua thời khó khăn, Hirshfield lấy thi hứng từ ký ức của mình về một con la dùng để tải các kiện đồ lên những ngọn đồi dốc trên đảo Stantorini ở Hy lạp. Bải thơ tha thiết kêu gọi người đọc hãy tự tin và hy vọng. Con la khiêm cung này có nét đẹp riêng (những chiếc lục lạc gắn trên dây cương) và sức mạnh của nó.
On the days when the rest has failed you
Vào những ngày khi mọi thứ khác đều là thất bại với bạn
let this much be yours--
hãy để điều này làm cái chủ yếu bạn có
flies, dust, an unnameable odor,
ruồi, bụi, một mùi hôi không tên gọi,
the two waiting baskets:
hai giỏ hành trang chờ đợi:
one for the lemons and passion
một giỏ để đựng chanh và niềm đam mê,
the other for all you have lost.
giỏ kia dành cho tất cả những gì bạn đã đánh mất.
Both empty,
Cả hai giỏ đều rỗng không,
it will come to your shoulder,
nó sẽ đến sánh vai bạn,
breathe slowly against your bare arm.
sẽ thở chậm rãi lên cánh tay trần của bạn.
Nếu được cho cỏ khô, nó sẽ ăn.
Offered nothing,
còn không được cho gì hết,
it will stand as long as you ask.
nó sẽ đứng đấy chờ đến khi bạn dạy bảo.
The little bells of the bridle will hang
Những chiếc chuông nhỏ trên dây cương sẽ nằm lủng lẳng
beside you quietly,
yên lặng bên cạnh bạn,
in the heat and the tree's thin shade.
giữa cái nóng và đưới bóng cây thưa lá.
Do not let it sparse mane deceive you,
Đừng để cái bờm ít lông của nó lừa bạn,
or the way the left ear swivels into dream.
hoặc đừng để cái tai trái của nó xoay thành ảo mộng.
This too is a gift of the gods,
Đây cũng là quà tặng của thánh thần,
calm and complete.
bình lặng và trọn vẹn.
---
*mule: con la, con vật lai giữa lừa và ngựa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.