Thomas
Pynchon (1937- )
Thomas Pynchon, một tác giả bí ẩn và tránh xuất hiện trước công chúng, sinh tại tiểu bang New York và tốt nghiệp đại học Cornell năm 1958, ở đó có thể ông đã chịu ảnh hưởng của Vladimir Nabokov. Chắc hẳn trí tưởng tượng mới lạ độc đáo của ông cố sử dụng những chủ đề giải thích các manh mối, các trò chơi, mã số được lấy ra từ Nabokov. Giọng văn uyển chuyển của Pynchon có thể lên bổng xuống trầm, khi to khi nhỏ biến ý tưởng hoang đường cuồng loạn thành thi ca.
Tất cả những tiểu thuyết của Pynchon đều có bố cục tương tự nhau. Chí ít một trong số những nhân vật chính không hề biết cốt truyện mở rộng thênh thang sẽ diễn ra sao, và nhiệm vụ của nhân vật là đem lại trật tự cho hỗn độn và giải mã thế giới. Phương cách này, nói một cách chính xác là công việc của người nghệ sĩ theo truyền thống, cũng được trao cho người đọc là người phải theo sát câu truyện để tìm ra manh mối và ý nghĩa. Cách nhìn hoang tưởng này lan rộng ra nhiều đại lục và qua cả nhiều thời gian bởi vì Pynchon đã sử dụng ẩn dụ về sự hỗn loạn, tức là sự xuống dốc từ từ của toàn bộ vũ trụ. Các tác phẩm của ông cho thấy ông là bậc thầy về việc sử dụng văn hóa quần chúng —nhất là trong tiểu thuyết khoa hoc giả tưởng và tiểu thuyết trinh thám.
Tác phẩm V (1963) của Pynchon được xây dựng sơ sài quanh nhân vật Benny Profane, một người thất bại lang thang vô định, làm đủ thứ công việc kỳ dị, với một người khác hẳn anh ta là anh chàng có học thức tên Herbert Stencil, người đi tìm kiếm một nữ gián đieệ bí ẩn có tên V (một tên gọi khác cho Venus, Virgin, Void). Khóc Cho Lô Đấu Giá Số 49/Crying Over Lot 49 (1966), tác phẩm ngắn, nói về một hệ thống bí mật có liên hệ đến ngành bưu chính Mỹ. Cầu Vồng Của Trọng Lực/Gravity’s Rainbow (1973) xảy ra tại London trong thế chiến thứ hai, khi người ta nả pháo vào thành phố, và kể về cuộc càn quét truy lùng bọn Đức quốc xã và những nhân vật giả trang khác, mang tính khôi hài và tượng trưng.
Trong tiểu thuyết hài tựa đề Miền Đất Trồng Nho/Vineland (l990), có bối cảnh miền bắc California, những lực lượng mờ ám trong các cơ quan chính phủ trung ương đe dọa mọi ca nhan. Trong tiểu thuyết Mason & Dixon (1997), lấy một phần bối cảnh là miền đất hoang dã của năm 1765, hai nhà thám hiểm người Anh đi trắc địa con đừơng về sau trở thành lằn ranh phân chia Nam và Bắc Mỹ. Một lần nữa Pynchon cho thấy uy quyền được vận dụng một cách bất công. Dixon đã hỏi: "Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta có sẽ tìm thấy tất cả những tên bạo chúa và nô lệ trên thế giới không?" Bất chấp tầm rộng lớn về các vấn đề mà tác phẩm của Pynchon đề cập, bạo động, hài hước và nét độc đáo mới mẻ tất yếu đã nối kết Pynchon với những năm 1960.
John Barth (1930- )
John Barth, người gốc tiểu bang Maryland, quan tâm nhiều đến cách kể chuyện hơn là chính câu chuyện. Nhưng trong khi Pynchon gây ảo tưởng cho đọc giả bằng cách đưa họ vào những con đường sai lệch và dùng những manh mối có thể xảy ra trong truyện trinh thám, thì Barth lại dẫn dụ người đọc vào một tòa nhà lễ hội vui nhộn đầy những tấm gương soi dị dạng, thổi phồng thêm một số đặc điểm đồng thời làm giảm thiểu những đặc điểm khác. Hiện thực chủ nghĩa bị Barth ghét nhất. Ông là tác giả của tập truyện Lạc Trong Tòa Nhà Vui Nhộn/Lost in the Funhouse(1968) gồm 14 truyện ngắn thường nói về quá trình đọc và viết. Dụng ý của Barth là làm cho đọc giả nhận thức rõ bản chất giả tạo của việc đọc và viết, và ngăn ngừa đọc giả không bị lôi kéo vào câu chuyện như thể chuyện có thật. Nhằm làm nổ tung ảo tưởng về chủ nghĩa hiện thực trong văn học, Barth sử dụng toàn bộ những phương tiện phản hồi để nhắc nhở đọc giả là họ đang đọc truyện.
Giống như Saul Bellow, những tác phẩm đầu tay của Barth chứa đầy thắc mắc và thuyết hiện sinh, và mảng chủ đề bỏ trốn đi lang thang của những thập niên 1950. Trong tác phẩm Vở Opera Bồng Bềnh/The Floating Opera (1956), một người đàn ông tính chuyện tự tử. Cuối Đường/The End of the Road (1958) nói về một chuyện tình phức tạp. Những tác phẩm ông viết vào thập niên 1960 chứa đựng nhiều nét hài hước hơn, và giảm đi tính hiện thực. Yếu Tố Thuốc Lá/The Sot-Weed Factor (1960) nhái lại lời văn của tiểu thuyết phiêu lưu với người hiệp sĩ ngang tàng (picaresque*) vào thế kỷ 18, trong khi Con Dê Đực Giles/Giles Goat-Boy (1966) chế nhạo thế giới giống như một trường đại học.
Quái vật Chimera**/Chimera (1972) kể lại các chuyện trong huyền thoại Hy lạp, và Những Lá Thư/Letters (1979) dùng Barth làm nhận vật, như Norman Mailer đã làm trong Đoàn Quân Đêm/The Armies of the Night.
Trong Kỳ Nghỉ Phép: Một Truyền Tình/Sabbatical: A Romance(1982), Barth đã sử dụng một mô típ rất phổ biến trong tiểu thuyết gián điệp, đây là câu chuyện nói về một nữ giáo sư đại học và người chồng của bà, một nhân viên mật thám đã về hưu chuyển sang viết văn. Những tiểu thuyết ông sáng tác về sau như Những Câu Chuyện Kể Về Thủy Triều/The Tidewater Tales (1987), Hải Trình Cuối Cùng Của Một Kẻ Là Thủy Thủ/The Last Voyage of Somebody the Sailor (1991), và Ngày Xưa: Vở Opera Nổi Trôi/Once Upon a Time: A Floating Opera (1994) cho thấy "tài nghệ đầy đam mê" của Barth (theo ngôn từ ông dùng) trong việc điều đình giữa thế giới hỗn độn bao la như biển cả qua cách dùng ngôn ngữ rối rắm nhưng sáng chói của ông.
------
*A picaresque novel is narrative fiction made up of the adventures of a wily hero or heroine. ... The genre gets its name from the Spanish word picaro, or "rogue." The structure of a picaresque is usually episodic, which means that you get the action in installments, kind of like a television series. Picaresque là loại tiểu thuyết kể về các cuộc phiêu lưu của nhân vật nam hoặc nữ chính đầy mưu chước...Thể loại này lấy tên từ chữ Tây ban nha "picaro" tức là "tên điếm đàng." Bố cục của loại tiểu thuyết này thường gồm các hồi, nhiều hồi kết lại dần dần làm nên tình tiết của truyện, giống như phim gồm nhiều hồi chiếu trên TV .
**Chimera: (in Greek mythology) a fire-breathing female monster with a lion's head, a goat's body, and a serpent's tail. Trong thần thoại Hy lạp Chimera là một nữ quái thú thở ra lửa, có đầu sư tử, thân mình của con dê, và đuôi rắn.
------
Norman Mailer (1923- )
Norman Mailer đã làm cho ông trở thành một nhà văn nổi cộm nhất vào những thập niên 1960, 1970. Là người đồng sáng lập ra tuần báo chống lại những gì đã được xác lập lâu đời trong guồng máy thành phố New York, báo Mõ Làng/The Village Voice, Mailer đã ra mắt trước công chúng cùng lúc ông trình bày quan điểm chính trị của mình. Với văn phong mạnh mẽ, dựa trên kinh nghiệm sống, Mailer nối tiếp truyền thống của Ernest Hemmingway. Nhằm thực hiện lời thề viết về vụ ám sát tổng thống John .F. Kennedy, về vụ phản đối chiến tranh Việt nam, đòi giải phóng người da den, và về phong trào nữ quyền, ông đã tạo dựng những nhân vật nam đầy nam tính, sống hiện sinh và ngang tàng (trong tác phẩm Chính Trị Giới Tính/Sexual Politics, Kate Millett đã nêu đích danh Mailer là người bênh vực đàn ông điển hình nhất). Con người phóng túng Mailer đã đẩy đưa ông lập gia đình đến sáu lần và ông còn ra tranh chức thị trường thành phố New York. Mailer trái ngược nhà văn John Barth, người quan niệm đề tài viết không quan trọng bằng cách xử lý đề tài. Khác với Thomas Pychon, một nhà văn ẩn mình không ai thấy, Mailer thường xuyên đòi hỏi và tìm cách để được chú ý.
Là tiểu thuyết gia, nhà viết nghị luận, thỉnh thoảng là chính trị gia và nhà hoạt động văn học, và có khi là kịch sĩ nữa, Mailer luôn luôn xuất hiện. Từ tác phẩm ông viết theo kiểu báo chí mới mang tựa đề Miami và Cuộc Bao Vây Chicago/Miami and the Siege of Chicago (1968), trong đó ông phân tích hội nghị của các đảng phái về cuộc tranh cử tổng thống năm 1968, và tác phẩm Bài Ca Của Kẻ Giết Những Tử Tội/The Executioner’s Song (1979), công trình tìm hiểu rất lôi cuốn của ông về vụ xử tử một tên giết người bị lên án. Mailer đã chuyển sang viết những tiểu thuyết khó viết như Những Đêm Cổ Xưa/Ancient Evenings (1983), lấy bối cảnh nước Cổ Ai cập, và Bóng Ma Của Harlot/Harlot’s Ghost (1991), xoay quanh Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.
Philip Roth (1933- )
Giống như Norman Mailer, Philip Roth đã khiến dư luận xôn xao rất nhiều khi ông đào bới từ cuộc đời của mình để viết truyện. Trong trường hợp Roth, cách ông xử lý các chủ đề tình dục và lối phân tích mỉa mai về cuộc sống của người Do thái đã làm rất nhiều người quan tâm chú ý cũng như phê phán chỉ trích.
Quyển sách đầu tay của ông tựa đề Vĩnh Biệt Columbus (1959), châm biếm người Do thái sống ở ngoại ô. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, quyển Lời Than Phiền Của Portnoy/Portnoy’s Complaint (1969) táo bạo và bán chạy nhất, một nhà quản lý thành phố New York pha trò với nhà phân tích tâm lý ít nói của mình bằng những mẫu chuyện hạ cấp hồi thời niên thiếu. Mặc dù tác phẩm Quyển Tiểu Thuyết Mỹ Vĩ Đại/The Great American Novel (1973) nói về truyền thuyết môn thể thao dã cầu/bóng chày, phần lớn các tiểu thuyết của Roth về cơ bản là những tự truyện. Trong truyện Đời Nam Nhi Của Tôi/My Life As a Man (1974), chịu căng thẳng vì bị vợ ly dị, một người đàn ông phải dùng biện pháp nghĩ ra một cái tôi khác cho bản thân, Nathan Zuckerman, câu chuyện của người này làm thành một thái cực cho câu chuyện, còn ở thái cực ngược lại là những lời đáp lại đủ kiểu khác nhau của đọc giả. Zuckerman dường như đã đảm nhận vai trò kể truyện cho một loạt những tiểu thuyết sau này của Roth. Tiểu thuyết thành công nhất có lẽ là tiểu thuyết đầu tiên tựa đề Nhà Văn Viết Thuê Ẩn Danh/The Ghost Writer (1979). Người kể chuyện là Zuckerman, một nhà văn trẻ bị những người Do thái lớn tuổi chỉ trích là đã thổi thêm vào ngọn lửa bài Do thái. Trong truyện Zuckerman Gặp Thời/Zuckerman Bound (1985), một cuốn tiểu thuyết đã làm Zuckerman trở nên giàu có và nổi tiếng. Trong Đời Ngụy Tạo/The Counterlife (1986), tiểu thuyết thứ năm trong loạt tiểu thuyết do Zuckerman kể lại, những câu truyện được đem ra đối chiếu với những truyện khác, khi cuộc đời được cho là của Nathan bị đem ra đối chiếu với các cuộc đời tưởng tượng khác. Hồi ký của Roth, quyển Sự Kiện/The Facts (1988), càng khiến tình hình tệ hại thêm, trong truyện này Zuckerman chỉ trích lời kể chuyện của chính Roth.
Roth tiếp tục phân vân bị giăông co giữa ranh giới hư cấu và hiện thực trong tác phẩm Gia Tài Của Bố: Một Chuyện Có Thật/Patrimony: A True Story (1991), hồi ký về cái chết của cha ông. Trong những tiểu thuyết gần đây của ông gồm Đồng Quê Mỹ/ American Pastoral (1997), nói về phong cách cấp tiến kiểu những năm 1960 của cô con làm tổn thương cha của cô, và truyện Vết Nhơ Con Người/The Human Stain (2000), nói về một ông giáo sư bị sự nghiep tan theo mây khói vì một hiểu nhầm mang tính kỳ thị chủng tộc qua ngôn từ của mình.
Roth là nhà phân tích sâu sắc về các mặt mạnh và yếu của người Do thái. Cách tác giả xây dựng nhân vật rất tinh tế. Nhân vật chính của ông đều là những con người phức tạp, có cá tính và đầy tính người sâu sắc. Loạt tiểu thuyết tự truyện của Roth gợi chúng ta nhớ đến loạt truyện về Bech gần đây của John Updike. Và cũng chính nhà văn bậc thầy về phong cách John Updike là người mà Roth, vốn có văn phong sáng tạo tinh tế được đọc giả ngưỡng mộ, thường được so sánh cùng.
Mặc dù tác phẩm của ông toát ra sự thông minh dí dỏm, một số đọc giả cho rằng truyện của Roth nói về mình quá nhiều. Tuy vậy, những thành tựu đáng kể của ông trong gần 50 năm đã đưa ông vào địa vị những tiểu thuyết gia nổi bật nhất của Hoa kỳ.
Thomas Pynchon, một tác giả bí ẩn và tránh xuất hiện trước công chúng, sinh tại tiểu bang New York và tốt nghiệp đại học Cornell năm 1958, ở đó có thể ông đã chịu ảnh hưởng của Vladimir Nabokov. Chắc hẳn trí tưởng tượng mới lạ độc đáo của ông cố sử dụng những chủ đề giải thích các manh mối, các trò chơi, mã số được lấy ra từ Nabokov. Giọng văn uyển chuyển của Pynchon có thể lên bổng xuống trầm, khi to khi nhỏ biến ý tưởng hoang đường cuồng loạn thành thi ca.
Tất cả những tiểu thuyết của Pynchon đều có bố cục tương tự nhau. Chí ít một trong số những nhân vật chính không hề biết cốt truyện mở rộng thênh thang sẽ diễn ra sao, và nhiệm vụ của nhân vật là đem lại trật tự cho hỗn độn và giải mã thế giới. Phương cách này, nói một cách chính xác là công việc của người nghệ sĩ theo truyền thống, cũng được trao cho người đọc là người phải theo sát câu truyện để tìm ra manh mối và ý nghĩa. Cách nhìn hoang tưởng này lan rộng ra nhiều đại lục và qua cả nhiều thời gian bởi vì Pynchon đã sử dụng ẩn dụ về sự hỗn loạn, tức là sự xuống dốc từ từ của toàn bộ vũ trụ. Các tác phẩm của ông cho thấy ông là bậc thầy về việc sử dụng văn hóa quần chúng —nhất là trong tiểu thuyết khoa hoc giả tưởng và tiểu thuyết trinh thám.
Tác phẩm V (1963) của Pynchon được xây dựng sơ sài quanh nhân vật Benny Profane, một người thất bại lang thang vô định, làm đủ thứ công việc kỳ dị, với một người khác hẳn anh ta là anh chàng có học thức tên Herbert Stencil, người đi tìm kiếm một nữ gián đieệ bí ẩn có tên V (một tên gọi khác cho Venus, Virgin, Void). Khóc Cho Lô Đấu Giá Số 49/Crying Over Lot 49 (1966), tác phẩm ngắn, nói về một hệ thống bí mật có liên hệ đến ngành bưu chính Mỹ. Cầu Vồng Của Trọng Lực/Gravity’s Rainbow (1973) xảy ra tại London trong thế chiến thứ hai, khi người ta nả pháo vào thành phố, và kể về cuộc càn quét truy lùng bọn Đức quốc xã và những nhân vật giả trang khác, mang tính khôi hài và tượng trưng.
Trong tiểu thuyết hài tựa đề Miền Đất Trồng Nho/Vineland (l990), có bối cảnh miền bắc California, những lực lượng mờ ám trong các cơ quan chính phủ trung ương đe dọa mọi ca nhan. Trong tiểu thuyết Mason & Dixon (1997), lấy một phần bối cảnh là miền đất hoang dã của năm 1765, hai nhà thám hiểm người Anh đi trắc địa con đừơng về sau trở thành lằn ranh phân chia Nam và Bắc Mỹ. Một lần nữa Pynchon cho thấy uy quyền được vận dụng một cách bất công. Dixon đã hỏi: "Dù đi đâu chăng nữa, chúng ta có sẽ tìm thấy tất cả những tên bạo chúa và nô lệ trên thế giới không?" Bất chấp tầm rộng lớn về các vấn đề mà tác phẩm của Pynchon đề cập, bạo động, hài hước và nét độc đáo mới mẻ tất yếu đã nối kết Pynchon với những năm 1960.
John Barth (1930- )
John Barth, người gốc tiểu bang Maryland, quan tâm nhiều đến cách kể chuyện hơn là chính câu chuyện. Nhưng trong khi Pynchon gây ảo tưởng cho đọc giả bằng cách đưa họ vào những con đường sai lệch và dùng những manh mối có thể xảy ra trong truyện trinh thám, thì Barth lại dẫn dụ người đọc vào một tòa nhà lễ hội vui nhộn đầy những tấm gương soi dị dạng, thổi phồng thêm một số đặc điểm đồng thời làm giảm thiểu những đặc điểm khác. Hiện thực chủ nghĩa bị Barth ghét nhất. Ông là tác giả của tập truyện Lạc Trong Tòa Nhà Vui Nhộn/Lost in the Funhouse(1968) gồm 14 truyện ngắn thường nói về quá trình đọc và viết. Dụng ý của Barth là làm cho đọc giả nhận thức rõ bản chất giả tạo của việc đọc và viết, và ngăn ngừa đọc giả không bị lôi kéo vào câu chuyện như thể chuyện có thật. Nhằm làm nổ tung ảo tưởng về chủ nghĩa hiện thực trong văn học, Barth sử dụng toàn bộ những phương tiện phản hồi để nhắc nhở đọc giả là họ đang đọc truyện.
Giống như Saul Bellow, những tác phẩm đầu tay của Barth chứa đầy thắc mắc và thuyết hiện sinh, và mảng chủ đề bỏ trốn đi lang thang của những thập niên 1950. Trong tác phẩm Vở Opera Bồng Bềnh/The Floating Opera (1956), một người đàn ông tính chuyện tự tử. Cuối Đường/The End of the Road (1958) nói về một chuyện tình phức tạp. Những tác phẩm ông viết vào thập niên 1960 chứa đựng nhiều nét hài hước hơn, và giảm đi tính hiện thực. Yếu Tố Thuốc Lá/The Sot-Weed Factor (1960) nhái lại lời văn của tiểu thuyết phiêu lưu với người hiệp sĩ ngang tàng (picaresque*) vào thế kỷ 18, trong khi Con Dê Đực Giles/Giles Goat-Boy (1966) chế nhạo thế giới giống như một trường đại học.
Quái vật Chimera**/Chimera (1972) kể lại các chuyện trong huyền thoại Hy lạp, và Những Lá Thư/Letters (1979) dùng Barth làm nhận vật, như Norman Mailer đã làm trong Đoàn Quân Đêm/The Armies of the Night.
Trong Kỳ Nghỉ Phép: Một Truyền Tình/Sabbatical: A Romance(1982), Barth đã sử dụng một mô típ rất phổ biến trong tiểu thuyết gián điệp, đây là câu chuyện nói về một nữ giáo sư đại học và người chồng của bà, một nhân viên mật thám đã về hưu chuyển sang viết văn. Những tiểu thuyết ông sáng tác về sau như Những Câu Chuyện Kể Về Thủy Triều/The Tidewater Tales (1987), Hải Trình Cuối Cùng Của Một Kẻ Là Thủy Thủ/The Last Voyage of Somebody the Sailor (1991), và Ngày Xưa: Vở Opera Nổi Trôi/Once Upon a Time: A Floating Opera (1994) cho thấy "tài nghệ đầy đam mê" của Barth (theo ngôn từ ông dùng) trong việc điều đình giữa thế giới hỗn độn bao la như biển cả qua cách dùng ngôn ngữ rối rắm nhưng sáng chói của ông.
------
*A picaresque novel is narrative fiction made up of the adventures of a wily hero or heroine. ... The genre gets its name from the Spanish word picaro, or "rogue." The structure of a picaresque is usually episodic, which means that you get the action in installments, kind of like a television series. Picaresque là loại tiểu thuyết kể về các cuộc phiêu lưu của nhân vật nam hoặc nữ chính đầy mưu chước...Thể loại này lấy tên từ chữ Tây ban nha "picaro" tức là "tên điếm đàng." Bố cục của loại tiểu thuyết này thường gồm các hồi, nhiều hồi kết lại dần dần làm nên tình tiết của truyện, giống như phim gồm nhiều hồi chiếu trên TV .
**Chimera: (in Greek mythology) a fire-breathing female monster with a lion's head, a goat's body, and a serpent's tail. Trong thần thoại Hy lạp Chimera là một nữ quái thú thở ra lửa, có đầu sư tử, thân mình của con dê, và đuôi rắn.
------
Norman Mailer (1923- )
Norman Mailer đã làm cho ông trở thành một nhà văn nổi cộm nhất vào những thập niên 1960, 1970. Là người đồng sáng lập ra tuần báo chống lại những gì đã được xác lập lâu đời trong guồng máy thành phố New York, báo Mõ Làng/The Village Voice, Mailer đã ra mắt trước công chúng cùng lúc ông trình bày quan điểm chính trị của mình. Với văn phong mạnh mẽ, dựa trên kinh nghiệm sống, Mailer nối tiếp truyền thống của Ernest Hemmingway. Nhằm thực hiện lời thề viết về vụ ám sát tổng thống John .F. Kennedy, về vụ phản đối chiến tranh Việt nam, đòi giải phóng người da den, và về phong trào nữ quyền, ông đã tạo dựng những nhân vật nam đầy nam tính, sống hiện sinh và ngang tàng (trong tác phẩm Chính Trị Giới Tính/Sexual Politics, Kate Millett đã nêu đích danh Mailer là người bênh vực đàn ông điển hình nhất). Con người phóng túng Mailer đã đẩy đưa ông lập gia đình đến sáu lần và ông còn ra tranh chức thị trường thành phố New York. Mailer trái ngược nhà văn John Barth, người quan niệm đề tài viết không quan trọng bằng cách xử lý đề tài. Khác với Thomas Pychon, một nhà văn ẩn mình không ai thấy, Mailer thường xuyên đòi hỏi và tìm cách để được chú ý.
Là tiểu thuyết gia, nhà viết nghị luận, thỉnh thoảng là chính trị gia và nhà hoạt động văn học, và có khi là kịch sĩ nữa, Mailer luôn luôn xuất hiện. Từ tác phẩm ông viết theo kiểu báo chí mới mang tựa đề Miami và Cuộc Bao Vây Chicago/Miami and the Siege of Chicago (1968), trong đó ông phân tích hội nghị của các đảng phái về cuộc tranh cử tổng thống năm 1968, và tác phẩm Bài Ca Của Kẻ Giết Những Tử Tội/The Executioner’s Song (1979), công trình tìm hiểu rất lôi cuốn của ông về vụ xử tử một tên giết người bị lên án. Mailer đã chuyển sang viết những tiểu thuyết khó viết như Những Đêm Cổ Xưa/Ancient Evenings (1983), lấy bối cảnh nước Cổ Ai cập, và Bóng Ma Của Harlot/Harlot’s Ghost (1991), xoay quanh Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.
Philip Roth (1933- )
Giống như Norman Mailer, Philip Roth đã khiến dư luận xôn xao rất nhiều khi ông đào bới từ cuộc đời của mình để viết truyện. Trong trường hợp Roth, cách ông xử lý các chủ đề tình dục và lối phân tích mỉa mai về cuộc sống của người Do thái đã làm rất nhiều người quan tâm chú ý cũng như phê phán chỉ trích.
Quyển sách đầu tay của ông tựa đề Vĩnh Biệt Columbus (1959), châm biếm người Do thái sống ở ngoại ô. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, quyển Lời Than Phiền Của Portnoy/Portnoy’s Complaint (1969) táo bạo và bán chạy nhất, một nhà quản lý thành phố New York pha trò với nhà phân tích tâm lý ít nói của mình bằng những mẫu chuyện hạ cấp hồi thời niên thiếu. Mặc dù tác phẩm Quyển Tiểu Thuyết Mỹ Vĩ Đại/The Great American Novel (1973) nói về truyền thuyết môn thể thao dã cầu/bóng chày, phần lớn các tiểu thuyết của Roth về cơ bản là những tự truyện. Trong truyện Đời Nam Nhi Của Tôi/My Life As a Man (1974), chịu căng thẳng vì bị vợ ly dị, một người đàn ông phải dùng biện pháp nghĩ ra một cái tôi khác cho bản thân, Nathan Zuckerman, câu chuyện của người này làm thành một thái cực cho câu chuyện, còn ở thái cực ngược lại là những lời đáp lại đủ kiểu khác nhau của đọc giả. Zuckerman dường như đã đảm nhận vai trò kể truyện cho một loạt những tiểu thuyết sau này của Roth. Tiểu thuyết thành công nhất có lẽ là tiểu thuyết đầu tiên tựa đề Nhà Văn Viết Thuê Ẩn Danh/The Ghost Writer (1979). Người kể chuyện là Zuckerman, một nhà văn trẻ bị những người Do thái lớn tuổi chỉ trích là đã thổi thêm vào ngọn lửa bài Do thái. Trong truyện Zuckerman Gặp Thời/Zuckerman Bound (1985), một cuốn tiểu thuyết đã làm Zuckerman trở nên giàu có và nổi tiếng. Trong Đời Ngụy Tạo/The Counterlife (1986), tiểu thuyết thứ năm trong loạt tiểu thuyết do Zuckerman kể lại, những câu truyện được đem ra đối chiếu với những truyện khác, khi cuộc đời được cho là của Nathan bị đem ra đối chiếu với các cuộc đời tưởng tượng khác. Hồi ký của Roth, quyển Sự Kiện/The Facts (1988), càng khiến tình hình tệ hại thêm, trong truyện này Zuckerman chỉ trích lời kể chuyện của chính Roth.
Roth tiếp tục phân vân bị giăông co giữa ranh giới hư cấu và hiện thực trong tác phẩm Gia Tài Của Bố: Một Chuyện Có Thật/Patrimony: A True Story (1991), hồi ký về cái chết của cha ông. Trong những tiểu thuyết gần đây của ông gồm Đồng Quê Mỹ/ American Pastoral (1997), nói về phong cách cấp tiến kiểu những năm 1960 của cô con làm tổn thương cha của cô, và truyện Vết Nhơ Con Người/The Human Stain (2000), nói về một ông giáo sư bị sự nghiep tan theo mây khói vì một hiểu nhầm mang tính kỳ thị chủng tộc qua ngôn từ của mình.
Roth là nhà phân tích sâu sắc về các mặt mạnh và yếu của người Do thái. Cách tác giả xây dựng nhân vật rất tinh tế. Nhân vật chính của ông đều là những con người phức tạp, có cá tính và đầy tính người sâu sắc. Loạt tiểu thuyết tự truyện của Roth gợi chúng ta nhớ đến loạt truyện về Bech gần đây của John Updike. Và cũng chính nhà văn bậc thầy về phong cách John Updike là người mà Roth, vốn có văn phong sáng tạo tinh tế được đọc giả ngưỡng mộ, thường được so sánh cùng.
Mặc dù tác phẩm của ông toát ra sự thông minh dí dỏm, một số đọc giả cho rằng truyện của Roth nói về mình quá nhiều. Tuy vậy, những thành tựu đáng kể của ông trong gần 50 năm đã đưa ông vào địa vị những tiểu thuyết gia nổi bật nhất của Hoa kỳ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.