Lối sống cách ly tách biệt và đầy căng thăng của những năm 1950 ở Mỹ đã tìm cách phô bày ra vào những năm 1960 qua các phong trào đấu tranh cho dân quyền, nữ quyền, phản đối chiến tranh, qua các hoạt động của nhóm thiểu số da màu, và sự xuất hiện của phong trào chống văn hóa truyền thống mà đến giờ vẫn còn ảnh hưởng đến xã hội Mỹ. Những tác phẩm chính trị và xã hội đáng kể trong thời này gồm các bài diễn văn của nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân quyền tiến sĩ Martin Luther King, Jr., những bài viết tiên phong của nhà lãnh đạo phong trào nữ quyền Betty Friedan (tác phẩm Bí Ẩn Phụ Nữ/The Feminine Mystique), và tác phẩm Những Đạo Quân Đêm Ấy/The Armies of the Night (1968) của Norman Mailer, nói về cuộc diễn hành phản chiến 1967.
Những năm 1960 cũng được đánh dấu bởi ranh giới mờ nhạt giữa cái hư cấu và sự kiệ̣n, giữa tiểu thuyết và bài báo tường thuật tin, kéo dài cho đến nay. Tiểu thuyết gia Truman Capote (1924-1984), người đã làm độc giả choáng ngợp vì ông là kẻ nổi loạn ("enfant terrible")* vào cuối những năm 1940, 1950 với những tác phẩm như Điểm Tâm Ở Nhà Của Tiffany/Breakfast at Tiffany’s (1958), đã làm độc giả sửng sốt với tác phẩm tội phạm hình sự Máu Lạnh/In Cold Blood (1965), trong đó ông phân tích rất lôi cuốn một vụ giết người tập thể rất dã man ngay giữa lòng nước Mỹ mà khi đọc lên ta cảm thấy như đọc tiểu thuyết trinh thám.
Đồng thời, ngành báo chí mới cũng xuất hiện, rất nhiều tiểu thuyết không phải hư cấu đã kết hợp báo chí với các thủ pháp viết truyện hư cấu, hoặc những sách này thường hay đùa với sự kiện có thật, nhào nặn lại sự kiện để câu chuyện được tường trình thêm phần kịch tính và nóng hổi. Trong truyện Cuộc Thử Nghiệm Bằng Điện về Chất Acid Trong Kool-Aid/The Electric Kool-Aid Acid Test (1968), Tom Wolfe (1931- ) đã ca ngợi lòng yêu thích lang bạt chống lại văn hóa truyền thống của tiểu thuyết gia Ken Kesey (1935-2001); truyện Hai Tên Miệng Lưỡi Thâm Căn Chic và Mau-Mauing/Radical Chic & Mau-Mauing the Flak Catchers (1970) chế nhạo nhiều mặt các hoạt động tả khuynh. Về sau Wolfe đã viết một cuốn sách lịch sử rất phong phú và sâu sắc về thời kỳ chương trình không gian Hoa Kỳ mới bắt đầu tựa đề Cái Đúng/The Right Stuff (1979), và một quyển tiểu thuyết Đống Lửa Của Phù Phiếm/The Bonfire of the Vanities (1987), mô tả toàn cục xã hội Mỹ những năm 1980.
Theo nhịp tiến hóa của những năm 1960, văn học cũng bị lôi cuốn vào dòng hỗn loạn thời đại ấy. Một cách nhìn mỉa mai và hài hước xuất hiện, phản ánh khuynh hướng hiện thực mang màu sắc bí ẩn (fabulism) của nhiều văn sĩ khi ấy.** Thí dụ tác phẩm khôi hài Người Bay Trên Tổ Chim Cuckoo/One Flew Over the Cuckoo’s Nest (1962) của Ken Kesey, nói về đời sống ở một bệnh viện tâm thần nơi các nhân viên còn bị rối loạn tâm trí hơn cả bệnh nhân, và tác phẩm bất thường mà tuyệt vời tựa đề Câu Cá Lưỡi Trâu (trout) ở Mỹ/Trout Fishing in America (1967) của nhà văn Richard Brautigan(1935-1984). Tính hài hước và giàu tưởng tượng đã tạo nên một loại tiểu thuyết mới, vừa khôi hài vừa siêu hình, như qua tác phẩm hoang tưởng nhưng tuyệt vời V,*** và trong tác phẩm Tiếng La Khóc Của Lô Đấu Giá Số 49/The Crying of Lot 49**** của Thomas Pynchon , Giles Goat-Boy***** của John Barth, và những chuyện ngắn kỳ dị của Donald Barthelme(1931-1989), tác giả tập truyện đầu tiên tựa đề Hãy Trở Lại, Bác Sĩ Caligari/Come Back,Dr. Caligari******được xuất bản năm 1964.
Một loại tiểu thuyết mới xuất hiện mang tên siêu tiểu thuyết/metafiction, tức tiểu thuyết mà tác giả tự ý thức và suy tư làm người đọc phải chú ý đến về bút pháp của tác phẩm( self-conscious or reflexive fiction that calls attention to its own technique). Những "tiểu thuyết nói về tiểu thuyết" (fiction about fiction) như thế nhấn mạnh mặt ngôn ngữ và văn phong, bỏ lại phía sau những quy ước của chủ nghĩa hiện thực, như nhân vật toàn diện, cốt truyện giống thực, cho phép nhân vật phát triển trong bối cảnh thích hợp. Trong siêu tiểu thuyết, bút pháp của nhà vaă thu hút sự chú ý của người đọc. Chủ đề thật sự không phải là các nhân vật, mà là ý thức của chính nhà văn.
Các nhà phê bình thời đó thường xếp Pynchon, Barth, và Barthelme vào nhóm các nhà văn siêu tiểu thuyết, cùng với William Gaddis (1922-1998), với tác phẩm dài của ông tựa đề JR (l975), nói về một thằng bé tạo dựng nên một đế chế doanh thương lừa đảo dựa vào trái phiếu không đảm bảo, cậu đã tiên đoán không kha ̉quan rằng thị trường chứng khoán Wall Street sẽ xảy ra lạm phát. Quyển tiểu thuyết ngắn hơn của Gaddis tựa đề Carpenter’s Gothic (1985) kết hợp yếu tố tình yêu lãng mạn với mối đe dọa kinh hoàng. Gaddis thường được xếp cùng với nhà văn và triết gia miền Trung tây William Gass(1924- ), người nổi tiếng với tiểu thuyết thời kỳ đầu sáng tác sâu sắc của ông tựa đề Cái May Mắn Của Omensetter/ Omensetter’s Luck (1966), và các truyện ngắn được in trong tập truyện Ở Vùng Tâm Điểm Thâm Sâu Nhất Của Đất Nước/In the Heart of the Heart of the Country (1968).
Robert Coover (1932- ) cũng là một nhà văn siêu tiểu thuyết. Tập truyện Pricksongs & Descants (1969) đùa vui bằng những câu truyẹn quen thuộc trong truyện dân gian và văn hóa quần chúng, trong khi quyển tiểu thuyết Thiêu Đốt Công Chúng/The Public Burning (1977) phân tích việc hành hình Julius và Ethel Rosenberg về tội làm gián điệp cho Liên Xô.
-----
*"A child who embarrasses his elders by untimely remarks; transf. a person who compromises his associates or his party by unorthodox or ill-considered speech or behaviour; loosely, one who acts unconventionally." The Oxford English Dictionary, 2nd edition
An enfant terrible as an unusually successful person who is strikingly unorthodox, innovative, and/or avant-garde. Webster's Dictionary
**
Fabulism= a form of magic realism in which fantastical elements are placed into an everyday setting. Characteristics:
- Fantastical elements. Magical realism portrays fantastical events in an otherwise realistic tone....
- Real-world setting. ...
- Authorial reticence. ...
- Plenitude. ...
- Hybridity. ...
- Metafiction. ...
- Heightened awareness of mystery. ...
- Political critique.
*** V. is the debut novel of Thomas Pynchon, published in 1963. It describes the exploits of a discharged U.S. Navy sailor named Benny Profane, his reconnection in New York with a group of pseudo-bohemian artists and hangers-on known as the Whole Sick Crew, and the quest of an aging traveler named Herbert Stencil to identify and locate the mysterious entity he knows only as "V." It was nominated for a National Book Award.
****The Crying of Lot 49 is a novel by Thomas Pynchon, first published in 1965. The shortest of Pynchon's novels, it follows a young Californian woman, Oedipa Maas, who begins to embrace a conspiracy theory as she possibly unearths a centuries-old conflict between two mail distribution companies. One, Thurn and Taxis, actually existed (1806–67) and was the first private firm to distribute postal mail; the latter is Pynchon's invention. The novel is often classified as a notable example of postmodern fiction. Time included the novel in its "TIME 100 Best English-language Novels from 1923 to 2005"
***** Giles Goat-Boy is one of Barth's most complex novels, a multi-layered narrative about the spiritual development of George Giles, goat boy. The book also functions as an allegory of the Cold War . Giles Goat-Boy is considered by many to be Barth's best work.
******
*******Metafiction: In Metafiction: The Theory and Practice of Self-conscious Fiction, Patricia Waugh defines metafiction
as: fictional writing which self-consciously and systematically draws
attention to its status as an artifact in order to pose questions about
the relationship between fiction and reality. . .
********
*********
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.