Saturday, January 15, 2022

Chương 10: Văn Học Mỹ Đương Đại --Văn Học Vùng Miền: Miền Núi Phía Tây

Vùng phía trong đất liền ở miền Tây nước Mỹ là một vùng hoang vu rộng lớn chạy nghiêng nghiêng theo rặng Rocky hùng vĩ từ Montana giáp giới Canada xuống miền đồi của bang Texas, nơi Hoa kỳ giáp biên giới Mễ tây cơ.  Chăn nuôi gia súc và khai thác mỏ từ lâu đã là cột trụ kinh tế cho vùng này, và truyền thống người Anh trong vùng nhấn mạnh tinh thần độc lập chốn biên địa.  Văn học phương Tây thường nói đến các xung đột.  Những kẻ thù truyền thống ở Tây phương thế kỷ 19 là anh chàng chăn bò da trắng với người da đỏ, điền chủ hay người định cư đối lại với kẻ sống ngoài vòng pháp luật, chủ trại nuôi gia súc đối lại với tên chăn bò, những đối thủ gờm nhau mới đây gồm giới khai thác dầu mỏ và nhà bảo vệ môi trường, thầu khoán khai phá, xây dựng đối lại với nhà khảo cổ học, công dân dấn thân hoạt động cho lợi ích cộng đồng với đại diện các trung tâm nguyên tử lực hoặc khu quân sự, phần lớn được đặt tại miền Tây thưa thớt dân cư.  

Một nhà văn có ảnh hưởng nhiều đối với các sáng tác miền tây, cũng nhiều như William Faulkner đối với miền nam là Wallace Stegner (1909-1993), người đã ghi lại cảnh hoang trước đây ở miền Tây.  Trong kiệt tác Góc Tĩnh Lặng (1971) của ông, một nhà sử học tưởng tượng ông bà của mình dọn nhà đến ở tại miền Tây “hoang dã.”  Quyển sách cuối cùng ông viết khảo sát cuộc đời của ông khi sống và viết văn ở miền Tây là tác phẩm Nơi Loài Chim Xanh Hót Cho Những Dòng Suối Ngọt Ngào Như Nước Chanh Đường* (1992).  Stegner điều khiển chương trình dạy viết văn tại đại học Stanford trong một phần tư thế kỷ; tên các sinh viên của ông đọc lên nghe như bảng liệt kê các tác giả văn chương Tây phương: Raymond Carver, Ken Kesey, Thomas McGuane, Larry McMurtry, Scott Momaday, Tillie Olson, và Robert Stone.  Stegner cũng ảnh hưởng cả các nhà văn thuộc trường phái Montana có liên quan đến McGuane, Jim Harrison, và vài tác phẩm của Richard Ford, cùng các nhà văn Texas như McMurty.

----

*Nominated for a National Book Critics Circle award, Where the Bluebird Sings to the Lemonade Springs gathers together Wallace Stegner’s most important and memorable writings on the American West: its landscapes, diverse history, and shifting identity; its beauty, fragility, and power. With subjects ranging from the writer’s own “migrant childhood” to the need to protect what remains of the great western wilderness (which Stegner dubs “the geography of hope”) to poignant profiles of western writers such as John Steinbeck and Norman Maclean, this collection is a riveting testament to the power of place. At the same time it communicates vividly the sensibility and range of this most gifted of American writers, historians, and environmentalists. http://www.randomhousebooks.com/books/172513/ 

---

Tiểu thuyết gia Thomas McGuane (1939-) thường hay mô tả một người đàn ông một mình đi vào miền rừng núi hoang dã, và ở nơi đó người ấy bị lôi cuốn vào một vụ xung đột ngày một gia tăng.  Các tác phẩm của ông gồm có Câu Lạc Bộ Thể Thao (1968) và Chiếc Đàn Dương Cầm Độc Đáo (1971) trong đó nhân vật nam chính đi từ Michigan đến Montana với chủ ý điên rồ nhằm chinh phục được trái tim người đẹp.  Lòng đam mê săn bắn và câu cá của McGuane đã khiến các nhà phê bình so sánh ông với Ernest Hemingway.  Giống McGuane, nhà văn Jim Harrison (1937-) sinh tại Michigan cũng đã từng sống nhiều năm tại một điền trang.  Trong tác phẩm đầu tay của mình tựa đề Chó Sói: Một Hồi Ký Sai Lầm (1971) một người đàn ông đi tìm cách nhìn cho được chó sói sống nơi hoang dã với hy vọng đời mình sẽ thay đổi.  Các tiểu thuyết về sau nhuốm vẻ bi quan hơn của ông gồm Các Huyền Thoại Về Mùa Thu (1979) và Con Đường Về Nhà  (1998).

Trong quyển truyện tựa đề Đời Sống Hoang Dã (1990) của Richard Ford nói về tiểu bang Montana, cảnh vật hoang vu trơ trọi đối chọi lại cảnh gia đình tan vỡ.  Nhà văn viết truyện ngắn, người phê phán việc tàn phá môi sinh, nhà viết bài nghị luận về thiên nhiên Rick Bass (1958-) sinh tại Texas và học ngành địa chất học dầu khí viết về những vụ đối đầu thô thiển giữa những người đi dã ngoại với thiên nhiên trong tập truyện Trong Rặng Núi Trung Thành (1995) và trong tiểu thuyết Nơi Trước Đây Từng Là Biển (1998).

Nhà văn Larry McMurtry (1936-) của tiểu bang Texas đã viết về thời thơ ấu sống ở nông trang của ông trong tác phẩm Hỡi Chàng Kỵ Sĩ, Hãy Đi Qua* (1961), được quay thành phim Hud (1963) là một bức tranh lạnh lùng về thế giới của chủ nông trang.  Rời Cheyenne (1963) và tiểu thuyết tiếp theo Màn Phim Cuối Cùng (1966), cũng được dựng thành phim, gợi nhớ lại một lối sống đang dần dà mai một tại các thành phố nhỏ của Texas.  Tác phẩm nổi tiếng nhất của McMurtry là Chú Chim Bồ Câu Đơn Độc (1985), một trường thiên tiểu thuyết về miền Tây hoang dã điển hình nói về việc di chuyển các đàn gia súc vào thập niên 1870, và tiểu thuyết này đã được làm thành một loạt các show tivi ngắn rất thành công. Trong các tiểu thuyết mới đây nhất của ông phải kể Comanche Moon (1997).**

-----

* The title of the novel derives from the last three lines of the poem "Under Ben Bulben" by William Butler Yeats, which are carved on Yeats’s tombstone:

Cast a cold eye

On life, on death.

Horseman, pass by.

**Comanches are the fiercest tribe to attack white settlers, but among themselves they are affectionate, humorous, and protective of their culture. Comanche Moon is a 1997 western novel by American writer Larry McMurtry. It is the fourth and final book published in the Lonesome Dove series, but the second installment in

----

Thế giới miền Tây của các nhà văn các sắc tộc khác nhau ít hào hùng hơn và thường nhìn về phía trước hơn.  Một trong những nhà văn gốc người Mễ Tây Cơ nổi tiếng nhất là Sandra Cisneros (1954-).  Sinh ra tại Chicago, Cisneros từng sống ở Mễ và Texas, bà tập trung sáng tác về vùng biên giới văn hóa rộng lớn giữa Mễ Tây Cơ và Hoa kỳ, một vùng đầy mâu thuẫn và sáng tạo nơi những người phụ nữ Mỹ gốc Mễ phải luôn linh hoạt ứng phó.  Tiểu thuyết bán chạy nhất của bà tựa đề Ngôi Nhà Trên Đường Mango (1984), gồm những chuyện ngắn theo lời một cô gái trẻ kể lại, đã mở đường cho các nhà văn nữ gốc Mễ sau này, và giới thiệu cho người đọc khu dân cư nổi tiếng Tây ban nha ở Chicago thật sống động.  Cisneros phát triển thêm từ những truyện ngắn nói về phụ nữ gốc Mễ ấy trong tiểu thuyết tựa đề Con Suối Người Đàn Bà Khóc Than *(1991).  Pat Mora (1942-) nói lên cái nhìn của một phụ nữ Mễ trong tác phẩm Trung Dung: Các Bài Nghị Luận Viết Từ Miền Đất Ở Giữa **(1993) đề cập đến các vấn đề bảo tồn văn hóa.

Những nhà văn người da đỏ/bản xứ vùng này gồm James Welch đã quá cố, với tác phẩm Bài Tâm Ca Của Con Tuần Lộc Đang Xông Lên Tấn Công (2000) nói về một người thanh niên bộ lạc Sioux sống sót sau trận giao tranh tại Little Bighorn***, phải bỏ sang Pháp sống.  Linda Hogan (1947-) gốc người Colorado với truyền thống bộ lạc Chikasaw suy niệm về phụ nữ da đỏ và về thiên nhiên trong các tác phẩm Con Quỷ Hèn Hạ (1990) nói về việc người da trắng đổ xô đi tìm dầu mỏ trên miền đất của người da đỏ vào thập niên 1920, và Sức Mạnh (1998) trong đó một phụ nữ da đỏ khám phá nguồn nội lực tự nhiên của bản thân.

---- 

*Woman Hollering Creek is a creek located in Central Texas. At one point, it crosses Interstate 10, between Seguin, Texas, and San Antonio, Texas. ... Alternatively known as Womans Hollow Creek, the creek's name is probably a loose translation of the Spanish La Llorona, or "the weeping woman".

**Nepantla is a concept used in Chicano and Latino anthropology, social commentary, criticism, literature and art. It represents a concept of "in-between-ness."[1] Nepantla is a Nahuatl word which means "in the middle of it" or "middle."[2] It may refer specifically to the space between two figurative or literal bodies of water.[3]

***The Battle of Little Bighorn: The Battle of the Little Bighorn, fought on June 25, 1876, near the Little Bighorn River in Montana Territory, pitted federal troops led by Lieutenant Colonel George Armstrong Custer (1839-76) against a band of Lakota Sioux and Cheyenne warriors. Tensions between the two groups had been rising since the discovery of gold on Native American lands. When a number of tribes missed a federal deadline to move to reservations, the U.S. Army, including Custer and his 7th Cavalry, was dispatched to confront them. Custer was unaware of the number of Indians fighting under the command of Sitting Bull (c.1831-90) at Little Bighorn, and his forces were outnumbered and quickly overwhelmed in what became known as Custer’s Last Stand.

The Battle of the Little Bighorn, also called Custer’s Last Stand, marked the most decisive Native American victory and the worst U.S. Army defeat in the long Plains Indian War. The demise of Custer and his men outraged many white Americans and confirmed their image of the Indians as wild and bloodthirsty. Meanwhile, the U.S. government increased its efforts to subdue the tribes. Within five years, almost all of the Sioux and Cheyenne would be confined to reservations.

https://www.history.com/topics/native-american-history/battle-of-the-little-bighorn

 

 


    


 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.