Một loại thơ có chỗ đứng vững vàng hơn đặt chủ đề thơ vào trong khung cảnh gia đình, cộng đồng, và những truyền thống luôn thay đổi. Thường thường những truyền thống được nói đến trong các bài thơ này thuộc về các sắc dân hoặc có tính quốc tế.
Một vài nhà thơ như Sharon Olds (1942-), trình bày những vết thương không bao giờ lành của chính mình, sử dụng phương cách tự thú, nhưng phần lớn các nhà thơ hiện đại viết với tình cảm ngậm ngùi nhưng chân thành. Stephen Dunn (1939-) là một thí dụ: trong các bài thơ của ông, các mối quan hệ là phương tiện để hiểu biết. Ở một số nhà thơ, việc tôn trọng gia đình và cộng đồng mang ý nghĩa khẳng định, nếu không phải là nói lên tình cảm tha thiết của mình. Lọai thơ này không phải là thơ bảo thủ; thường thường nó nói lên sự thay đổi, mất mát, và sự vật lộn giằng co trước sức mạnh của truyền thống hoặc văn chương không có tính Tây phương của một sắc dân.
Lucille Clifton (1936-) tìm thấy niềm an ủi trong cộng đồng người da đen. Ngôn ngữ bình dân và niềm tin tôn giáo mạnh mẽ kết hợp lại th̀ành tiềm năng to lớn cho thơ của bà. Những bài thơ ai điếu thật cảm động viết cho người mẹ là bà Agha Shahid Ali (1949-2001) được rút tỉa từ một loạt những dạng thơ Trung Đông cổ điển huy hoàng, đan kết cuộc đời của mẹ mình với nỗi khổ đau của vùng Kashmir, nơi chôn nhau cắt rốn của gia đình nhà thơ.
Nhà thơ Mỹ gốc Tàu và Mã lai Shirley Geok-lin Lim (1944-) mạnh mẽ trình bày cái tương phản giữa gia đình đang gặp khó khăn của bà ở Malaysia và gia đình mới sống tại California. Nhà thơ nữ người gốc Mễ Lorna Dee Cervantes nhớ lại đời sống gia đình khó khăn nghèo túng của mình ở California; Louise Erdrich trình bày sống động những thành viên gia đình người bản xứ da đỏ bốc đồng, đầy nét bi hài.
Li-Young Lee (1957-)
Lịch sử bi thương phủ trùm lên Li-Young Lee, người có cha sinh ra tại Trung quốc đã từng làm y sĩ dưới thời Mao, sau đó bị giam trong nhà tù Indonesia. Sinh ra tại Jakarta, Indonesia, Lee sống đời tỵ nạn, cùng với gia đình ông phải đi đến Hồng kông, Macao, và Nhật, cuối cùng nương thân tại Mỹ, nơi cha ông trở thành mục sư Tin lành ở Pennsylvania. Lee được công chúng ca ngợi qua tác phẩm Rose (1986), và Thành Phố Nơi Tôi Yêu Em (1990).
Thơ của Lee rất gợi cảm và hiếu thuận --ông tả cảnh gia đình và sự sa sút của cha ông rất cảm động và mạnh dạn lên tiếng cam kết hướng về nét tâm linh trong thi ca. Bài thơ gây ảnh hưởng lớn nhất của ông, bài "Những Quả Hồng" (1986) đăng trong tập Rose nói về gốc gác Á châu của ông qua trái hồng, một loại trái ít người ở Mỹ biết đến. Hoa và trái cây là những chủ đề truyền thống trong hội họa và thi ca Trung quốc, nhưng ta thường ít thấy ở phương Tây. Bài thơ phê phán chua cay nhưng pha chút hài hước một người giáo viên tỉnh lẻ mà Lee gặp phải ở Mỹ, người này giả vờ như hiểu biết về trái hồng và tiếng Tàu.
Bài thơ "Hoa Diên Vĩ"/"Irises" (1986), đăng trong tập thơ cùng tên, gợi lên ý tưởng chúng ta trôi trên một "giấc mộng đời" nhưng, giống nhơ hoa diên vĩ, "tỉnh giấc thì đang hấp hối --màu tím hóa thành xanh, rồi trở nên/ đen thẫm , đen thẫm." Bài thơ và cách bài thơ sử dụng màu sắc mang cùng âm hưởng với bài hoa diên vĩ dại của Glück.
Bài thơ được dùng tên làm tựa cho tập Thành Phố Nơi Tôi Yêu Em lên tiếng khẳng định Lee thực sự bước vào cộng đồng rộng lớn hơn của thi đàn Mỹ. Bài thơ kết thúc như sau:
my birthplace vanished, my
citizenship earned,
nơi tôi sinh ra đã tan biến, tôi
trở thành công dân,
in league with stones of the earth, I
enter, without retreat or help
from history
nhập bọn cùng với những viên đá cuội của quả đất, tôi
đi vào, không được lịch sử cho lùi bước hay giúp đỡ,
the days of no day, my earth
of no earth, I re-enter
những ngày không có ngày, đất của tôi
không phải đất, tôi lại bước vào
the city in which I love you.
Ang I never believed that the multitude
of dreams and many words were vain.
thành phố nơi tôi yêu em.
Và tôi không hề tin rằng vô số
giấc mơ và nhiều từ là vô ích.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.