Thursday, May 28, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống -- Các Nhà Thơ Nhóm Thiểu Số: Thơ Của Người Mỹ Da Đen

Người Mỹ da đen đã sáng tác những bài thơ tuyệt vời về nhiều chủ đề với vần điệu rất đa dạng. Văn học của người da đen là dòng văn học sắc tộc phát triển mạnh nhất ở Mỹ, và nó hết sức phong phú.  Amiri Baraka (1934- ), nhà thơ người Mỹ da đen nổi tiếng nhất trong thập niên 1960-1970, từng soạn kịch và đóng vai trò tích cực trên chính trường.  Các tác phẩm của Maya Angelou (1928- )* gồm nhiều thể loại như thơ, kịch, và quyển hồi ký nổi tiếng Tôi Biết Vì Sao Con Chim Bị Nhốt Trong Lồng Cất Tiếng Hót/I Know Why The Caged Bird Sings (1969).
Rita Dove (1952- ) là nhà thơ Mỹ được vinh danh vào những năm 1993-1995.  Dove cũng viết tiểu thuyết và soạn kịch và được trao giải Pulitzer Prize năm 1987 với thi phẩm Thomas vàn Beulah/Thomas and Beulah (1986), qua đó bà ca ngợi ông bà của mình bằng những bài thơ dạt dào tình cảm.  Bà nói bà viết thi phẩm đó để diễn tả đời sống nội âam phong phú của người nghèo.
Tương tự, Michael S. Harper (1938- ) từng sáng tác những bài thơ diễn tả đời sống phức tạp của những người Mỹ da đen khi phải đối đầu với nạn kỳ thị và bạo hành.  Những bài thơ đầy ẩn ý và khó hiểu của ông thường nói về các cảnh tượng dữ dội và chen chúc trong chiến tranh hay nơi đời sống thị thành.  Qua các bài thơ ấy ông dùng ngòi bút mổ xẻ hình ảnh nhằm mục đích hàn gắn lại vết thương.  Bài thơ  “Cuộc Họp Của Những Người Cùng Bộ Tộc: Sinh Ra Đời và Các Quốc Gia: Bài Ca Huyết Thống”/“Clan Meeting: Births and Nations: A Blood Song”** (1971), một bài thơ đã ví việc nấu ăn với một cuộc giải phẩu, bắt đầu với câu “chúng ta dựng lại các mảnh đời trong khu chăm sóc/ đặc biệt, sắp lại các thứ trên bàn thức ăn buffet”/“we reconstruct lives in the intensive /care unit, pieced together in a buffet.”  Bài thơ kết thúc bằng cách nối kết lại những hình ảnh về bệnh viện, về nạn phân biệt chủng tộc trong cuộn phim Mỹ đầu tiên tựa đề Sự Ra Đời Của Một Quốc Gia, nhóm Ku Klux Klan, sử dụng kỹ thuật duyệt phim và quang tuyến X:

Chúng ta nạp vào bộ não của mình như nạp cuộn film vào máy chụp hình,
phim đã bị phơi bày ra
dưới ánh sáng quang tuyến X nhiều quá,
khóa kín lại với cánh cửa có hai lớp
dùng làm thước đo ánh sáng: màu da và giới tính
cuộn tròn và ép lại làm thú tiêu khiển;
chúng ta lấy gói đồ và đi
về nhà.

We reload our brains as the
cameras,
the film overexposed
in the x-ray light,
locked with our double door
light meters: race and sex
spooled and rung in a hobby;
we take our bundle and go
home.

Lịch sử, nhạc jazz, và văn hóa quần chúng đã gợi hứng cho nhiều người Mỹ đã đến từ Harper (một giáo sư đại học) đến nhà thơ và nhà xuất bản Ishmael Reed (1938- ) ở bờ biển miền tây, được xem là các tác giả đầu đàn về sáng tác đa văn hóa qua Before Columbus Foundation, và qua một số các tạp chí như Yardbird, Quilt, và Konch.
Nhiều nhà thơ Mỹ da đen, như Audre Lorde (1934-1992), đã tìm ra chất liệu để sáng tác từ cách tiếp cận lịch sử quan tâm nhiều đến người Phi châu Afrocentrism,*** một phong trào xem Phi châu là trung tâm văn minh từ thời cổ đại.  Trong bài thơ "Những Người Phụ Nữ Xứ Dan Nhảy Múa Với Gươm Trong Tay Để Đánh Dấu Thời Họ Từng Là Chiến Sĩ"/“The Women of Dan Dance With Swords in Their Hands To Mark the Time When They Were Warriors” (1978), bà nói lên tiếng nói của người nữ chiến sĩ ở xứ Dahomey cổ đại "được võ trang với mọi thứ tôi chạm đến" và "tiêu thụ" chỉ "Những gì đã chết."
--------
*tên khai sinh là Marguerite Annie Johnson (tháng 4, 1928 – ngày 28 tháng 5, 2014)
born Marguerite Annie Johnson (April 4, 1928 – May 28, 2014)
một cách tiếp cận nghiên cứu lịch sử chú trọ̣ng đến lịch sử của những người có gốc gác từ Phi châu.  Đây là cách đáp trả lại thái độ toàn cầu (nhấn mạnh về người Âu châu/Eurocentric) về người Phi châu và những đóng góp lịch sử của họ, nhằm tìm cách sửa lại các lỗi lầm cứ tiếp diễn mãi do nền tảng triết học kỳ thị của các ngành học thuật Tây phương được phát triển trong thời kỳ Phục hưng ban đầu của Âu châu và kể từ đó trở về sau làm cơ sở lý giải cho việc nô lệ hóa các dân tộc khác, và cách tiếp cận này còn nhằm mục đích cho phép kể lại chính xác hơn sự đóng góp không chỉ của người Phi châu mà còn của các dân tộc khác vào lịch sử thế giới
an approach to the study of world history that focuses on the history of people of recent African descent.[1] It is in some respects a response to global (Eurocentric) attitudes about African people and their historical contributions; it seeks to correct what it sees as mistakes and ideas perpetuated by the racist philosophical underpinnings of western academic disciplines as they developed during and since Europe's Early Renaissance as justifying rationales for the enslavement of other peoples, in order to enable more accurate accounts of not only African but all people's contributions to world history.
**** Dahomey từng là một vương quốc Phi châu nằm ở vùng đất ngày nay là xứ Cộng hòa Benin, vương quốc này tồn tại từ năm 1600 cho đến năm 1900.  Dahomey phát triển trên cao nguyên Abomey vào những năm đầu 1600, và là một cường quốc trong vùng mãi đến năm 1900 bằng cách chinh phục những thàng phố quan yếu trên bờ biển Đại tây dương.
Dahomey was an African kingdom in the present-day Republic of Benin which lasted from 1600 until 1900. Dahomey developed on the Abomey Plateau in the early 1600s and became a regional power in the 1700s by conquering key cities on the Atlantic coast.

(Còn tiếp)
 

Wednesday, May 27, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống -- Thi Sĩ Thuộc Các Sắc Dân Thiểu Số

Hậ̣u bán thế kỷ 20 chứng kiến sự phục hồi của văn học thuộc các tác giả thiểu số, và tiếp diễn qua cả thế kỷ 21.  Vào những thập niên 1960, theo bước những người Mỹ da đen, các tác giả thiểu số ở Mỹ bắt đầu làm độc giả phải chú ý đến họ.  Vào những năm 1970 ở các trường đại học bắt đầu có những môn học về các nhóm dân thiểu số.
Sang những năm 1980 các tạp chí nghiên cứu, tổ chức chuyên nghiệp, và tạp chí văn học chuyên về các tác giả thiểu số ra đời.  Các hội nghị chuyên đề về những tác phẩm văn học thiểu số cụ thể xuất hiện, và tiêu chuẩn về "tác phẩ̉m lớn/kinh điển" (classics) đã mở rộng, bao gồm cả các tác giả thiểu số có tên trong các văn tuyển và danh sách tác phẩm được chọn đưa vào trường học.  Các chủ đề quan tṛong gồm chủng tộc, các sắc dân khác nhau, đời sống tâm linh, vai trò của gia đình và của nam nữ, và ngôn ngữ.
Thơ của các tác giả thiểu số giống các tác phẩm của những nữ thi sĩ ở chỗ đa dạng và thỉnh thoảng bày tỏ sự phẫn nộ.  Thơ nở rộ qua tác phẩm của những nhà thơ Mỹ gốc Nam Mỹ hoặc Mễ Tây Cơ như Gary Soto, Alberto Rios, và Lorna Dee Cervantes; gốc người da đỏ như Leslie Marmon Silko, Simon Ortiz, và Louise Erdrich; gốc Phi châu như Amiri Baraka (Le Roi Jones), Michael S. Harper, Rita Dove, Maya Angelou, và Nikki Giovanni; gốc Á châu như Cathy Song, Lawson Inada, và Janice Mirikitani.
Thơ Của Các Tác Giả Gốc Mễ Tây Cơ và Nam Mỹ  
Thơ mang ảnh hưởng Tây Ban Nha bao gồm tác phẩm của nhiều nhóm thi sĩ khác nhau.  Trong số này có những tác giả là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, được xem là người Chicano từ những năm 1950, và đã sống qua nhiều thế hệ ở những tiểu bang miền Tây Nam nước Mỹ, cạ̣nh Mễ Tây Cơ khi cuộc chiến giữa Mễ và Mỹ kết thúc năm 1848.
Trong số những người gốc Tây Ban Nha sống ở quần đảo Carribean, người Mỹ gốc Cuba và người Puerto Rico vẫn tiếp tục duy trì các truyền thống văn học quan yếu và nổi bật của họ.  Thí dụ, tài năng thiên phú về hài kịch của người Mỹ gốc Cuba khác hẳn thơ ai điếu giàu xúc cảm của các tác giả Chicano như Rudolfo Anaya.  Những người mới nhập cư từ Mễ Tây Cơ, Nam Mỹ hay Trung Mỹ, và từ Tây Ban Nha thường góp phần làm phong phú thêm dòng văn học này.
Thơ của người Chicano, tức là người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ, vốn có truyền thống đọc ngâm (oral) phong phú với dạng thơ corrido, tức ballad.  Các tác phẩm tiên phong đều nói đến sức mạ̣nh truyền thống của cộng đồng Mễ, và sự kỳ thị của nguoi da trắng mà đôi khi họ gặp phải.  Thỉnh thoảng  các nhà thơ này pha trộn tiếng Tây Ban Nha với tiếng Anh thành vần điệu như trong thơ của Alurista và Gloria Anzaldúa.  Thơ của họ chịu ảnh hưởng của truyền thống đọc ngâm nhiều, và khi được đọc lên thơ của họ tác động rất mạnh.
Một số tác giả làm thơ bằng tiếng Tây Ban Nha theo truyền thống vốn có từ trường ca đầu tiên của mảnh đất ngày này là nước Mỹ — tác phẩm Lịch Sử Nước Mễ Tây Cơ Mới /Historia de la Nueva México của Gaspar Pérez de Villagrá kỷ niệm lại cuộc chiến năm 1598 tại Acoma, New Mexico, giữa người Tây Ban Nha và người da đỏ Pueblo.
Văn bản thơ trọ̣ng tâm của thi ca Chicano, tác phẩm Tôi là Joaqin/I Am Joaquin của Rodolfo Gonzales (1928-2005), nói lên vấn đề giao thoa văn hóa: nhân vật trong bài thơ bị "Lạc trong một thế giới hỗn độn/Bị cuốn vào cơn lốc của xã hội người da trắng/Đầu óc rối mù về các luật lệ..."
“Lost in a world of confusion/Caught up in a whirl of gringo society/Confused by the rules....”

Nhiều tác giả Chicano đã tìm thấy nguồn sống từ cội nguồn Mễ Tây Cơ xa xưa của mình.  Khi nghĩ đến xứ Mễ Tây Cơ hùng vĩ, Lorna Dee Cervantes (1954- ) đã viết "bài trường thi"/ “an epic corrido” *ngân vang trong huyết mạch của mình, trong khi Luis Omar Salinas (1937-) cảm thấy ông là "thiên thần của dân Aztec."**
 ---------

*The Mexican Corrido là một dạng dân nhạc ballad mô tả đặc thù đời sống người Mễ Tây Cơ trong hơn một thế kỷ.  Nhạc corrido gồm ba loại hoặc ba đặc tính: nhạc trữ tình, trường ca, và nhạc truyện. 


The Mexican Corrido is a form of musical folk ballad that has been a typical expression of Mexican life for well over a century. The corrido encompasses three generic sub-types or qualities: lyric, epic, and narrative.

** Aztec là những người tự xưng mình là Culhua-Mexica, nói tiếng Nahuatl, một giống dân bản địa trị vì một vương quốc lớn ở thung lũng Mễ Tây Cơ, tức miền trung và nam Mễ Tây Cơ ngày nay, vào thế kỷ 15 đầu thế kỷ16.
Aztec, self name Culhua-Mexica, Nahuatl-speaking people who in the 15th and early 16th centuries ruled a large empire in what is now central and southern Mexico. The Aztecs are so called from Aztlán (“White Land”), an allusion to their origins, probably in northern Mexico.
-------

Phần lớn thơ Chicano đều diễn bày những vấn đề riêng tư, nói lên cảm xúc cá nhân hoặc gia đình và các thành viên trong cộng đồng.  Gary Soto (1952-) sáng tác dựa trên truyền thống xưa của người Mễ tôn kính tổ tiên đã quá vãng của họ, những gì ông viết vào năm 1981 lại mô tả tình trạng đa văn hóa của người Mỹ ngày nay: 
Nến đã thắp lên cho người đã khuất
Phía trước tất cả chúng ta là hai thế giới 

Vào thập niên 1980, thơ Chicano đã đạt được một tầm vóc quan trọng mới, và các tác phẩm của Cervantes, Soto, và Alberto Rios đều được phổ biến rộng rãi trong các tuyển tập.

ThơThổ Dân Da Đỏ Mỹ
Thổ dân da đỏ từng sáng tác những bài thơ rất hay, có thể do họ theo truyền thống có các bài hát của thầy bùa chú (shaman), những vị vốn đóng vai trò quan yếu trong di sản văn hóa của họ.  Các tác phẩm này rất tuyệt vời khi cầu xin thiên nhiên một cách sống động, đôi khi biến thiên nhiên gần như huyền diệu thần bí. Các nhà thơ người da đỏ cũng nói lên nỗi bi thương họ phải gánh chịu khi di sản phong phú của họ bị mất đi không thể tìm lại.
Simon Ortiz (1941- ), một người da đỏ thuộc bộ tộc Acoma Pueblo,* đã viết nhiều bài thơ thẳng thắn dựa vào lịch sử, đi sâu tìm hiểu các mâu thuẫn của người dân bản xứ sống trong nước Mỹ ngày nay.  Thơ của ông thách thức người đọc da trắng vì nó thường nhắc họ nhớ đến sự bất công và bạo lực mà họ đã từng dùng đối với thổ dân da đỏ.  Thơ Simon Ortiz nói lên viễn cảnh sống hài hòa giữa các sắc tộc trên cơ sở cảm thông sâu sắc.
Trong bài thơ "Tấm Chăn Bông Hình Những Vì Sao"/“Star Quilt,” Roberta HillWhiteman (1947-), thuộc bộ tộc da đỏ Oneida, tưởng tượng ra một tương lai đa văn hóa giống như "tấm chăn bông đầy hình những vì sao,/được dệt từ ánh sáng bình minh," trong khi Leslie Marmon Silko (1948- ), thuộc bộ tộc Laguna Pueblo, lại sử dụng ngôn ngữ bình dân và các mẫu chuyện truyền thống để dệt nên những vần thơ du dương và lắng đọng trong tâm hồn người đọc.  Qua bài thơ "Trong Ánh Sáng Của Cơn Bão Giá Lạnh"/ “In Cold Storm Light” (1981), Silko đã đạt được âm hưởng như thơ haiku Nhật bản:
 từ bầu trời dầy đặc băng giá
chạy vụt qua
vó chân khua
lượn vòng trên chòm cây
chú tuần lộc xứ tuyết đến
chuyển luân, di động
bài ca trắng
gió bão luồn qua những cành cây

out of the thick ice sky
running swiftly
   pounding
swirling above the treetops
The snow elk come,
Moving, moving
white song
storm wind in the branches

Louise Erdrich (1954- ), cũng là tiểu thuyết gia như Silko, đã sáng tạo ra những đọan độc thoại đầy kịch tính mạnh mẽ, giống nhưng một vở kịch cô đọng. Các tiểu thuyết gia này mô tả không nhân nhượng cảnh các gia đình người da đỏ vật lộn với nạn rượu chè, thất nghiệp và nghèo khó nơi biệt khu Chippewa. Trong bài "Cuộc Hội Ngộ Gia Đình"/ “Family Reunion”(1984) của  Erdrich, một người chú say rượu và tàn ác trở về biệt khu sau nhiều năm sống nơi thành thị.  Vì ông ta mắc bệnh tim, đứa cháu gái bị ông đối xử tàn tệ, và cũng là người kể chuyện, nhớ lại việc chú mình đã giết một con rùa to nhiều năm trước đây, bằng cách nhét viên pháo vào con rùa.  Đoạn cuối bài thơ đã liên hệ Chú Ray với con rùa nạn nhân của ông:

Bằng cách nào đó chúng ta đã tìm ra đường về
Chú Ray hát lại bài hát xưa cho cái xác
đã lôi kéo chú về nhà
đôi tay chú nay như vây cá xám xịt
đóng đinh vít các lóng xương vào tấm bảng gỗ.
Gương mặt chú lộ vẻ nhẫn nhục trầm lặng kỳ lạ
như mặt đứa bé lúc nào cũng chẳng màng để ý đến vết thương,
hay gương mặt của con thú từng sống lâu dưới nước
và các thiên thần đến
giương ná bắn chúng và thải rác rưởi.

Somehow we find our way back,
Uncle Ray
sings an old song to the body
that pulls him
toward home. The gray fins that
his hands have become
screw their bones in the
dashboard. His face
has the odd, calm patience of a
child who has always
let bad wounds alone, or a
creature that has lived
for a long time underwater.
And the angels come
lowering their slings and litters.

---

* Acoma Pueblo là nhóm thổ dân sống cách thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico khoảng 60 dặm về phía tây.  Làng Acoma Pueblo gồm có bốn cộng đồng da đỏ: Sky City, Acomita, Anzac, và McCartys. Bộ tộc Acoma Pueblo được liên bang nhìn nhận là một bộ tộc riêng.
Acoma Pueblo is a Native American pueblo approximately 60 miles west of Albuquerque, New Mexico in the United States. Four communities make up the village of Acoma Pueblo: Sky City, Acomita, Anzac, and McCartys. The Acoma Pueblo tribe is a federally recognized tribal entity. 
 (Còn tiếp)

Saturday, May 23, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống -- Các Nhà Thơ Sắc Dân Thiểu Số: Thơ Của Người Mỹ Gốc Á Châu


Thơ Của Người Mỹ Gốc Á Châu
Giống như thơ của các tác giả Chicano và gốc Mỹ La tinh, thơ của người Mỹ gốc Á cũng cực kỳ đa dạng.  Người Mỹ gốc Nhật, Trung hoa và Phi luật tân có thể đã từng ở Mỹ qua 8 thế hệ, trong khi người Mỹ gốc Đại hàn, Thái lan và Việt nam là những người nhập cư tương đối mới đây hơn.  Mỗi nhóm đều phát triển từ truyền thống ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa riêng biệt.
Dòng văn học của người Mỹ gốc Á châu thường nhấn mạnh nhiều đến vùng bờ biển Thái bình dương* và các sáng tác của phụ nữ. Người Mỹ gốc Á thường phản kháng lại cách nhìn rập khuôn thường có, xem họ là nhóm người "ngoại quốc" và "đàng hoàng."  Các nhà mỹ học thường so sánh những truyền thống văn chương Tây phương với Á đông --thí dụ so sánh khái niệm Đạo/Tao với Lý trí/Logos.
Các nhà thơ Mỹ gốc Á lấy cảm hử́ng từ nhiều nguồn, từ hát bội của Trung hoa đến Phật giáo Thiền tông; các truyền thống văn học Á châu, đặc biệt là Thiền, đã từng gợi cảm hứng cho nhiều nhà thơ không phải gốc Á châu, như chúng ta có thể thấy trong tuyển tập xuất bản năm 1991 tựa đề Dưới Một Vừng Trăng Đơn Lẻ:Phật Giáo Trong Thơ Ca Mỹ Đương Đại/ Beneath a Single Moon: Buddhism in Contemporary American Poetry. 
Những nhà thơ Mỹ gốc Á châu gồm nhiều nhóm: từ chỗ chống lại quy ước như Frank Chin (1940- ), một trong những người chủ biên tập Aiiieeeee! (tuyển tập văn học của các tác giả người Mỹ gốc Á châu ra đời rất sớm) đến những tác giả sử dụng rất nhiều các quy ước truyền thống như Maxine Hong Kingston (1940- ).  Janice Mirikitani (1942- ), một người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ ba (sansei), nói lên lịch sử người Mỹ gốc Nhật, và chủ biên nhiều tuyển tập như Những Người Phụ Nữ Thế Giới Thứ Ba/Third World Women (1973), Đã Đến Lúc Phải Làm Càng! Thần Chú Từ Thế Giới Thứ Ba / Time To Greez! Incantation from the Third World (1975), và Ayumi: Tuyển Tập Văn Học Của Người Mỹ Gốc Nhật/Ayumi: An Anthology of Japanese Americans (1980).
Tập thơ Cô Dâu Trong Bức Ảnh/ Picture Bride của Cathy Song (1955-), người Mỹ gốc Trung hoa, cũng diễn lại lịch sử qua những mảnh đời của người trong gia đình bà.  Nhiều nhà thơ Mỹ gốc Á đi sâu tìm hiểu tình trạng đa văn hóa ở Mỹ.  Trong bài thơ "Không Khí Thực Vật"/“TheVegetable Air” (1988) của Song, một thị trấn nghèo với những chú bò thả rong nơi công cộng, một quán ăn Tàu và tấm biển quảng cáo Coca-Cola treo lệch, biểu trưng cho cuộc sống đa văn hóa mất gốc ngày nay, được nghệ thuật làm cho dễ thở, trong trường hợp này là một bài hát opera chơi trên máy cassette:

rồi bài hát quen thuộc
trỗi lên như mặt trăng
nhấc bạ̣n ra khỏi chính bạn,
đưa bạn đến một xứ sở khác
ở đó, trong một giây phút, bạn thong dong du hành.

then the familiar aria,
rising like the moon
lifts you out of yourself,
transporting you to another country
where, for a moment, you travel light.

---
*
The Pacific Rim nói về vùng bao quanh Thái bình dương.  Nó bao gồm miền duyên hải phía tây Bắc và Nam Mỹ châu, Úc châu, đông Á, và các đảo ở Thái bình dương.  
The Pacific Rim refers to the geographic area surrounding the Pacific Ocean. The Pacific Rim covers the western shores of North America and South America, and the shores of Australia, eastern Asia and the islands of the Pacific.
** 
Logos là từ thường được dùng trong triết học, tâm lý học, tu từ học và trong các tôn giáo Tây phương, có từ căn gốc Hy lạp mang nhiều nghĩa như "nền tảng," lời tuyên bố," "ý kiến," "sự mong đợi," "từ ngữ," "diễn văn," "bài tường thuật," "lý trí," "phần/đoạn," "thảo luận."
Logos is a term in Western philosophy, psychology, rhetoric, and religion derived from a Greek word variously meaning "ground", "plea", "opinion", "expectation", "word", "speech", "account", "reason", "proportion", and "discourse". 
***
 Tác phẩm đoạt giải Thi Tuyển Yale Dành Cho Các Nhà Thơ Trẻ do đại học Yale tổ chức năm 1982 là tập thơ Cô Dâu Trong Hình của Cathy Song, nói về con người và vô số các cuộc hành trình của họ.  Nhà thơ nổi tiếng Richard Hugo nói: "Thơ của cathy Song là những đóa hoa: đủ màu sắc, gợi tình, và trầm lặng, và chúng được e ấp dâng lên như những bó hoa tặng cho những phút giây trong đời tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng, khi hồi tưởng lại, lại là những giây phút quý giá nhất.  Bà thường nhắc nhở cái thế giới cứng ngắc, lạnh lùng, ồn ào về điều thật sự quan yếu cho tinh thần con người." 
The winning volume in the 1982 Yale Series of Younger Poets competition is Cathy Song’s Picture Bride, a book about people and their innumerable journeys. Distinguished poet Richard Hugo says, “Cathy Song’s poems are flowers: colorful, sensual, and quiet, and they are offered almost shyly as bouquets to those moments in life that seemed minor but in retrospect count the most. She often reminds a loud, indifferent, hard world of what truly matters to the human spirit.”

Sinh ra tại Honolulu, Hawaii năm 1955, Cathy Song tốt nghiệp cử nhân B.A. tại đại học Wellesley năm 1977, và nhận bằng cao học văn chương về sáng tác ở đại học Boston năm 1981.  Thơ bà được in trong các văn tuyển các tác giả châu Á Thái bình dương, và trong tập Con Ngựa Đen/Dark Horse, Tập San Cánh Đồng Xanh/The Greenfield Review, và Chi Nhánh Miền Tây/West Branch.  Giải Thi Tuyển Yale Dành Cho Các Nhà Thơ Trẻ cho đến giờ vẫn là giải thơ lớn.  Theo Tạp chí Thư Viện. 

Born in Honolulu, Hawaii, in 1955, Cathy Song received a B.A. from Wellesley College in 1977 and an M.A. in creative writing from Boston University in 1981. Her poems have appeared in an anthology of asian-pacific literature and in Dark Horse, The Greenfield Review, and West Branch.
Born in Honolulu, Hawaii, in 1955, Cathy Song received a B.A. from Wellesley College in 1977 and an M.A. in creative writing from Boston University in 1981. Her poems have appeared in an anthology of asian-pacific literature and in Dark Horse, The Greenfield Review, and West Branch.
"The Yale Series of Younger Poets remains the most prestigious [of poetry contests]."—Library Journal



Friday, May 22, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống - Thơ Thử Nghiệm



Trường Phái New York
Khác với các nhà thơ Beat và San Francisco, các thi sĩ thuộc trường phái New York không bận tâm đến các vấn đề đạo đức nổi cộm, và nhìn chung họ tránh không bàn đến các vấn đề chính trị.  Họ là một nhóm nhà thơ có học vấn chính quy tốt nhất. 
Những nhà thơ thuộc nhóm này gồm John Ashbery, Frank O’Hara, và Kenneth Koch đã gặp nhau khi còn là sinh viên tại Harvard.  Họ là điển hình những người thành thị, sành điệu, không ngả theo một tôn giáo nào, dí dỏm, thông minh châm chọc, phức tạp mà nhẹ nhàng tinh tế.  Thơ của nhóm thi sĩ này năng động, đầy chi tiết về sinh hoạt nơi thành thị, kỳ lạ, và gần như để lộ rõ một lòng tin đầy hoài nghi. Thành phố New York là trung tâm nghệ thuật của Mỹ, là nơi sản sinh ra phong cách diễn đạt trừu tượng – là nguồn cảm hứng chủ yếu của nhóm thơ này.  Phần lớn các nhà thơ thuộc trường phái New York là những người đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, quản trị các viện bảo tàng nghệ thuật, hoặc làm việc cùng với các họa sĩ.  Có lẽ vì họ cảm nhận được nghệ thuật trừu tượng, không tin vào những hình dạng được thấy trong đời thường và các ý nghĩa diễn bày rõ rệt, tác phẩm của họ thường khó hiểu, như trong các bài thơ sáng tác về sau của John Ashbery (1927- ), một nhà thơ được ái mộ nhất vào cuối thế kỷ 20.
Những dòng thơ lai láng của Ashbery ghi lại tư tưởng và xúc cảm tuôn tràn qua tâm thức quá nhanh không thể diễn bày rõ ràng trực tiếp được.    Bài thơ dài và sâu sắc của ông tựa đề “Chân Dung Của Tôi Trong Tấm Gương Lồi”/“Self-Portrait in a Convex Mirror” (1975), bài thơ đã được ba giải thưởng lớn, lướt từ ý tưởng này qua ý tưởng kia, và thường hồi quang tự chiếu:

Một chiếc tàu
vụt qua những màu sắc vô danh cập bến.
Bạn cho phép những vến đề không liên quan
kéo lê thê vô tận một ngày của bạn…

Khuynh Hướng Siêu Thực và Hiện Sinh
Trong quyển văn tuyển định nghĩa các trường phái mới của mình, Donald Allen đã gồm cả nhóm thơ thứ năm mà ông không thể xác định rõ vì nhóm này không có cơ sở địa lý rõ ràng.  Nhóm thơ không rõ rệt này bao gồm các phong trào và thi sĩ Thử Nghiệm mới xuất hiện, chủ yếu gồm các thi sĩ siêu thực, diễn tả vùng vô thức qua các hình ảnh sinh động như trong giấc mơ và thơ của các nữ thi sĩ hoặc các nhà thơ da màu thiểu số nở rộ trong những năm gần đây.  Mặc dù bề ngoài nhóm này có sắc thái riêng biệt, các nhà thơ siêu thực, ủng hộ nữ quyền, và các thi sĩ thuộc nhóm thiểu số đều có cảm nhận chung là họ phải tách họ ra khỏi văn học dòng chính.
Mặc dù T.S. Eliot, Wallace Stevens, và Ezra Pound đã đưa vào thi ca Mỹ những thi pháp sử dụng biểu tượng vào những năm 1920, trường phái siêu thực, lực lượng chính của thi ca và tư tưởng Âu châu trong thế chiến thứ hai và sau đó, đã không bắt rễ tại Mỹ.  Mãi đến những năm 1960, dưới áp lực của cuộc xung độ về chiến tranh Việt nam, phái siêu thực (cùng với phái hiện sinh) mới bắt đầu trở nên quen thuộc ở Mỹ.  
Trong thập niên 1960, nhiều tác giả Mỹ như W.S. Merwin, Robert Bly, Charles Simic, Charles Wright, Mark Strand và nhiều người khác, đã hướng đến chủ nghĩa siêu thực Pháp và nhất là Tây Ban Nha, xuất phát từ cảm xúc ban sơ nguyên tuyền, các motif hình ảnh, và kiểu mẫu về sự nổi loạn hiện sinh, đi ngược lại lý trí.
Những nhà siêu thực như Mervin thường làm thơ dí dỏm, như:
"Thần thánh là những gì thất bại không thể làm người như chúng ta/ Nếu bạn thấy bạn không còn tin nữa thì hãy nới rộng đền thờ ra."  
      
      “The gods are what has failed to
become of us / If you find you no
longer believe enlarge the temple.”
 
Chủ nghĩa siêu thực mang tính chính trị của Bly lên án các giá trị mà ông cảm thấy đã can dự vào cuộc chiến Việt nam qua những bài thơ như "Rốt Lại Răng Mẹ Cũng Lộ Ra Trần Truồng"/“The Teeth Mother Naked at Last.” *

----- 


“The Teeth Mother Naked at Last” is a long, frequently subjective, meditation on the American involvement in the Vietnam War. It describes the “harm” the war has done to America and to Americans “inwardly.” The poem is divided into seven numbered and self-contained sections ranging in length (in the final Selected Poems version) from eight to fifty-three lines. Each section is divided into stanzas of uneven lengths. Several sections are further divided into subsections, separated by asterisks, and section 3 contains two paragraphs of prose. One part of section 2 was originally published independently, in quite different form, in The Nation (March 25, 1968), and another part of this section originally appeared in Robert Bly’s play, The Satisfaction of Vietnam (1968).
The title refers to one of the “mothers” that make up the mystical cult of the Great Mother, which first appeared in ancient times. The Teeth or Stone Mother attempts to destroy consciousness and spiritual growth and has come to stand for the destruction of the psyche in Jungian psychology.
The poem begins with airplanes and helicopters (“death-bees”) lifting off from the decks of ships and flying over Vietnamese villages to bomb the people huddled in the “vegetable-walled” huts. This massive destruction, without mercy even for innocent children, is seen as the end result of what has happened in the American political system. The voices of soldiers are heard ordering the killing of “anything moving,” and the reed huts of the Vietnamese villagers are set afire. The war, with its wanton death and destruction, is defended and even rationalized by political and religious leaders and political and religious institutions back home in America. These rationalizations are “lies,” however, and these lies “mean that the country wants to die.” Things have already gone so far that even objective truths (such as the name of the capital of Wyoming, the number of acres of land in the Everglades, and the time the sun sets on any given day) now can be lied about by the president and the attorney general. This kind of corruption of the facts, in addition to the travesties and literal horrors of the war, are detailed primarily in the first three sections of the poem. “This,” readers are told, “is what it’s like for a rich country to make war.”
The transitional fourth and fifth sections suggest a literal, structural, and thematic turn in the poem. The fifth and shortest section begins with the most pertinent question of the whole poem: “Why are they dying?” Since, as has been seen and shown, there is no rational reason given, nor any answer available, the remaining sections of the poem move beyond the rational, into the mystical or metaphysical realms, in an attempt to deal with the atrocities inherent in war psychologically. In this sense, although the clear focus of the poem remains fixed on the Vietnam War, the poem expands this focus to a treatment of the psychological accoutrements of war in general.
The sixth section of the poem, which describes the burning of innocent children, is the most graphic and the most condemnatory. The speaker finds himself suddenly forced backward through the evolutionary chain, to the consciousness of his “animal brain,” which allows for a more emotional and less intellectual way of dealing with existence. Such a place in the psyche is also the place where poetry has its source and, thus, this movement down into the depths of the psyche prepares the reader for the poetic paean of the last two sections of the poem.
At the beginning of the seventh section the speaker says that he wants to sleep without being awakened. In his apocalyptic dream vision, from “waters” deep beneath the surface of self and consciousness, “the Teeth Mother, naked at last,” rises up and points to the possibility of both a political and a psychic renewal, one which may vitiate the problems posed both by the war in Vietnam and...
Published separately in 1970, then later incorporated into Sleepers Joining Hands (1973), The Teeth Mother Naked at Last has been described as one of the best antiwar poems written in the twentieth century. Bly’s strategy in the composition of the poem was to undermine somehow the sterility of the language the United States used—both in its nightly news broadcasts and on its political lecterns—when discussing the Vietnam War and the issues surrounding it. He did this by revealing these familiar phrases and familiar political statements to be false.
After a series of descriptive images from the war in Indochina, descriptions which move from the striking—almost beautiful—to the increasingly bloody and grotesque, Bly tells his reader, “Don’t cry at that.” Would one cry at other natural phenomena, he asks, such as storms from Canada or the changing of the seasons? The language used publicly to discuss the war was similar to the language reserved for inevitable, natural things. Bly forces the reader to admit that fact by exposing the harsher reality of war.
The language Bly uses was drawn from many sources: the phrases of the military (“I don’t want to see anything moving. . . . [T]ake out as many structures as possible”); the standard phrases of columnists and television commentators; and the rhetoric of politicians, especially President Lyndon B. Johnson, whose Texas drawl Bly mimics by using hyphens. Then Bly, almost in a rage, warns that all such language conceals the truth. He catalogs those who lie, from the ministers to the reporters to the professors to the president, equating their willingness to lie with a kind of societal death wish. Bly sees in Americans’ capacity to kill, and to kill in such a sterile, casual way, a profound psychic rift, a demonstration of their own spiritual inadequacy.
The myth embodied in the title of the poem is also the myth by which Bly understood that spiritual poverty. The myth of the Great Mother, first discussed at length by Jung, and later by several prominent anthropologists including Claude Levi-Strauss, reveals the Western attempt to disavow the more feminine aspect of the psyche and embrace the masculine, that is, logical, instead.
In an essay titled “I Came Out of the Mother Naked,” which appears as a section of Sleepers Joining Hands—the section immediately after The Teeth Mother Naked at Last —Bly argues that the Great Mother, the...
---

Chính vì chúng ta có cách đóng gói mới cho món sò xông khói
Nên các hố bom mới xuất hiện trên đồng ruộng.

It’s because we have new
packaging for smoked
oysters
that bomb holes appear in the
rice paddies.

Ảnh hưởng của phái siêu thực càng lan rộng thì thơ siêu thực càng trở nên thâm trầm sâu sắc, như bài thơ Charles Wright mô tả trong "Thơ Mới”/“The New Poem” (1973):

Nó không muốn quan tâm đến nỗi buồn đau của chúng ta
Nó không muốn an ủi con cái chúng ta
Nó không thể giúp chúng ta.

Thơ siêu thực của Mark Strand, giống như thơ của Mervin, thường ảm đạm.  Thơ này nói lên một sự trống trải cùng cực.  Giờ đây khi đã chán chường các truyền thống, các giá trị và niềm tin, nhà thơ chỉ còn lại linh hồn trống trải như hang động của chính mình:

Tôi có chìa khóa
nên tôi mở cửa và đi vào
Tối đen và tôi đi vào
Càng thêm tối đen và tôi đi vào.

I have a key
so I open the door and walk in.
It is dark and I walk in.
It is darker and I walk in.

Các  Nữ Thi Sĩ và Phong Trào Phụ Nữ
Văn học Mỹ, cũng như văn học ở phần lớn các xứ khác, từ lâu đã được đánh giá trên những tiêu chuẩn không hề cứu xét đến các đóng góp của giới phụ nữ.  Tuy vậy vẫn có nhiều nhà thơ nữ nổi bật trên văn đàn Mỹ.  Không phải tất cả những nhà thơ này đều theo phong trào phụ nữ, và chủ đề trong thơ họ không nhất thiết lúc nào cũng nói lên mối quan tâm của phu nữ.  Ngoài ra, những khác biệt về vùng miền, về chính trị và sắc tộc cũng làm thơ họ khác nhau.  Các nhà thơ nữ này gồm có Amy Clampitt, Rita Dove, Louise Glück, Jorie Graham, Carolyn Kizer, Maxine Kumin, Denise Levertov, Audre Lorde, Gjertrud Schnackenberg, May Swenson,và Mona Van Duyn.
Trước 1960, phần lớn các nhà thơ nữ đều bám lấy lý tưởng lưỡng tính với niềm tin giới tính không gây ra  ảnh hưởng khác biệt trước một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo.  Cách nhìn không phân biệt giới tính này, về mặt ảnh hưởng, đã là hình thái ban đầu của phong trao phụ nữ và nó đã cho phép phu nữ đòi quyền bình đẳng với nam giới.  Đến cuối thập niên 1960, phụ nữ Mỹ --nhiều người rất tích cực đấu tranh cho dân quyền và phản đối chiến tranh Việt nam, hoặc chịu ảnh hưởng của phong trào chống lại văn hóa –đã bắt đầu nhận thấy họ bị đứng ngoài rìa.  Quyển sách nói thẳng tựa đề Bí Ẩn Phụ Nữ/The Feminine Mystique (1963) của Betty Friedan, xuất bản năm Sylvia Plath tự tử công kích việc xã hội đánh giá thấp vị trí của phụ nữ.  Một quyển sách đi vào lịch sử khác là quyển Chính Trị Tính Dục/Sexual Politics (1969) của Kate Millett đặt vấn đề các tác phẩm do nam giới viết đều đầy dẫy thái độ chỉ trích và coi thường phụ nữ.
Vào thập niên 1970, sau khi Tổ Chức Phụ Nữ Quốc Gia (National Organization of Women) được thành lập năm 1966, một làn sóng phê bình của phong trào phụ nữ lại dấy lên. Quyển Văn Chương Của Riêng Họ/A Literature of Their Own (1977) của Elaine Showalter đã nêu lên một truyền thống quan trọng của các nữ tác giả người Anh và người Mỹ.  Tác phẩm Người Đàn Bà Điên Trong Gầm Thượng/The Madwoman in the Attic (l979) của Sandra Gilbert và Susan Gubar đã truy lần theo vết tích của thái độ chỉ trích coi thường phụ nữ trong các tác phẩm cổ điển Anh, và tìm hiểu ảnh hưởng của thái độ đó trong các tác phẩm do nữ văn sĩ viết, như tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Brontë.  Trong tiểu thuyết ấy, một người vợ đã hóa điên vì cách đối xử tệ bạc của người chồng và bị nhốt trong gầm thượng.   Gilbert và Gubar đã ví tiếng nói bị bóp nghẹn của phụ nữ với hình ảnh nhân vật nữ bị đàn áp này.
Trong làn sóng phản đối thứ hai, những nhà phê bình theo phong trào phụ nữ đã thách thức cách đánh giá các tiểu thuyết từng được xem là vĩ đại, trên cơ sở cho rằng các tiêu chuẩn thẩm mỹ không phải đều vĩnh cửu và phổ quát, mà rất tự phát, tùy thuộc vào từng nền văn hóa, và có do nam giới nắm quyền quyết định hay không. Vào thập niên 1970 phong trào phụ nữ đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ trong việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng, không chỉ trong văn chương mà về văn hóa nói chung.  Quyển Tuyển Tập Các Tác Phẩm Văn Chương Của Nữ Sĩ ( Nhà Xuất Bản Norton) /The Norton Anthology of ̉Literature by Women (1985) cua Gilbert và Gubar đã giúp việc học tập nghiên cứu dòng văn học này được dễ dàng, và người ta bật đầu quan tâm đến truyền thống của giới phụ nữ.  Trong số những nữ thi sĩ có ảnh hưởng mạnh trước Sylvia Plath và Anne Sexton còn có Amy Lowell (1874-1925) với những bài thơ đẹp gợi cảm tuyệt vời.  Bà chủ biên những tập văn  tuyển gồm các tác giả thuộc trường phái Hình Ảnh có ảnh hưởng nhiều và giới thiệu thơ mới của Pháp và thơ Trung quốc vào thế giới văn chương Anh.  Tác phẩm của bà ca ngợi tình yêu, khát vọng, và nét đẹp tâm linh của con người và thiên nhiên. H.D. (1886-1961), bạn của Ezra Pound và William Carlos Williams, người đã được Sigmund Freud phân tích tâm lý. đã sáng tác những bài thơ tình lấy cảm hứng từ thiên nhiên và các tác phẩm cổ điển Hy lạp cùng các vở kịch thử nghiệm. Thơ huyền bí của bà ca ngợi các vị nữ thần.  Những đóng góp của Lowell và H.D., cùng các nữ thi sĩ khác như Edna St. Vincent Millay mãi đến bây giờ mới được công nhận trọn vẹn.

(Còn tiếp)
90