Làn sóng văn hóa to lớn của chủ nghĩa hiện đại dần dần xuất
hiện ở Âu châu và ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20, nói lên nhận thức của con người về đời sống hiện đại qua nghệ thuật bằng cách cắt đứt hẳn với quá khứ cũng như với các
truyền thống cổ điển của văn minh Tây phương. Đời sống hiện đại có vẻ hoàn toàn khác với đời
sống truyền thống --thiên về khoa học, sống vội, và sử dụng nhiều kỹ thuật máy
móc hơn. Chủ nghĩa hiện đại phản ảnh những thay đổi này.
Gertrude Stein (1874-1946) đã phát triển một nét tương tự như hội họa hiện đại trong văn học. Bà sống
tại Paris và là nhà sưu tầm hội họa (cùng với người anh Leo, bà đã mua các bức tranh
của Paul Cézanne, Paul Gauguin, Pierre
Auguste Renoir, Pablo Picasso và nhiều người khác). Có lần Stein giải thích rằng bà và Picasso
làm một việc giống nhau, Picasso về hội họa, còn bà về văn
chương. Dùng từ đơn giản và cụ
thể, bà đề xướng thể thơ văn xuôi thử nghiệm, rất trừu tượng. Đặc tính trẻ thơ nơi ngôn ngữ đơn giản Stein sử dụng gợi ta nhớ đến những màu gốc nóng
và chói lọi trong hội họa hiện đaị, trong khi câu cú được bà lập đi lập lại khiến người đọc nghĩ đến những hình dạng được dùng nhiều lần trong tranh trừu tượng.
Bằng cách sắp xếp lại văn phạm và cách chấm câu, bà truyền đạt được những ý nghĩa “trừu
tượng” mới mẻ, như trong tập thơ gây nhiều ảnh hưởng Những Chiếc Nút Mềm Mại (Tender
Buttons) (1914) của bà, qua đó bà nhìn sự vật từ các góc độ khác nhau, như
trong tranh lập thể:
Cái Bàn Cái Bàn, bạn ơi, không có nghĩa là cái bàn
Mà là một vật hoàn
toàn vững vàng.
Có thể đó là
một sự thay đổi.Cái bàn
có nhiều
nghĩa hơn một cái gương
Ngay cả gương
soi cũng cao
Trong tác
phẩm của bà, ý nghĩa trở nên thứ yếu so với văn thuật hay thi thuật, cũng tương tự như chủ đề không
quan trọng bằng hình dạng trong nghệ thuật tạo hình trừu tượng. Chủ đề và nghệ thuật không hề tách rời nhau
trong nghệ thuật tạo hình và trong văn học thời kỳ bấy giờ. Ý tưởng cho rằng hình thức ngang hàng với
nội dung, nền tảng của hội họa và văn chương sau thế chiến thứ hai, đã thành
hình rõ nét trong thời kỳ này.
Đoạn mở đầu nổi tiếng trong bai thơ “Prufrock”* của Eliot
mời người đọc đến những con hẻm nghèo, giống như đời sống hiện đại, không mang lại câu trả lời nào cho những câu hỏi cuộc đời gợi lên:
Chúng ta hãy đi, tôi với em,
**
(Còn tiếp)
Những phát kiến mới trong các nhà máy công xưởng đã khiến các
nghệ si chú ý hơn về những phong cách mới lạ trong nghệ thuật. Chúng ta có thể lấy một ví dụ: Ánh sáng, đặc
biệt là ánh đèn điện, rất lôi cuốn đối với họa sĩ và nhà văn. Các bích chương quảng cáo thời bấy giờ đầy
những hình ảnh các tòa nhà chọc trời rực rỡ ánh đèn, các tia sáng chiếu từ đèn
pha xe hơi, rạp hát, tháp canh xua tan cảnh tối đen ngòm bên ngoài tượng trưng
cho su ngu dốt và truyền thống xưa.
Nhiếp ảnh bắt đầu có vị thế của một bộ môn nghệ thuật phối
hợp với những phát triển khoa học mới nhất.
Nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz mở tiệm chụp hình tại thành phố New
York, và đến năm 1908 ông đã cho trưng bày những tác phẩm mới nhất của Âu châu,
kể cả các bức họa của Picasso, và những người bạn Âu châu khác của Gertrude Stein. Phòng trưng bày ảnh của Stieglitz ảnh hưởng nhiều văn
nghệ sĩ, trong đó có William Carlos
Williams, một trong những nhà thơ lớn của Mỹ vào thế kỷ 20. Thơ của Williams mang nhiều hình ảnh rõ ràng
như ảnh chụp, Phương châm mỹ thuật của ông là “không có tư tưởng mà chỉ có sự
vật.”
Viễn kiến và
quan điểm cũng trở thành một khía cạnh cần yếu trong tiểu thuyết hiện đại. Giờ đây việc sử dụng người thứ ba để kể
chuyện từ đầu đến cuối, hoặc, tệ hơn thế, việc để một người ngoài cuộc chen vào kể chuyện,
không còn đáp ứng đủ yêu cầu diễn đạt nữa,
Henry James, William Faulkner và nhiều nhà văn Mỹ khác đã thử nghiệm
các góc độ nhìn vấn đề khác nhau
(một vài nhà văn hiện nay vẫn còn tiếp tục làm như vậy). James thường hạn chế tình tiết trong truyện
của mình qua những gì chỉ một nhân vật biết mà thô.Tác phẩm Âm Thanh và
Cuồng Nộ (1929) của Faulkner chia câu chuyện thành bốn phần, mỗi phần nói
lên cách nhìn của một nhân vật khác nhau (kể cả một thằng bé chậm phát triển trí
khôn).
Để phân tích tiểu thuyết và thi ca hiện đại, một trường phái
“Phê bình văn học kiểu mới” đã ra đời tại Mỹ, và đã sử dụng những ngôn ngữ phê bình mới
mẻ. Các nhà phê bình văn học mới đi tìm
trong tác phẩm giây phút bừng tỉnh ngộ (epiphany), khi ấy nhân vật bất chợt
nhận ra đượoc sự thật siêu nghiệm trong một tình huống nào đó; từ ngữ epiphany thường được
dùng để nói đến giây phút một thiên thần hiện ra mặc khải cho con người. Nhà
phê bình khảo sát và làm sáng tỏ tác phẩm, hy vọng qua phân tích của mình, người đọc sẽ hiểu rõ hơn tác phẩm.
Thi Ca 1914-1945 - Thử Nghiệm Về Dạng Thức Của Thơ
Ezra Pound (1885-1972)
Ezra Pound là một trong những nhà thơ Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất vào thế kỷ 20. Từ năm 1908 đến năm
1920 ông sống ở Luân đôn, tại đấy ông kết bạn với nhiều nhà văn, trong số ấy có William
Butler Yeats (ông làm thư ký cho Yeats), T.S. Eliot (ông đã duyệt rất kỹ bản thảo, và giúp
hoàn chỉnh hơn tập thơ Đất Cằn Waste Land của Eliot). Ông là cầu nối giữa nước Mỹ và nước Anh, từng cộng
tác trong vai trò chủ bút chuyên duyệt bài cho tạp chí Thi Ca của Harriet Monroe ở
Chicago, và khơi mào cho một trường phái thi ca mới ra đời mang tên trường phái
hình ảnh,*nhấn mạnh việc trình bày rõ ràng, với những hình ảnh sống động.
---
*Imagism:
một phong trao thi ca ở Anh và Mỹ vào thế kỷ 20 chủ trương
diễn đạt bằng hình ảnh chính xác rõ ràng.
Trường phái này xuất phát từ mỹ học của T.E. Hulme, và gồm các thi sĩ
như Ezra Pound, James Joyce, Amy Lowell, và những người khác.
Sau trường phái hình ảnh, Ezra Pound còn chủ xướng nhiều trường
phái thi ca khác nữa. Cuối cùng ông đến Ý ở, và bị lôi cuốn theo chủ nghĩa phát xít Ý.
Pound còn bàn luận thêm về trườg phái hình ảnh qua thư từ trao đổi với bạn bè, các
bài nghị luận, và một tuyển tập các sáng tác của ông.
Trong một lá thư gửi cho Monroe năm 1925, ông cổ súy cho thi ca với đầy hình
ảnh, thanh điệu hiện đại, tranh xa không dùng “sáo ngữ và câu cú vốn có.” Trong bài “Một Số Điều Nhà Thơ Trường Phái
Hình Ảnh Nên Tránh” (1913) ông định nghĩa “hình ảnh” là cái nói lên một vấn đề
phức tạp về tri thức và tình cảm đến trong khoảnh khắc.” Tuyển tập thơ năm 1914 tựa đề Những Nhà Thơ Hình Ảnh của Pound cho ta
những thí dụ về thơ hình ảnh của những thi sĩ nổi tiếng như William Carlos Williams, H.D. (Hilda
Doolittle), và Amy Lowell.
Các vấn đề Pound
quan tâm rất đa dạng và ông là người đọc nhiều. Chuyện ông phóng tác và phiên dịch rất hay, tuy đôi khi cũng có chỗ sai; chúng đã
giới thiệu cho các nhà văn Mỹ hiện đại về các nền văan hóa mới. Tác phẩm để đời
của ông là tập thơ Cantos (Bài thơ
dài gồm nhiều phân đoạn) mà ông đã dành cả đời sáng tác và cho xuất bản. Taậ thơ có nhiêều đoạn rất hay, nhưng những
phần mà ông đề cập bóng gió về các nền văn học nghệ thuật của các thời đại và nền văn
hóa khác khiến tập thơ trở nên khó hiểu.
Thơ của Pound được nhiều người thích vì những hình ảnh rõ ràng sinh động, vần điệu tươi mới, và vì những câu thơ kỳ lạ, thông thái và mạnh mẽ, như trong Canto thứ LXXXI:”Con kiến là một centaur**trong thế giới
rồng của nó,” hoặc qua các bài thơ lấy cảm hứng từ thơ haiku của người Nhật, như bài “Trong
Trạm Tàu Điện” (1916):
Bóng ma hình những mặt người trong đám đông;
Những cánh hoa trên nhánh cây đen ướt đẫm.
----
** quái vật đầu, tay và thân trên hình người, nhưng thân dưới và
chân hình ngựa, trong thần thoại Hy lạp.
T.S. Eliot
(1888-1965)
Thomas Sterns Eliot sinh ra tại St. Louis, Missouri trong
một gia đình khá giả có gốc từ miền đông bắc nước Mỹ. Ông nhận được một nền giáo dục tốt nhất trong
số những nhà văn Mỹ thuộc thế hệ của ông: ông học tại Harvard,
Sorbonne, và Merton (thuộc đại học Oxford). Ông học tiếng Sankrit và triết học Đông phương, và những kiến thức này đã ảnh hưởng đến thơ của ông. Giống như bạn của ông là Ezra Pound, ông đến nước Anh sớm và đã trở thành một nhân vật có tầm vóc lớn trong giới văn học tại đó. Là một trong những nhà thơ được
kính trọng nhất thời ấy, thơ hiện đại, trừu tượng và có vẻ phi logic của ông đả phá niềm
tin và giá trị truyền thống, với tác động mạnh mẽ như một cuộc cách mạng. Những bài nghị luận và các vở kịch ông viết
cũng gây nhiều ảnh hưởng, và ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các truyền thống
văn học xã hội đối với những nhà thơ hiện đại.
Là nhà phê bình, ông được người ta nhớ đến nhiều nhất khi ông đưa ra công thức "tương quan về mục đích" (“objective correlative”)*được ông mô tả trong bài nghị luận “Hamlet
và Những Vấn Đề Của Chàng” đăng trong quyển Khu Rừng Thiêng Liêng: Những Bài Nghị Luận Về Thi Ca và Phê Bình, như
một phương tiện để diễn tả cảm xúc qua “một số sự vật, một tình huống, một loạt sự kiện,” và đó là “công thức”để diễn tả xúc cảm đậc thù đó. Những bài thơ như “Thơ Tình Của J. Alfred
Prufrock” (1915) là đại diện cho phong cách thơ này, khi nhân vật Prufrock đã có tuổi
và không còn khả năng thích nghi với hoàn cảnh nữa tự nghĩ ông “đã đong đếm
những ngày tháng còn lại của cuộc đời mình bằng những muỗng cà phê,” dùng những
muỗng cà phê để nói lên một cuộc sống đơn điệu và quãng đời uổng phí của mình.
--
*Mặc dù "tương quan về mục đích" (“objective
correlative”)* được họa sĩ và nhà thơ Washington Allston đề xướng vào khoảng năm 1840, T.S. Eliot là người sau đó đã phổ biến khái niệm đó rộng rãi với bài
nghị luận tựa đề “Hamlet
và Những Vấn Đề Của Chàng” năm
1919. Ông định nghĩa "tương quan về mục đích" (“objective correlative”)*như sau:
“Cách duy nhất để diễn đạt cảm xúc dưới hình thức nghệ thuật
là tìm ra một tương quan về mục đích (“objective correlative”), tức là, một số sự
vật, hình ảnh, hoặc những tình huống cùng phối hợp lại để gợi lên một cảm xúc cụ thể nào đó.”
Though the term was coined around 1840 by
painter and poet Washington Allston, the notion of an objective correlative,
or a set of objects, images, or situations combined to evoke a particular
emotion, was later popularized by T.S. Eliot beginning with his
article 'Hamlet and His Problems' in 1919.
Chúng ta hãy đi, tôi với em,
Khi đêm tối giăng ngang trời
Như một bệnh nhân được đánh thuốc mê nằm trên bàn
Đôi ta hãy đi qua những con đường nào đó thưa thớt bóng
người,
Tìm cách rút lui một cách bực bội
Vào trong những đêm thao
thức,
Qua những khách sạn tồi tàn nơi người ta chỉ ngủ qua đêm
Những quán ăn rẻ tiền
với vỏ sò vất vương vãi
Những con đường ngoằn ngèo như lời tranh luận tẻ nhạt
với dụng ý đơn giản
Để đưa em đến một câu hỏi choáng ngợp
Ôi, em đừng hỏi “Câu hỏi ấy là gì?”
Chúng ta cứ đi, cứ thực hiện chuyến tham quan.
Thành phố không thật
Tập thơ Đất Cằn cuối cùng đã có cái nhìn về toàn cục thế giới và về ngày tận thế:
Rạn nứt, cải cách, vỡ tung
Những hình ảnh tương
tự xuất hiện khá nhiều trong tập thơ Đất Cằn The
Waste Land (1922),** làm sống lại Hỏa Ngục của Dante và gợi ý cho Jack London viết về những con đường người ta chen chúc đi
vào thời thế chiến thứ nhất:
Thành phố không thật
Chìm trong màn sương
nâu vào lúc bình minh mùa đông
Đám đông ùa qua chiếc cầu
Luân đôn, nhiều người lắm
Trước đây tôi chưa hề
nghĩ thần chết đã cướp mạng nhiều người đến thế (I, 60-63)
Tập thơ Đất Cằn cuối cùng đã có cái nhìn về toàn cục thế giới và về ngày tận thế:
Rạn nứt, cải cách, vỡ tung
Trong bầu không khí tím
ngắt
Những cái tháp sụp đổ
Jerusalem,
Athens, Alexandria
Vienna
London
Không thật (V, 373-377)
Những bài thơ nổi bật khác của Eliot gồm: “Gerontion” (1920),***qua đó ông dùng hình ảnh
một ông cụ tượng trưng cho tình trạng già cỗi bệnh hoạn của xã hội Tây phương; “Những
Người Rỗng Tuếch” (1925), một bài thơ ai điếu cho cái chết về tinh thần của
nhân loại đương thời.
----
***"Gerontion" biểu trưng cho nền văn minh đã bị mục rữa. "Gerontion" là bài thơ lớn đầu tiên của Eliot đề cập đến hậu qủa tàn khốc của thế chiến thứ nhất. Bài thơ mở đường cho tác phẩm Đất Cằn sau này của ông. Ông thọat đầu định dùng bài thơ "Gerontion" làm Lời Bạt cho tập Đất Cằn, nhưng Ezra Pound đã khuyên cản nên ông không làm.
Ngày Thứ Tư Lễ Tro
(1930), qua đó Eliot cho ta thấy rõ ông hướng về Nhà Thờ Anh quốc giáo để tìm ý
nghĩa đời sống con người, và Bốn Bài Thơ,* một suy niệm có tính thử nghiệm,
phức tạp và rất chủ quan về những đề tài siêu nghiệm như thời gian, bản chất
của tự ngã, và ý thức tâm linh. Thơ của
Eliot, nhất là những sáng tác đầu tay của ông rất táo bạo và mới mẻ, đã ảnh
hưởng nhiều thế hệ.
---
*
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.