Thursday, May 21, 2020

Chương VII --Thi Ca Mỹ Thời Kỳ 1945-1990: Chống Lại Truyền Thống - Thơ Thử Nghiệm



                                                                    Thơ Thử Nghiệm

Động lực cho thành tựu chín muồi của nhà thơ Robert Lowel và phần lớn thơ thời ấy là việc một số nhà thơ thử nghiệm sáng tác thi ca vào những năm 1950.  Họ có thể được xếp vào cái tạm gọi là năm trường phái theo tác giả Donald Allen trong tuyển tập Thơ Mỹ Mới 1945-1960/ The New American Poetry, 1945-1960 (1960), tuyển tập thơ đầu tiên trình bày các tác phẩm của những nhà thơ trước đây giới học thuật và phê bình thơ không đề cập đến. 
Lấy cảm hứng từ nhạc jazz và trường phái hội họa ấn tượng trừu tượng, phần lớn các nhà thơ thử nghiệm đều thuộc thế hệ trẻ hơn Lowell. Họ có khuynh hướng sống phóng túng, không theo quy ước xã hội, và là những người trí thức chống lại văn hóa đương thời, họ không dạy trong các trường đại học, và họ lớn tiếng chỉ trích xã hội “tiểu tư sản” Mỹ.  Thơ của họ táo bạo, độc đáo, đôi khi gây chấn động.  Trong khi đi tìm những giá trị mới, các nhà thơ thử nghiệm cho rằng thơ họ gần gũi hơn với thế giới cổ xưa của những huyền sử, thần thoại, và các xã hội truyền thống như cộng đồng người da đỏ.  Loại thơ này phóng khoáng, tự phát, tự nhiên, sinh động và hữu cơ hơn.  Thơ thử nghiệm nảy sinh từ chủ đề và cảm xúc của nhà thơ lúc sáng tác, và thơ có khi dừng lại tự nhiên như trong ngôn ngữ nói.  Như Allen Ginsberg nhận xét trong bài “Nghệ Thuật Làm Thơ Ngẫu Hứng”/ “Improvised Poetics,” “ ý tưởng đầu tiên là ý tưởng hay nhất.”
Trường Phái Black Mountain
Trường phái Black Mountain tập trung quanh vùng đại học Black Mountain, một trường đại học khoa học nhân văn xã hội thử nghiệm tại Asheville, North Carolina, nơi các nhà thơ Charles Olson, Robert Duncan, và Robert Creeley giảng dạy vào đầu thập niên 1950.  Ed Dorn, Joel Oppenheimer, và Jonathan Williams đã theo học ở đó, và Paul Blackburn, Larry Eigner, và Denise Levertov cho đăng thơ trong các tạp chí của nhà trường như Origin và Black Mountain Review.  Trường phái Black Mountain có liên hệ đến lý thuyết “thơ mở”/“projective verse,”* của Charles Olson, một dạng thơ mở dựa trên sự tự phát dừng lại làn hơi thở trong khi đang nói, hay ngừng lại ở một dòng nào đó lúc đang đánh máy.
Robert Creeley (1926-2005), với dạng thơ ngắn gọn, kiệ̣m lời tối đa, là một trong những nhà thơ chính của nhóm Black Mountain.  Trong bài thơ “Lời Cảnh Cáo”/“The Warning” (1955), Creeley đã tưởng tượng một cách nóng bỏng, dữ dội:
Để yêu em —anh sẽ
chẻ đầu em ra và đặt
một cây nến đằng sau đôi mắt của em.

Tình yêu đã chết nơi chúng ta
nếu chúng ta quên đi
nét đẹp tuyệt vời của lá bùa
và điều ngạc nhiên bất ngờ.
----

*Thơ mở của Olson tập trung vào "một số nguyên tắc và khả năng của hơi thở, của việc người sáng tác đang hít thở cũng như cái lắng nghe của anh ta.

Olson’s projective verse (open verse) focuses on “certain laws and possibilities of the breath, of the breathing of the man who writes as well as of his listenings.”




----

Trường Phái San Francisco
Sáng tác của trường phái San Francisco phần lớn dựa trên triết học, tôn giáo Đông phương cùng thơ ca Nhật bản và Trung quốc. Không có gì phải ngạc nhiên vì ảnh hưởng của Đông phương đối với Tây phương tại nước Mỹ luôn luôn mạnh.  Miền đất quanh San Francisco –núi Sierra Nevada với bờ biển đầy vách núi lởm chởm—rất đẹp và hùng vĩ, và các nhà thơ vùng đó có khuynh hướng dạt dào tình cảm sâu đậm với thiên nhiên.  Nhiều bài thơ lấy bối cảnh miền núi, và đã được sáng tác trong các chuyến dã ngoại.  Thơ của trường phái này lấy cảm hứng từ thiên nhiên thay vì từ truyền thống văn học.
Các nhà thơ thuộc trường phái này gồm Jack Spicer, Lawrence Ferlinghetti, Robert Duncan, Phil Whalen, Lew Welch, Gary Snyder, Kenneth Rexroth, Joanne Kyger, và Diane diPrima. Nhiều nhà thơ trong số đó tự nhận mình thuộc tầng lớp lao động. Thơ họ đơn giản, gần gũi và lạc quan.
Cái hay của thơ trường phái San Francisco, như thơ của Gary Snyder (1930- ), là chúng gợi lên một trạng thái thăng bằng tinh tế giữa cá nhân và vũ trụ.  Trong bài “Bên Trên Thung Lũng Pate”/“Above Pate Valley” (1955) của Snyder, nhà thơ mô tả ông đang cùng nhóm thợ xây đắp đường mòn và tìm thấy những mảnh vỡ đầu mũi tên làm bằng đá dung nham của các bộ lạc người da đỏ hiện không còn nữa:

Trên ngọn đồi quanh năm tuyết phủ trừ mùa hè,
Miền đất có những chú nai mùa hè mập tròn,
Bọn họ đến cắm trại.  Trên lối mòn      
Do chính họ tạo ra.  Tôi lần theo lối mòn
Của chính tôi.  Tôi nhặt chiếc máy khoan lên
Cái rìu, cái búa, cái túi
Đựng thuốc nổ.
Mười ngàn năm.

Những Nhà Thơ Beat*


Trường phái San Francisco hòa nhập cùng một nhóm thi sĩ tiếp theo sau là nhóm Beat xuất hiện vào những năm 1950.  Từ ngữ Beat, mang nhiều nghĩa khác nhau, có thể nói về nhịp trong nhạc jazz,  hay về ân sủng/ân phước, hoặc nói về việc bị “bầm dập” –mệt mỏi, tổn thương.  Những nhà thơ Beats (beatniks) lấy cảm hứng từ nhạc jazz, các tôn giáo Đông phương, và đời sống lãng tử.  Tất cả những nét này đều được mô tả trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng Lên Đường/On the Road của Jack Kerouac, một tác phẩm gây chấn động khi được xuất bản năm 1957.  Là một câu chuyện kể về chuyến đi xuyên nước Mỹ bằng xe hơi năm 1947, quyển tiểu thuyết được viết vội vàng trong vòng ba tuần trên một cuộn giấy duy nhất bằng lối văn xuôi mà Kerouac gọi là “văn xuôi bop (bebop) jazz** ngẫu hứng.”  Lối hành văn ngang tàng ngẫu hứng, mang tính cách vừa kỳ bí vừa nổi loạn***, chống lại thế quyền và quy ước đã châm mồi lửa cho trí tưởng tượng của độc giả và giúp thúc đẩy mạnh phong trào chống lại văn hóa truyền thống vào những năm 1960.
Phần lớn các nhà thơ Beat từ bờ biển miền Đông dọn đến ở vùng San Francisco và được cả nước Mỹ công nhận lần đầu tiên tại California.  Nhà thơ Allen Ginsberg (1926-1997) có sức lôi cuốn mạnh trở thành phát ngôn viên chính của nhóm thơ Beat này.  Cha ông là thi sĩ và mẹ là một người lập dị ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, Allen theo học trường đại học Columba và nhanh chóng kết bạn với các sinh viên như Kerouac (1922-1969) và William Burroughs (1914-1997), tác giả của những tiểu thuyết đầy bạo lực và những cơn ác mộng về thế giới băng đảng và nghiện ngập ma túy, kể cả quyển Bữa Ăn Trưa Trần Truồng/The Naked Lunch (1959).  Cả ba người trở thành nòng cốt của phong trào Beat.
Phong trào này còn có những nhân vật khác như nhà xuất bản Lawrence Ferlinghetti (1919- ) chủ nhà sách Ánh Đèn Đô Thị/ City Lights thành lập năm 1951 ở bờ biển Bắc San Francisco, là nơi gặp gỡ tụ tập của nhóm thơ Beat.  Một trong những nhà thơ học vấn cao nhất vào giữa thế kỷ 20 (ông tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học Sorbonne), Ferlinghetti sáng tác những bài thơ có tư tưởng chính trị và hài hước thâm trầm sâu sắc, với tập thơ Đảo Coney  Của Tâm Hồn/A Coney Island* of the Mind (1958); Đời Sống Bất Tận/Endless Life (1981) là tựa đề tuyển tập thơ của ông.
Gregory Corso (1930-2001), một phạm nhân mang những tội nhỏ  và được nhóm nhà thơ Beat giúp di dưỡng tài năng khiến cho nhiều người biết đến qua các tập thơ hài hước của ông, trong đó có bài thơ "Hôn Nhân"/"Marriage,” thường được chọn đăng trong các văn tuyển.  Là một nhà thơ tài năng, ̣dich giả, và nhà phê bình có cách nhìn riêng, thể hiện qua tác phẩm Thơ Ca Mỹ Thế Kỷ 20 /American Poetry in the Twentieth Century (1971),
Kenneth Rexroth (1905-1982) giữ vai trò một nhà chính trị già dặn trong phong trào thơ ca chống lại truyền thống.  Là người tổ chức tập hợp quần chúng lao động từ Indiana đến, ông nhìn thấy những nhà thơ Beat như một thay đổi của bờ biển miền Tây đòi lại những gì đã có sẵn của văn chương miền Đông. Vừa làm tấm gương và qua ảnh hưởng của mình, ông đã khích lệ các nhà thơ Beat.
Thơ của nhóm Beat là thơ của ngôn ngữ nói, thường lập đi lập lại, và vô cùng hữu hiệu khi được đọc lên, chủ yếu là do loại thơ này ra đời từ các buổi đọc thơ trong các câu lạc bộ của những người đi ngược lại truyền thống.  Một số người có thể đúng khi cho rằng loại thơ này là ông tổ của nhạc rap thịnh hành vào những năm 1990.  Thơ Beat là loại văn chương chống lại mạnh nhất nền văn chương truyền thống vốn có ở Mỹ.  Nhưng ẩn dưới những từ ngữ gây chấn động trong loại thơ này là tình yêu nước.  Thơ Beat là tiếng ca đau thương và giận dữ của các nhà thơ khi thấy nước Mỹ mất đi tính hồn nhiên và rơi vào tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và vật chất.  Những bài thơ như bài Tiếng Hú/Howl (1956) của Allen Ginsberg đã cách mạng hóa thi ca truyền thống:
Tôi đã thấy những đầu óc xuất chúng 
của thế hệ chúng tôi bị hủy diệt
bởi sự khùng điên, đói khát trần trụi không kiềm chế
lê gót qua những con đường 
tối đen lúc bình minh 
giận dữ tìm kiếm phương cách cứu chữa,
những người trẻ choai choai với đầu óc thánh thiện như thiên thần
khát khao được nối kết với cõi trời xa xưa
cùng nguồn năng lượng của các vì sao
trong đêm đen máy móc.

I saw the best minds of my
generation destroyed by
madness, starving hysterical
naked,
dragging themselves through the
negro streets at dawn
looking for an angry fix,
angelheaded hipsters burning
for the ancient heavenly
connection to the starry
dynamo in the
machinery of night...

**Bebop: một loại nhạc jazz ra đời vào những năm 1940, có nhịp điệu và phối âm phức tạp.  Loại nhạc này liên quan đến các nhạc sĩ Charlie Parker, Thelonious Monk, và Dizzy Gillespie.
 a type of jazz originating in the 1940s and characterized by complex harmony and rhythms. It is associated particularly with Charlie Parker, Thelonious Monk, and Dizzy Gillespie.

***
Mystic: a person who claims to attain, or believes in the possibility of attaining, insight into mysteries transcending ordinary human knowledge, as by direct communication with the divine or immediate intuition in a state of spiritual ecstasy.
Hipster: a usually young person who is trendy, stylish, or progressive in an unconventional way; someone who is hip. a person, especially during the 1950s and 1960s, characterized by a particularly strong sense of alienation from most established social activities and relationships; a beatnik or hippie.

****

As a social phenomenon Coney Island of the Mind is truly remarkable. With roughly a million copies in print, few poetry collections come anywhere close to matching its readership. Raw sales, though, only tell part of the story. Along with Jack Kerouac's On the Road and Allen Ginsberg's Howl, Ferlinghetti's classic helped lay the artistic foundation for the counterculture movements of the 50s, 60s and beyond, to the point where even today it's a standard entry point for many wishing to explore the serious literary underground.
But it's far more that just a cultural signpost. The reason Coney Island of the Mind has held up so well is that it also marks the first full flowering of Ferlinghetti's considerable poetic gifts. Employing open elastic lines that often seesaw across the page, Ferlinghetti's verse is a unique combination of Whitmanesque proclamation and Dionysian celebration, where a deep love for life and art is interlaced with call for the human race to finally begin living up to its potential. A perfect example of this heady brew would be this excerpt from poem #13:
I would paint a different kind                                         of Paradiso in which the people would be naked                                         as they always are ...
but there would be no anxious angels telling them                                         how heaven is                                                   the perfect picture of                                                               a monarchy                                         and there would be no fires burning                                                 in the hellish holes below                                         in which I might have stepped                                         nor any alters in the sky except                                                               fountains of imagination
The mixture of the sensual and the spiritual in this poem is very typical of the poems in Coney Island of the Mind (and Ferlinghetti's work in general). It also betrays many of Ferlinghetti's influences, which Blake and Pound as well as Whitman, along with continental romantics such as Rimbaud and Proust. Additionally, when he writes that he would "paint" a different Paradiso, there's definitely a literal element to his statement, for Ferlinghetti's work is also informed in a large way by his love of painting and his knowledge of Western masters as diverse as Goya, Chagall, and the abstract expressionists.
Critics of Ferlinghetti have noted that some of his poetry has dated, both in subject matter and in language. While there is a kernel of truth to this, Coney Island of the Mind contains few of these flaws. More damning is the often-made claim that his work lacks depth in comparison to other great poets of his time. Again, this holds some weight. However, one of the aspects of Ferlinghetti that make him such a unique and beloved poet is that in an era when poetry often turns darkly introspective his looks out upon the world with an eternally hopeful eye. While this may represent a lesser penetration of the human condition it may also simply be a point of view that's sadly become so foreign to both today's poetry and our lives that we cannot fully see its worth.
Whatever Ferlinghetti's ultimate ranking as a poet turns out be, few would deny that his oeuvre, aside from its cultural importance, contains some of the most original and evocative English language poetry of recent decades. Fifty years on, Coney Island of the Mind, Ferlinghetti's artistic and commercial breakthrough, still stands as an excellent example of both his social and poetic contributions, and is not only a worthy but probably a necessary volume for the library of anyone truly serious about understanding where English-language poetry has been and where it is going.


 














No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.