Trong những năm 1920 rộn ràng, cộng đồng Harlem của người da đen thuộc khu dân cư của thành phố New York đã rực sáng lên với đam mê và sáng tạo. Tiếng nhạc jazz của người Mỹ đen lan khắp nước Mỹ như một cơn bão, và các nhạc sĩ hay nhà soạn nhạc jazz như Duke Ellington trở thành những ngôi sao được yêu chuộng khắp nước Mỹ và trên thế giới. Bessie Smith và các ca sĩ hát nhạc blues khác đã trình diễn bằng lời ca chân thành, truyền cảm và châm biếm sinh động và đầy xúc cảm. Nhạc tôn giáo của người da đen được nhiều người yêu thích, cho đó là loại nhạc tôn giáo rất tuyệt vời độc đáo. Ethel Waters, một nữ nghệ sĩ da đen, trở thành nữ hoàng sân khấu. Các vũ điệu và hội họa của người da đen cũng nở rộ cùng với âm nhạc và kịch nghệ.
Trong số các tài năng phong phú ở Harlem, nhiều quan điểm và cách nhìn khác nhau cùng xuất hiện. Tiểu thuyết ra đời năm 1926 với cái nhìn thiện cảm đối về Harlem của Carl Van Vechte nói lên một số ý tưởng về cuộc sống phức tạp, cay đắng lẫn ngọt bùi của người da đen khi phải đối mặt với những bất công kinh tế, xã hội.
Nhà thơ Countee Cullen (1903-1946), sinh trưởng tại Harlem, và có một thời gian ngắn xây dựng gia đình với con gái của W.E.B. Du Bois, đã sáng tác những bài thơ có vần điệu tinh túy, theo thể thơ phổ cập rộng rãi, được nhiều người da trắng ái mộ. Ông tin rằng một nhà thơ không nên để màu da hay sắc tộc quyết định chủ đề và phong cách cho bài thơ. Ngược lại, cũng có những ngườoi Mỹ da đen chối bỏ nước Mỹ và ủng hộ phong trào "Trở về Phi Châu" của Marcus Garvey. Giữa hai thái cực này là các sáng tác của Jean Toomer.
Jean Toomer ((1894-1967)
Giống Cullen, tiểu thuyết gia và nhà thơ người Mỹ da đen Jean Toomer nhìn thấy danh tính của người Mỹ vượt trên sắc tộc màu da. Có lẽ vì lý do này, ông đã sử dụng các truyền thống thi ca với âm ận và tiết điệu vốn có một cách tài tình, mà không đi tìm những dạng thơ"da đen mới." Dù vậy, tác phẩm chính của ông tựa đề Cane (1923) vẫn chất chứa đầy tham vọng và có nhiều ý tưởng mới lạ. Giống như tác phẩm Paterson của Williams, Cane gồm cả thơ, văn xuôi, những đoạn văn mô tả ngắn, truyện ngắn và các bút ký mang tính tự truyện. Trong tác phẩm đó, ta thấy một người Mỹ da đen tranh đấu để tìm danh tính của mình trong cộng đồng cũng như vượt ra ngoài cộng đồng da đen ở miền quê tiểu bang Georgia, tại Washington D.C., tại Chicago, bang Illinois, và trong vai trò một nhà giáo ở miền nam. Trong tác phẩm Cane, người dân quê Georgia của Toomer, tự nhiên đã đầy nghệ sĩ tính:
Họ cất tiếng hát ... những cây thông là cây đàn guitar
Tay khảy trên dây đàn, các mũi kim thông rơi xuống như màn mưa
Họ cất tiếng hát ... tiếng đồng ca rì rào của cây mía
hát thánh ca nguyện cầu với các vì sao ... (I, 21-24)
Cane cũng đối chọi cuộc sống vội vàng của người Mỹ đen ở Washington, D.C. :
Tiền cháy túi, túi đau đớn
Những kẻ bán rượu lậu mặc áo lụa
mập phì, lượn xe cardillac
vút nhanh trên đường phố (II, 1-4)
Richard Wright (1908-1960)
Richard Wright sinh ra trong một gia đình tá điền** nghèo ở Mississippi, nghèo đến nỗi cha ông bỏ đi khi ông lên năm tuổi. Wright là tiểu thuyết gia người Mỹ da đen đầu tiên viết cho đông đảo đọc giả mặc dù ông học chưa xong lớp chín trung học. Tuổi thơ khốn khổ của ông đã được tả lại trong quyển tự truyện và cũng là một trong số những tiểu thuyết hay nhất của ông. Đó là quyển Thằng Bé Da Đen (1945). Về sau ông kể lại do bị kỳ thị, ông ý thức về tình trạng nghèo túng mãnh liệt đến nỗi chỉ có nhờ đọc sách ông mới có thể sống được. Những lời lên án chỉ trích xã hội và văn hiện thực của Sherwood Anderson, Theodore Dreiser, và Sinclair Lewis đặc biệt đã khơi lên nguồn cảm hứng cho Wright viết văn. Trong những năm 1930, ông gia nhập đảng Cộng sản, sang những năm 1940 ông sang Pháp, và gặp Gertrude Stein cùng Jean-Paul Sartre, và ông trở thành người chống lại cộng sản. Cách viết bộc trực của ông đã mở đường cho các tiểu thuyết gia Mỹ đen về sau.
Tác phẩm của ông gồm tập chuyện ngắn Những Người Con Của Chú Tom/Uncle
Tom’s Children (1938), và quyển tiểu thuyết tàn bạo
tựa đề Đứa Con Bản Xứ/Native Son (1945),
trong truyện Bigger Thomas, một thanh niên da đen thất học, lỡ tay giết chết cô
con gái của ông chủ da trắng, đốt xác cô ta một cách tàn bạo rồi giết luôn cả cô bạn gái da đen của mình –vì sợ người bạn gái ấy sẽ phản lại tố cáo
mình. Mặc dù một số người My đen chỉ
trích Wright đã tả một nhân vật da đen là kẻ sát nhân, quyển tiểu thuyết này là tác phẩm
cần thiết mà độc giả lâu nay mong chờ để nói lên tình trạng phân biệt chủng tộc đầy bất công, một chủ đề được bàn luận tranh cãi rất nhiều ở Mỹ.
Zora Neale Hurston (1903-1960)
Sinh ra tại thị
trấn nhỏ mang tên Eatonville, tiểu bang Florida, Zora Neale Hurston là một ngọn đèn sáng chói trong phong trào Phục hưng Harlem. Bà đến New York lần đầu tiên
năm 16 tuổi, khi bà là thành viên trong một ban kịch lưu diễn. Là người kể chuyện có biệt tài thu hút hấp
dẫn người nghe, bà còn là sinh viên trường đại học Barnard, theo học với nhà nhân
chủng học Franz Boaz, và đã nắm vững cách nhìn khoa học về vấn đề sắc tộc. Boaz đốc thúc bà tập hợp lại văn học dân gian của miền đất bà sinh trưởng ở tiểu
bang Florida. Nhà dân gian học nổi tiếng
Alan Loma đã gọi tác phẩm Những
Con La và Những Người Đàn Ông/Mules and Men (1935) của bà là “quyển sách chân thực, lôi
cuốn và được viết ra thật tài tình về văn hóa dân gian.”
Hurston từng sống một thời gian tại Haiiti, nghiên cứu các thuật bùa chú và văn hóa dân gian tại đấy, và bà cho in thành tuyển tập tựa đề Hãy Kể Cho Con Ngựa Của Tôi/Tell My
Horse (1938). Vì bà sử dụng tiếng
Anh của người bình dân một cách tự nhiên tài tình nên bà được xếp vào truyền
thống vĩ đại của Mark Twain. Tác phẩm của bà sáng chói với những câu chuyện hài
hước lẫn bi tráng, bà sử dụng ngôn ngữ phong
phú nhiều màu nhiều vẻ, bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của người Mỹ da đen.
Hurston là một nhà văn để lại nhiều ấn tượng. Tác phẩm quan trọng nhất của bà Mắt Họ Đang Nhìn Theo Thượng Đế (1937) tả lại một cách cảm động và tươi mát sự trưởng thành của một phụ nữ đẹp lai
da trắng và da đen cùng niềm hạnh phúc được làm tươi mới lại của nàng qua ba cuộc
hôn nhân.
Quyển tiểu thuyết gợi lại hình ảnh về cuộc sống của những người Mỹ da đen làm lụng chốn thôn quê miền Nam nước Mỹ. Là người báo trước phong trào phụ nữ đấu tranh sẽ xảy ra, Hurston đã gợi hứng và ảnh hưởng nhiều nhà văn hiện thời như Alice Walker và Toni Morrison qua những tác phẩm tự truyện như Vết Xe Bụi Bám Trên Đường/ Dust Tracks on a Road (1942).
----
Quyển tiểu thuyết gợi lại hình ảnh về cuộc sống của những người Mỹ da đen làm lụng chốn thôn quê miền Nam nước Mỹ. Là người báo trước phong trào phụ nữ đấu tranh sẽ xảy ra, Hurston đã gợi hứng và ảnh hưởng nhiều nhà văn hiện thời như Alice Walker và Toni Morrison qua những tác phẩm tự truyện như Vết Xe Bụi Bám Trên Đường/ Dust Tracks on a Road (1942).
----
*Thời kỳ Phục Hưng Harlem là một bước ngoặt trong lịch sử người da đen. Thời kỳ này giúp văn nghệ sĩ da đen nắm được thế chủ động trong việc nói lên tiếng nói đại diện cho văn hóa và trải nghiệm của người da đen, và đem lại cho họ một chỗ đứng trong văn hóa thượng lưu Tây phương.
The Harlem Renaissance was a turning point in black cultural history. It helped African American writers and artists gain control over the representation of black culture and experience, and it provided them a place in Western high culture.
Thời kỳ Phục Hưng Harlem là một sự bùng nổ về mặt tri thức, xã hội và nghệ thuật tập trung tại vùng Harlem, New York, kéo dài trong những năm 920. Khi ấy nó được xem là "Phong trào của người da đen mới," dựa theo tên văn tuyển Người Da Đen Mới do Alain Locke chủ biên xuất bản năm 1925.
The Harlem Renaissance was a turning point in black cultural history. It helped African American writers and artists gain control over the representation of black culture and experience, and it provided them a place in Western high culture.
Thời kỳ Phục Hưng Harlem là một sự bùng nổ về mặt tri thức, xã hội và nghệ thuật tập trung tại vùng Harlem, New York, kéo dài trong những năm 920. Khi ấy nó được xem là "Phong trào của người da đen mới," dựa theo tên văn tuyển Người Da Đen Mới do Alain Locke chủ biên xuất bản năm 1925.
The Harlem Renaissance was an intellectual, social, and
artistic explosion centered in Harlem, New York, spanning the 1920s. At the
time, it was known as the "New Negro Movement," named after The New
Negro, a 1925 anthology edited by Alain Locke. Wikipedia
Thời kỳ Phục Hưng Harlem là một phong trào nghệ thuật khởi đầu với việc chống lại tình trạng bất công về sắc tộc tại Mỹ. Phong trào này được người ta nhớ nhất với những bài thơ bừng bừng nhiệt huyết của Claude McKay và Langston Hughes, cũng như cách nói bình dân trong tiểu thuyết của Zora
Neale Hurston.
The Harlem Renaissance was an artistic movement that began as a way to fight against racial injustice in the United States. Yet, it is remembered most for the fiery poetry of Claude McKay and Langston Hughes as well as the vernacular found in the fiction of Zora Neale Hurston.
Thời kỳ Phục Hưng Harlem đã giúp minh định lại cách hiểu của người Mỹ và của thế giới đối với nền văn hóa của người Mỹ da đen. Nó đã dung hợp văn hóa da trắng và da đen, và đánh dấu sự khởi đầu của xã hội người da đen sống ở thành thị. Thời kỳ này mở đường cho Phong trào đấu tranh cho quyền dân sự của những năm 1950 và 60. Thời kỳ Phục Hưng Harlem kết thúc vào những năm 1930 do tác động của thời kỳ Suy Thoái Lớn. Sự suy sụp về kinh tế khiến các nhà văn nổi bật của vùng Harlem phải ra đi.
The Harlem Renaissance helped to redefine how Americans and the world understood African American culture. It integrated black and white cultures, and marked the beginning of a black urban society. The Harlem Renaissance set the stage for the Civil Rights Movement of the 1950s and 60s.
The Harlem Renaissance was an artistic movement that began as a way to fight against racial injustice in the United States. Yet, it is remembered most for the fiery poetry of Claude McKay and Langston Hughes as well as the vernacular found in the fiction of Zora Neale Hurston.
Thời kỳ Phục Hưng Harlem đã giúp minh định lại cách hiểu của người Mỹ và của thế giới đối với nền văn hóa của người Mỹ da đen. Nó đã dung hợp văn hóa da trắng và da đen, và đánh dấu sự khởi đầu của xã hội người da đen sống ở thành thị. Thời kỳ này mở đường cho Phong trào đấu tranh cho quyền dân sự của những năm 1950 và 60. Thời kỳ Phục Hưng Harlem kết thúc vào những năm 1930 do tác động của thời kỳ Suy Thoái Lớn. Sự suy sụp về kinh tế khiến các nhà văn nổi bật của vùng Harlem phải ra đi.
The Harlem Renaissance helped to redefine how Americans and the world understood African American culture. It integrated black and white cultures, and marked the beginning of a black urban society. The Harlem Renaissance set the stage for the Civil Rights Movement of the 1950s and 60s.
The Harlem Renaissance ended in
the 1930s after the effects of the Great Depression set in. The economic
downturn led to the departure of Harlem's prominent writers.
**Cho mượn đất canh tác trở nên phổ biến ở miền nam nước Mỹ vào lúc kinh tế xáo trộn do chế độ nô lệ chấm dứt trong suốt thời kỳ Phục hồi và những năm sau đó. Cho mượn đất canh tác là cách người nông gia da trắng và da đen nghèo có thể sinh sống nhờ canh tác trên đất đai do người khác làm chủ. Đây là hình thức người chủ đất cho tá điền dùng đất của mình canh tác và góp một phần thu họach từ mảnh đất họ được canh tác. Cho mượn đất canh tác có lịch sử lâu dài và gồm những trường hợp, hoàn cảnh, và hợp đồng giữa người thuê và người cho thuê đất rất đa dạng.
**Cho mượn đất canh tác trở nên phổ biến ở miền nam nước Mỹ vào lúc kinh tế xáo trộn do chế độ nô lệ chấm dứt trong suốt thời kỳ Phục hồi và những năm sau đó. Cho mượn đất canh tác là cách người nông gia da trắng và da đen nghèo có thể sinh sống nhờ canh tác trên đất đai do người khác làm chủ. Đây là hình thức người chủ đất cho tá điền dùng đất của mình canh tác và góp một phần thu họach từ mảnh đất họ được canh tác. Cho mượn đất canh tác có lịch sử lâu dài và gồm những trường hợp, hoàn cảnh, và hợp đồng giữa người thuê và người cho thuê đất rất đa dạng.
Sharecropping became widespread in the South as a response to economic upheaval caused by the end of slavery during and after Reconstruction. Sharecropping was a way for very poor farmers, both white and black, to earn a living from land owned by someone else.
Sharecropping is a form of agriculture in which a landowner
allows a tenant to use the land in return for a share of the crops produced on
their portion of land. Sharecropping has a long history and there are a wide
range of different situations and types of agreements that have used a form of
the system. Wikipedia
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.