Henry James (1843-1916)
Henry James có lần viết rằng nghệ thuật, nhất là nghệ thuật
văn chương, “tạo nên đời sống, niềm hứng thú, và điều quan trọng.” Trong thời đại của ông, tiểu thuyết và bài
phê bình của Henry James đều phức tạp, khó hiểu và có ý thức rõ ràng nhất. Cùng với Twain, Henry James được xếp vào hàng
nhà văn vĩ đại nhất thuộc hậu bán thế kỷ 19.
James được chú ý vì “chủ đề quốc tế” trong tác phẩm của mình –"quốc tế"tức
là mối quan hệ phức tạp giữa người Mỹ bản xứ và người Âu châu nói chung. Giai đoạn mà Leon Edel, nhà viết tiểu sử của James,
gọi là thời kỳ sáng tác “đầu tiên,” tức thời kỳ “quốc tế,” gồm các tác phẩm
như Bút Ký Xuyên Đại Tây Dương (những
mẫu truyện du ký năm 1875), Người Mỹ (1877),
Daisy Miller (1879), và kiệt tác Chân Dung Một Cô Gái (1881). Thí dụ trong truyện Người Mỹ, Christopher Newman, một triệu phú về công nghiệp, tự tạo nên sự nghiệp, thông minh nhưng ngây ngô lý tưởng, sang Âu châu để tìm vợ. Khi gia đình cô gái từ chối vì anh không xuất
thân từ dòng dõi quý tộc, anh đã có thể trả thù lại; nhưng anh lại quyết định
không trả thù, và khi làm thế, anh chứng tỏ mình hơn gia đình cô gái về mặt đạo đức.
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ “thử nghiệm.” James viết về những chủ đề mới –phong trào nữ
quyền và cải cách xã hội trong tác phẩm Những
Người Boston (1886), và mưu đồ chính trị trong tác phẩm Công Chúa Cassamassima (1885). Ông cũng thử viết kịch, nhưng thất bại não nề khi vở kich Guy Domville (1895) bị khán giả la ó ngay đêm
diễn đầu tiên.
Thời kỳ thứ
ba, tức thời kỳ “chính,” ông quay trở lạí các chủ đề quốc tế, nhưng đi sâu về
mặt tâm lý và bàn về chủ đề một cách phức tạp hơn. Tác phẩm Cánh
Chim Bồ Câu (1902) phức tạp và gần như huyền thoại, Các Vị Đại Sứ (1903) (James cho đây là tiểu thuyết hay nhất của ông) và Bát Vàng (1904) thuộc về thời
kỳ sáng tác chính này của tác giả.
Nếu chủ đề chính trong tác phẩm của Twain là thế giới thực
tại bên ngoài, mối quan tâm thường xuyên của James là nhận thức bên trong. Trong tác phẩm của James, chỉ có̉ ý thức về tự
ngã và hiểu biết rõ ràng về người khác mới đưa đến trí tuệ và tình yêu vị tha. Tiểu thuyết của James phát triển nhiều về
mặt tâm lý nhân vật, nhưng ít quan tâm đến các biến cố bên ngoài. Trong các tác phẩm viết vào lúc cuối đời của ông, những
biến cố quan trọng nhất đều mang tính tâm lý, thường là những giây phút khi nhân
vật bừng tỉnh ngộ và nhận ra sự mù tối của mình trước đây. Thí dụ trong tác phẩm Các Vị Đại Sứ nhân vật lý tưởng đã luống tuổi Lambert Strether đi tìm lại một mối
tình ẩn tàng, và qua đó ông đã khám phá ra nét phức tạp mới trong đời sống nội tâm của
mình. Khuynh hướng đạo đức nguyên tắc và cứng ngắc của ông đã trở nên mang
tính người nhiều hơn và rộng mở khi ông khám phá ra mình có thể chấp nhận kẻ
phạm tội dễ dàng hơn.
Edith Wharton
(1862-1937)
Giống James,
Edith Wharton có một thời gian lớn lên ở Âu châu, và cuối cùng bà cũng trở về
sống tại đó. Bà thuộc dòng dõi một gia đình giàu có thanh thế trong xả̃ hội New York và, với cách nhìn riêng, bà đã tận mắt thấy sự sa sút dần dần của
nhóm người có văn hóa cao này, cùng sự trỗi dậy của những
gia đình doanh nhân giàu mới, cộc cằn, thô lỗ. Xã hội chuyển hoá là nền tảng cho nhiều tiểu thuyết của bà.
Giống James,
bà đối chiếu người Mỹ với người Âu. Bà
chủ yếu quan tâm đến hố sâu cách biệt giữa đời sống xã hội và
nội tâm con người. Trong tác phẩm của bà
thường có một nhân vật nhạy cảm, bị ràng
buộc bởi những nhân vật vô cảm hay các thế lực xã hội. Cá nhân bà cũng trải nghiệm mình bị bó thúc
như thế khi còn là một nhà văn trẻ bị suy nhược tinh thần một thời gian dài một
phần do mâu thuẫn giữa vai trò viết văn và làm vợ. Những tiểu thuyết nổi tiếng của Wharton gồm Ngôi Nhà Đầy Tiếng Cười (1905), Phong Tục Miền Quê (1913), Mùa Hè (1917), Thời Đại Vô Tội, và quyển tiểu thuyết viết rất công phu tựa đề Ethan
Frome (1911).
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.