An investment in education pays the most interest. Benjamin Franklin
Friday, October 15, 2021
Thi Ca Đương Đại Mỹ: Phần 8 - Thơ Lic̣h Sử
Về một số mặt, thơ lấy nguồn cảm hứng từ lịch sử lại là loại thơ phức tạp, đầy thách thức khó hiểu cho người đọc hơn các loại thơ khác. Trong loại thơ này, nhà thơ mạo hiểm đi vào thế giới với cái "tôi" nhỏ bé [không viết hoa chữ "i" tức cái "tôi"], mà trải lòng rộng ra đón nhận tất cả những gì góp phần uốn nắn nên con người mình. Nhà thơ đặt niềm tin vào kinh nghiệm.
Nhà thơ cao niên sáng tác theo thể loại thơ này là Michael S. Harper, người đã đan kết lịch sử người Mỹ gốc Phi với kinh nghiệm của gia đình ông bằng cách ráp nối lại những mảnh vụn cuộc đời. Tương tự, Frank Bidart cũng kết hợp những biến cố lịch sử như vụ ám sát tổng thống Kennedy vào đời sống cá nhân của mình. Ed Hirsch, Gjertrud Schnackenberg, và Rita Dove đều đưa vào những bài thơ hay nhất của mình những kỷ niệm riêng tư trong quá khứ không thể nguôi ngoai, tập trung ̣vào những thời điểm quan yếu nhất.
Robert Pinsky (1940-)
Trong số những tác giả viết thơ lịch sử thành công nhất chúng ta phải nói đến Robert Pinsky. Được chọn là nhà thơ của nước Mỹ từ năm 1997 đến năm 2000, ông đã kết nối ngôn ngữ bình dân với thi thuật đầy sáng tạo tài ba. Ông làm thơ đậm tính địa phương và nét riêng tư, nhưng thơ ông lại trải rộng đi vào bối cảnh lịch sử và dân tộc. Giống như các tác phẩm của Elizabeth Bishop, thơ mang tính đối thoại của Pinsky hòa quyện cái chừng như không có chút gì nghệ thuật với nghệ thuật thâm sâu tinh tế.
Tác phẩm phê bình có ảnh hưởng lớn của Pinsky, quyển Tình Hình Thi Ca (1976) đề xướng loại thơ mang các đặc tính ưu việt của văn xuôi, và ông đã thực hiện phong cách thơ đó qua bài thơ dài bằng cả quyển sách của mình tựa đề Lời Giải Thích về Nước Mỹ (1979), và trong tác phẩm Câu Chuyện Của Trái Tim Tôi (1984), mặc dù những quyển về sau, gồm cả quyển Xương Khô (1990), toát ra tính chất trữ tình lãng mạn vốn có trong các bài thơ đầy ấn tượng được chọn lọc in trong tuyển tập Bánh Xe Tưởng Tượng (1996).
Bài thơ dùng làm tựa đề cho tập Bánh Xe Tưởng Tượng nằm trong số những thi phẩm hay nhất của Pinsky, nhưng lại là bài rất khó trích đoạn. Bài thơ ngắn "Xương Khô", lấy cảm hứng từ hàm con cá mập để trên bệ lò sưởi nhà người bạn, cho ta thấy thi thuật xuất sắc của Pinsky (sử dụng vần điệu gieo giữa câu/internal rhymes* như "limber grin," vần gieo bán phần/vần lệch/slant rhymes** như trong "together" và "pleasure,"và dùng từ nhiều vần, láy đi láy lại như vỗ nhịp trống vững vàng trong câu thơ iambic***(với vần không nhấn được theo bởi một vần được nhấn).
Bài thơ mở đầu với việc tả con cá mập như "cái lưỡi của những con sóng" và kết thúc bằng tiếng hát của con cá, vang lên từ cõi người chết, hát lên khúc khải hoàn nói về nỗi khát khao vô cùng tận. Ở đây tự ngã hay cái tôi có thể bị chỉ trích: Đó là cái đói khát phi lý, O hay con số Không, và làm thoả mãn cơn đói khát đó chỉ là ảo tưởng vô vọng.
Cái lưỡi của những con sóng gíóng lên trong quả chuông của địa cầu
Màu xanh dương gợn sóng và ướt đẫm trong đốm lửa xanh
Bộ xương hàm khô của con cá mập trong vùng trũng nóng bỏng
Há hốc mồm chẳng có gì để ăn ngoài cát ở hai bên
Bộ xương chẳng nếm vị gì cũng không ngửi được mùi gì,
Chiếc đàn hạc không răng bị luộc bỏng, không bị nghiền nát cũng không được lên dây.
Hai vòm cung nối lại tạo dáng cho sự ra đời và khát khao
Và hình thù há mồm đã được hàn lại, giữ mãi thế như đang nói chữ O.
Gân nối đã hóa xương ràng chặt hai góc hàm lại nhau
Cuộn thành những vòng xoáy trôn ốc có đường rãnh bện lại tựa chiếc áo mùa hè.
Nhưng đâu rồi nụ cười dịu mềm, vết thương hoan lạc?
Những cái miệng bé tí lấy nó đi mất rồi.
Bãi biển kỳ cọ rửa sạch nó, khứa nó ra, ướp muối để dành nó
Nhưng O nó cất tiếng hát tôi yêu người, hỡi người em nhỏ của tôi, hỡi đất nước của tôi
Thức ăn của tôi, cha mẹ tôi, con tôi, tôi muốn mọi ngưười là của riêng tôi
Là hoa, là vi cá, là đời sống, là sự nhẹ nhàng thong dong, O của tôi.
(Còn tiếp)
Notes:
*internal rhymes: In poetry, internal rhyme, or middle rhyme, is rhyme that occurs within a single line of verse, or between internal phrases across multiple lines. By contrast, rhyme between line endings is known as end rhyme. Wikipedia
**slant rhymes: rhyme in which either the vowels or the consonants of
the stressed syllables are identical, as in eyes, light; years, yours. Most slant rhymes are formed by words with identical consonants and different vowels, or vice versa. ... “Sky” and “high” are examples of perfect rhymes. A perfect rhyme is also called an exact rhyme, full rhyme, or true rhyme.
v
***iambic: A metrical foot consisting of an unaccented syllable followed by an accented syllable. The words “unite” and “provide” are both iambic. It is the most common meter of poetry in vụt tới trong English.
Iambic pentameter is a type of metric line used in traditional English poetry and verse drama. The term describes the rhythm, or meter, established by the words in that line; rhythm is measured in small groups of syllables called "feet". Wikipedia
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.