Những chiến sĩ xuất thân từ miền quê nước Mỹ cũng không thể dễ dàng quay về nguồn cội của họ. Sau khi trải nghiệm thế giới, giờ đây họ mong mỏi một cuộc sống thị thành hiện đại. Những nông cơ mới như máy trồng cây, máy gặt, máy bó lúa đã làm giảm thiểu đáng kể nhu cầu về người làm việc ngoai đồng; nhưng dù năng suất tăng, nông gia vẫn nghèo. Giá nông sản, giống như đồng lương của công nhân thị thành, lệ thuộc vào các thế lực thị trường không ai kiểm soát, và bị lợi nhuận của giới doanh thương chi phối nặng nề: việc chính phủ hỗ trợ tài chính cho nông gia và các nghiệp đoàn công nhân làm việc hữu hiệu vẫn chưa được ban hành. Năm 1925 tổng thống Calvin Coolidge tuyên bố: “Doanh nghiệp chính của người dân Mỹ là thương nghiệp.” Và ông được đại đa số tán đồng.
Trong thời kỳ “Phát Triển Mạnh” sau chiến tranh, giới doanh thương rất phát đạt, và những người thành công trở nên giàu có vượt ngoài tầm ước mơ ngông cuồng nhất của chính họ. Lần đầu tiên có rất nhiều người Mỹ theo học đại học –trong những năm 1920 số người học đại học tăng gấp đôi. Giai cấp trung lưu trở nên sung túc; trong kỷ nguyên này, người Mỹ bắt đầu được hưởng mức lương bình quân cao nhất trên cả nước, và nhiều người đã mua được xe hơi, biểu tượng cho vị thế cao nhất trong xa hội. Nhà người Mỹ điển hình ở thành thị có đèn điện sáng choang, họ có thể khoe chiếc radio đã nối kết họ với thế giới bên ngoài, và có lẽ họ còn có điện thoại, máy chụp hình, bàn máy đánh chữ và máy may. Như nhân vật chính là một doanh nhân trong truyện Babbit (1922) của Sinclair Lewis, người dân Mỹ nói chung đều ca ngợi các loại máy móc này vì chúng hiện đại, và vì phần lớn chúng do người Mỹ phát minh và được sản xuất tại Mỹ.
Vào những năm 1920* người Mỹ say mê những cách giải trí hiện đại khác. Đại đa số đều xem xi-nê mỗi tuần một lần. Mặc dù Luật cấm rượu bắt đầu vào năm 1919 (lệnh cấm tòan quốc không được sản xuất, chuyên chở, buôn bán rượu theo quy định của Sắc luật tu chính số 18 trong Hiến pháp), những địa điểm bán rượu lậu ngầm** và các hộp đêm mọc lên khắp nơi, biểu diễn nhạc jazz, phục vụ các loạ̣i rượu pha chế kiểu cocktail, với những kiểu ăn mặc và điệu nhảy rất táo bạo. Nhảy đầm, đi xem xi nê, đi chơi bằng xe hơi, và nghe radio đã khiến người dân say mê. Đặc biệt là phụ nữ Mỹ cảm thấy họ đã được giải phóng. Nhiều phụ nữ đã bỏ nông trại và làng mạc lên thành phố để làm công việc hậu phương phục vụ tiền tuyến trong thế chiến thứ nhất, và họ quyết tâm trở thành phụ nữ tân tiến. Họ cắt tóc ngắn (gọi là “bobbed”), mặc váy cao kiểu “flapper”*** và họ rất hãnh diện về việc phụ nữ có quyền bỏ phiếu được ghi trong Sắc luật 19 thông qua năm 1920 và có ghi trong Hiến pháp. Phụ nữ mạnh dạn nói lên tâm tư của mình và họ đảm nhận cả các vai trò công vụ.
Thanh niên Tây phương nổi loạn, giận dữ, và tỉnh mộng qua cuộc thế chiến tàn khốc, họ cho rằng những thế hệ đi trước phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến, và tình trạng kinh tế khó khăn thời hậu chiến, mai mỉa thay, lại cho phép người Mỹ với chút tiền nhưng với sức mạnh của đồng đô la lại có thể sống thoải mái nơi xứ người, đó là các nhà văn như F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway, Gertrude Stein, và Ezra Pound.
---
*Những năm 1920 rầm rộ ám chỉ thập kỷ 1920 trong xã hội và văn hóa Tây phương. Đó là thời kỳ kinh tế phồn thịnh với nét văn hóa độc đáo tại Mỹ và Tây Âu, nổi bật ở các thành phố lớn như Berlin, Chicago, London, Los Angeles, New York City, Paris, và Sydney. Gọi là rầm rộ vì nền văn hóa phổ biến thời ấy bung ra, nở rộ, không theo truyền thống cũ. "Những năm 1920 rầm rộ" là thời kỳ người ta không tuân theo luật cấm uống rượu, say mê nhảy múa, ăn mặc theo thời trang mới, và đả kích nhiều chuẩn mực đạo đức truyền thống.
The Roaring Twenties refers to the decade of the 1920s in Western society and Western culture. It was a period of economic prosperity with a distinctive cultural edge in the United States and Western Europe, particularly in major cities such as Berlin, Chicago, London, Los Angeles, New York City, Paris, and Sydney. Wikipedia
The 1920s in the United States, called “roaring” because of the exuberant, freewheeling popular culture of the decade. The Roaring Twenties was a time when many people defied Prohibition, indulged in new styles of dancing and dressing, and rejected many traditional moral standards.
https://www.u-s-history.com/pages/h1564.html
**
A speakeasy, còn gọi là a blind pig hoặc blind tiger là nơi bán thức uống có rượu bất hợp pháp.
A speakeasy, also called a blind pig or blind tiger, is an illicit establishment that sells alcoholic beverages. Những nơi như thế mọc lên nhiều trên nước Mỹ trong thời kỳ có đạo Luật cấm rượu (1920–1933, và còn kếo dài lâu hơn ở một số tiểu bang).
Such establishments came into prominence in the United States during the Prohibition era (1920–1933, longer in some states).
***
Flappers là thế hệ phụ nữ trẻ Tây phương vào những năm 1920 thích mặc váy, để tóc ngắn, hay nghe nhạc jazz, và tỏ vẻ khinh thường những hành vi được thời bấy giờ nhìn nhận là phù hợp.
Flappers were a generation of young Western women in the 1920s who wore skirts, bobbed their hair, listened to jazz, and flaunted their disdain for what was then considered acceptable behavior. Wikipedia
-----
Các trào lưu tư tưởng thời bấy giờ, nhất là tâm lý học của Freud, và, trong một chừng mực nào đó, chủ nghĩa Marx (giống như thuyết tiến hóa của Darwin trước đó) hàm chứa thế giới quan “phi Thượng Đế,” đã góp phần đánh đổ những giá trị truyền thống. Người Mỹ đi ra ngoại quốc tiếp thu những cách nhìn mới này rồi đem chúng về nước, và những tư tưởng ấy bắt đầu bắt rễ, hun đúc trí tưởng tượng của các văn nghệ sĩ trẻ, thí dụ William Faulkner, tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 20, đã sử dụng các yếu tố của tâm lý học Freud trong truyện của mình, và hầu như tất cả các tiểu thuyết gia Mỹ sau thế chiến thứ nhất đều làm như vậy.
Mặc dù bề
ngoài nước Mỹ trông vui vẻ trẻ trung, hiện đại, và giàu có sung túc về vật chất
không nước nào bì nổi, nhưng người Mỹ trẻ của những năm 1920 lại là “thế
hệ lạc loài” ̣"the Lost Generation" như Gertrude Stein, nữ văn sĩ tả chân, đã đặt tên cho thế hệ của bà. Không hề có những giá trị truyền
thống vững vàng, cá nhân con người đi đến chỗ đánh mất danh tính của mình. Một đời sống gia đình bền vững chỗ dựa của cá nhân, một cộng đồng ổn định quen
thuộc, nhịp điệu tự nhiên muôn thuở của thiên nhiên vốn đã hướng dẫn công việc trồng trọt thu hoạch trên nông trại, lòng yêu nước sâu đậm, những giá trị đạo đức được hun đúc từ óc quan sát và niềm tin tôn giáo –tất cả dường như đều bị
chôn vùi sau thế chiến thứ nhất và hậu quả nó gây ra.
Nhiều tiểu thuyết, đáng kể nhất là Mặt Trời
Vẫn Mọc của Hemingway (1926), và Bên
Kia Vườn Địa Đàng (1920) của Fitzgerald đã nói lên cách sống hoang đàng và mất
niềm tin của thế hệ lạc loài. Trong tập thơ
dài gây nhiều ảnh hưởng tựa đề “Đất Cằn“ * (1922) của T.S. Eliot, văn minh
Tây phương được biểu trưng qua hình ảnh một sa mạc cằn cỗi đang khao khát mưa (tức là đang cần
một sự đổi mới về tâm linh).
---
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.