Robert Lee Frost sinh ra ở California, nhưng lớn lên tại
một nông trại miền đông bắc nước Mỹ đến năm mười tuổi. Giống Eliot và Pound, ông đến Anh, bị thu hút bởi những trào lưu thi ca mới ở đấy. Là người đọc thơ trước công chúng có sức thu
hút mạnh, ông rất nổi tiếng qua những chuyến đi ngâm diễn thơ ấy của ông. Năm 1961 ông được mời đọc thơ tại buổi lễ nhậm chức của tổng thống John F. Kennedy và ông đã khơi màu cho lòng
yêu thích thơ ca trên toàn quốc. Việc thơ của ông được nhiều người ái mộ cũng dễ
hiểu: ông viết về đời sống truyền thống nơi nông
thôn, khơi gợi niềm hoài cổ trong lòng người. Chủ đề của thơ ông mang tính phổ quát –hái táo,
tường đá, hàng rào dậu, con đường quê. Ông đi vào vấn đề một cách rõ ràng và gần gũi.
Ít khi ông sử dụng cách nói ẩn ý chuẩn xác hoặc bỏ trống/ ellipsis. * Ông thường dùng vần điệu rất thu hút quần chúng yêu thơ nói chung.
Tác phẩm của Frost thường có vẻ đơn giản nhưng không
hẳn thế. Nhiều bài mang ý nghĩa thâm
sâu. Thí dụ một đêm tối yên tĩnh đầy
tuyết với vần điệu gần như thôi miên người nghe có thể gợi lên ý tưởng con người đến với
cái chết một cách không phải hoàn toàn không an vui. Trong bài “Dừng Lại Bên Rừng Trong Đêm
Tuyết” (1923):
----
*An ellipsis: cách chấm câu hữu hiệu được sử dụng cho một số mục đích. Thi thuật này cực kỳ hữu hiệu khi nhà thơ muốn nhấn mạnh một điểm nào đó hoặc khi muốn chứng tỏ rằng mình đã lượt bỏ có chủ đích một phần thơ mình trích dẫn. Trong thi ca, lượt bỏ một số từ ngữ không cản trở việc người đọc hiểu bài thơ. Chẳng hạn Shakespear thường dùng cụm từ "Tôi sẽ xa" trong các vở kịch của mình, động từ "go" /"đi" không dùng nhưng được ngầm hiểu. T.S. Eliot cũng đã sử dụng ellipsis trong đoạn sau đây trích từ "Dạo Khúc":
Em cuộn tròn giấy trong tóc em,
Ôm lấy đôi gót chân vàng
trong lòng bàn tay vương cát bụi.
Trong câu hai và câu ba, chữ "your" không được nói ra, nhưng người đọc hiểu rằng người phụ nữ nhà thơ nói đến đang dùng đôi tay của nàng ôm lấy gót chân mình.
An ellipsis is a powerful punctuation tool that serves several purposes. When it comes to writing poetry or quoting parts of a poem, ellipses are extremely useful, whether you want to emphasize a point or indicate that you have purposely omitted parts of a quote.
Em cuộn tròn giấy trong tóc em,
Ôm lấy đôi gót chân vàng
trong lòng bàn tay vương cát bụi.
Trong câu hai và câu ba, chữ "your" không được nói ra, nhưng người đọc hiểu rằng người phụ nữ nhà thơ nói đến đang dùng đôi tay của nàng ôm lấy gót chân mình.
An ellipsis is a powerful punctuation tool that serves several purposes. When it comes to writing poetry or quoting parts of a poem, ellipses are extremely useful, whether you want to emphasize a point or indicate that you have purposely omitted parts of a quote.
In poetry, [it is] the omission of words
whose absence does not impede the reader’s ability to understand the
expression. For example, Shakespeare makes frequent use of the phrase “I will
away” in his plays, with the missing verb understood to be “go.” T.S. Eliot
employs ellipsis in the following passage from “Preludes”:
You curled the papers from your hair,
Or clasped the yellow soles of feet
In the palms of both soiled hands.
The possessive “your” is left out in the second and third lines, but it can be assumed that the woman addressed by the speaker is clasping the soles of her own feet with her own hands.
You curled the papers from your hair,
Or clasped the yellow soles of feet
In the palms of both soiled hands.
The possessive “your” is left out in the second and third lines, but it can be assumed that the woman addressed by the speaker is clasping the soles of her own feet with her own hands.
---
Rừng của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhưng nhà anh ấy ở tận trong làng;
Anh nào thấy tôi dừng lại đây
Ngắm cánh rừng của anh đầy tuyết phủ
Chú ngựa nhỏ của tôi hẳn thấy lạ
Khi phải dừng lại mà chẳng có gia trang nào ở gần
Giữa khu rừng và hồ nước giá băng
Vào đêm trời tối nhất trong năm.
Chú ngựa khẽ rung những cái chuông nơi dây cương
Để hỏi có nhầm lẫn gì không
Những âm thanh khác chỉ là tiếng gió nhẹ và hoa tuyết rơi.
Khu rừng tuyệt đẹp, tối đen sâu thẳm,
Nhưng tôi có những lời hứa phải giữ,
Và muôn dặm phải đi trước khi tôi ngủ,
Và muôn dặm phải đi trước khi tôi ngủ.
Bài thơ có vẻ như chê trách về những cuộc đời thiếu óc tưởng tượng (plain white night gowns), nhưng thật ra bài thơ lại gợi lên những hình ảnh sinh động trong trí người đọc. Cuối bài thơ, một người thủy thủ say rượu, hẳn không màng chi đến tư cách sao cho phù hợp, lại “bắt được cọp”—ít ra anh ta cũng bắt được cọp trong giấc mơ. Bài thơ cho thấy óc tưởng tượng của con người –dù là của người đọc hoặc của anh thủy thủ—sẽ luôn luôn tìm ra một lối thoát cho sáng tạo.
**
Wallace Stevens
(1879-1955)
Sinh ra ở Pensylvania, Wallace Stephens học cử nhân
tại Harvard và trường luật thuộc New York University. Ông hành nghề luật sư tại
thành phố New York từ năm 1904 đến năm 1916, vào thời kỳ có những hoạt động
nghệ thuật và thi ca sôi nổi tại đấy. Khi đến ở tại Hartford, Connecticut để đảm nhiệm chức vụ quản trị cho công ty bảo hiểm năm
1916, ông vẫn tiếp tục làm thơ. Cuộc đời
của ông rất độc đáo vì nó đa dạng: Các phụ tá của ông tại công ty bảo hiểm không biết ông là nhà thơ lớn. Suốt cuộc đời mình, một cách kín đáo ông đã phát triển những tư tưởng cực kỳ phức tạp về trật tự thẩm mỹ
qua những quyển sách được đặt tên rất phù hợp như tập thơ Dan Harmonium* (được in khổ lớn vào năm 1931), Suy Nghĩ Về
Trật Tự (1935), và Những Phần Của Thế
Giới (1935). Những bài thơ hay nhất
của ông gồm “Buổi Sáng Chủ Nhật,” “Peter
Quince Ngồi Nơi Đàn Clavier,” “ “Hoàng Đế Cà Rem,” “Mười Ba Cách Để Ngắm Quạ, "Ý Tưởng Về Trật Tự Tại Miền Key West."
Thơ của
Stevens nói về các chủ đề của trí tưởng tượng, về sự cần thiết phải có hình
thái thẩm mỹ, và niềm tin rằng trật tự nghệ thuật tương ứng với trật tự thiên nhiên. Từ ngữ ông sử dụng rất phong phú
và đa dạng. Ông vẽ nên những cảnh miền
nhiệt đới xanh mượt, nhưng cũng cõ thể diễn tả những cảnh đầy mai mỉa, khôi hài và khô khan. Một số bài thơ của ông lấy cảm hứng từ văn hóa phổ cập trong dân chúng, trong khi những bài thơ khác lại chế nhạo xã hội cầu
kỳ phức tạp, hoặc cất cánh bay bay cao lên thiên đàng của tri thức. Ông nổi tiếng với cách chơi chữ sống động. “Chẳng
bao lâu sau, vang lên âm thanh như tiếng trống khua, người hầu tên Byzantines của
nàng đi đến.”
Tác phẩm của Stevens đầy những cách nhìn thâm sâu khiến
người ta phải ngạc nhiên. Đôi khi ông
lừa người đọc như trong bài “Tỉnh Ngộ Lúc Mười Giờ” (1931):
Ngôi nhà lởn vởn
Những chiếc áo ngủ màu
trắng
Không cái nào màu xanh
lục
Hoặc màu tím với những
vòng màu xanh lục
Hoặc xanh lục với
những vòng màu vàng
Hoặc vàng với những
vòng màu xanh dương
Không cái nào xa lạ
Với vớ bằng đăng ten
Hoặc dây đai có đơm
hạt cườm
Người ta sẽ chẳng nằm
mơ thấy con khỉ baboon hay hoa tím periwinkles
Ở đây chỉ có một
người thủy thủ già
Say rượu và ngủ quên,
chân mang giầy cao ống
Đi bắt cọp
Trong tiết trời nóng đỏ.
Bài thơ có vẻ như chê trách về những cuộc đời thiếu óc tưởng tượng (plain white night gowns), nhưng thật ra bài thơ lại gợi lên những hình ảnh sinh động trong trí người đọc. Cuối bài thơ, một người thủy thủ say rượu, hẳn không màng chi đến tư cách sao cho phù hợp, lại “bắt được cọp”—ít ra anh ta cũng bắt được cọp trong giấc mơ. Bài thơ cho thấy óc tưởng tượng của con người –dù là của người đọc hoặc của anh thủy thủ—sẽ luôn luôn tìm ra một lối thoát cho sáng tạo.
William Carlos
Williams (1883-1963)
Suốt đời William Carlos Williams hành nghề bác sĩ nhi khoa. Ông đã giúp đỡ 2000 đứa bé ra đời và làm thơ trên
cuốn sổ tay bác sĩ. Williams là bạn học
của Ezra Pound và Hilda Doolittle. Những
bài thơ đầu tiên ông sáng tác cho thấy ảnh hưởng của trường phái Hình ảnh. Về sau ông tiếp tục sáng tác và dẫn đầu về
cách sử dụng ngôn ngữ nói bình dân trong thơ ca.
Tai ông rất nhạy cảm với vần điệu tiếng Anh của người Mỹ, và đã giúp
giải phóng nền thi ca Mỹ khỏi sự lệ thuộc vào âm tiết iambic (vần không nhấn theo
sau bởi vần được nhấn) vốn từng ngự trị thi ca Anh
từ thời Phục hưng. Tấm lòng đồng cảm của ông đối với người lao động, trẻ em và những biến cố thường ngày trong bối cảnh
thành thị hiện đại khiến thơ của ông lôi cuốn và dễ tiếp cận. “Xe Cút Kít
Màu Đỏ” (1923), giống như tranh tĩnh vật xứ Hòa lan, tìm thấy nét thú vị và vẻ đẹp nơi những sự vật hàng ngày.
Nhiều cái lệ thuộc vào
chiếc xe cút kít có bánh xe màu đỏ
sáng loáng nước mưa
cạnh mấy chú gà màu trắng.
Williams phát triển loại thơ thoải mái và tự nhiên. Dưới ngòi bút của ông, bài thơ không phải là một đối tượng nghệ thuật hoàn hảo như thơ của Stevens, hoặc một diễn biến được sáng tạo lại theo kiểu Wordsworth [nhà thơ Anh] như trong thơ của Frost. Thay vào đó, bài thơ nắm bắt một giây phút nào đó, giống như một bức hình chụp bất ngờ không chuẩn bị trước --một khái niệm ông học được từ các nhà nhiếp ảnh, họa sĩ mà ông gặp tại các phòng triễn lãm như phòng triển lãm của Stieglitz ở thành phố New York. Giống như các bức tranh chụp, thơ của Williams thường nói bóng gió về những khả năng có thể xảy ra hay những nét hấp dẫn sâu kín, như trong bài thơ "Người Nội Trợ Trẻ" (1917)
Lúc 10 giờ sáng người nội trợ trẻ đi tới lui trong chiếc
áo ngủ mỏng đằng sau tường rào bằng gỗ nơi căn nhà của chồng cô.
Tôi một mình lái xe hơi đi ngang qua.
Rồi cô ta lại đi đến gần mép đường lần nữa
để gọi người bán nước đá, người bán cá, rồi cô đứng đó
ngượng ngùng, không mặc áo trong ["corset"], sửa lại vài lọn
tóc bung ra, và tôi
ví cô với một chiếc lá rơi.
Khi bánh xe êm ru của tôi lướt nhanh trên những chiếc lá khô xào xạc, tôi lái xe qua mĩm cười cúi đầu chào cô.
Ông gọi tác phẩm của ông là “khách quan” ["objectivist"] để nói lên tầm quan
trọng của các sự vật cụ thể, sờ sờ trước mắt.
Tác phẩm của ông thường nói về một chút kinh nghiệm xúc cảm thoảng qua,
và đã ảnh hưởng đến các sáng tác “Beat” [của thế hệ Beat/ "Beat Generation"] thuộc những năm 1950.**
Giống Eliot và Pound, Williams cố thử nghiệm thể thơ trường
ca, nhưng trong khi trường ca của Eliot và Pound sử dụng các ẩn dụ văn chương
nhắm vào một số nhỏ độc giả có học thức cao, Williams, ngược lại, nhắm vào số đông
quần chúng hơn. Mặc dù học ở nước ngoài,
Williams đã chọn sống ở Mỹ. Trường ca Paterson (gồm năm tập, 1946-1958) ca ngợi thành
phố Paterson, New Jersey, nơi ông sinh trưởng dưới mắt nhìn của “Dr. Paterson,”
người kể chuyện đời mình, qua đó Williams để xen lẫn các đoạn thơ, văn xuôi,
thơ từ, tự truyện, những bài tường thuật đăng trên nhật báo, cùng các sự kiện lịch
sử. Cách trình bày trang giấy có nhiều
khoảng trống nói lên chủ đề con đường thênh thang của nền văn học Mỹ, và cho ta cảm
giác toàn cảnh mở rộng, gồm cả những người nghèo đang ăn ngòai trời trong
công viên vào ngày chủ nhật. Giống
như nhân vật trong Lá Cỏ của Walt
Whitman, Dr. Paterson đi lại tiếp xúc
thoải mái tự do cùng những người lao động:
---cuối xuân
một chiều chủ
nhật
đi theo lối mòn đến vách núi (đếm[bước]: [làm] bằng chứng)
chàng lẫn trong đám
những người khác
mặt lộ ở đây
vẫn là những tảng đá quen mà họ đã trượt chân khi leo lên
những con chó
của họ chạy tới lui!
[Họ] cười to, gọi
nhau ơi ới
Đợi tôi với!
(II, i, 14-23)
---
*
**
Phong trào văn học của các văn nghệ sĩ muốn khám phá và gây ảnh hưởng đến văn hóa và chính trị Mỹ trong thời kỳ sau thế chiến thứ hai. Phần lớn tác phẩm của họ được xuất bản vào những năm 1950. Nét chủ đạo trong văn hóa Beat là từ bỏ các chuẩn mực về cách kể truyện, đi tìm con đường tâm linh, tìm hiểu về các tôn giáo của Hoa kỳ và các xứ Á đông, phản đối khuynh hướng chạy theo vật chất, phơi bày trần truồng tình cảnh của con người, thử nghiệm các chất gây kích thích, giải phóng và phiêu lưu mạo hiểm về tình dục....Các tác giả chính của phong trào này gồm Herbert Huncke, Ginsberg, Burroughs, Lucien Carr và Kerouac, họ gặp nhau năm 1944 nơi trường đại học Columbia, thành phố New York. Về sau khoảng thập niên giữa những năm 1950, các tác giả nòng cốt của phong trào (ngoại trừ Burroughs và Carr) gặp và kết bạn cùng nhóm tác giả thuộc phong trào Phục Hưng San Francisco. Vào những năm 1960, các yếu tố của phong trào Beat phối hợp với phong trào hippie cùng các trào lưu đi ngược văn hóa chính thống khác. Neal Cassady là cầu nối giữa hai thế hệ này.
a literary movement started by a group of authors whose work explored and influenced American culture and politics in the post-war era. The bulk of their work was published and popularized throughout the 1950s. The central elements of Beat culture are the rejection of standard narrative values, making a spiritual quest, the exploration of American and Eastern religions, the rejection of materialism. explicit portrayals of the human condition, experimentation with psychedelic drugs, and sexual liberation and exploration…..
a literary movement started by a group of authors whose work explored and influenced American culture and politics in the post-war era. The bulk of their work was published and popularized throughout the 1950s. The central elements of Beat culture are the rejection of standard narrative values, making a spiritual quest, the exploration of American and Eastern religions, the rejection of materialism. explicit portrayals of the human condition, experimentation with psychedelic drugs, and sexual liberation and exploration…..
The core group of Beat Generation authors – Herbert
Huncke, Ginsberg, Burroughs, Lucien
Carr, and Kerouac – met in 1944 in and around the Columbia University
campus in New York City. Later, in the mid-1950s, the central figures (with the
exception of Burroughs and Carr) ended up together in San Francisco where they
met and became friends of figures associated with the San Francisco Renaissance.
In the 1960s, elements of the expanding Beat movement were incorporated into the hippie and larger counterculture movements. Neal Cassady, as the driver for Ken Kesey's bus Further, was the primary bridge between these two generations. Ginsberg's work also became an integral element of early 1960s hippie culture.
In the 1960s, elements of the expanding Beat movement were incorporated into the hippie and larger counterculture movements. Neal Cassady, as the driver for Ken Kesey's bus Further, was the primary bridge between these two generations. Ginsberg's work also became an integral element of early 1960s hippie culture.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.