Thursday, June 17, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ -- Phần 6: Thơ Về Cái Đẹp

Vẫn còn một loại thơ rất trữ tình và giàu hình ảnh ca ngợi cái đẹp, mặc dù đang ở trong cuộc sống hiện đại đầy khổ đau và hỗn loạn.  Ở đây ta có thể nêu tên nhiều nhà thơ --Joy Harjo (1951-), Sandra McPherson (1943-), Henri Cole (1965-) vì các thể loại thơ khác nhau đan xen với nhau chứ không độc quyền khi tương tác nhau.

Một số nhà thơ đương đại tinh tế nhất sử dụng hình ảnhkhông phải để tô điểm mà nhằm khám phá thám hiểm những chủ đề và địa hạt mới mẻ.  Hajo hình dung các chú ngựa như phương cách khơi gợi lại di sản người dân bản xứ Da Đỏ của bà, trong khi McPherson và Cole sáng tạo ra những hình ảnh có vẻ sống động như thật.

Mark Doty (1953-)

Từ cuối thập niên 1980, Mark Doty đã cho ra đời những tác phẩm thơ thiền về nghệ thuật và các mối quan hệ giữa tình nhân, bằng hữu, và cộng đồng.  Hình ảnh sống động, chính xác, đập mạnh vào giác quan do ông tạo ra thường là cách để hiểu biết, cảm nhận, và vươn tới người khác.  Qua hình ảnh, Doty làm chúng ta cảm thấy tình cảm thân thuộc với thú vật, người lạ, và các sáng tạo nghệ thuật, cái mà đối với ông gắn kết với cách nhìn.

Ta có thể thưởng thức thơ của Doty bằng cách theo dõi những ý tưởng tiến hóa khôn ngừng của ông về cộng đồng.  Trong bài thơ " Chú Thỏ Nhỏ Chết Trong Đám Cỏ" từ tập thơ Nguồn (2001), một chú thỏ chết đã gợi lên quán tưởng triết học.  Giống như một bài thơ, chính chú thỏ cụ thể này tự nó cũng rất quan trọng, và theo bài thơ, chú là một vật được tạo tác nên đầy mỹ thuật" mà trên trán nó "dường như có dấu vết tư tưởng được ghi lại."  Bài thơ kế tiếp trong tập thơ Nguồn mang tựa đề "Cá Là Chúng Ta" ví cộng đồng con người như một túi đựng cá trong bể thả cá ở tiệm bán thú kiểng, "mỗi mẻ cá chiên/khoảng bằng dòng thơ này."  Giống như người, hay ý tưởng, các con cá muốn được tự do:  Chúng "muốn bơi tới trước," nhưng hiện giờ chúng "thoi thóp trong quả cầu vàng của chúng."  Xuyên suốt tập thơ là ý tưởng về mối liên hệ hữu cơ mỗi người chia xẻ cùng những người khác.  Bài thơ thứ ba "Ở Phòng Tập Thể Dục, Thể Thao" ta hình dung thấy vết hằn của những cái đầu ướt đẫm mồ hôi lên các dụng cụ trong phòng tập giống như những "hào quang/sự sống do nhiều người cùng tạo nên."

Doty tìm thấy nơi Walt Whitman người dẫn dắt cho mình về cả đời sống riêng và về thi ca.  Doty cũng đã từng viết những bài đáng nhớ về dịch bệnh AIDS bi thảm.  Các tác phẩm của ông gồm có: Alexandria Của Tôi (1993),   Atlantis (1995), và tập hồi ký sống động tựa đề Chim Lửa/Firebird (1999).  Mới đây ông cho xuất bản tập Tĩnh Vật Với Sò Và Chanh (2001).

Thơ của Doty vừa là sự soi rọi lại bản thân vừa là lời hồi đáp với thế giới bên ngoài.  Ông thấy cái thân người bất toàn nhưng thiết yếu, nhất là lớp da, là vỏ bọc ngoài, như một bài văn, nơi trong ngài giao thoa nhau, như trong một bài thơ ngắn của ông, đăng trong tập Nguồ, viết về vết xâm mình, tựa đề  "Gửi Người Thợ Xâm Mình Cho Tôi." 

Tôi hiểu đây là hợp đồng sinh tử,

I understand the pact is mortal,

[và tôi] đồng ý mang [vết xâm này] mãi mãi.

agree to bear this permanence.

Tôi [ký] hợp đồng có giới hạn; tôi nói

I contract with limitation; I say

không và không rồi nói đồng ý và ký tên

no and no then yes to you, and sign

--ngay ̣chỗ này, trên hàng dấu chấm chấm--

--here, on the dotted line--

về mọi chuyện sẽ xảy ra, tôi ký hợp đồng: thời gian,

for whatever comes, I do: our time,

những điểm chính, các chi tiết cần điền vào

our outline, the filling-in of our details

(bao giờ cũng thế, chính vì dày đặc mà làm đau đớn,

(it's density that hurts, always, 

chứ kế hoạch ban đầu không như thế).  Tôi có mặt ở đây

not the original scheme).  I'm here

để xem lại [vết xâm], làm phai màu đi; tôi có mặt ở đây để làm phai mờ đi

for revision, discoloration, here to fade

và để còn mãi, không tẩy xóa được, màu xanh dương.  Hãy viết lên [người] tôi!

and last, ineradicable, blue.  Write me!

Vết mực này sẽ còn tồn tại lâu hơn cả tôi.

This ink lasts longer than I do.

----

https://www.guernicamag.com/the-worlds-we-find-ourselves-in-mark-doty-and-jane-hirshfield-in-conversation/

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.