William Styron (1925-2006)
Từ vùng Tidewater (tức vùng cực Đông của tiểu bang Virginia gồm miền đất dọc theo vịnh Chesapeake và bờ biển miền Đông), nhà văn William Styron miền Nam đã viết những tác phẩm đầy tham vọng đặt nhân vật của mình vào những nơi và những thời điểm thử thách sức chịu đựng của con người. Trong những tác phẩm đầu tay của ông, chúng ta phải nói đến quyển tiểu thuyết được đánh giá cao Hãy Nằm Xuống Trong Bóng Tối/Lie Down in Darkness (1951), mở đầu với vụ tự tử của một hoa khôi miền Nam bằng cách nhảy từ một tòa nhà chọc trời ở New York, sau đó dẫn người đọc đi ngược dòng thời gian để khám phá những thế lực đen tối trong gia đình cô ta đã đưa đẩy cô đến cái chết.
Xây dựng chuyện kiều Faulkner, gồm chủ đề Gothic tăm tối của miền Nam, những đoạn lùi lại quá khứ, những độc thoại theo dòng ý thức của nhân vật, đã mang lại danh tiếng cho Styron và trở thành đề tài tranh luặn khi ông cho xuất bản tác phẩm đoạt giải Pulitzer tựa đề Lời Thú Tội Của Nat Turner/The Confessions of Nat Turner (1967). Quyển tiểu thuyết này tái hiện vụ nổi dậy của người nô lệ bạo động nhất trong lịch sử Mỹ qua mắt nhìn của người lãng đạo vụ nổi loạn đó. Quyển sách ra đời ngay cao trào của phong trào đòi "quyền lực cho người da đen."Và, cũng chẳng ngạc nhiên khi cách mô tả Nat Turner đã bị nhiều nhà quan sát da đen chỉ trích, mặc dù có một số bênh vực cho Styron.
Việc Styron bị thu hút bởi các hành vi cá nhân con người trên bức nền chung rộng lớn đầy bất công về sắc tộc được tiếp tục đề cập trong Lựa Chọn Của Sophie/Sophie's Choice (1979), một kiệt tác về sự suy sụp tàn tạ của một phụ nữ đẹp, chủ đề mà Edgar Allan Poe, linh hồn của các văn sĩ miền Nam, cho là cảm động nhất trong tất cả các để tài để viết. Trong tiểu thuyết này một phụ nữ Ba lan xinh đẹp sống sót được sau khi bị giam ở trại tập trung Auschwitz bị đánh gục bởi những nỗi thống khổ mà cô ta nhớ lại về trại giam đó, mà đỉnh điểm là giây phút cô phải chọn lựa đứa con nào của mình được sống và đứa nào phải chết. Quyển tiểu thuyết đã nêu ra những tương xứng phức tạp giữa nạn kỳ thị chủng tộc ở miền Nam và nạn diệt chủng dân Do thái.
Gần đây hơn, Styron, giống như nhiều nhà văn khác, chuyển sang viết văn hồi ký. Chuyện ngắn về việc ông bị trầm cảm gần đến mức muốn tự tử tựa đề Vùng Tối Thấy Được: Hồi Ký Điên/Darkness Visible: A Memoir of Madness (1990) hồi tưởng lại những lực ngầm khủng khiếp mà các nhân vật suy sụp tàn lụi của ông cảm nhận. Trong tập tự truyện Buổi Sáng Bờ Biển Miền Đông/A Tidewater Morning (1993), bờ biển Virginia nắng nóng bức, nơi ông lớn lên, được phản ánh và kéo dài theo ý thức của người kể.
John Gardner (1933-1982)
John Gardner, lớn lên từ một nông trại ở tiểu bang New York, là phát ngôn viên quan trọng nhất của thời đại ông về các giá trị đạo đức trong văn học cho đến khi ông qua đời trong một tai nạn xe gắn máy. Ông là giáo sư văn chương Anh, chuyên về văn học thời trung cổ; quyển tiểu thuyết được nhiều người ái mộ nhất của ông là Grendel (1971), kể lại trường ca Beowulf viết bằng tiếng Anh cổ, theo cái nhìn hiện sinh của con quái vật. Quyển truyện ngắn, sinh động và thường có tính hài hước là một lời đối kháng tinh tế chống lại chủ nghĩa hiện sinh phủ trùm con người nhân vật chính với nỗi thất vọng chán chường đưa đến tự hủy hoại bản thân.
Là một nhà văn năng nổ sáng tác và rất được đọc giả yêu chuộng, Gardner đã sử dụng phương cách tiếp cận hiện thực, nhưng ông lại dùng các thủ pháp mới--thí dụ các đoạn nói về quá khứ, truyện lồng trong truyện, kẻ lại các huyền thoại, và đối chiếu các câu chuyện với nhau nhằm phơi trần sự thật về tình cảnh con người. Ông có ưu điểm về xây dựng nhân vật (nhất là khi ông mô tả với lòng đồng cảm những con người đời thường) và văn phong đa dạng nhiều sắc thái. Những tác phẩm chính của ông gồm Phục Sinh/The Resurrection (1966), Đối Thoại Của Ánh Nắng /The Sunlight Dialogues** (1972), Núi Nickel/Nickel Mountain (1973), Ánh Sáng Tháng Mười/October Light (1976), và Những Bóng Ma Của Mikelsson/ Mickelsson’s Ghosts (1982).
Những kiểu hư cấu trong tiểu thuyết của Gardner gợi cho ta thấy sức mạnh trị liệu của tình bằng hữu, nghĩa vụ và bổn phận đối với gia đình, và với ý nghĩa đó, Gardner là một nhà văn bảo thủ và bám sâu vào truyền thống. Ông cố minh chứng rằng có một số giá trị và hành động đưa đến đ̣ời sống viên mãn. Quyển Bàn Về Tiểu Thuyết Đạo Đức/On Moral Fiction (1978) của ông kêu gọi các nhà văn hãy viết về các giá trị đạo đức, hơn là làm đọc giả choáng ngợp với phát kiến mới về văn thuật rỗng tuếch. Quyển sách gây ra sự phẫn nộ dữ dội, chủ yếu vì Gardner thẳng thừng chỉ trích các tác giả quan trọng hiện vẫn còn sống, nhất là các nhà văn viết siêu tiểu thuyết (metafiction), vì họ đã không nói đến các mối quan tâm đạo đức. Gardner cổ súy cho loại tiểu thuyết nồng ấm tình người, trên hết là tả chân và gắn bó với xã hội, như tiểu thuyết của Joyce Carol Oates và Toni Morrison.
Joyce Carol Oates (1938- )
Joyce Carol Oates là tác giả năng nổ nghiêm túc nhất trong những thập niên vừa qua, bà đã cho xuất bản tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, ký sự, kịch, nghiên cứu phê bình, và nghị luận. Bà sử dụng cái bà gọi là "hiện thực tâm lý" trên một phạm vi rộng/bao quát gồm nhiều đề tài và loại hình văn học. Oates là tác giả của tập tiểu thuyết gồm 3 truyện Bellefleur (1980), A Bloodsmoor Romance (1982), và Mysteries of Winterthurn (l984)***; một quyển ký sự tựa đề Bàn Về Thuật Đánh Box/On Boxing (l987); và một tác phẩm nghiên cứu đời tài tử Marilyn Monroe (Cô Gái Tóc Bạch Kim/Blonde, 2000). Cốt truyện của bà thường đen tối ảm đạm và đầy bạo lực, cái mà bà cho rằng đã bám rễ rất sâu trong tâm lý người Mỹ.
Toni Morrison (1931- )
Tiểu thuyết gia người Mỹ đen/gốc Phi châu, Toni Morrison sinh tại Ohio trong một gia đình hướng về tâm linh. Bà theo học tại đại học Howard, Washington, D.C., và từng là chủ bút nòng cốt cho một nhà xuất bản lớn tại Washington, và là giáo sư nổi tiếng ở nhiều trường đại học.
Tiểu thuyết đan dệt rất phong phú của bà được cả thế giới hoan nghênh. Trong những tiểu thuyết rất lôi cuốn và dũng cảm mạnh mẽ của mình, bà bàn đến vấn đề danh tính phức tạp của người da đen như một vấn đề chung của tất cả mọi người. Trong tác phẩm đầu tay tựa đề Mắt Biếc/The Bluest Eye (1970), một bé gái với ý chí mạnh mẽ kể lại câu chuyện về Pecola Breedlove, người đã bị người cha hung bạo làm cô hóa điên. Pecola tin rằng đôi mắt nâu của cô nhờ ma thuật đã biến thành xanh biếc và làm cô trở nên xinh đẹp. Morrison nói bà đã tự tạo ra danh tính nhà văn cho mình qua tác phẩm này. "Tôi chính là Pecola, là Claudia, là mọi người."
Sula**** (1973) nói về mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai phụ nữ. Morrison xây dựng người phụ nữ Mỹ da đen qua những nhân vật có cá tính riêng độc đáo, không theo ước lệ định kiến. Tác phẩm Bài Ca Solomon/Song of Solomon (1977) đã đạt được nhiều giải thưởng, kể về một người đàn ông da đen tên Milkman Dead và mối quan hệ phức tạp của ông với gia đình và cộng đồng. Trong tác phẩm Tar Baby***** (1981), Morrison bàn về mối quan hệ giữa người da trắng và người da đen. Tác phẩm Con Yêu Dấu/Beloved****** (1987) là một câu chuyện thương tâm về một phụ nữ da đen phải giết con vì không muốn con trở lại sống kiếp nô lệ. Truyện sử dụng kỹ thuật như trong giấc mơ theo cách tả chân (hiện thực) huyễn thuật khi miêu tả một nhân vật bí ẩn "Beloved" hiện về sống với người mẹ đã cắt cổ mình.
Tác phẩm Nhac Jazz/Jazz (1992), lấy bối cảnh tại Harlem thập niên 1920, là câu chuyện nói về tình yêu và một vụ ám sát; trong Thiên Đường/Paradise (1998) tại thị trấn Ruby, Oklahoma, nơi chỉ có những người đàn ông da đen sống, họ đã giết hàng xóm của họ là một cộng đồng cư dân gồm toàn phụ nữ. Morrison đã cho ta thấy rằng sự phân chia cách ly con người, dù là do màu da hay do giới tính, dù có thể nghe hấp dẫn, cuối cùng sẽ dẫn đến việc chọn không phải thiên đàng, mà là hỏa ngục, do con người nghĩ ra.
Trong ký sự (không phải truyện hư cấu) Chơi Trong Bóng Tối: Da Trắng và Trí Tưởng Tượng Văn Học/Playing in the Dark: Whiteness and the Literary Imagination (1992), Morrison đã nhìn thấy một trào lưu minh định rõ ý thức về màu da trong văn học Mỹ. "Tôi không quan tâm đến việc đắm mình vào hoạt động rèn luyện trí tưởng tượng riêng tư kín đáo cua rieng mình..., vâng, tác phẩm phải có tính chính trị. Năm 1993 Morrison được trao giải Nobel văn chương.
Alice Walker (1944- )
Alice Walker, một người Mỹ đen sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo miền quê tiểu bang Georgia, tốt nghiệp đại học Sarah Lawrence, nơi bà học với nữ thi sĩ kiêm nhà hoạt động chính trị Muriel Rukeyser. Những người khác có ảnh hưởng đến sáng tác của bà gồm Flannery O’Connor và Zora Neale Hurston.
Là một nhà văn đấu tranh cho "nữ quyền"******* như bà tự xưng, từ lâu Walker đã gắn bó với phong trào đấu tranh cho phụ nữ, và bà nói lên cuộc sống của người da đen theo cách nhìn của nữ giới. Giống như Toni Morrison, Jamaica Kincaid, cố văn sĩ Toni Cade Bambara, và những nhà văn da đen tài năng đồng thời, bà sử dụng hiện thực chủ nghĩa được nâng cao lên, đầy tính trữ tình nhắm vào việc miêu tả những ước mơ và thất bại của những người thường dân sống gần nhau và tin cậy nhau. Bà nhấn mạnh việc đi tìm nhân phẩm giá trị cho kiếp người. Là nhà văn điêu luyện, nhất là trong tác phẩm Màu Tím/The Color Purple, viết bằng phương ngữ với những đoạn trích từ thơ ca và nhật ký, tác phẩm của bà đều nhắm vào việc giáo dục người đọc. Về mặt này bà giống nhà văn da đen Ishmael Reed, người đã viết những tác phẩm châm biếm các vấn đề xã hội và phân biệt chủng tộc.
Tác phẩm Màu Tím/The Color Purple của Walker là câu chuyện về tình thương yêu giữa hai chị em nghèo người da đen, một tình thương yêu vẫn tồn tại sau bao năm xa cách. Lồng trong câu chuyện tình chị em đó là câu chuyện về cách mà, suốt thời gian ấy, người em xấu xí, nhút nhát và thất học đã khám phá ra nội lực của chính mình với sự trợ giúp của một cô bạn. Chủ đề những người phụ nữ giúp nhau gợi ta nhớ lại tác phẩm tự truyện của Maya Angelou, Tôi Biết Vì Sao Chim Trong Lồng Lại Cất Tiếng Hót/I Know Why the Caged Bird Sings, tác phẩm ca ngợi sự gắn bó giữa người mẹ và đứa con gái, cùng tác phẩm của những nhà văn da trắng đấu tranh cho nữ quyền như Adrienne Rich. Tác phẩm Màu Tím/The Color Purple nói lên rằng nam giới về cơ bản không biết gì về nhu cầu và thực trạng của phụ nữ.
Mặc dù nhiều nhà phê bình cho rằng tác phẩm của Walker quá mô phạm và đề cập nhiều đến ý thức hệ, đại đa số người đọc đều rất trân trọng việc bà can đảm đi sâu tìm hiểu đời sống phụ nữ. Các tiểu thuyết của bà đã soi rọi vào những vấn đề bức xúc như di sản khắc nghiệt của việc cho người da đen thuê đất canh tác (sharecropping) (Kiếp Sống Thứ Ba Của Grannge Copeland/The Third Life of Grange Copeland, 1970) và việc cắt bộ phận sinh dục của phụ nữ (Đạt Được Niềm Vui Bí Mật/Possessing the Secret Joy, 1992).
---
*
Tidewater nói đến miền đồng bằng duyên hải bắc Đại tây dương của Hoa kỳ. Có nhiều cộng đồng sống tại bán đảo phía nam, như Williamsburg, Jamestown,
Yorktown, Poquoson, Newport News, và Hampton. Vùng Những Con Lộ Hampton/The Hampton Roads của bang Virginia gồm các thành phố
Norfolk, Portsmouth, Newport News, Chesapeake, Hampton, Virginia Beach, and Suffolk.
Tidewater is a reference to the north Atlantic coastal plain region of the United States of America. WikipediaSeveral communities are
located on the Lower Peninsula, including Williamsburg, Jamestown,
Yorktown, Poquoson, Newport News, and Hampton. The Hampton Roads region of Virginia includes Norfolk, Portsmouth, Newport News, Chesapeake, Hampton, Virginia Beach, and Suffolk.
**
Đối Thoại Của Ánh Nắng /The Sunlight Dialogues lấy bối cảnh thành phố Battavia, bang New York. Truyện thuật lại việc Fred Clumly, cảnh sát trưởng Batavia, theo dõi nhà ảo thuật có tên Người Đàn Ông Ánh Nắng , kiện tướng đại diện cho tự do kiểu hiện sinh và triết học Babylon trước khi Kinh thánh xuất hiện.
The
novel is set in the 1960s in Battavia, NY. It follows Batavia
police chief Fred Clumly in his pursuit of a
magician known as the Sunlight Man, a champion
of existential freedom and pre-biblical Babylonian philosophy.
***
Bellefleur (1980): a magic realist novel by American writer Joyce Carol Oates about the generations of an upstate New York family. It is the first book in Oates' "Gothic Saga" and at the time of publication represented a major departure from the modern-day themes about which Oates had written up to that point.
A satirical, often surreal, and beautifully plotted Gothic Romance that follows the exploits of the audacious Zinn sisters, whose 19th century pursuit of adventurous lives turns a lens on contemporary American culture.
A Bloodsmoor Romance (1982): set in a nineteenth century similar to our own, A Bloodsmoor Romance follows the beautiful Zinn sisters, five young women who refuse―for the most part―”the obligations of Christian marriage.”
Full of Oates’s mordant wit and breathlessly told in the Victorian style by an unnamed narrator shocked by the Zinn sisters’ sexuality, impulsivity, and rude rejection of the mores of their time, A Bloodsmoor Romance is a delicious filigree of literary conventions, “a novel of manners” in the tradition of Austen, Dickens, and Alcott which Oates turns on its head.
Oates’s dark romp interweaves murder and mayhem, ghosts, and abductions, substance abuse and gender identity, women’s suffrage, the American spiritualist movement, and sexual aberration, as the Zinn sisters come into contact with some of the 19th century’s greatest characters, from Mark Twain to Oscar Wilde.
A biting assessment of the American landscape and a virtuosic transformation of a literary genre, A Bloodsmoor Romance is a compelling, hilarious, and magical anti-romance―Little Women by way of Stephen King.
In Mysteries of Winterthurn, the brilliant young detective-hero Xavier Kilgarvan is confronted with three baffling cases—"The Virgin in the Rose-Bower," "The Devil's Half-Acre," and "The Blood-Stained Gown"—that tax his genius for detection to the utmost, just as his forbidden passion for his cousin Perdita becomes an obsession that shapes his life.
"Exactly why Mysteries of Winterthurn, or more specifically, the youthful detective hero Xavier Kilgarvan remains so close to my heart is something of a mystery to me. It must be that Xavier, the painstaking, often frustrated, balked, discouraged and depressed amateur detective so misunderstood by his public, is a self-portrait of a kind: after Xavier has achieved a modicum of fame, or notoriety, in his 'hazardous' profession, he comes to feel that his public image is terribly misleading, since the public can have no awareness of the 'painstaking labor, the daily and hourly "grind," of the detective's work: and is woefully misled as to the glamorous ease with which mysteries are solved' as novels may appear, at a distance, to be 'easily' written if the novelist has a reputation for being prolific."—Joyce Carol Oates, from the Afterword
****
Sula is a 1973 novel by Nobel-prize winning author Toni Morrison, her second to be published after The Bluest Eye (1970).
*****
A dummy made of tar, which cannot be struck without getting oneself hopelessly stuck to it--from the story "Mr. Rabbit and Mr. Fox" by Joe Harris, as told by his fictional narrator, Uncle Remus.
Tar baby has become short hand for a situation better avoided than confronted.
This novel portrays a love affair between Jadine and Son, two Black Americans from very different worlds. Jadine is a beautiful Sorbonne graduate and fashion model who has been sponsored into wealth and privilege by the Streets, a wealthy white family who employ Jadine's aunt and uncle as domestic servants. Son is an impoverished, strong-minded man who washes up at the Streets' estate on a Caribbean island. As Jadine and Son come together, their affair ruptures the illusions and self-deceptions that held together the world and relationships at the estate. They travel back to the U.S. to search for somewhere they can both be at home, and find that their homes hold poison for each other. The struggle of Jadine and Son reveals the pain, struggle, and compromises confronting Black Americans seeking to live and love with integrity in the United States.
Tar Baby is also a name [...] that white people call black children, black girls, as I recall.
At one time, a tar pit was a holy place, at least an important place, because tar was used to build things. It held together things like Moses' little boat and the pyramids.
For me, the tar baby came to mean the black woman who can hold things together.
— interview with Morrison by Karin L. Badt (1995)
Beloved is a 1987 novel by the American writer Toni Morrison. Set after the American Civil War (1861–65), it is inspired by the life of Margaret Garner, an African American who escaped slavery in Kentucky in late January 1856 by crossing the Ohio River to Ohio, a free state. Captured, she killed her child rather than have her taken back into slavery.
Morrison had come across an account of Garner, "A Visit to the Slave Mother who Killed Her Child" in an 1856 newspaper article published in the American Baptist, and reproduced in The Black Book, a miscellaneous compilation of black history and culture that Morrison edited in 1974.[1]
The novel won the Pulitzer Prize for Fiction in 1988[2] and was a finalist for the 1987 National Book Award.[3] It was adapted as a 1998 movie of the same name, starring Oprah Winfrey. A New York Times survey of writers and literary critics ranked it as the best work of American fiction from 1981 to 2006.
Womanism is a social theory based on the history and everyday experiences of women of color, especially black women. It seeks, according to womanist scholar Layli Maparyan, to "restore the balance between people and the environment/nature and reconcil[e] human life with the spiritual dimension". Wikipedia
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.