An investment in education pays the most interest. Benjamin Franklin
Monday, October 25, 2021
Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần 10: Thơ Trên Mạng
Ở cuối đầu kia của chuỗi phân loại thơ, thơ trên mạng là một loại thơ phức tạp mới. Đối với [đại đa số] những người Mỹ trẻ, sách đứng hàng thứ hai sau màn hình computer, và đọc ngôn ngữ nói của loài người đến sau việc giải mã số.
Nền văn học xuất hiện trên vi tính đã bắt đầu hình thành từ đầu những năm 1990; với sự ra đời của hệ thống mạng toàn cầu (World Wide Web), một số thơ thử nghiệm đã chuyển hướng tập trung vào thế giới ảo toàn cầu,và không còn in thơ trên giấy nữa. Mô típ thường thấy trong thi ca trên mạng là các bài tự phê phán tác phẩm được sáng tác do động cơ kỹ thuật; các biểu tượng của thế giới vi tính/computer icons,các liên kết văn bản mạng/hypertext links tô điểm các trang mạng về các mối gắn bó quan hệ; trong khi các lớp quy chiều hướng/dimentional layers --hoạt hình, âm thanh, văn bàn mạng nở rộ theo nhiều hướng, đôi khi được tạo nên bởi vô số tác giả vô danh.
Nơi đăng các bài thơ loại này đến rồi đi, có rồi mất, chúng bao gồm tạp chí thơ CD-Rom như The Little Magazine, CyberPoetry, Java Poetry, New River, Parallel và nhiều nữa. Viết Từ Bờ Biển Mới: Kỹ Thuật Làm Thơ (1993),tập hợp tạo ra nhiều ảnh hưởng bao gồm những câu giàu chất thơ đi kèm theo một tuyển tập thơ của Juliana Spahr và Peter Gizzi người đã kích hoạt thơ thử nghiệm trong thời đại điện tử. Nó ca ngợi sự ra đời của một số lượng lớn thi phẩm không sao ngăn cản được và tính ưu việt của bối cảnh lịch sử, tấn công các ý niệm về danh xưng và về tính phổ quát, xem đó là những cấu trúc tư sản gò bó.
Jorie Graham và những nhà thơ thử nghiệm khác viết về tự ngã đến từ nhiều hướng đối chọi nhau đã cùng đi đến những cách nhìn tương tự. Xét về cứu cánh hay tùy từng điều kiện và hòan cảnh, thơ hiện hữu nơi giao thoa giữa ngôn từ và thế giới.
Tuesday, October 19, 2021
Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần ̣ 9- Thơ Về Thế Giới
Một phân cực trong chuổi phân loại thơ là thơ về thế giới, vùng thơ mà chiếc bóng của nữ thi sĩ Elizabeth Bishop ngự trị. Đây là loại thơ buồn bã, lạc loài, mà thoạt tiên khi đọc lên người ta có cảm tưởng nó đối nghịch hẳn với thi ca. Nó có vẻ như quá tục, chỉ xoay quanh những chuyện lặt vặt mà không quan tâm đến cái lâu dài. Sự ngần ngại truyền đạt trong thơ lọai này khiến nó như đi ngược lại tính cách tiên tri, và thoạt tiên chủ đề chừng như không tìm ra đâu cả hoặc chỉ mang tính miêu tả. Tuy nhiên, những bài hay nhất của loại thơ này nói lên được vô vàn cách nhìn, đặt câu hỏi về khái niệm danh xưng cá nhân, và hiểu thấu nỗi khổ từ góc nhìn đạo đức.
Những nhà thơ cao niên viết theo thể loại này gồm Richard Hugo, Gwendolyn Brooks, và Phil Levine. Các nhà thơ đương thời như Ellen Bryant Voigt, và Yusef Komunyakaa bị ảnh hưởng bởi cái nhìn gần như tự nhiên chủ nghĩa, và họ bị cuốn hút vào bạo lực và cái bóng phủ dài tràn lan của nó.
Yusef Komunyakaa (1947-)
Tên khai sinh là James Willie Brown, và lớn lên tại Louisiana, Yuself Komunyakaa phục vụ trên chiến trường Vietnam ngay sau khi ông tốt nghiệp trung học và được trao huy chương Sao Đồng/Bronze Star. Ông là phóng viên cho tờ báo quân đội Thập Giá Miền Nam/Southern Cross và từng sáng tác những bài thơ sinh động lấy bối cảnh chiến tranh. Như trong bài "Ngụy Trang Cho Con Quái Vật Phun Lửa Chimera" (1988), thơ của ông thường có yếu tố hồi hộp căng thẳng, nguy hiểm và phục kích bất ngờ. Komunyakaa từng nói về việc thơ cần nói lên "một loạt những điều bất ngờ." Giống nhà thơ Miclael S. Harper, ông thường sử dụng các phương pháp trong nhạc Jazz, và ông cũng từng viết về nhu cầu tự do ứng biến và cởi mở đón nhận các tiếng nói khác của thi ca, như khi các nhạc sĩ chơi nhạc jazz tụ tập lại đánh đàn theo ngẫu hứng/*"jam session."
Ông còn là người góp phần biên sọan Tuyển Tập Thơ Jazz (1991, 1996), và cho xuất bản một quyển sách gồm các bài nghị luận tựa đề Ghi Chú Về Nhạc Blues (2000)dù ông được thi đàn đón nhận qua tập Phương Ngữ Của Đèn Neon(1993).
Một trong những chủ đề ông thường hay sử dụng là danh tính. Bài thơ "Đối Mặt" (1988),có bối cảnh là Bức Tường Tưởng Niệm Các Cựu Chiến Binh Việt Nam tại Washington, D.C., bắt đầu với điệp khúc hòa quyện gương mặt của ông với những kỷ niệm và các gương mặt được tưởng nhớ:
Gương mặt da đen của tôi nhạt nhòa,
dấu trong bức tường đá hoa cương đen. Tôi đã nói tôi không muốn mà:
Thật khốn nạn: Không một gịot lệ.
Tôi là đá. Tôi là da thịt.
Ảnh hình tôi bị mây che mờ phản chiếu lại nhìn tôi
Như con chim săn mồi in bóng trong đêm
vào buổi sáng dáng nó nghiêng nghiêng. Tôi quay đi
theo hướng này. Tường đá để tôi đi
Tôi đi theo hướng kia ---Tôi lại đi vào bên trong
đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam lần nữa
nương theo ánh sáng để tạo nên sự khác biệt.
Tôi đi lần xuống qua 58,022 cái tên
phần nào mong rằng sẽ tìm thấy tên mình
trong những mẫu tự mờ sương khói đó.
Tôi chạm vào tên Andrew Johnson;
Tôi thấy bẫy mìn lóa sáng lên.
Những cái tên chập chờn trên áo người phụ nữ;
Nhưng khi người ấy đi rồi thì các tên ấy vẫn còn kưu trên bức tường.
Nét cọ phớt qua, đôi cánh của chú chim đỏ vụt ngang mất tôi.
Bầu trời. Một chiếc máy bay trên trời.
Hình ảnh một cựu chiến binh da trắng nổi trôi
đến gần tôi hơn, rồi đôi mắt nhợt nhạt của anh ta
nhìn xuyên thấu vào mất tôi. Tôi là khung cửa sổ.
Anh ta bị cụt cánh tay phải
trong tảng đá. Trong tấm gương đen
một người phụ nữ đang cố xóa đi những cái tên:
Không, bà ta chỉ đang chải tóc cho một cậu bé.
Notes:
*jam session: 1. a meeting of a group of musicians, esp. jazz musicians, to play for their own enjoyment. 2. an impromptu jazz performance or special performance by jazz musicians who do not regularly play together.
Friday, October 15, 2021
Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần 8 - Thơ Lic̣h Sử
Về một số mặt, thơ lấy nguồn cảm hứng từ lịch sử lại là loại thơ phức tạp, đầy thách thức khó hiểu cho người đọc hơn các loại thơ khác. Trong loại thơ này, nhà thơ mạo hiểm đi vào thế giới với cái "tôi" nhỏ bé [không viết hoa chữ "i" tức cái "tôi"], mà trải lòng rộng ra đón nhận tất cả những gì góp phần uốn nắn nên con người mình. Nhà thơ đặt niềm tin vào kinh nghiệm.
Nhà thơ cao niên sáng tác theo thể loại thơ này là Michael S. Harper, người đã đan kết lịch sử người Mỹ gốc Phi với kinh nghiệm của gia đình ông bằng cách ráp nối lại những mảnh vụn cuộc đời. Tương tự, Frank Bidart cũng kết hợp những biến cố lịch sử như vụ ám sát tổng thống Kennedy vào đời sống cá nhân của mình. Ed Hirsch, Gjertrud Schnackenberg, và Rita Dove đều đưa vào những bài thơ hay nhất của mình những kỷ niệm riêng tư trong quá khứ không thể nguôi ngoai, tập trung ̣vào những thời điểm quan yếu nhất.
Robert Pinsky (1940-)
Trong số những tác giả viết thơ lịch sử thành công nhất chúng ta phải nói đến Robert Pinsky. Được chọn là nhà thơ của nước Mỹ từ năm 1997 đến năm 2000, ông đã kết nối ngôn ngữ bình dân với thi thuật đầy sáng tạo tài ba. Ông làm thơ đậm tính địa phương và nét riêng tư, nhưng thơ ông lại trải rộng đi vào bối cảnh lịch sử và dân tộc. Giống như các tác phẩm của Elizabeth Bishop, thơ mang tính đối thoại của Pinsky hòa quyện cái chừng như không có chút gì nghệ thuật với nghệ thuật thâm sâu tinh tế.
Tác phẩm phê bình có ảnh hưởng lớn của Pinsky, quyển Tình Hình Thi Ca (1976) đề xướng loại thơ mang các đặc tính ưu việt của văn xuôi, và ông đã thực hiện phong cách thơ đó qua bài thơ dài bằng cả quyển sách của mình tựa đề Lời Giải Thích về Nước Mỹ (1979), và trong tác phẩm Câu Chuyện Của Trái Tim Tôi (1984), mặc dù những quyển về sau, gồm cả quyển Xương Khô (1990), toát ra tính chất trữ tình lãng mạn vốn có trong các bài thơ đầy ấn tượng được chọn lọc in trong tuyển tập Bánh Xe Tưởng Tượng (1996).
Bài thơ dùng làm tựa đề cho tập Bánh Xe Tưởng Tượng nằm trong số những thi phẩm hay nhất của Pinsky, nhưng lại là bài rất khó trích đoạn. Bài thơ ngắn "Xương Khô", lấy cảm hứng từ hàm con cá mập để trên bệ lò sưởi nhà người bạn, cho ta thấy thi thuật xuất sắc của Pinsky (sử dụng vần điệu gieo giữa câu/internal rhymes* như "limber grin," vần gieo bán phần/vần lệch/slant rhymes** như trong "together" và "pleasure,"và dùng từ nhiều vần, láy đi láy lại như vỗ nhịp trống vững vàng trong câu thơ iambic***(với vần không nhấn được theo bởi một vần được nhấn).
Bài thơ mở đầu với việc tả con cá mập như "cái lưỡi của những con sóng" và kết thúc bằng tiếng hát của con cá, vang lên từ cõi người chết, hát lên khúc khải hoàn nói về nỗi khát khao vô cùng tận. Ở đây tự ngã hay cái tôi có thể bị chỉ trích: Đó là cái đói khát phi lý, O hay con số Không, và làm thoả mãn cơn đói khát đó chỉ là ảo tưởng vô vọng.
Cái lưỡi của những con sóng gíóng lên trong quả chuông của địa cầu
Màu xanh dương gợn sóng và ướt đẫm trong đốm lửa xanh
Bộ xương hàm khô của con cá mập trong vùng trũng nóng bỏng
Há hốc mồm chẳng có gì để ăn ngoài cát ở hai bên
Bộ xương chẳng nếm vị gì cũng không ngửi được mùi gì,
Chiếc đàn hạc không răng bị luộc bỏng, không bị nghiền nát cũng không được lên dây.
Hai vòm cung nối lại tạo dáng cho sự ra đời và khát khao
Và hình thù há mồm đã được hàn lại, giữ mãi thế như đang nói chữ O.
Gân nối đã hóa xương ràng chặt hai góc hàm lại nhau
Cuộn thành những vòng xoáy trôn ốc có đường rãnh bện lại tựa chiếc áo mùa hè.
Nhưng đâu rồi nụ cười dịu mềm, vết thương hoan lạc?
Những cái miệng bé tí lấy nó đi mất rồi.
Bãi biển kỳ cọ rửa sạch nó, khứa nó ra, ướp muối để dành nó
Nhưng O nó cất tiếng hát tôi yêu người, hỡi người em nhỏ của tôi, hỡi đất nước của tôi
Thức ăn của tôi, cha mẹ tôi, con tôi, tôi muốn mọi ngưười là của riêng tôi
Là hoa, là vi cá, là đời sống, là sự nhẹ nhàng thong dong, O của tôi.
(Còn tiếp)
Notes:
*internal rhymes: In poetry, internal rhyme, or middle rhyme, is rhyme that occurs within a single line of verse, or between internal phrases across multiple lines. By contrast, rhyme between line endings is known as end rhyme. Wikipedia
**slant rhymes: rhyme in which either the vowels or the consonants of
the stressed syllables are identical, as in eyes, light; years, yours. Most slant rhymes are formed by words with identical consonants and different vowels, or vice versa. ... “Sky” and “high” are examples of perfect rhymes. A perfect rhyme is also called an exact rhyme, full rhyme, or true rhyme.
v
***iambic: A metrical foot consisting of an unaccented syllable followed by an accented syllable. The words “unite” and “provide” are both iambic. It is the most common meter of poetry in vụt tới trong English.
Iambic pentameter is a type of metric line used in traditional English poetry and verse drama. The term describes the rhythm, or meter, established by the words in that line; rhythm is measured in small groups of syllables called "feet". Wikipedia
Monday, October 11, 2021
Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần 8 Thơ Dí Dỏm
THƠ DÍ DỎM
Trong chuỗi phân loại thơ từ thơ về tự ngã đến thơ về thế giới thì đặc tính dí dỏm, gồm chất hài hước, kỳ đặc, cùng với việc để trí tưởng tượng bay bỗng, nằm gần nhóm thơ về thế giới hơn. Tính dí dỏm dựa trên sự giao thoa của hai hay nhiều hơn hai khung quy chiếu, và óc phân biệt bén nhạy; đây chính là loại thơ rất sát cuộc đời.
Thơ dí dỏm tìm thấy cơ hội cho thi ca trong đời sống hàng ngày, nâng nó lên cao qua tính hài hước, siêu thực và biểu trưng. Thường ngôn từ được dùng theo cách nói bình dân, có như thế những tình huống tuyệt vời đó mới mang đậm tính hiện thực.
Những bậc thầy lớn tuổi trong dòng thơ này gồm Charles Simic và Mark Strand; trong số những nhà thơ trẻ tuổi hơn làm thơ theo xu hướng dí dỏm phải kể Stephen Dobyns và Mark Halliday.
Ngôn ngữ đời thường, nét hài hước, nội dung bất ngờ, và cách diễn tả cường điệu của lối thơ này khiến người đọc thấy dễ tiếp cận, mặc dù phần hay nhất của bài thơ chỉ hé lộ sau khi người ta đọc đi đọc lại nhiều lần.
Billy Collins (1941-)
Nhà thơ trường phái dí dỏm có ảnh hưởng nhiều nhất là Billy Collins. Collins, nhà thơ đoạt giải thi ca Mỹ năm 2001-2003, làm thơ rất tươi mới, phấn khởi, giống như Frank O'Hara của thế hệ trước. Giống O'Hara, ông dùng ngôn ngữ đời thườngf để ghi lại muôn vàn chi tiết trong đời sống hàng ngày, tha hồ pha trộn các biến cố hàng ngày (ăn uống, làm chuyện nhà, viết lách)với khung quy chiếu văn hóa. Nét hài hước và đặc trưng riêng trong thơ của ông đã khiến đông đảo độc giả yêu thích. Mặc dù một số người phê bình thơ của Collins quá dễ tiếp cận, trí tưởng tượng bay bổng khôn lường trong thơ ông đã mở lối đưa ta vào vùng bí ẩn.
Thơ Collins là dạng thơ siêu thực đã được thuần hóa. Những bài thơ hay nhất của ông, quá dài nên không tiện trình bày ở đây, nhanh chóng đẩy óc tưởng tượng của chúng ta lên dần các nấc thang tình huống ngày càng trở nên siêu thực, để cuối cùng đưa chúng ta đến chỗ tựa cho tình cảm, một trạng thái tâm hồn cho mình nghỉ ngơi, dù tạm thời, giống như biến tấu cuối cùng trong âm nhạc. Bài thơ ngắn tựa "Những người chết" từ tập thơ Bơi thuyền một mình quanh căn phòng: Những bài thơ mới được chọn lọc (2001) cho chúng ta chút khái niệm về óc tưởng tượng bay bổng của Collins để rồi đáp xuống nhẹ nhàng, giống như chú chim đến đậu để nghỉ ngơi.
Họ nói người chết luôn từ trên cao nhìn xuống chúng ta,
trong lúc chúng ta đang mang giày hay làm bánh mì thịt
Họ nhìn xuống từ trên trời xuyên qua chiếc thuyền có đáy làm bằng kính
trong khi họ chầm chậm chèo thuyền qua miền miên viễn
Họ nhìn thấy đỉnh đầu của chúng ta đang di chuyển trên trái đất phía dưới,
và khi chúng ta nằm trên cánh đồng hay trên ghế nệm dài,
say sưa ngủ vùi trong tiếng rù rì vào một chiều ấm áp,
họ lại nghĩ chúng ta đang ngước lên nhìn họ,
điều này khiến họ nhấc mái chèo lên và yên lặng
như những bậc cha mẹ, chờ cho chúng ta nhắm mắt lại.
(Còn tiếp)
Subscribe to:
Posts (Atom)