Tuesday, October 19, 2021

Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần ̣ 9- Thơ Về Thế Giới

Một phân cực trong chuổi phân loại thơ là thơ về thế giới, vùng thơ mà chiếc bóng của nữ thi sĩ Elizabeth Bishop ngự trị. Đây là loại thơ buồn bã, lạc loài, mà thoạt tiên khi đọc lên người ta có cảm tưởng nó đối nghịch hẳn với thi ca. Nó có vẻ như quá tục, chỉ xoay quanh những chuyện lặt vặt mà không quan tâm đến cái lâu dài. Sự ngần ngại truyền đạt trong thơ lọai này khiến nó như đi ngược lại tính cách tiên tri, và thoạt tiên chủ đề chừng như không tìm ra đâu cả hoặc chỉ mang tính miêu tả. Tuy nhiên, những bài hay nhất của loại thơ này nói lên được vô vàn cách nhìn, đặt câu hỏi về khái niệm danh xưng cá nhân, và hiểu thấu nỗi khổ từ góc nhìn đạo đức. Những nhà thơ cao niên viết theo thể loại này gồm Richard Hugo, Gwendolyn Brooks, và Phil Levine. Các nhà thơ đương thời như Ellen Bryant Voigt, và Yusef Komunyakaa bị ảnh hưởng bởi cái nhìn gần như tự nhiên chủ nghĩa, và họ bị cuốn hút vào bạo lực và cái bóng phủ dài tràn lan của nó. Yusef Komunyakaa (1947-) Tên khai sinh là James Willie Brown, và lớn lên tại Louisiana, Yuself Komunyakaa phục vụ trên chiến trường Vietnam ngay sau khi ông tốt nghiệp trung học và được trao huy chương Sao Đồng/Bronze Star. Ông là phóng viên cho tờ báo quân đội Thập Giá Miền Nam/Southern Cross và từng sáng tác những bài thơ sinh động lấy bối cảnh chiến tranh. Như trong bài "Ngụy Trang Cho Con Quái Vật Phun Lửa Chimera" (1988), thơ của ông thường có yếu tố hồi hộp căng thẳng, nguy hiểm và phục kích bất ngờ. Komunyakaa từng nói về việc thơ cần nói lên "một loạt những điều bất ngờ." Giống nhà thơ Miclael S. Harper, ông thường sử dụng các phương pháp trong nhạc Jazz, và ông cũng từng viết về nhu cầu tự do ứng biến và cởi mở đón nhận các tiếng nói khác của thi ca, như khi các nhạc sĩ chơi nhạc jazz tụ tập lại đánh đàn theo ngẫu hứng/*"jam session." Ông còn là người góp phần biên sọan Tuyển Tập Thơ Jazz (1991, 1996), và cho xuất bản một quyển sách gồm các bài nghị luận tựa đề Ghi Chú Về Nhạc Blues (2000)dù ông được thi đàn đón nhận qua tập Phương Ngữ Của Đèn Neon(1993). Một trong những chủ đề ông thường hay sử dụng là danh tính. Bài thơ "Đối Mặt" (1988),có bối cảnh là Bức Tường Tưởng Niệm Các Cựu Chiến Binh Việt Nam tại Washington, D.C., bắt đầu với điệp khúc hòa quyện gương mặt của ông với những kỷ niệm và các gương mặt được tưởng nhớ: Gương mặt da đen của tôi nhạt nhòa, dấu trong bức tường đá hoa cương đen. Tôi đã nói tôi không muốn mà: Thật khốn nạn: Không một gịot lệ. Tôi là đá. Tôi là da thịt. Ảnh hình tôi bị mây che mờ phản chiếu lại nhìn tôi Như con chim săn mồi in bóng trong đêm vào buổi sáng dáng nó nghiêng nghiêng. Tôi quay đi theo hướng này. Tường đá để tôi đi Tôi đi theo hướng kia ---Tôi lại đi vào bên trong đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam lần nữa nương theo ánh sáng để tạo nên sự khác biệt. Tôi đi lần xuống qua 58,022 cái tên phần nào mong rằng sẽ tìm thấy tên mình trong những mẫu tự mờ sương khói đó. Tôi chạm vào tên Andrew Johnson; Tôi thấy bẫy mìn lóa sáng lên. Những cái tên chập chờn trên áo người phụ nữ; Nhưng khi người ấy đi rồi thì các tên ấy vẫn còn kưu trên bức tường. Nét cọ phớt qua, đôi cánh của chú chim đỏ vụt ngang mất tôi. Bầu trời. Một chiếc máy bay trên trời. Hình ảnh một cựu chiến binh da trắng nổi trôi đến gần tôi hơn, rồi đôi mắt nhợt nhạt của anh ta nhìn xuyên thấu vào mất tôi. Tôi là khung cửa sổ. Anh ta bị cụt cánh tay phải trong tảng đá. Trong tấm gương đen một người phụ nữ đang cố xóa đi những cái tên: Không, bà ta chỉ đang chải tóc cho một cậu bé. Notes: *jam session: 1. a meeting of a group of musicians, esp. jazz musicians, to play for their own enjoyment. 2. an impromptu jazz performance or special performance by jazz musicians who do not regularly play together.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.