Mary Cochran bước
ra khỏi dãy phòng nơi cô sống với cha cô, bác sĩ Lester Cochran, vào lúc bảy giờ tối Chủ nhật. Bấy giờ là tháng sáu năm 1908 và Mary được 18 tuổi. Cô thả
bộ theo phố Tremont về phía đường Main, băng qua đường rầy xe
lửa đến khu xóm trên đường Main, nơi có các cửa hiệu nhỏ và những
căn nhà tồi tàn ở hai bên, ở đó khá yên tĩnh, chẳng chút gì vui nhộn vào
những ngày Chủ nhật khi it người qua lại. Cô nói với cha là cô sẽ đi lễ nhà thờ nhưng cô không hề có ý định làm thế. Cô không biết cô muốn làm gì. Vừa
bước đi chầm chậm cô vừa nhủ thầm: “Mình sẽ đi bộ một mình và suy gẫm.” Cô thấy buổi tối hôm ấy là một tối đẹp trời, và cô không nên ngồi trong
nhà thờ ngột ngạt để nghe giảng về những điều chẳng hề liên quan gì
đến vấn đề của cô. Chuyện riêng tư của
cô đang gặp hồi khủng hoảng và đã đến lúc cô phải bắt đầu suy nghĩ
về tương lai một cách nghiêm túc.
Sở dĩ Mary đắm chìm trong suy tư một cách trang nghiêm trang như vậy là vì đêm hôm trước cha cô đã nói
chuyện cùng cô. Không hề báo trước
và khá đột ngột, ông bất ngờ báo cho cô hay rằng ông bị bệnh tim và
có thể chết bất kỳ lúc nào. Ông
tuyên bố như thế khi hai người cùng đứng trong phòng mạch của ông,
phía sau phòng mạch ấy là mấy căn phòng hai cha con sinh sống.
Bên ngoài trời
đã tối khi cô vào phòng mạch thấy cha mình đang ngồi ở đấy một
mình. Phòng mạch và các căn phòng
họ ở đều nằm trên tầng hai của một tỏa nhà cũ ở thị trấn
Hunterburg, tiểu bang Illinois. Lúc
nói chuyện vị bác sĩ đứng gần cô con gái cạnh cửa sổ nhìn
xuống đường Tremont. Có tiếng sinh
hoạt về đêm ngày thứ bảy của thị trấn từ phố Main vọng lại nho nhỏ
nơi góc đường, và chuyến tàu đêm đi Chicago cách xa 50 dặm về phía đông cũng vừa chạy
qua. Chiếc xe đón khách về khách sạn chạy lọc
cọc ra khỏi đường Lincoln, lăn bánh theo con lộ Tremont hướng về phía khách sạn ở khu
xóm dưới trên đường Main. Đám bụi
tung lên từ vó ngựa bay trong không khi yên tĩnh. Một nhóm người đi chầm chậm theo chiếc
xe ấy, và nơi dãy cột để người ta buộc ngựa trên đường Tremont đã có các chiếc xe ngựa đậu
thành hàng dài; đó là những chiếc xe chở các nông gia và vợ họ đến thị
trấn buổi tối đó để mua sắm và tán gẫu.
Sau khi chiếc xe đò đi qua, có thêm ba bốn chiếc xe ngựa nữa chạy vào phố. Một thanh niên giúp người yêu bước xuống xe ngựa. Anh ta âu yếm nắm lấy cánh tay của nàng; bất giác lòng khát khao được bàn tay của một người đàn ông chạm vào một cách âu yếm như thế --cái khát khao mà trước đây đã từng dâng lên trong lòng Mary nhiều lần-- trở lại với cô ngay lúc cha cô báo cho cô biết về cái chết gần kề của mình.
Khi vị bác sĩ bắt đầu nói, Barney Smithfield, chủ trại ngựa có cửa hướng ra đường Tremont, nằm đối diện trực tiếp với tòa nhà nơi gia đìng Cockran sống, cũng vừa trở lại nơi làm việc của mình sau khi ăn tối xong. Ông ta đứng lại kể chuyện cho một nhóm đàn ông tụ tập trước cửa trại ngựa và họ phá lên cười. Một trong những người đứng chơi ngoài phố, một anh chàng lực lưỡng mặc áo vest sọc ca-rô tách ra khỏi đám người kia đến đứng trước mặt ông chủ trại ngựa. Anh chàng trông thấy Mary và muốn cô chú ý đến mình. Anh ta cũng bắt đầu kể chuyện, vừa kể vừa ra điệu bộ, vẫy cánh tay, và thỉnh thoảng liếc nhìn xem cô gái có còn đứng nơi cửa sổ và cô có nhìn anh ta chăng.
Bác sĩ Cochran đã nói với cô con gái về cái chết gần kề của ông bằng một giọng trầm lặng, lạnh lùng. Đối với cô gái, dường như mọi thứ liên quan đến cha cô đều trầm lặng, lạnh lùng. "Ba mắc bệnh tim," ông nói toạc ra, "Lâu nay ba đã nghi ba mắc một chứng bệnh đại loại như thế, và ngày thứ năm ba đã đi Chicago khám bệnh. Sự thật là ba có thể chết bất kỳ lúc nào. Ba không muốn nói cho con biết nhưng có một lý do khiến ba phải nói --ba sẽ để lại một ít tiền và con cần có kế hoạch cho tương lai của mình."
Vị bác sĩ bước đến gần cửa sổ nơi con ông đang đứng, một tay cô vịn vào khung cửa. Lời tuyên bố của người cha khiến mặt cô hơi tái đi và bàn tay cô run run. Mặc dù bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ông thấy xúc động và muốn trấn an con mình. "Nói thế thôi chứ mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi. Con đừng lo. Từng làm bác sĩ ba mươi năm, chẳng lẽ ba không biết nhiều lời nói của các chuyên gia không có nghĩa gì cả. Trong những chuyện như thế này, tức là khi một người bị bệnh tim, anh ta vẫn còn nấng ná thêm nhiều năm nữa." Ông bật cười gượng gạo. "Ba thậm chí còn nghe người ta nói cách hay nhất để sống lâu là mang bệnh tim."
Nói xong vị bác sĩ quay lưng bước ra khỏi văn phòng đi xuống cầu thang bằng gỗ để ra ngoài phố. Ông đã có ý muốn choàng tay lên vai cô con khi nói chuyện với cô, nhưng vì lâu nay không hề bày tỏ cảm xúc của mình trong quan hệ cha con, ông không thể bộc lộ trọ̣n vẹn một cái gì đó chôn chặt bên trong con người ông.
Mary đứng thật lâu nhìn xuống đường. Gã thanh niên mặc áo vét sọc ca rô tên là Duke Yetter vừa kể chuyện xong, và mọi người lại phá lên cười. Cô quay lại nhìn về phía cửa cha cô vừa bước qua, và một nỗi lo sợ xâm chiếm cả người cô. Suốt đời cô chưa hề có cái gì ấm áp gần gũi. Người cô run lên mặc dù tối đó trời ấm, và cô đưa tay qua mắt thật nhanh như phụ nữ khi làm dáng.
Vợ của các công nhân tụ tập thành nhóm đứng tán gẫu cạnh bờ rào phân chia sân nhà họ. Thỉnh thoảng tiếng của một người đàn bà vang lên rõ mồn một giữa tiếng nói thầm thì đều đều giống như tiếng nước sông đang chảy rù rì vọng qua các con đường nhỏ oi bức.
Ngoài đường hai đứa bé đang gây nhau. Một thằng bé tóc đỏ vai u thịt bắp nện một cú vào vai thằng bé kia có gương mặt gân guốc xanh xao. Mấy đứa bé khác chạy đến. Mẹ của thằng bé tóc đỏ chặn lại không cho cuộc ấu đả xảy ra. Bà la to: "Dừng lại, Johnny. Tao bảo mày phải dừng lại. Mày mà không dừng, tao bẻ cổ mày cho biết tay,"
Thằng bé xanh xao kia quay lưng bỏ đi, tránh xa tên hành hung nó. Lúc nó lấm lét đi trên hè phố ngang qua Mary Cochran, đôi mắt nhỏ sắc sảo của nó ngước lên nhìn cô với ánh mắt căm tức.
Mary bước đi thật nhanh. Khu phố mới lạ lùng này thuộc thị trấn cô sinh ra và lớn lên, với sinh hoạt lúc nào cũng chộn rộn lu bu của nó, lại có sức thu hút mạnh đối với cô. Bản chất con người cô có cái gì đó tăm tối và phẫn nộ khiến cô cảm thấy gần gũi thoải mái ở khu đông đúc chật chội ấy nơi con người phải lầm than vật lộn để thích nghi với cuộc sống. Thói quen im lặng của cha cô và điều bí mật liên quan đến đời sống gia đình không hạnh phúc giữa cha mẹ cô, cái đã ảnh hưởng đến thái độ của người dân trong thị trấn đối với cô, nó khiến đời cô thành cô đơn, và làm cô có tính cương quyết bướng bỉnh khi suy nghĩ theo kiểu riêng của mình lúc đối phó với những vấn đề trong đời mà cô không thể hiểu được. Ẩn sâu trong suy tư của cô là tính tò mò mạnh mẽ và lòng cương quyết can trường muốn mạo hiểm. Cô như con thú con trong rừng đã bị khẩu súng tên thợ săn cướp mất mẹ, và vì đói phải dấn bước tự đi tìm thức ăn. Năm ấy cô đã đi bộ một mình vào ban đêm hai mươi lần trong khu phố mới có nhà máy đang phát triển nhanh của thị trấn. Cô đã mười tám và bắt đầu trỗ mã, và cô cảm thấy các cô gái khác cùng tuổi như cô trong thị trấn không ai dám đi bộ một mình ở một khu phố như thế. Cảm giác ấy làm cô thấy hãnh diện và vừa đi cô vừa nhìn quanh một cách can đảm.
Trong số các công nhân sống trên đường Wilmott, những người đàn ông và đàn bà được nhà sản xuất đồ đạc đưa đến thị trấn ấy để làm việc, có nhiều người nói tiếng ngoại quốc.
Mary ngồi thật im. Trong lùm cỏ cao đám côn trùng khi nãy đang hát bài hát chiều hôm của ch́úng thì bị động nên im, nay chúng lại cất tiếng. Một con chim robin ức vàng cam bay vào lùm cây cô đang ngồi bên dưới cất tiếng hót trong lanh lãnh như đánh thức. Tiếng người nói nho nhỏ từ khu phố có nhà máy mới xây của thị trấn vọng lên sườn đồi, nghe như tiếng chuông giáo đường xa xa gọi người ta đi lễ. Ngực cô nhói lên, và hai tay ôm lấy đầu, cô lắc lư người tới lui. Nước mắt cô rưng rưng, và lòng cô bỗng dưng thấy thương mến những người đàn ông và đàn bà sống trong thị trấn Huntersburg.
Khi ấy từ ngoài đường có tiếng gọi. "Chào cô bé," có tiếng ai đó gọi, và Mary bật dậy thật nhanh. Tâm trạng dịu dàng khi nãy của cô vụt qua đi như một cơn gió và thay vào đó là sự giận dữ.
Sau khi chiếc xe đò đi qua, có thêm ba bốn chiếc xe ngựa nữa chạy vào phố. Một thanh niên giúp người yêu bước xuống xe ngựa. Anh ta âu yếm nắm lấy cánh tay của nàng; bất giác lòng khát khao được bàn tay của một người đàn ông chạm vào một cách âu yếm như thế --cái khát khao mà trước đây đã từng dâng lên trong lòng Mary nhiều lần-- trở lại với cô ngay lúc cha cô báo cho cô biết về cái chết gần kề của mình.
Khi vị bác sĩ bắt đầu nói, Barney Smithfield, chủ trại ngựa có cửa hướng ra đường Tremont, nằm đối diện trực tiếp với tòa nhà nơi gia đìng Cockran sống, cũng vừa trở lại nơi làm việc của mình sau khi ăn tối xong. Ông ta đứng lại kể chuyện cho một nhóm đàn ông tụ tập trước cửa trại ngựa và họ phá lên cười. Một trong những người đứng chơi ngoài phố, một anh chàng lực lưỡng mặc áo vest sọc ca-rô tách ra khỏi đám người kia đến đứng trước mặt ông chủ trại ngựa. Anh chàng trông thấy Mary và muốn cô chú ý đến mình. Anh ta cũng bắt đầu kể chuyện, vừa kể vừa ra điệu bộ, vẫy cánh tay, và thỉnh thoảng liếc nhìn xem cô gái có còn đứng nơi cửa sổ và cô có nhìn anh ta chăng.
Bác sĩ Cochran đã nói với cô con gái về cái chết gần kề của ông bằng một giọng trầm lặng, lạnh lùng. Đối với cô gái, dường như mọi thứ liên quan đến cha cô đều trầm lặng, lạnh lùng. "Ba mắc bệnh tim," ông nói toạc ra, "Lâu nay ba đã nghi ba mắc một chứng bệnh đại loại như thế, và ngày thứ năm ba đã đi Chicago khám bệnh. Sự thật là ba có thể chết bất kỳ lúc nào. Ba không muốn nói cho con biết nhưng có một lý do khiến ba phải nói --ba sẽ để lại một ít tiền và con cần có kế hoạch cho tương lai của mình."
Vị bác sĩ bước đến gần cửa sổ nơi con ông đang đứng, một tay cô vịn vào khung cửa. Lời tuyên bố của người cha khiến mặt cô hơi tái đi và bàn tay cô run run. Mặc dù bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ông thấy xúc động và muốn trấn an con mình. "Nói thế thôi chứ mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi. Con đừng lo. Từng làm bác sĩ ba mươi năm, chẳng lẽ ba không biết nhiều lời nói của các chuyên gia không có nghĩa gì cả. Trong những chuyện như thế này, tức là khi một người bị bệnh tim, anh ta vẫn còn nấng ná thêm nhiều năm nữa." Ông bật cười gượng gạo. "Ba thậm chí còn nghe người ta nói cách hay nhất để sống lâu là mang bệnh tim."
Nói xong vị bác sĩ quay lưng bước ra khỏi văn phòng đi xuống cầu thang bằng gỗ để ra ngoài phố. Ông đã có ý muốn choàng tay lên vai cô con khi nói chuyện với cô, nhưng vì lâu nay không hề bày tỏ cảm xúc của mình trong quan hệ cha con, ông không thể bộc lộ trọ̣n vẹn một cái gì đó chôn chặt bên trong con người ông.
Mary đứng thật lâu nhìn xuống đường. Gã thanh niên mặc áo vét sọc ca rô tên là Duke Yetter vừa kể chuyện xong, và mọi người lại phá lên cười. Cô quay lại nhìn về phía cửa cha cô vừa bước qua, và một nỗi lo sợ xâm chiếm cả người cô. Suốt đời cô chưa hề có cái gì ấm áp gần gũi. Người cô run lên mặc dù tối đó trời ấm, và cô đưa tay qua mắt thật nhanh như phụ nữ khi làm dáng.
Cử chỉ đó chỉ
là cách cô tỏ ý muốn xua đi đám mây lo âu đang phủ vây cô, nhưng lại
bị Duke Yetter hiểu sai lệch, nên lúc đó anh ta tách ra một chút khỏi đám đàn ông đứng trước
trại ngựa. Khi thấy bàn tay của
Mary giơ lên, anh ta mỉm cười, rồi quay lưng thật nhanh để chắc chắn
không có ai trông thấy, anh ta liền hất đầu vẫy tay ra hiệu anh ta muốn
cô gái đi xuống đường để anh có thể cùng đi với cô.
Tối Chủ nhật hôm đó, sau khi đi qua xóm trên của
đường Main, Mary quẹo vào đường Wilmott, dãy phố có nhà của các công
nhân. Năm ấy tại Huntersburg bắt đầu
có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy các công xưởng đang tràn lan từ
Chicago về hướng tây, vào đến các thị trấn đồng không mông quạnh. Một nhà sản xuất đồ đạc ở Chicago đã
cho xây nhà máy tại một thị trấn nông nghiệp nhỏ còn ngái ngủ, với hy
vọng làm như vậy ông sẽ thóat được những tổ chức công đoàn đã bắt
đầu gây rắc rối cho ông trong thành phố.
Đại đa số các công nhân sống ở khu xóm trên của thị trấn, dọc
theo đường Wilmott, Swift, Harrison, và Chestnut trong các căn nhà gỗ rẻ
tiền ọp ẹp. Vào đêm trời hè nóng
bức họ thường tụ tập nơi hiên nhà còn lũ trẻ con thì nô đùa ngoài
đường xá đầy bụi đất. Những người
đàn ông gốc da đỏ mặc áo sơ mi trắng không có bâu và không mặc áo
khoác, ngủ trên ghế hoặc nằm dài trên bãi cỏ hay trên nền đất cứng trước cửa các căn nhà gỗ ấy. Vợ của các công nhân tụ tập thành nhóm đứng tán gẫu cạnh bờ rào phân chia sân nhà họ. Thỉnh thoảng tiếng của một người đàn bà vang lên rõ mồn một giữa tiếng nói thầm thì đều đều giống như tiếng nước sông đang chảy rù rì vọng qua các con đường nhỏ oi bức.
Ngoài đường hai đứa bé đang gây nhau. Một thằng bé tóc đỏ vai u thịt bắp nện một cú vào vai thằng bé kia có gương mặt gân guốc xanh xao. Mấy đứa bé khác chạy đến. Mẹ của thằng bé tóc đỏ chặn lại không cho cuộc ấu đả xảy ra. Bà la to: "Dừng lại, Johnny. Tao bảo mày phải dừng lại. Mày mà không dừng, tao bẻ cổ mày cho biết tay,"
Thằng bé xanh xao kia quay lưng bỏ đi, tránh xa tên hành hung nó. Lúc nó lấm lét đi trên hè phố ngang qua Mary Cochran, đôi mắt nhỏ sắc sảo của nó ngước lên nhìn cô với ánh mắt căm tức.
Mary bước đi thật nhanh. Khu phố mới lạ lùng này thuộc thị trấn cô sinh ra và lớn lên, với sinh hoạt lúc nào cũng chộn rộn lu bu của nó, lại có sức thu hút mạnh đối với cô. Bản chất con người cô có cái gì đó tăm tối và phẫn nộ khiến cô cảm thấy gần gũi thoải mái ở khu đông đúc chật chội ấy nơi con người phải lầm than vật lộn để thích nghi với cuộc sống. Thói quen im lặng của cha cô và điều bí mật liên quan đến đời sống gia đình không hạnh phúc giữa cha mẹ cô, cái đã ảnh hưởng đến thái độ của người dân trong thị trấn đối với cô, nó khiến đời cô thành cô đơn, và làm cô có tính cương quyết bướng bỉnh khi suy nghĩ theo kiểu riêng của mình lúc đối phó với những vấn đề trong đời mà cô không thể hiểu được. Ẩn sâu trong suy tư của cô là tính tò mò mạnh mẽ và lòng cương quyết can trường muốn mạo hiểm. Cô như con thú con trong rừng đã bị khẩu súng tên thợ săn cướp mất mẹ, và vì đói phải dấn bước tự đi tìm thức ăn. Năm ấy cô đã đi bộ một mình vào ban đêm hai mươi lần trong khu phố mới có nhà máy đang phát triển nhanh của thị trấn. Cô đã mười tám và bắt đầu trỗ mã, và cô cảm thấy các cô gái khác cùng tuổi như cô trong thị trấn không ai dám đi bộ một mình ở một khu phố như thế. Cảm giác ấy làm cô thấy hãnh diện và vừa đi cô vừa nhìn quanh một cách can đảm.
Trong số các công nhân sống trên đường Wilmott, những người đàn ông và đàn bà được nhà sản xuất đồ đạc đưa đến thị trấn ấy để làm việc, có nhiều người nói tiếng ngoại quốc.
Mary đi bộ lẫn trong đám những người ấy và cô thích nghe âm thanh phát
ra từ giọng nói là lạ của họ.
Được ra đường khiến cô cảm thấy cô đã đi ra khỏi thị trấn của
mình và đang du ngoạn ở một miền đất lạ. Tại khu xóm dưới của phố Main hay trên
những con đường có dân cư nằm ở phía đông thị trấn nơi có những thanh
niên nam nữ mà cô quen biết sinh sống, nơi có các thương nhân, thư ký,
luật sư, cùng những công nhân người Mỹ khá giả hơn ở thi trấn Huntersburg,
cô luôn cảm thấy một thái độ ghét bỏ kín đáo nào đó đối với cô. Thái độ ấy không phải do tính cách riêng
của cô. Cô chắc chắn như
thế. Cô giữ kín chuyện riêng của cô
đến độ thật sự người ta biết rất ít về cô. “Chỉ vì mình là con gái của mẹ mình
thôi,” cô nhủ thầm và cô thường không đi bộ trong khu thị trấn nơi các
cô gái thuộc giai cấp của cô sinh sống.
Mary thường lui tới con đường Wilmott đến nỗi nhiều
người dân ở đó bắt đầu cảm thấy quen thuộc với cô. Họ hay nói: “Cô ấy là con một ông chủ trại, và thường có thói quen hay đi vào phố.” Một người đàn bà tóc đỏ, mông to bước
ra trước cửa nhà trong khu phố gật đầu chào cô. Trên bãi cỏ hẹp cạnh một căn nhà khác
có một thanh niên đang ngồi lưng tựa vào gốc cây. Anh ta đang hút ống vố, nhưng khi ngẩng
lên nhìn thấy cô, anh ta lấy ông vố ra khỏi miệng. Cô cả quyết anh ta người Ý,vì tóc và
mắt anh đều màu đen. “Cô ơi! Hân hạnh chào cô đi qua vùng này,“ anh chàng lên tiếng gọi, tay vẫy chào cô và
miệng mỉm cười.
Mary đi hết con đường Wilmott và rẽ vào một con
đường mòn. Cô cảm thấy chắc hẳn mình
đã đi lâu lắm từ khi cô rời cha cô bước ra đường, mặc dù thật ra cô
mới chỉ đi bộ được vài phút.
Cạnh con đường mòn, trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, có một căn
nhà vựa tồi tàn, và trước nhà vựa là cái hố thật to trong đó chứa đầy gỗ cháy xém; chỗ ấy trước đây từng là một nông trại. Cạnh bên hố to ấy có đống đá trên đó dây
leo mọc phủ kín. Giữa nông trại và
nhà vựa có khu vườn trái cây cổ xưa với cỏ hoang mọc chằng
chịt. Len lỏi qua đám cỏ dại, nhiều loại cỏ nở đầy hoa, Mary tìm thấy
chỗ ngồi cho mình trên một tảng đá được ai đó đặt tựa vào thân một
cây táo già. Cỏ cao che khuất cả người cô và từ ngoài đường nhìn
vào người ta chỉ có thể thấy phần đầu của cô mà thôi. Được cỏ che khuất như thế cô trông giống
như con chim trĩ chạy giữa đám cỏ cao chợt nghe thấy tiếng gì là lạ,
nó dừng lại, ngẩng đầu lên nghe ngóng.
Cô con gái vị bác sĩ
đã từng đi đến khu vườn cây ăn trái hoang tàn này nhiều lần. Các con đường dẫn vào thị trấn bắt
đầu từ nơi chân đồi chỗ có vườn cây này, và lúc ngồi trên tảng đá,
cô có thể nghe tiếng nói lớn vọng lại từ đường Wilmott. Một bờ dậu ngăn cách giữa vườn cây ăn
trái và các cánh đồng nằm trên sườn đồi. Mary định sẽ ngồi nơi cây táo cho đến
khi bóng tối phủ xuống khu đất ấy, và cô sẽ suy tính cho kế hoạch
tương lai của cô. Việc cha cô sẽ sớm
qua đời có vẻ vừa thật vừa không thật, nhưng đầu óc cô không thể nào
mường tượng ra được chuyện ông ra đi vĩnh viễn không có mặt trên đời
nữa. Lúc ấy cái chết liên quan đến
người cha của cô không phải dưới dạng một cái xác bất động lạnh
ngắc sẽ được đem chôn dưới đất; thay vì thế, với cô, dường như cha cô
không chết mà chỉ có việc phải đi xa đâu đó. Đã lâu rồi mẹ cô đã làm như thế. Nghĩ
như vậy cô bỗng thấy lòng nhẹ nhõm và ngập ngừng là lạ. Cô nhủ thầm: “Thôi, đến lúc đó, mình
sẽ bắt đầu cuộc hành trình, mình sẽ rời nơi này để vào đời.”Đã
nhiều dịp Mary từng đi với cha cô đến Chicago ở đó cả ngày, và cô
cảm thấy hào hứng khi nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa cô có thể sẽ đến
đấy sống. Cô tưởng tượng thấy
trước mắt mình những dãy phố dài với cả ngàn người lạ đi qua. Đi vào những con đường như thế và sống
cùng những người lạ cũng giống như rời bỏ chốn sa mạc khô cằn đi
vào khu rừng cây mát mẻ với thảm cỏ non mềm mại.
Ở Huntersburg
cô luôn phải sống dưới
một đám mây mù; giờ đây cô đã thành một người phụ nữ trưởng thành,
bầu không khí ngột ngạt cô luôn phải hít thở thường xuyên trở nên
ngày càng nặng nề với cô. Quả thật người ta chưa bao giờ đặt câu hỏi
với cô về vị thế của cô trong đời sống cộng đồng, nhưng cô cảm thấy
có sự kỳ thị nào đó đối với cô.
Khi cô còn là trẻ sơ sinh đã có một vụ tai tiếng dính líu đến
cha mẹ cô. Chuyện ấy từng làm ầm
ĩ thị trấn Huntersburg, rồi khi cô lớn lên một chút, thỉnh thoảng
người ta nhìn cô với cặp mắt vừa chế nhạo vừa thương hại. Họ nói: “
Tội con bé! Thật quá tệ! Có một lần vào một tối mùa
hè mây mù, khi ấy cha cô đã lái xe đi ra miền quê và cô đang ngồi một
mình trong bóng tối cạnh cửa sổ phòng mạch của ông, cô nghe một
người đàn ông và một người đàn bà đi ngoài đường nhắc đến tên
cô. Hai người ấy đang dò dẫm đi
trong bóng tối trên hè phố phía dưới cửa sổ phòng mạch. Người đàn
ông nói: “Cô con gái của bác sĩ là một cô gái dễ thương.” Người đàn bà cười to, đáp lại: “Bây
giờ cô ấy đang lớn và đang thu hút sự chú ý của đàn ông con
trai. Anh ráng giữ ý tứ đấy. Cô ta sẽ hóa thành người xấu. Mẹ nào con nấy mà.”
Mary ngồi trên tảng đá dưới tàng cây trong vườn cây ăn trái ấy khoảng mươi mười lăm phút, và nghĩ về thái độ người trong thị trấn đối với cô và cha cô. Cô tự nhủ: "Lẽ ra thái độ đó đã khiến hai cha con gần nhau hơn," và thắc mắc không biết cái chết gần kề của cha cô có sẽ làm được điều mà đám mây phủ giăng lên hai cha con bao nhiêu năm qua đã không làm được. Lúc ấy cô dường như thấy việc cái chết sẽ đến với cha cô không có gì là tàn ác cả. Bằng cách nào đó Thần Chết đã đến với cô, và khi ấy Thần Chết là một nhân vật dễ thương, dịu dàng với hảo ý. Bàn tay tử thần sẽ mở cửa cho cô rời nhà cha mình để bước vào cuộc đời. Với tâm ý tàn bạo của tuổi trẻ trước hết cô chỉ nghĩ về những cuộc mạo hiểm có thể có trong cuộc sống mới.Mary ngồi thật im. Trong lùm cỏ cao đám côn trùng khi nãy đang hát bài hát chiều hôm của ch́úng thì bị động nên im, nay chúng lại cất tiếng. Một con chim robin ức vàng cam bay vào lùm cây cô đang ngồi bên dưới cất tiếng hót trong lanh lãnh như đánh thức. Tiếng người nói nho nhỏ từ khu phố có nhà máy mới xây của thị trấn vọng lên sườn đồi, nghe như tiếng chuông giáo đường xa xa gọi người ta đi lễ. Ngực cô nhói lên, và hai tay ôm lấy đầu, cô lắc lư người tới lui. Nước mắt cô rưng rưng, và lòng cô bỗng dưng thấy thương mến những người đàn ông và đàn bà sống trong thị trấn Huntersburg.
Khi ấy từ ngoài đường có tiếng gọi. "Chào cô bé," có tiếng ai đó gọi, và Mary bật dậy thật nhanh. Tâm trạng dịu dàng khi nãy của cô vụt qua đi như một cơn gió và thay vào đó là sự giận dữ.
Duke Yetter đang đứng ngoài
đường, từ chỗ anh ta đứng la cà trước trại nuôi ngựa, anh ta nhìn
thấy cô đi ra ngoài dạo phố vào buổi tối Chủ nhật, và anh ta đã theo
cô. Khi cô đi qua xóm trên của phố
Main vào vùng có những nhà máy mới xây thì anh ta biết chắc mình sẽ thắng cuộc trong việc chinh phục. Anh nhủ thầm, “Nàng
không muốn người ta thấy nàng đi với mình. Thế cũng được thôi. Nàng biết rõ thế nào mình cũng đi theo,
nhưng không muốn mình lộ diện cho đến khi bạn bè nàng không còn thấy
nàng nữa. Nàng hơi kiêu kỳ và cần người làm cho bớt tính kiêu kỳ
ấy, nhưng có sao đâu. Nàng đã không
theo con đường nàng thường đi để cho mình cơ hội này, và có thể nàng
sợ cha nàng.”
Duke trèo lên
con dốc xa khỏi lộ để vào vườn trái cây, nhưng khi anh ta đến chỗ có
đống đá phủ đầy dây leo chằng chịt
thì anh bị vấp té. Anh ta ngồi dậy
và cười to. Mary không đợi anh đến
chỗ cô mà cô bắt đầu tiến về phía anh ta, và khi tiếng cười của anh
phá vỡ bầu không khí yên tĩnh của vườn trái cây thì cô nhẩy tới
trước và tát vào má anh. Rồi cô
quay đi và trong lúc anh ta còn đứng đó chân bị vướng dây leo chằng
chịt thì cô đã chạy nhanh ra đường.
Cô la lớn: “Nếu anh đi theo hoặc nói chuyện với tôi, tôi sẽ cho
người giết anh.”
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.