Chỉ riêng tiểu bang California với số dân cư đa chủng đông đúc và nền kinh tế khổng lồ cũng có thể làm thành một nước riêng. Tiểu bang này cũng được biết đến như là nơi phát sinh ra các trào lưu xã hội thử nghiệm, phong trào của giới trẻ (Beats, hippies, techies), và công nghệ mới (công nghệ dot.com ở Thung lũng Silicon) với các hệ quả không ngờ. Miền Bắc California, tập trung ở San Francisco, thừa hưởng một truyền thống văn học khai phóng, thậm chí không tưởng, với Jack London và John Steinbeck. Nơi đây có hàng trăm văn sĩ, gồm nhà văn bản xứ da đỏ Gerald Vizenor, nữ văn sĩ gốc Mễ tây cơ Lorna Dee Cervantes, các nhà văn da đen Alice Walker và Ishmael Reed, và những nhà văn có tinh thần quốc tế như Norman Rush (1933-) với tiểu thuyết Cặp Đôi (1991) nói về những năm ông sống tại Phi châu.
Bắc California cũng là nơi có truyền thống phong phú về các sáng tác của người Mỹ gốc Á, với chủ đề đặc trưng về đời sống gia đình, vai trò của nam nữ, xung đột giữa các thế hệ, và việc đi tìm danh tính. Maxine Hong Kingston đã giúp khơi mào phục hưng các sáng tác của người Mỹ gốc Á, đồng thời giúp phổ biến loại hình hồi ký hư cấu.
Một nhà văn Mỹ gốc Á ở California là tác giả Amy Tan của tiểu thuyết bán chạy nhất tựa đề Câu Lạc Bộ Vui Vẻ May Mắn được quay thành phim năm 1993. Truyện gồm nhiều chương sách kể lại các câu chuyện đan kết nhau mô tả số phận khác biệt của bốn người mẹ và bốn cô con gái. Các tác phẩm của Amy Tan viết về nước Tàu xưa cho đến nước Mỹ ngày nay gồm có Một Trăm Giác Quan Bí Ẩn (1995) nói về các chị em không cùng một huyết thống, và Cô Con Gái ÔngThầy Thuốc Nắn Chỉnh Xương Cốt (2001) kể chuyện một người con gái chăm sóc mẹ. Nhà văn dí dỏm tươi mới Gish Jen (1955-) có cha mẹ là di dân từ Thượng hải viết những tác phẩm rất sống động như Điển Hình Kiểu Mỹ (1991) và Mona Trên Đất Hứa (1996). Các nhà văn Mỹ gốc Nhật gồm Karen Tei Yamashita (1951-) sinh trưởng tại California, từng sống ở Brazil chín năm đã cho bà cảm hứng viết Xuyên Qua Mái Vòm Rừng Cây Nhiệt Đới (1990) và Brazil-Maru (1992). Tác phẩm Vùng Nhiệt Đới Màu Cam (1992) nói về vùng Los Angeles nói nhiều thứ tiếng. Các tiểu thuyết gia người Mỹnhư gốc Nhật dựa trên sáng tác ban đầu của các tác gỉả như Toshio Mori, Hisaye Yamamoto và Janice Mirikitani.
Văn học Nam California có một truyền thống rất khác biệt liên hệ đến thành phố Los Angeles mới trẻ hơn, được các nhà thầu mua bán đất đai đốc thúc xây dựng nên, bất chấp vấn đề nổi cộm là vùng này thiếu nguồn nước. Ngay từ đầu Los Angeles đã là một dự án thương mại; không có gì đáng ngạc nhiên khi Hollywood và Disneyland nằm trong số các di sản nổi tiếng nhất mà thành phố ấy để lại cho thế giới. Như thể để đối trọng lại mặt tiền bóng loáng của thành phố, một dòng sáng tác phơi bày các bất công và thương đau đã phát triển mạnh tại miền Nam California, mở màn với tác phẩm Ngày Của Con Châu Chấu (1939) với bối cảnh Hollywood của tác giả Nathanael West.
Cô đơn và bị cô lập hóa là chủ đề theo mãi các tác phẩm của Gina Berriault (1926-1999) trong đó các nhân vật tìm cách lóc lách sống kiếp èo uột trong các phòng trọ qua tác phẩm Những Người Đàn Bà Trên Giường Ngủ (1996). Joan Didion (1934-) nói đến nỗi âu lo vô cớ của vùng California qua các bài nghị luận xuất sắc của mình đăng trong tác phẩm Rũ Người Về Phía Bethlehem (1968). Năm 2003 Didion sáng tác Gốc Gác Của Tôi, câu chuyện kể lại việc gia đình bà dọn sang miền Tây biên địc và định cư tại California. Một nhà văn khác sống ở thành phố Los Angeles là Dennis Cooper (1953-) đã sáng tác các tiểu thuyết phơi bày một cách lạnh lùng xã hội đen gồm những tên máu lạnh bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Thomas Pynchon nắm bắt tuyệt vời nhất nét dễ dàng và khó khăn đặc trưng của vùng Los Angeles trong tác phẩm Khóc Từ Lô Đấu Giá Số 49, một tiểu thuyết nói về âm mưu to lớn của những kẻ sống lạc loài ngoài xã hội. Pynchon đã gợi cảm hứng cho nhà văn hậu hiện đại năng nổ William Vollmann (1959-) vốn được ưa chuộng bởi giới độc giả trẻ có lối sống ngược lại văn hóa vốn được xã hội chấp nhận qua các siêu chuyện dài siêu thực như tác phẩm nhiều tập Bảy Giác Mơ: Quyển Sách Về Phong Cảnh Bắc Mỹ, mở đầu với quyển Chiếc Áo Bằng Băng Đá (1990) về người Vikings, và những chuyện tưởng tượng không có thực về một cuộc chiến tranh giữa những người ảo với các con côn trùng như chuyện Các Người Hỡi Những Thiên Thần Thông Minh Mới Hiện Ra: Một Phim Hoạt Họa (1987) .
Một nhà văn cố tạo ấn tượng nơi độc giả và đầy tham vọng khác sống tại nam California là T. Coraghessan Boyle, được biết đến qua các tiểu thuyết đầy hoa mỹ của mình như Tận Cùng Của Thế Giới (1987), và Đường Đi Đến Wellville (1993) nói về John Harvey Kellogg, người Mỹ chế ra món ăn sáng ngũ cốc chế biến sẵn trong hộp.
Các nhà văn Mỹ gốc Mễ tây cơ ở Los Angesles thỉnh thoảng có đề cập tình trạng căng thẳng sắc tộc ở cấp độ thấp. Richard Rodriguez (1944-), tác giả cuốn Thèm Khát Kỷ Niệm: Việc Giáo Dục Richard Rodriguez (1982), lý luận chống lại việc dạy hai thứ tiếng Anh và Tây ban nha, và chống lại bình quyền về giới tính và sắc tộc/Affirmative Action trong Những Ngày Nghĩa Vụ: Lý Luận Chống Đối Người Cha Mễ Tây Cơ Của Tôi (1992). Hồi ký về đời sống người hùng băng đảng Mễ tại Los Angeles của Luis Rodriguez (1954-) tựa đề Bôn Tẩu (1993) phơi trần mặt trái đen tối của thành phố này.
Làn sóng di dân từ châu Mỹ La tinh đã ảnh hưởng Helena Maria Viramontes (1954-) sinh ra và lớn lên ở miền đông Los Angeles. Các tác phẩm của bà mô tả thành phố như nơi thu hút vô số di dân nói tiếng Tây ban nha đến ngày càng đông, nhất là người Mễ và người từ Trung Mỹ trốn chạy khỏi nạn nghèo đói và chiến tranh. Qua các truyện sinh động như truyện “Quán Cà phê Cariboo” (1984), bà đã lồng vào các nhân vật người Ăng lê, những tay sát thủ tỵ nạn đến từ những vùng quân sự xôi đậu và di dân bất hợp pháp đến Mỹ tìm công ăn việc làm.
----
*https://en.wikipedia.org/wiki/The_Crying_of_Lot_49
The Crying of Lot 49
**https://en.wikipedia.org/wiki/You_Bright_and_Risen_Angels
You Bright and Risen Angels is a 1987 novel by William T. Vollmann, detailing a fictional war between insects and the forces of modern civilization. Vollmann described the book, his first, as "an allegory in part", inspired by his experiences with the mujahedeen in Afghanistan. The novel is subtitled "A Cartoon." It is illustrated by the author.
https://www.nytimes.com/1987/06/21/books/you-bright-and-risen-angels.html
You Bright and Risen Angels -- Reviewed by Gail Pool --- June 21, 1987
In his inventive first novel, William T. Vollmann has given us fiction for the electronic age: a social and political satire that critiques America in technological terms, a computer cartoon that is both a product of technology and a comment on it.
On one level, ''You Bright and Risen Angels'' depicts an elaborate computer game. As the book opens, the narrator - a programmer who refers to himself throughout as ''the author'' - presses the ''resurrection button'' on his terminal, calling up his ''bright and risen angels,'' the cast of characters brought to life by the electrical current: the hero, Bug, powerful Mr. White, shady Dr. Dodger, plantlike Parker, macho Wayne, dangerous Big George and others who will be ''made to kill each other, and fall and die.''
Early on, the author tells us that he would like to save his characters, but he cannot entirely control their fate. In determining the outcome of events, he must contend with Big George, who is ''pure electrical consciousness itself, insinuating itself everywhere, drifting in and out of all stories and machines.'' In the narrative, sometimes the author speaks, sometimes Big George, sometimes both within a sentence; as in a computer game, where the player competes against the game's intelligence, the two struggle for mastery of the story.
The game that the novel plays out might be called ''Electricity.'' Its subject is power. The story begins with ''The History of Electricity,'' a surrealistic rendition of the history of power in America that lays the groundwork for the game. Here, the suitably named Mr. White explores the ''pre-electrical'' West and by harnessing electricity - a malevolent force - develops and pollutes the wilderness and builds his empire. White is racist, sexist, jingoist and immortal. Variously commander in chief of the Merchant Marine Guard, industrial tycoon, politician, he is a caricature of all American power figures, ''ready to beat anything or anybody bloody who tried ANYTHING; he'd give 'em the Star-Spangled What-For!'' As the producer and vendor of electricity, he corners the market on power.
Once ''The History of Electricity'' is sealed into the program, it predetermines the game's power struggles, which occupy the rest of the book. One war is waged against the ''reactionaries,'' White's forces, by the ''revolutionaries,'' led by Bug. Simultaneously, the insects, led by the Great Beetle, try to take over the world in retaliation against humans, who have swatted, squashed and sprayed them for years.
The electric and insect wars unfold through comic episodes depicting the confrontations of reactionaries, revolutionaries and bugs. As in any cartoonland, the familiar is revealed through the absurd. The revolutionaries, 60's style, form ''affinity groups,'' demonstrate, sing and sabotage the electrical environment -shorting out fuses, attacking power lines and computer installations. They liberate the San Francisco municipal subway system. In the insects, Mr. Vollmann evokes victimized populations - blacks, American Indians, Vietnamese, Jews. The reactionaries develop weapons and search out third world bugs. When the reactionary merchant marine, Wayne, captures a beetle spy, he whips out his Defense Department ''Elementary English-Beetle Beetle-English Pocket Guide,'' with its Standard Interrogation Commands: ''Spread your back legs!'' ''The U.S. Government will pay you.''
Through the computer-game analogy, Mr. Vollmann skillfully draws his power metaphor to its conclusion. The author may want to favor some characters, or help the revolutionaries win, but he must compete with Big George, and their relationship isn't equal. Big George is amoral, immortal, ''hard-coded and ubiquitous,'' the power of the computer center for whom the author works and ''the eternal winner.'' In this story, as in life, power will determine the outcome of events.
''You Bright and Risen Angels'' is a large, sprawling, disorderly book - it even includes drawings by the author - that operates on many levels and suggests many interpretations. Not all of its ambitious efforts succeed. The dual narrative is intriguing to think about but awkward to read. Peopled with cartoon characters, the book is intellectually interesting but not emotionally involving. And its digressions are excessive: whole episodes seem extraneous; at times the onslaught of words grows tedious. But perhaps we can ascribe the book's flaws to Big George. To the 27-year-old Mr. Vollmann, who appears in print for the first time with this novel, we can give credit for the ingenious creation of a universe whose bizarre characters and events illuminate our own.
***https://en.wikipedia.org/wiki/Affirmative_action
Affirmative action refers to a set of policies and practices within a government or organization seeking to include particular groups based on their gender, race, sexuality, creed or nationality in areas in which they are underrepresented such as education and employment