Nhân kỷ niệm 20 năm (25/3/1999-25/3/2019) ngày Giáo sư Lê Văn Diệm qua đời (27/9/1923? -- 25/3/1999), xin thành kính tri ân, và xin dâng nén hương tưởng niệm Giáo Sư, người
đã hy sinh trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục nhiều thế hệ sinh viên
Việt nam, và đã giới thiệu cho họ cái hay cái đẹp của ngôn ngữ và văn
học Anh Mỹ.
Giáo sư Lê Văn Diệm (1923?-1999) sinh
trưởng tại Huế trong một gia đình trí thức Công giáo. Giáo sư không có gia đình riêng. Khi
làm
việc tại
Sài gòn, giáo sư sống
tại một căn hộ ở đường Nguyễn thị Minh Khai (trước 1975 là đường Hồng Thập Tự) Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, cùng hai người em gái cho đến khi qua đời.
Sau 1954, giáo sư là một trong những người miền Nam Việt nam đầu tiên được học bổng
sang
Mỹ
du học. Sau khi hoàn tất bằng M.A. về ngành American Studies
tại University of Washington-Seattle năm 1956, giáo sư đến University of
Minnesota để học
tiếp
chương trình PhD ở Department of English.
Giáo sư trình luận án tiến sĩ vào tháng 7 năm 1960 với đề tài Puritan
Idealism and the Transcendental Movement (Lý Tưởng Thanh Giáo và Phong
Trào Siêu Nghiệm Luận). Luận án dài 200 trang đánh máy một mặt, trong
đó giáo sư dùng nhiều tài liệu gốc thế kỷ 17, 18 về Puritanism (Thanh giáo) tại Anh và Mỹ thời còn là thuộc địa của Anh.
Luận án phân tích lý tưởng Thanh giáo
từ gốc độ thần học và triết học Tây phương,
và ảnh hưởng của
Thanh giáo đối với phong trào Transcendentalism (Siêu Nghiệm Luận) của thế kỷ 19
tại Mỹ.
Luận án
dành cả một chương đi sâu phân
tích hai tác giả Transcendentalists lớn trong văn học Mỹ là Ralph Waldo
Emerson và Nathaniel Hawthorne. Trong phần phụ lục, giáo sư luận bàn
thêm về triết học John Locke.
Sau khi hoàn tất việc học tại Mỹ,
năm 1960 giáo sư trở về Việt nam phục vụ, và được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa trưởng Văn
khoa, Viện Đại học Huế. Khoảng năm 1963-1964, giáo sư về Sài gòn dạy tại Khoa Anh văn, Đại học Văn khoa một
thời gian. Sau đó giáo sư nhận chức vụ Khoa trưởng Văn khoa, Đại học Cần thơ, tại đây giáo sư
vừa làm công tác quản trị vừa dạy học. Năm
1969 giáo sư cùng phái đoàn Việt nam tham dự hội thảo seminar về giảng
dạy tiếng Anh do SEAMEC Regional English Language Center tổ chức ở
Singapore. Tại
hội thảo
giáo sư trình bày những nét đặc thù của việc dạy và học tiếng Anh ở
Việt nam
thời bấy giờ, và đề cập phương pháp dạy "immersion" (hội nhập) mà giáo
sư đã
cho áp dụng tại Đại học Cần thơ. Giáo sư nhấn mạnh việc cần sử dụng
tiếng Anh làm công cụ giao tiếp ("medium of instruction," "exclusively")
trong môi
trường dạy và học, việc mời giáo sư sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ
từ các nước nói tiếng Anh đến Việt nam dạy, và việc
tạo môi trường sinh hoạt phù hợp, cởi mở để giúp sinh viên Việt hòa nhập
vào văn hóa Anh Mỹ, ngõ hầu học tiếng Anh tốt hơn. Khi giáo sư trở
lại Văn khoa Sài gòn khoảng năm 1971-1973, phương pháp này được tiếp tục
áp dụng, cả sau tháng 4, 1975, tuy những năm 1975-1993 Văn khoa
không còn các giáo sư đến từ các nước nói tiếng Anh nữa.
Sau
tháng 4 năm 1975, giáo sư là một
trong những người hiếm hoi của khoa Anh văn ở lại Nam Việt nam để giảng
dạy cho các lớp học chính quy tại trường Văn khoa (năm 1976 Văn khoa sáp
nhập với Đại học Khoa học và đổi tên thành Đại hoc Tổng hợp; năm 1996
trường lại tách
ra với tên Đại hoc Khoa học xã hội nhân văn). Cũng
như nhiều đồng nghiệp khác, giáo sư đã có mặt trong buổi họp với quân
đội tiếp
quản trường ngày 1 tháng 5 1975, và dự các buổi học chính trị thời ấy.
Sau đó, giáo sư tiếp tục dạy Composition,
American Literature (short fiction, prose và poetry), và bảo trợ
về các đề tài văn học Mỹ
cho
các sinh viên được chọn ở lại thêm một năm để viết luận văn tốt nghiệp sau bốn năm cử nhân (tức sinh viên hệ 5 năm). Khoảng
1988-1989 giáo sư về hưu,
nhưng vẫn vào trường cố vấn các thế hệ giảng viên trẻ hơn trong việc
điều hành, quản trị khoa và giảng dạy chuyên môn khi họ cần tham khảo ý
kiến.
Giáo sư làm việc nghiêm túc và rất ít nói. Trong những năm tháng khó khăn nhất của thời kỳ bao cấp, giáo sư luôn đi dạy đúng giờ, tận tụy chấm bài luận của các sinh viên rất kỹ. Giáo sư không bao giờ nghỉ dạy, trừ khi bệnh nhiều. Giáo sư có phong cách của một học giả chuyên nghiệp, không ồn ào, háo danh, chỉ tập trung vào công việc của mình, và thường giúp đỡ sinh viên nghèo có khó khăn trong cuộc sống mà giáo sư biết được.
Giáo sư làm việc nghiêm túc và rất ít nói. Trong những năm tháng khó khăn nhất của thời kỳ bao cấp, giáo sư luôn đi dạy đúng giờ, tận tụy chấm bài luận của các sinh viên rất kỹ. Giáo sư không bao giờ nghỉ dạy, trừ khi bệnh nhiều. Giáo sư có phong cách của một học giả chuyên nghiệp, không ồn ào, háo danh, chỉ tập trung vào công việc của mình, và thường giúp đỡ sinh viên nghèo có khó khăn trong cuộc sống mà giáo sư biết được.
Năm
1996 khi bang giao Việt Mỹ được tái lập, giáo sư được mời sang
Department of
English, Boston University, Massachusetts đế nghiên cứu và để cập nhật
hóa giáo trình dạy văn học văn minh Mỹ đã lỗi thời sau nhiều năm thiếu
thông tin tài liệu. Giáo sư lưu lại Boston University khoảng 9-10
tháng rồi về nước. Những năm cuối đời, giáo sư dành thì giờ hiệu đính
và tìm cách xuất bản tài liệu giảng dạy của mình, nhưng chưa kịp thì
giáo sư lâm bệnh và qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hay tin giáo sư mất, tạp chí Dòng Việt do các cựu
giáo sư Văn Khoa ở hải ngoại
có đăng cáo phó chia buồn cùng tang quyến. Theo lời kể của một số sinh viên trong nước, tang lễ của
giáo sư Lê
Văn Diệm được cử hành tại một nhà thờ nhỏ trên đường Nguyễn Đình
Chiểu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Vì không thông báo rộng rãi và
cũng có thể vì giáo sư và tang quyến muốn được an tịnh, tang lễ rất
lặng lẽ. Một số cán bộ giảng dạy và sinh viên cho hay họ không nhận
được tin buồn nên không biết để kịp đến tiễn giáo sư lần cuối .
Tài
Liệu Tham Khảo
Lê Đình
Cai. "Những Kỷ Niệm Về Các Vị Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Huế (1957-1975)."
VietnamDaily.com. Số 7563. Ra ngày 07/05/2016. http://www.vietnamdaily.com/ index.php?c=article&p=95925.
Truy cập ngày 01/30/2019.
Lê Văn
Diệm. “Some Aspects of the Teaching of English in Vietnam.” Singapore,
1969. https://files.eric.ed.gov/ fulltext/ED031708.pdf.
OCLC
Number: 967589877.
Truy cập ngày 01/01/2019.
Lê Văn
Diệm. Puritan Idealism and the Transcendental Movement.
University of Minnesota. Dissertation. OCLC Number:
833433985.
Truy cập ngày 02/01/2019.
"Can tho University." Vietnam Bulletin. https://www.vietnam.ttu.edu/ |
"Viện Đại học Huế 1957-1975."
http://hueuni.edu.vn/
"Cáo phó GS Lê Văn Diệm." Dòng Việt - Đại học Văn Khoa Saigon số 6, trang 72.
Truy cập ngày 01/15/2019.
Trần Thanh Đạm. “Tôi về Đại học Văn Khoa Sài Gòn những
ngày mới giải phóng.” 01/12 /2017.
Truy cập ngày 02/10/2019.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.